Giáo án Ngữ văn 8 học kỳ II

A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp H/S

 _Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt ,nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú

 _Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ . _Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ 8 chữ vần liền,phân tích nh/v trữ tình qua diễn biến tâm trạng .

 * Tích hợp :Văn :Ông đồ _Tiếng Việt :Câu Nghi vấn

 Tập làm văn :Viết đoạn văn Thuyết minh

 Thực tế: tâm hồn thanh niên VN những năm 30 thế kỷ XX

doc122 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 19 Tiết :73 A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp H/S _Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt ,nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú _Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ . _Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ 8 chữ vần liền,phân tích nh/v trữ tình qua diễn biến tâm trạng . * Tích hợp :Văn :Ông đồ _Tiếng Việt :Câu Nghi vấn Tập làm văn :Viết đoạn văn Thuyết minh Thực tế: tâm hồn thanh niên VN những năm 30 thế kỷ XX B/Chuẩn bị : _G/V : SGV+SGK+Soạn giảng _Đọc thêm Thế Lữ trong Thi nhân VN, Tuyển tập Thế Lữ _Đọc tham khảo một số bài viết về bài thơ Nhớ rừng(Sách TKBG ) _ Có thể phóng to bức tranh minh họa bài thơ Nhớ rừng SGK tr4 tô màu hoặc bức tranh minh họa bộ tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng _H/S : Soạn bài theo câu hỏi SGK,đọc kỹ phần chú thích và học thuộc lòng những câu ,đoạn mà mình thích trong bài thơ Nhớ rừng C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động Dạy_Học : Nội dung hoạt động Hoạt động G/V Hoạt động H/S 1/ Oån định _Điểm danh _Báo cáo 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/Giới thiệu bài mới : Nhớ Rừng I/ Đọc _Hiểu chú thích : a_Thể thơ :mỗi câu 8 tiếng,đây là sự sáng tạo của Thơ mới.Nhịp ngắt tự do,vần không cố định, giọng thơ ào ạt ,phóng khoáng . b _Bố cục :3 ý _Đoạn 1-4 :Cảnh con Hổ ở vườn Bách thú . _ Đoạn 2-3 : Cảnh mộng tưởng: Nỗi nhớ thời oanh liệt của Hổ . _ Đoạn 5 :Tâm trạng của hổ khao khát giấc mộng ngàn _G/V giới thiệu chung sơ lược về Thơ mới và phong trào Thơ mới ,sau đó gi/ thiệu vắn tắt về Thế Lữ ,chủ yếu nêu lên vị trí của Thế Lữ trong phong trào thơ mới; nhà thơ có công đầu đem lại chiến thắng cho Thơ mới lúc ra quân.Đồng thời nói đến bài thơ Nhớ Rừng và ảnhhưởng vang dội của nó một thời .(Xem SGV ) _G/V đọc mẫu ,hướng dẫn H/S đọc (chú ý giọng điệu chính xác phù hợp nội dung cảm xúc của mỗi đoạn thơ) _Kiểm tra H/S đọc phần chú thích,lưu ý từ Hán Việt và từ cổ . G/V cho H/S biết đây là sự kế thừa thơ 8 chữ truyền thống (hát nói ) lưu ý bố cục bài thơ (5 đoạn) nêu nội dung 5 đoạn để ch/bị phân tích(chú ý cảnh tương phản :Cảnh vườn Bách thú (đoạn 1,4)ù và cảnh mộng tưởng (đoạn 2,3) ) G/V trình bày ngắn gọn về t/g T.Lữ . ?-Bài thơ đượcTác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn ? _H/S đọc,đọc cả phần chú thích .Chú ý đọc liền mạch những câu thơ vắt dòng (bắc cầu )những câu có từ để ,từ với ở đầu câu _Tìm một số từ ngữ đồng nghĩa vơi từ cọp;rừng .. _H/S trả lời theo nội dung ghi bảng II/ Tìm hiểu nội dung : 1/ Tâm trạng con Hổ ở vườn Bách thú . a/ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài ,trông ngày tháng dần qua, Câu thơ trực tiếp diễn tả hành động ,tâm trạng và tư thế con hổ trong cũûi sắt ở vườn bách thú. _Cảm xúc hờn căm kết động trong tâm hồn,đè nặng ,nhức nhối,không có cách nào giải thoát . b/Cảnh vườn Bách thú được miêu tả theo lối liệt kê :Hoa chăm, cỏ xén,lối phẳng,cây trồng-Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng-Len dưới nách những mô gò thấp kém. Cảnh tượng ấy đã gây nên niềm uất hận ngàn thâu : trạng thái bực bội ,u uất kéo dài vì phải chung sống với mọi sự tầm thường ,giả dối , khao khát được sống tự do ,chân thật. _ G/V lưu ý H/S đọc đoạn 1(chậm ,chán chường,u uất uể oải,nhấn mạnh các từ ngữ Gậm, khối căm hờn, nằm dài ,giễu,với…) đoạn -4 giọng chế nhạo ngắt nhịp dồn dập ,chán chường khinh miệt..ở một số từ ngữ liệt kê a/ ?-Câu thơ đầu tiên có những từ nào đáng lưu ý ? Vì sao? _Thử thay các từ gậm,khối bằng những từ khác .So sánh ý nghĩa biểu cảm của chúng . _Em hiểu khối căm hờn này như thế nào? ?- Nỗi khổ nào có sức biến thành khối căm hờn ? Vì sao ? _Tư thế nằm dài ,trông ngày tháng dần qua,nói lên tình thế gì của hổ ? ?-Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào ? b/_Gọi H/S đọc đoạn 4 và hỏi : ?-Cảnh vườn Bách thú được miêu tả như thế nào ?Em có nhận xét gì về cảnh này (nghệ thuật,tính chất ) ?-Cảnh tượng ấy đã gây nên phản ứng nào trong tình cảm của Hổ ?Từ đó em hiểu niềm uất hận ngàn thâu n t n ? ?-Qua đoạn 1,4 ,em hiểu gì về tâm sự của hổ ở vườn Bách thú ,từ đó cũng là tâm sự của con người ? Giảng :Khao khát được sống tự do ,chân thật là cách nói về cảm nhận của thanh niên trí thức VN thời Pháp thuộc . _H/S đọc đoạn 1-4 giọng chế nhạo ngắt nhịp dồn dập ,chán chường khinh miệt.. _H/S tìm ,phát hiện lựa chọn,phân tích so sánh Định hướng : _ Câu thơ đầu tiên có những từ gậm,và khối đáng lưu ý.Vì trực tiếp diễn tả hành động ,tâm trạng và tư thế con hổ trong cũûi sắt ở vườn bách thú.Động từ gậm nghĩa là dùng răng ,miệng mà ăn dần,cắn dần từng chút một cách chậm chạp,kiên trì.Động từ diễn tả hành động bức phá thể hiện sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực khi chính bản thân bị mất tự do.Nó gậm một khối căm hờn vì bị mất tự do,thân tù kết lại thành khối,thành tảng,cứng như những thanh chấn song cũi sắt lạnh lùng kiaDùng một động từ cụ thể ,danh từ hóa một tính từ trừu tượng để cụ thể hóa nó nhằm miêu tả tâm trạng của chúa sơn lâm _Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường( Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm).Vì hổ là chúa sơn lâm,vốn được cả loài người khiếp sợ. Nỗi bất bình vì bị ở chung bọn thấp kém(Chịu ngang bầy………vô tư lự _Cảm xúc hờn căm kết động trong tâm hồn,đè nặng ,nhức nhối,không có cách nào giải thoát . _ Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ chán ghét cuộc sống tầm thường ,tù túng; và nhu cầu khát vọng tự do, được sống đúng phẩm chất của mình . _Cảnh vườn Bách thú được miêu tả Hoa chăm, cỏ xén,lối phẳng,cây trồng-Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng-Len dưới nách những mô gò thấp kém.Cảnh giả dối nhỏ bé,vô hồn. _ Cảnh tượng ấy đã gây nên phản ứng niềm uất hận trong tình cảm của Hổ. Từ đó em hiểu niềm uất hận ngàn thâu:trạng thái bực bội ,u uất kéo dài vì phải chung sống với mọi sự tầm thường ,giả dối . _Qua đoạn 1,4 ,em hiểu về tâm sự của hổ ở vườn Bách thú :Chán ghét sâu sắc thực tại tầm thường ,giả dối.Khao khát được sống tự do ,chân thật . 2/ Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ : a- _Cảnh sơn lâm được gợi tả qua nỗi nhớ của hổ :bóng cả,cây già,tiếng gió gào ngàn ,giọng nguồn hét núi.Điệp từ (với),các động từ chỉ đặc điểm của hành động(gào ,hét).Gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn . +Hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên giữa không gian Ta bước chân lên ,dõng dạc đường hoàng-Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng-Vờn bóng âm thầm ,lá gai,cỏ sắc-Trong hang tối ,mắt thần khi đã quắc… Tâmtrạng của hổ lúc ấy là hài lòng ,thỏa mãn về oai vũ của mình . b- - Cảnh rừng ở đây là cảnh của thời điểm: +Đêm vàng …trăng tan trong suối vắng. +Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn +Bình minh cây xanh nắng gội, rộn rã tiếng chim +Hoàng hôn đỏ máu ,mãnh mặt trời đang chết Thiên nhiên hiện lên một vẻ đẹp rực rỡ ,huy hoàng,náo động,hùng vĩ ,bí ẩn _Trong đoạn thơ này ,điệp từ (đâu) kết hợp với câu thơ cảm thán(Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ? ) có ý nghĩa nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếc nỗi tiếc nuối cuộc sống độc lập tự do của chính mình _Gọi H/S đọc đoạn 2 và hỏi (treo tranh minh họa ) a- ?-Cảnh sơn lâm được gợi tả qua nỗi nhớ của hổ như thế nào ? Em có nhận xét gì về cảnh này? _Em có nhận xét gì về từ ngữ ,lời thơ miêu tả,nhịp điệu… ?-Hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên giữa không gian ấy(ảnh hưởng đối với muôn loài) n t n ? Hình ảnh chúa tể của muôn loài được khắc họa mang một vẻ đẹp n t n ?Tâmtrạng của hổ lúc ấy ra sao ? b-_Gọi H/S đọc đoạn 3 và hỏi : ?-Cảnh rừng ở đây là cảnh của thời điểm nào, có gì nổi bật ở mỗi thời điểm . ?-Từ đó,thiên nhiên hiện lên một vẻ đẹp n t n ?Giữa thiên nhiên ấy ,chúa tể của muôn loài đã sống một cuộc sống n t n ? ?-Đại từ ta lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa n t n ? ?- Trong đoạn thơ này ,điệp từ (đâu) kết hợp với câu thơ cảm thán(Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ? ) có ý nghĩa gì ? ?- Em có nhận xét gì về 2 cảnh :Cảnh hổ bị nhốt ở vườn Bách thú và cảnh hổ nơi núi rừng hùng vĩ ? Theo em sự đối lập này có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng thái tinh thần của hổ ở vườn Bách thú từ đó cũng là tâm sự của con người? _ H/S đọc đoạn Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.giọng chậm rãi,oai nghiêm ,tự hào ,chúù ý những câu hỏi,câu cảm,câu bắc vòng _Cảnh sơn lâm được gợi tả qua nỗi nhớ của hổ :bóng cả,cây già,tiếng gió gào ngàn ,giọng nguồn hét núi.Điệp từ (với),các động từ chỉ đặc điểm của hành động(gào ,hét).Gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn . _Hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên giữa không gian Ta bước chân lên ,dõng dạc đường hoàng-Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng-Vờn bóng âm thầm ,lá gai,cỏ sắc-Trong hang tối ,mắt thần khi đã quắc…. Hình ảnh chúa tể của muôn loài được khắc họa mang một vẻ đẹp ngang tàng lẫm liệt giữa núi rừng,uy nghiêm ,hùng vĩ Tâmtrạng của hổ lúc ấy là hài lòng ,thỏa mãn về oai vũ của mình . _ H/S đọc b- Cảnh rừng ở đây là cảnh của thời điểm:+Đêm vàng …trăng tan trong suối vắng.+Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn+Bình minh cây xanh nắng gội, rộn rã tiếng chim +Hoàng hôn đỏ máu ,mãnh mặt trời đang chết _Từ đó,thiên nhiên hiện lên một vẻ đẹp rực rỡ ,huy hoàng,náo động,hùng vĩ ,bí ẩn Giữa thiên nhiên ấy ,chúa tể của muôn loài đã sống một cuộc sống Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?: .Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng Ta đợi chết mãnh mặt trời gay gắt -Đại từ ta lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa thển hiện khí phách ngang tàng,làm chủ;tạo nhạc điệu rắn rỏi,hùng tráng . _Trong đoạn thơ này ,điệp từ (đâu) kết hợp với câu thơ cảm thán(Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ? ) có ý nghĩa nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếc nỗi tiếc nuối cuộc sống độc lập tự do của chính mình _Hai cảnh đối lập nhau một bên tù túng giả dối,tầm thường;một bên là cuộc sống chân thật,phóng khoáng,sôi nỗi. 3/Tâm trạng của hổ khao khát giấc mộng ngàn : Hỡi oai linh,cảnh nước non hùng vĩ ………………………………………………………… ‘Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!’ Bài thơ kết thúc bằng lời nhắn gởi thống thiết đến rừng thiêng của hổ ,một lời kêu gọi ,một niềm hoài vọng GHI NHỚ : học SGK _Đoạn thơ cuối, mở đầu và kết thúc bằng hai câu biểu cảm;mở đầu bằng từ hỡi nói lên điều gì ? _Từ tâm sự nhớ rừng của con hổ,em hiểu những sâu sắc nào trong tâm sự con người ? _Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về bài Nhớ rừng :’Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy,bi dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường “Em hiểu sức mạnh phi thường ở đây là gì? _..nhằm góp phần đưa tâm trạng bức xúc của hổ lên đỉnh cao sự chán nản,u uất ,thất vọng ,bất lực _Nỗi chán ghét tù,túng ,tầm thường ,giả dối.Khát vọng tự do cho cuộc sống củan chính mình . _Đó là sức mạnh của cảm xúc .Trong thơ lãng mạn,cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu.Từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ thấy những chữ bị xô đẩy,bi dằn vặt biểu hiện qua những động từ,tính từ,những từ cảm thán,quan hệ từ được thể hiện trong nhịp thơ thay đổi . 4/ Củng cố : ?- Tại sao tác giả không nói thẳng tâm trạng,cảm xúc của mình mà lại mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú ? ?- Bài thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn .Vậy ,điều đó thể hiện ở những đặc điểm chủ yếu nào ? ?- Vì sao có thể nói bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước những năm 30 thế kỷ trước ? _H/S trả lòi - ..đay chính là đặc sắc quan trọng của bài thơ mang bút pháp lãng mạn.Hình ảnh con hổ bị nhốt ở vườn bách thú đã được nhân hóa cao độ trở thành hình ảnh ẩn dụ tượng trưng để nói lên tâm tư ước vọng kín đáo của nhà thơ,hay thể hiện tình cảm yêu nước của thanh niên tiểu tư sản VN…. Bài thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn .Vậy ,điều đó thể hiện ở những đặc điểm chủ yếu ở biểu tượng con hổ ngôn ngữ thơ ,hình ảnh nhạc điệu …. 5/ Hướng dẫn làm bài tập nhà : _Viết đoạn văn ngắn nói cảm nhận về 2 câu thơ mà em cho là hay nhất, ấn tượng nhất . _Soạn bài Ôâng đồ . TUẦN : 19 Tiết : 74 Vũ Đình Liên A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp H/S _Cảm nhận được tình cảnh đáng buồn của nh/v” ông đồ “ qua đó thấy rõ sự kết hợp hai nguồn cảm hứng ;niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả trước một lớp người tài hoa ,một nét văn hóa cổ truyền nay trở nên tàn tạ và đang vắng bóng. _Sức truyền cảm của bài thơ thể hiện ở sự đối lập tương phản ,thể thơ ngũ ngôn ,ngôn từ bình dị ,cô động mà chứa nặng cảm xúc _Rèn kỷ năng đọc diễn cảm thơ ngũ ngôn,tìm hiểu,phân tích hiệu quả của biện pháp đối lập ,tương phản,câu hỏi tu từ trong thơ.. *Tích hợp :TV: Câu nghi vấn _TLV :Viết đoạn văn thuyết minh,với nghệ thuật thư pháp,thờ chữ ,thú chơi chữ,câu đối như một phong tục tập quán văn hóa cổ truyền của người phương Đông,người Việt . B/Chuẩn bị : _G/V : SGV+SGK+Soạn giảng _Vẽ phóng to bức tranh minh họa ‘ông đồ’ của Bùi Xuân Phái . _Đọc tham khảo mục 4 ở cuối bài . _H/S : đọc diễn cảm ,học thuộc lòng bài thơ trước khi học chính thức trên lớp _Nếu cố điều kiện ,sưu tầm nghiên mực ,bút lông,thỏi mực tàu ,giấy hồng điều và một hai tờ tranh chữ ,câu đối chữ Hán (Xuân ,Đức,Văn ,Phúc ,Nhẫn,Phúc mãn đường ,Mã đáo thàng công ,Hạc giá tiên du …) C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động Dạy_Học : Nội dung hoạt động Hoạt động G/V Hoạt động H/S 1/ Oån định _Điểm danh _Báo cáo 2/ Kiểm tra bài cũ : 1/-Đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn1-4-5 bài thơ Nhớ rừng và trả lời câu hỏi: _Từ các từ ngữ gậm,khối căm hờn, nằm dài,khinh ,chịu .phân tích tư thế ,tâm trạng con hổ bị nhốt trong vườn bách thú ? 2/ Đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn 2. Phân tích vẻ đẹp tạo hình của hai câu thơ :Ta bước chân lên .…sóng cuộn nhịp nhàng. 3/ Đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn 3 Vì sao có ý kiến bình luận rằng Thế Lữ đã vẽ bộ tứ bình :đêm vàng-ngày mưa- sáng xanh-chiều đỏ mà hình ảnh trung tâm là chúa sơn lâm oai hùng mà lãng mạn,thơ mộng.Câu thơ “Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu’’là câu hỏi hay câu cảm ?Vì sao 3/Giới thiệu bài mới : Treo tranh phóng to “ông đồ”lên bảng và hỏi:_Các em có biết ông đồ là ai ? Ôâng đang làm gì ?Các em đã từng nhìn thấy cảnh này và gần như thế ở đâu ?Bao giờ ? _G/V nói ngắn gọn về ông đồ theo chú thích(1) SGK tr 9,và về tác giả ….. Ôâng đồ I/ Đọc –hiểu chú thích : _Thảo (độïng từ) viết nhanh ,đẹp.Thảo (danh từ)4 kiểu chữ viết tượng hình(Hán ,Nôm)chân ,thảo ,triện ,lệ . a/Thể thơ :Ngũ ngôn,nhiều khổ.Vần chân (gieo ở tiếng cuối câu,vần cách,vần liền,trắc bằng xen kẻ hoặc nối tiếp ) b/Bố cục : *Khổ 1,2 :Hình ảnh Ôâng đồ thời vàng son *Khổ 3,4 : Hình ảnh Ôâng đồ thời tàn tạ . *Khổ 5 :Tình cảm tác giả dành cho Ôâng đồ Đọc Chậm,ngắt nhịp 2-3,3-2 _Khổ 1,2 giọng vui ,phấn khởi _Khổ 3,4 giọng buồn chậm chú thích:xem SGK và giải thích thêm_phượng múa rồng bay(chỉ nét chữ mềm mại,nét thanh, nét đậm đẹp sang trọng như con chim phượng hoàng đang múa,đẹp oai hùng như con rồng đang bay trong mây ) _G/V cần lưu ý H/S nhận diện thể thơ Ngũ ngôn(so với bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư. Tĩnh dạ tứ )Hướng dẫn H/S tìm bố cục ?Qua bố cục trên,em thấy rõ biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ? ? Biện pháp ấy cũng được sử dụng trong bài thơ nào vừa học . _Đọc diễn cảm vài ba lần _H/S suy nghĩ ,phát biểu . II/ Tìm hiểu nội dung : 1/ Khổ 1,2 :Hình ảnh Ôâng đồ thời vàng son : Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già …………………………………… Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay Bằng nghệ thuật so sánh,tác giả cho ta thấy nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt Nam trong dịp đón Xuân về.Hình ảnh ông đồ được trọng vọng tôn vinh với nét tài hoa tuyệt vời ? Hình ảnh Ôâng đồ viết chữ để bán trong những ngày Tết,ngày Xuân ở phố phường Hà Nội trước đây-những năm 30 của thế kỷ XX được nhà thơ tái hiện như thế nào ? ?Tài hoa hơn người của ông đồ được mọi người ngưỡng mộ và ông rất đắt hàng.Điều đó được thể hiện qua những từ ngữ,hình ảnh nào ? ?Mối liên hệ giữa không khí ngày xuân và tâm trạng ông đồ ? Giảng :Lời khen trầm trồ thán phục của những người mua chữ ,khen ông có hoa tay,thue viếtâ chữ xúm xít quanh dù không làm vẻvang gì thêm cho ông đồ về kiến văn ,học thuật,vì họ là người ngoại đạo,chẳng biết gì ,chẳng đọc nổi chữ thánh hiền nhưng điều đó cũng an ủi ông nhiều.Vì ông vẫn cần cho mọi người.Giấy đỏ ,mực tàu của ông hòa với sắc màu hoa đào… .Chữ tốt thì cho,tặng,biếu người thân , bè bạn .Bây giờ chữ thành hàng hóa,thành thứ có thể bán mua .Thật buồn ,nhưng dù sao vẫn có thể kiếm sống bằng nghề này .Và niềm vui đắt khách đã che khỏa nỗi buồn từ trong sâu thẳm.Xét cho cùng bài thơ buồn ngay từ đầu ….. _H/S đọc diễn cảm khổ 1,2 và trả lời câu hỏi _Hình ảnh Ôâng đồ viết chữ để bán trong những ngày Tết,ngày Xuân ở phố phường Hà Nội trước đây-những năm 30 của thế kỷ XX được nhà thơ tái hiện mỗi năm Tết đến Xuân về ông đồ lại đem bày trên hè phố(trong Văn miếu,phố Bà Triệu,phố Huế,Hàng Bồ…mực tàu ,giấy đỏ ,nghiên mựcvà các loại bút lông để viết chữ ,bán chữ câu đối Hán Nôm mang ý nghĩa chúc Tết mừng Xuân cầu hạnh phúc .Bên đường phố đông người nô nức qua lại sắm Tết,ông góp thêm vào hình ảnh đông vui náo nức của phố phường.Hình ảnh ấy đã trở nên thân quen không thể thiếu trong đời sống người Hà Nội mỗi dịp Tết cổ truyền _Tài hoa hơn người của ông đồ được mọi người ngưỡng mộ và ông rất đắt hàng.Điều đó được thể hiện qua những từ ngữ,hình ảnh”Bao nhiêu người ……..rồng bay “ 2/ Khổ 3,4 :Hình ảnh Ôâng đồ trong những mùa Xuân ế kháchï : Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu ? Giấy đỏ buồn không thắm Mựcđọng trong nghiên sầu Biện pháp nghệ thuật nhân hóa ,điệp từ..nói lên sự yêu mến tài hoa của ông đồ giảm dần theo thời gian Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài trời mưa bụi bay. Hình ảnh miêu tả tượng trưng,được đặt trong câu hỏi vô định phụ họa cho nghịch cảnh: lạnh, buồn, văùng,bâng khuâng nuối tiếc thời vàng son đã qua . ?Biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào đã được sử dụng ở 2 khổ thơ này .Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này? ?2 câu Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Theo em hay và sâu sắc như thế nào?Biện pháp nghệ thuật nào đã được thực hiện ở đây ? ?2 câu:Lá vàng rơi trên giấy Ngòai trời mưa bụi bay Là tả cảnh hay tả tình?Hình ảnh lá vàng,mưa bụi trước mắt ông đồ còn giúp người đọc hình dung về tư thế và tâm trạng ông đồ như thế nào ? Giảng :Ông cố bám lấy cuộc sống ,muốn có mặt với đời,nhưng cuộc đời đã quên hẳn ông .Ngồi một mình bên phố mà vô cùng lạc lõng ,lẻ loi,lặng lẽ mà trong lòng là một tấn bi kịch,là sự thất vọng và sụp đổ hoàn toàn …Trời đất cũng ảm đạm ,lạnh lẽo như lòng ông .Hai câu thơ có thể nói là đặc sắc nhất trong bài.Đó là 2 câu thơ tả cảnh ngụ tình ,tả nỗi lòng nh/v trữ tình qua cảnh vật.Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ,buồn ba õĐây lại là lá vàng rơi trên giấy dành để viết câu đói của ông đồ.Vì ông ế khách nên bỏ mặc và không buồn nhặt lá đó.Ngòai trời mưa bjui bay là câu tả cảnh,Mưa bụi ,mưa xuân nhè nhẹ,li ti không phải mưa to gió lớn rả rích ,vậy mà vẫn ảm đạm ,lạnh lùng buốt giá.Đó là mưa trong lòng người.Mưa ngoài trời phụ họa với mưa trong lòng.Cả trời đất cũng ảm đạm,buồn tủi với ông đồ . _H/S đọc khổ 3,4 _Biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã được sử dụng ở 2 khổ thơ này là đối lập tương phản để làm nổi bật hình ảnh ông đồ cô đơn,chờ đợi ,lạc lõng giữa dòng đời. _2 câu Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Lại sử dụng biện pháp nhân hóa rất đắc dụng .Đó cũng là nỗi sầu ,nỗi tủi của giấy,của mực ,của nghiên ,của bút và của cả ông đồ _H/S suy luận tưởng tượng,phát biểu ,tự bình giảng 3/ Nỗi lòng tác giả dành cho ông đồ: Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? Câu hỏi tu từ,hình ảnh ông đồ hiện lên trong sự cảm thương chân thành, ngậm ngùi của tác giả.Hồn chỉ những gì đã qua mà không mất.Hồn là bất tử nói đến vẻ đẹp tâm hồn Việt,văn hóa Việt chỉ có thăng trầm chớ không bao giờ mất . ?_Cách mở đầu và kết thúc bài thơ có gì đặc biệt?Vì sao không thấy ông đồ xưa?Ông đồ xưa với ông đồ già có gì giống và khác nhau. ?_Những người muôn năm cũ là những ai ?Vì sao không thấy ông đồ ,nhà thơ lại đi tìm những người muôn năm cũ? ?_Qua câu hỏi và qua cả bài thơ ,em thấy tình cảm của nhà thơ như thế nào ? _H/S đọc giọng chậm buồn,bâng khuâng ,thảng thốt Định hướng :Kết cấu đầu cuối tương ứng góp phần thể hiện chủ đề bài thơ.Tứ thơ cảnh đó -người đâu thường gặp trong thơ cổ đầy gợi cảm .Sau mấy cái Tết ế hàng ,ông đồ vẫn ngồi đấy ,Năm nay ông đã hoàn toàn vắng bóng,ông đã bị dòng đời ,thời gian quên lãng _.Hai câu cuối là câu hỏi tu từ ,lời tự vấn của nhà thơ,là nỗi niềm thương tiếc ,khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng ông đồ. Ông đồ già đã trở thành ông đồ xưa.Hình ảnh cụ thể nay trở thành kỷ niệm buồn.Từ sự vắng bóng của ông đồ ,nhà thơ bâng khuâng nghĩ đến những người xưa,những người cũ ,những người như ông đồ đã ra đi .,không bao giờ còn thấy nữa trong dòng đời hiện tại. Câu hỏi tu từ gieo vào lòng người đọc nỗi buồn,nhớ tiếc khôn nguôi.Tình cảm chân thành ,ngậm ngùi của nhà thơ được biểu hiện trực tiếp . 4/ Nghệ thuật : Lãng mạn hoài cổ,hiện thực trữ tình. _Thể thơ ngũ ngôn thích hợp với giọng điệu trầm lắng,thể hiện tâm trạng buồn ,thương ,tiếc nuối. _Kết cấu đầu cuối tương ứng góp phần làm nổi bậy chủ đề. _Ngôn từ giản dị mà sâu sắc,lắng đọng. GHI NHỚ : học SGK ?_Từ bài thơ em đồng

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_NGU_VAN_8_HK_II.DOC
Giáo án liên quan