A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: giúp học sinh
- Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bở ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh.
- Phân biệt được các cấp độ khái quát khác nhau của những từ ngữ.
- Bước đầu biết được cách viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- SGK, SGV, thiết kế bài giảng.
- Tư liệu tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3. Giới thiệu bài mới:
“ Ngày đầu tiên đị học mẹ dắt tay đến trường, em vừa đi vừa khóc mẹ dỗ dành yêu thương. Ngày đầu tiên đi học em mắt ướt nhạt nhòa, cô vỗ về an ủi, chao ôi sao thiết tha. Ngày đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền, em bây giờ cứ ngỡ cô giáo là cô tiên”.
Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có lần đầu đến trường với một tâm trạng vui sướng, hạnh phúc, lòng rạo rực, bang khuâng. Vậy để tìm lại những ký ức đó như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về tác phẩm “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 22811 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 1, 2 Tôi đi học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 + 2:
Đọc văn:
TÔI ĐI HỌC
- Thanh Tịnh -
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: giúp học sinh
- Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bở ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh.
- Phân biệt được các cấp độ khái quát khác nhau của những từ ngữ.
- Bước đầu biết được cách viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- SGK, SGV, thiết kế bài giảng.
- Tư liệu tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3. Giới thiệu bài mới:
“ Ngày đầu tiên đị học mẹ dắt tay đến trường, em vừa đi vừa khóc mẹ dỗ dành yêu thương. Ngày đầu tiên đi học em mắt ướt nhạt nhòa, cô vỗ về an ủi, chao ôi sao thiết tha. Ngày đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền, em bây giờ cứ ngỡ cô giáo là cô tiên”.
Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có lần đầu đến trường với một tâm trạng vui sướng, hạnh phúc, lòng rạo rực, bang khuâng. Vậy để tìm lại những ký ức đó như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về tác phẩm “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
v Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích:
- GV gọi học sinh đọc phần chú thích SGK (tr. 8).
- GV hỏi: em hãy cho cô biết một số nét về tác giả, tác phẩm?
- Học sinh trả lời:
+ Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên thật là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi tên thành Trần Thanh Tịnh. Sinh ra và lớn lên tại xóm Gia Lạc – Ngoại Ô – TP Huế.
+ 1933 Ông bắt đầu đi làm sở tư, rồi vào nghề dạy học, đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương. Sau cách mạng Thanh Tịnh tham
gia quân đội, hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực
văn hóa – nghệ thuật.
+ Thanh Tịnh sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dài, truyện thơ, bút ký, thơ trữ tình,… nhưng ông thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.
+ Nổi bật ở ngòi bút văn xuôi của Thanh Tịnh là chất trữ tình đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo, nhẹ nhàng, sâu lắng.
+ Ông được giải thưởng về văn học nghệ thuật (2007).
GV chốt lại.
- GV hỏi: Em hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm “ Tôi đi học”.
- Học sinh trả lời: in trong tập “ Quê mẹ”, xuất bản năm 1941.
- “Tôi đi học” được viết theo một dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về những kỷ niệm buổi tựu trường đầu tiên.
- GV hỏi: “ Tôi đi học” thuộc kiểu văn bản nào?
- HS trả lời: Là truyện ngắn trữ tình, đan xen biểu cảm và tự sự.
=>Bạn đọc cảm nhận được tâm trạng của cậu bé ngày đầu tiên đến trường qua ngòi bút trữ tình giàu chất thơ.
- GV hỏi: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? đặc điểm của cách kể này?
- HS trả lời: Ngôi thứ nhất => là vị trí cho phép người trực tiếp những gì mình biết, mình thấy =>lời kể thân mật, gần gũi mang sắc thái cảm xúc cá nhân, làm nổi bật tâm trạng.
- Hướng dẫn cách đọc cho học sinh.
- GV hỏi: Em hãy cho biết bố cục của truyện được chia làm mấy phần?
- HS trả lời: 3 phần.
+ Phần 1: Từ đầu… trên ngọn núi: Tâm trạng của nhân vật tôi trên đường đến trường.
+ Phần 2: Từ “ trước sân trường… nghỉ cả ngày mà”: Tâm trạng của nhân vật tôi khi đến trường.
+Phần 3: Còn lại: Nhân vật tôi đón nhận giờ học
đầu tiên.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản:
- GV hỏi: Điều gì đã gợi lên trong lòng nhân vật tôi kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?
- HS trả lời: Buổi tựu trường đầu tiên với thời gian và không gian đậm chất thơ: Sự chuyển biến của tiết trời cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, những đám mây bang bạc, mấy em nhổ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường.
=> Để lại những kỷ niệm mới lạ “ cứ mơn man mãi trong lòng”.
- GV hỏi: Nhân vật tôi đã hồi tưởng lại những
cảm giác sâu lắng gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc biệt?
- HS trả lời: “ Tôi quên sao được cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
=> Cách so sánh giàu hình ảnh, gợi cảm gắn với thiên nhiên tươi sáng, trữ tình.
- GV hỏi: Trên đường cùng mẹ đến trường, nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào?
- HS trả lời: Cảm nhận về con đường, thay đổi hành vi của mình => cảm giác mới lạ, đầy ngỡ ngàng, hồi hộp, cảnh vật và con người đều thay đổi.
- GV hỏi: Khi đến trường tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào?
- HS trả lời:
+ Thấy mọi cảnh vật xung quanh vốn rất quen thuộc giờ trở nên xa lạ
+ Nâng niu sách vở một cách lúng túng, vụng về nhưng đầy chăm chút.
+ Cảm thấy tim ngừng đập, giật mình, lúng túng khi nghe ông Đốc gọi tên mình.
+ Nặng nề và sợ hãi khi phải rời xa mẹ.
" Cảm thấy lạc lõng hơn bao giờ hết.
- GV hỏi:Khi ngồi trong lớp học, đón nhận giờ học đầu tiên cảm nhận của nhân vật tôi về thầy giáo, trường lớp, bạn bè và mọi người xung quanh như thế nào?
- Hs trả lời:
+ Thầy giáo hiền từ, tươi cười, nhẫn nại, thân thiện và đầy quan tâm.
+ Trường lớp: Trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng, lớp học mọi thứ đều lạ và hay hay.
+ Bạn bè: Chưa hề quen biết nhưng không cảm thấy xa lạ chút nào.
+ Các phụ huynh đầy yêu thương dịu dàng với sụ chăm sóc chu đáo dành cho con em mình, sự kính trọng dành cho các thầy cô.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật ở trong truyện?
- HS trả lời: Sử dụng các hình ảnh so sánh gợi cảm, giàu chất thơ, chất trữ tình( cành hoa, làn mây, con chim,…).
Truyện là sự hồi tưởng về quá khứ đã xa mà thật mới mẻ như mới hôm qua.
Một kỷ niệm sâu sắc, luôn in đậm trong tâm trí, tâm hồn của tác giả, rất trong sáng tình cảm êm dịu trong trẻo.
- Đọc tác phẩm ta thấy toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng mà thấm sâu dư vị vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến.
v Hoạt động 3: Tìm hiểu ghi nhớ sgk
v Hoạt động 4: Luyện tập
HS làm trong lớp
Về nhà viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Thanh Tịnh (1911- 1988)
- Tên thật là: Trần Văn Ninh.
- Quê quán: TP Huế.
- Tác phẩm: Hận chiến trường, quê mẹ, ngậm ngải tìm trầm.
ðSáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp dằm thắm, tình cảm êm diu, trong trẻo, nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Năm 2007, Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm:
- “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản 1941.
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến trên ngọn núi.
+ Phần 2: Trước sân trường… nghỉ cả ngày mà.
+ Phần 3: còn lại.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc:
2. Tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học:
a. Trên đường đi học:
+ Cuối thu, lá rụng, mây bàng bạc…
+ Con đường này… tự nhiên thấy lạ, trong lòng có sự thay đổi lớn, cảnh vật thay đổi.
+ Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường.
+ Cảm thấy trang tròng và đứng đắn.
+ Muốn thử sức mình.
+ Tôi quên sao được những cảm giác trong sáng ấy…
So sánh giàu hình ảnh, gợi cảm, gắn với thiên nhiên.
Cảm giác mới lạ, khó quên, đầy ngỡ ngàng.
b. Trong sân trường:
+ Trường trông xinh xắn và oai nghiêm.
+ Lo sợ, bỡ ngỡ… như con chim con.
+ Cảm thấy tim ngừng đập, nghe gọi đến tên giật mình lúng túng.
+ Nặng nề một cách lạ.
+ Dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc.
Chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này.
Cảm giác lạc lõng.
c. Trong lớp học:
+ Thầy giáo: hiền từ, thân thiện, quan tâm.
+ Trường trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng, lớp học mọi thứ đều lạ và hay hay.
+ Bạn bè: chưa quen biết nhưng không cảm thấy xa lạ.
+ Phụ huynh: đầy yêu thương, dịu dàng.
vừa lạ, vừa gần gúi, thân thương.
Hồi hộp bước vào giờ học.
è Tâm trạng vừa hồi hộp, bỡ ngỡ, lo lắng , vừa hạnh phúc , vui sướng khi được đến trường.
3. Nghệ thuật:
- Bố cục theo dòng hồi tưởng, trình tự thời gian, không gian buổi tựu trường.
- Kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- So sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
- Giàu chất thơ, chất trữ tình.
III. GHI NHỚ:
SGK tr.9
IV. LUYỆN TẬP:
1. Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện “ Tôi đi học”.
2. Viết một đoạn văn ngắn về cảm xúc ngày đầu tiên đi học.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- Học bài nắm rõ về tác giả, tác phẩm, phân tích để thấy được tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học.
- Soạn bài mới: “ Cấp độ khái quát của từ ngữ”.
File đính kèm:
- toi di hoc ngu van 8.doc