I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: Giúp HS: Nắm được.
- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Kể được 1 câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
- Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
3. Thái độ:
Có ý thức trau dồi vận dụng. Vận dụng tốt khi viết đoạn văn, bài văn.
3. Thái độ : Rèn thêm tính nhẫn nại trong học tập.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
III Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 năm học 2012- 2013 Tuần 11 Tiết 4 2 Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nam Thái A
Ngày dạy 22 /10 /2012
Tuần 11
Tiết 4 2
LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP
VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: Giúp HS: Nắm được.
- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Kể được 1 câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
- Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
3. Thái độ:
Có ý thức trau dồi vận dụng. Vận dụng tốt khi viết đoạn văn, bài văn.
3. Thái độ : Rèn thêm tính nhẫn nại trong học tập.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
III Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1
-Hướng dẫn học sinh ôn tập
- Gv gọi hs đọc các câu hỏi ( SGK)
- Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Nêu tác dụng của ngôi kể thứ nhất?
Những văn bản nào dùng ngôi kể thứ nhất?
- Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Kể theo ngôi thứ ba có tác dụng gì?
- Những văn bản nào được kể theo thứ ba?
- Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
- Thay đổi ngôi kể nhằm mục đích?
Hoạt động 2
* Giáo viên cho hs thảo luận nhóm
- Kể lại đoạn trích theo lời của chị Dậu (ngôi thứ nhất)?
- Muốn kể đoạn trích trên theo ngôi thứ nhất thì phải thay đổi những gì? (lời xưng hô, lời dẫn thoại, chuyển lời thoại thành lời kể...)
- Gv: Kể lại câu chuyện trên bằng ngôn ngữ của mình theo các yêu cầu sau:
+ Kể theo ngôi thứ nhất, đóng vai chị Dậu là người trong cuộc để kể lại câu chuyện này, xưng là “tôi”. Do vậy cách kể, ngôn ngữ kể sẽ có những chỗ khác với cách kể theo ngôi thứ ba ở đoạn văn trên.
+ Trong khi kể cần kết hợp các động tác, cử chỉ, nét mặt... để miêu tả và thể hiện tình cảm đúng như nhân vật chị Dậu trong truyện đã thể hiện.
+ Cần thuộc diễn biến truyện và lời của nhân vật để kể 1 cách chủ động, tự nhiên
GV bæ sung -> Chèt vÊn ®Ò.
- học sinh đọc
- hs thảo luận nhóm 5’
hết giờ đại diện nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung thêm .
- Người kể xưng tôi.
- Kể theo ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, những ngày thơ ấu.
- Người kể giấu mình.
-Người kể có tư cách là người chứng kiến các sự vật và kể lại, do đó có thể kể lại.
- Kể theo ngôi thứ ba: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng
- Thay đổi ngôi kể là do mục đích, ý đồ nghệ thuật của người viết truyện để câu chuyện kể phù hợp hơn với cốt truyện, nhân vật và nhất là để câu chuyện hấp dẫn hơn đối với người đọc do tác dụng của từng ngôi kể)
- học sinh suy nghĩ trả lời
- học sinh thảo luận nhóm 10’
- hết giờ đại diện các nhóm lên trình bày
I. Ôn tập về ngôi kể
1. Ví dụ.
2. Xét vd
- Kể theo ngôi thứ nhất
Người kể xưng tôi để dẫn dắt câu chuyện, giúp người nghe hiểu với ngôi kể này người kể có tư cách là người trong cuộc, tham gia vào sự việc -> độ tin cậy cao.
- Kể theo ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, những ngày thơ ấu.
- Kể theo ngôi thứ ba:
+Người kể giấu mình đi gọi tên sự vật một cách khách quan.
+Người kể có tư cách là người chứng kiến các sự vật và kể lại, do đó có thể kể lại.
-> có thể linh hoạt thông qua nhiều mối quan hệ của nhân vật.
- Kể theo ngôi thứ ba: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng
* Thay đổi điểm nhìn với nhân vật và sự việc:
- Người trong cuộc kể khác với người ngoài cuộc.
- Sự việc có liên quan tới người kể khác với sự vật không liên quan tới người kể.
* Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm
- Người trong cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan.
- Người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả biểu cảm góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật
II. Luyện nói:
Tôi xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ tay người nhà lí trưởng và van xin tha thiết: Cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh lại được 1 lúc, ông tha cho nhà cháu. Tôi chưa kịp nói hết câu thì đã bị hắn bịch cho mấy cái vào ngực đau điếng, vừa bịch hắn vừa quát: Tha này, tha này! Rồi hắn lại sấn sổ đến trói chồng tôi. Tức quá không chịu nổi, tôi đã cự lại hắn: Chồng tôi đang đau ốm, ông không được phép hành hạ chồng tôi. Tôi lại bị hắn tát vào mặt 1 cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào trói chồng tôi. Không chịu được, tôi nghiến 2 hàm răng: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem! Thế rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, làm hắn ngã chỏng quèo ra đất, nhưng miệng hắn vẫn nham nhảm doạ bắt trói vợ chồng tôi. Thấy tên cai lệ bị đánh, tên người nhà lí trưởng cầm gậy, sấn đến định đánh tôi. Nhanh như cắt, tôi túm ngay được gậy của hắn. Tôi và hắn giằng co nhau đu đẩy, rồi tôi và hắn đều buông gậy ra, áp vào vật nhau, kết cục hắn bị tôi túm tóc lẳng cho 1 cái ngã nhào ra thềm.
4. Cñng cè:
- Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Nêu tác dụng của ngôi kể thứ nhất?
- Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Kể theo ngôi thứ ba có tác dụng gì?
- Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
- Thay đổi ngôi kể nhằm mục đích?
5. Hướng dẫn tự học .
- Ôn lại kiến thức về ngôi kể
- Kể chuyện, nghe kể chuyện và nhận xét trong các nhóm tự học
- Về nhà học bài : Về nhà thay đổi ngôi kể thứ 3 thành ngôi kể thứ nhất trong tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng”
Soạn bài “Câu ghép”
* Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiet 42.doc