Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 12 tiết 45: văn bản: ôn dịch , thuốc lá

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

-Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.

-Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.

II.Các bước lên lớp:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra:-Thế nào là văn bản thuyết minh?-Nêu đặc điểm chung ? Cho Vd minh hoạ.

3.Bài mới:

*Giới thiệu bài: Thuốc lá là chủ đề thường xuyên được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thuốc lá và hút thuốc lá từ lâu đã trở thành bệnh nghiện, thậm chí trở thành ôn dịch đáng lên án, ngăn chặn kiên quyết. Vì sao vậy ? Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” sẽ giúp ta giải thích rõ điều đó.

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4964 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 12 tiết 45: văn bản: ôn dịch , thuốc lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/11/07 TUẦN 12 Tiết 45: VĂN BẢN: ÔN DỊCH , THUỐC LÁ I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: -Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng. -Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản. II.Các bước lên lớp: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra:-Thế nào là văn bản thuyết minh?-Nêu đặc điểm chung ? Cho Vd minh hoạ. 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Thuốc lá là chủ đề thường xuyên được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thuốc lá và hút thuốc lá từ lâu đã trở thành bệnh nghiện, thậm chí trở thành ôn dịch đáng lên án, ngăn chặn kiên quyết. Vì sao vậy ? Văn bản “Ôân dịch, thuốc lá” sẽ giúp ta giải thích rõ điều đó. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng *Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. _Cho 2 H đọc văn bản một lần (mỗi H đọc 2 phần) – G nhận xét _Kiểm tra việc đọc phần chú thích. Chú ý các chú thích 1,2,3,5,6,9. *Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc -hiểu văn bản. _Em hiểu “ôn dịch” ở đây là thế nào ? _Tại sao nhan đề lại viết Ôn dịch, Thuốc lá ? Dấu phẩy đặt ở đây có ý nghĩa gì ? -Từ ôn dịch trong tên gọi văn bản không đơn thuần chỉ có nghĩa là một thứ bệnh lan truyền rộng. Nếu chỉ dùng với ý nghĩa ấy, tác giả đã chọn một tên gọi ngắn gọn hơn, Vd : Dịch thuốc lá. Ở đây tác giả dùng từ ôn dịch, một từ còn “ thường dùng làm tiếng chửi rủa”, hơn thế, lại đặt một dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá“. Dấu phẩy được sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm. Có thể diễn ý tên gọi văn bản một cách nôm na : “Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch!”. -Văn bản được chia thành mấy phần ? Chỉ ra ranh giới và nêu ý chính của từng phần ? 4 phần a.Từ đầu đến “nặng hơn cả SIDS” Nêu vấn đề, tầm quan trọng và tính chất nghiêm trọng của vấn đề. b.Từ “Ngày trước” đến “sức khoẻ cộng đồng” Tác hại của hút thuốc lá đối với cá nhân người hút. c.Từ “Có người bảo” đến “con đường phạm pháp”Tác hại của hút thuốc lá đối với sức khoẻ cộng đồng và các vấn đề tệ nạn xã hội khác. d.Còn lại: Kêu gọi cả thế giới đứng lên chống lại ôn dịch thuốc lá. _Văn bản này thuộc kiểu loại văn bản gì ? -Văn bản nhật dụng, thuyết minh một vấn đề khoa học- xã hội. -Tác giả so sánh ôn dịch thuốc lá với những đại dịch nào ? So sánh như thế có tác dụng gì ? àCách vào đề gây sự chú ý cho người đọc, khiến cho họ có thể ngạc nhiên , có thể chưa tin người viết, để thuận lợi hơn cho phần tiếp theo. -H đọc “tiếp … cộng đồng” -Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận ? -Tác giả so sánh việc chống thuốc lá với chống giặc ngoại xâm, nói chuẩn xác hơn, so sánh việc thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm đánh phá: Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.Người hút thuốc lá thường không thấy tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ ngay mà khói thuốc lá thấm sâu vào cơ thể, tàn phá dần dần các tế bào cơ thể, gây ra các bệnh hiểm nghèo không thể cứu chữa được. -Tác giả đã mượn lối nói rất hay của Trần Hưng Đạo không chỉ làm tiền đề cho lập luận, làm cho luận cứ và luận chứng thêm phần sắc bén, chặt chẽ mà còn tạo cho người đọc liên tưởng đầy thuyết phục về “ôn dịch, thuốc lá” Thuốc lá là ôn dịch, là một thứ giặc rất đáng sợ vì nó “gặm nhấm” con nghiện và xã hội. -Thật ra, nói đến tác hại của thuốc lá là nói đến tác hại của việc hút thuốc lá, tập trung chủ yếu ở tác hại của khói thuốc lá. Vậy khói thuốc lá đã đem lại nguy hiểm gì cho cơ thể người hút ? Nhận xét cách trình bày của tác giả về vấn đề này. -Khói thuốc lá rất độc, chất hắc ín sẽ “làm tê liệt” những lông rung, lông mao của những tế bào niêm mạc ở nơi vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi; chất hắc ín ấy “tích tụ lại” gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản. Người nghiện thuốc lá sẽ bị chất oxít các-bon trong khói thuốc lá thấm vào máu … làm cho sức khoẻ “ngày càng sút kém” -Tác giả nêu lên những số liệu để chứng minh: 80% bệnh nhân ung thư vòm họng và ung thư phổi ở bệnh viện K là do thuốc lá. Các bệnh huyết áp cao, tắt động mạch, nhồi máu cơ tim đều do chất ni- cô-tin của thuốc lá gây ra. Những cái chết đột xuất về nhồi máu cơ tim, những khối ung thư ghê tởm của con bệnh 40-50 tuổi đều cho thấy “tác hại ghê gớm của thuốc lá” -Cách trình bày của tác giả là từ nhỏ đến lớn, từ trong ra ngoài, rất tỉ mỉ, chi li, cụ thể. Ông chỉ ra những nạn nhân đầu tiên và tiếp sau của cơ thể bị đầu độc bởi thuốc lá. Cái nọ dẫn đến cái kia, từ từ, chắc chắn như tằm ăn dâu nhưng lại rất khó nhận ra, rất dễ coi thường vì cho là nhỏ nhặt. _H đọc “Có người … gương xấu” _Vì sao tác giả đặt giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá? Tác giả phản bác lại ý kiến đó bằng những lập luận và dẫn chứng như thế nào ? -Tác hại cuả khói thuốc lá không những đối với bản thân người hút mà còn với cả những người không hề hút. Đây không phải là điều mà ai cũng biết. Để làm nổi bật điều này, tác giả đã mở đầu bằng lời chống chế thường gặp ở những người hút thuốc:”Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” Trong khoa học có 2 khái niệm được dùng phổ biến là hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động. Không hút thuốc nhưng để khói thuốc gây tác hại đến bản thân gọi là hút thuốc lá bị động. Tóm lại, bản thân hút cũng là làm cho những người xung quanh hút thuốc lá bị động theo; tự làm hại sức khoẻ đồng thời cũng làm hại sức khoẻ bao nhiêu người khác và không chỉ làm hại về sức khoẻ người khác mà còn nêu gương xấu về mặt đạo đức. -H liên hệ trong gia đình, trong thôn, xã nơi mình ở. _Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Aâu –Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này? -Để người đọc thấy rằng việc mua 1 bao thuốc lá ở các nước Aâu-Mĩ chỉ là một khoản tiền rất nhỏ, trong khi đó là những nước giàu. Ở nước ta để mua được một bao thuốc lá là một khoản tiền tương đối lớn đối với hầu hết thiếu niên VN.Và từ chỗ không có tiền mua thuốc lá dẫn đến những tệ nạn khác như trộm cắp, ma tuý và con đường phạm pháp mở ra trước mắt. Sự so sánh vừa có tác dụng làm rõ tính đúng đắn của những điều được thuyết minh vừa tạo đà thuận lợi, cơ sở vững chắc cho tác giả nêu lên lời phán xét cuối cùng. _Người viết dẫn chứng về các chiến dịch chống hút thuốc lá ở các nước phát triển với nhiều hình thức phong phú để làm gì ? Câu cảm thán: Nghĩ đến mà kinh! đặt ở cuối bài thay cho kết luận gợi cho chúng ta suy nghĩ gì ? H thảo luận. -Cho thấy tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ sức khoẻ của con người, giữ bầu không khí trong lành là nhiệm vụ xã hội quan trọng mang tính toàn cầu. -Kết luận bằng một câu cảm thán, thể hiện một tấm lòng tha thiết và mong mỏi giữ gìn sức khoẻ cho con người và môi trường VN bằng việc chống nạn hút thuốc lá, không hút thuốc lá, tích cực cai bỏ dần thói quen hút thuốc lá. _Muốn đấu tranh với nạn ôn dịch thuốc lá trong gia đình hoặc địa phương có hiệu quả, riêng đối với bản thân em, em đã làm gì và sẽ định làm gì ? Gợi ý: H nêu rõ kế hoạch vận động, thuyết phục, động viên những người thân trong gia đình hoặc hàng xóm từ bỏ thuốc lá. _ H đọc ghi nhớ / sgk 122. *Hoạt động 3: luyện tập I.Tìm hiểu văn bản: 1.Đọc 2.Phân tích: a.Tác hại của hút thuốc lá đối với bản thân người hút. -So sánh việc thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm đánh phá:”Nếu giặc đánh … như tằm ăn dâu” -Khói thuốc lá thấm sâu vào trong cơ thể, tàn phá dần dần các tế bào cơ thể, gây ra những bệnh hiểm nghèo. b.Thuốc lá đối với sức khoẻ cộng đồng và những tệ nạn xã hội khác. -Hút thuốc lá không những làm hại bản thân mà còn làm cho những người xung quanh hút thuốc lá bị động theo; không những làm hại sức khoẻ của mình, đồng thời còn làm hại sức khoẻ của bao người khác. -Hút thuốc còn gây ra những tác hại khác dẫn đến ma tuý, trộm cắp . Ghi nhớ: Học ghi nhớ sgk /122 II.Luyện tập: Cảm nghĩ của em sau khi đọc bản tin của báo sài gòn tiếp thị trích in ở bài đọc thêm số 2. 4.Củng cố: H làm BT2 / 122 H nêu được cảm nghĩ: - Đã dính vào hê-rô-in thì dù là con cái của tỉ phú cũng có khi không thể nào chạy chữa và kết thúc bằng cái chết bi thảm. - Các gia đình giàu có cần cảnh giác, chớ để cuộc sống dư dật trở thành điều kiện cho ma tuý làm hư hỏng con cái. 5.Dặn dò: - Học bài: -Đọc diễn cảm văn bả - Học thuộc ghi nhớ / 122 - Soạn bài: Câu ghép; Tìm hiểu về quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu - Trả lời câu hỏi 1,2 / 123 sgk. Ngày soạn:16/11/07 Tiết 46 CÂU GHÉP (Tiếp theo) I.Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép . II.Các bước lên lớp: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: -Thuốc lá có tác hại như thế nào đối với người hút , người nghiện thuốc ? -Theo em, giải pháp nào là tối ưu để chống ôn dịch, thuốc lá. 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã tìm hiểu thế nào là câu ghép và cách nối các vế trong câu ghép. Tiết học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng *Hoạt động 1: Tìm hiểu về quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép. -H đọc Vd1 / 123 sgk. -Xác định và gọi tên quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy ? -Vế A : Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp. -Vế B : (Bởi vì) tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp … -Vế A : Kết quả, vế B: nguyên nhân. -Quan hệ về ý nghĩa: Nguyên nhân – kết quả. -Xét về ý nghĩa, có thể tách mỗi vế câu ở Vd trên thành một câu đơn được không ? vì sao? -Không,vì ý nghĩa giữa các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau. -Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy tìm thêm một số câu ghép mà các vế câu có quan hệ về ý nghĩa khác với quan hệ ở Vd trên. Vd : a. Để bố mẹ vui lòng, chúng ta phải học tập tốtàQuan hệ mục đích b.Giá mà trời không mưa thì cả bọn chúng mình kéo nhau ra sân vận động đá bóng. à Các vế có quan hệ điều kiện – kết quả. -Qua phân tích Vd, em cho biết giữa các vế câu trong câu ghép thường có quan hệ về ý nghĩa như thế nào? Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những từ nào ? Thuộc từ loại gì ? Cặp từ nào ? -Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là : quan hệ nguyên nhân, điều kiện, tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp nối, đồng thời, giải thích. G. giảng : Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. Vd: BT 1e / 124 Câu ghép (2) không dùng quan hệ từ nối hai vế câu, thế nhưng vẫn ngầm hiểu được quan hệ giữa hai vế câu là quan hệ nguyên nhân (“Vì yếu nên bị lẳng”). à Học sinh đọc phần ghi nhớ / 123 sgk. *Hoạt động 2: Luyện tập I.Bài học: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. Vd:Vì trời mưa to nên đường rất trơn. àQuan hệ nguyên nhân - kết quả, vế chứa vì chỉ nguyên nhân. II.Ghi nhớ: Học ghi nhớ / 123 III.Luyện tập: A.Ở lớp: BT1,2,3/129 sgk B.Ở nhà: BT4/129,130 sgk 4.Củng cố (luyện tập). A. GIẢI BT Ở LỚP: BT 1 /124: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong những câu ghép. a.Giữa vế câu (1) và vế câu (2) là quan hệ nguyên nhân – kết quả, vế chứa vì chỉ nguyên nhân. Giữa vế câu (2) với vế câu (3) là quan hệ giải thích, vế câu (3) giải thích cho điều ở vế câu (2) b. 2 vế câu có quan hệ điều kiện (điều kiện –kết quả). c. Các vế câu có quan hệ tăng tiến. d. Các vế câu có quan hệ tương phản. e. Câu 1 dùng quan hệ từ rồi nối hai vế chỉ quan hệ thời gian nối tiếp. Câu 2 có quan hệ nguyên nhân – kết quả. BT 2/ 124. a.Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. -Quan hệ giữa các vế câu ở cả 4 câu ghép đều là quan hệ điều kiện. Vế đầu chỉ điều kiện, vế sau chỉ kết quả. -Quan hệ giữa các vế câu ở cả hai câu ghép đều là quan hệ nguyên nhân. Vế đầu chỉ nguyên nhân, vế sau chỉ kết quả. b.Không nên tách mỗi vế câu trong các câu ghép đã cho ra thành câu riêng vì ý nghĩa của các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau. BT3 / 125. -Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà Lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép thành một câu đơn thì không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận. -Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố viết câu dài để tái hiện cách kể lể “dài dòng” của Lão Hạc. B.VỀ NHÀø: BT 4/ 125,126. *Gợi ý: a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ 2 là quan hệ điều kiện, giữa các vế có sự ràng buộc lẫn nhau khá chặt chẽ, do đó không nên tách thành các câu đơn b.Nếu tách mỗi vế thành một câu đơn thì ta có cảm tưởng nhân vật nói nhát gừng vì quá nghẹn ngào, đau đớn. - Viết như tác giả khiến ta hình dung ra sự kể lể van vỉ, tha thiết của nhân vật. 5.Dặn dò: - Học bài: + Nêu các quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép. Vd minh họa. + Học thuộc ghi nhớ /123 + Làm BT 4 trang 125,126. - Soạn bài: Phương pháp thuyết minh. - Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu Vd, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại. à Trả lời câu hỏi 1a,b,c trang 126. 2a,b,c,d,e,g trang 126 à 128 Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn:17/11/07 Tiết 47: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH. I.Mục tiêu cần đạt: Giúp H nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh. II.Các bước lên lớp: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: -Nêu các quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế của câu ghép ? Cho Vd minh họa. -Sửa BT 4/125 3.Bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết trước các em tìm hiểu vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng *Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu để làm bài văn thuyết minh _Đọc lại các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) và cho biết các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì ? -Các tri thức về : sự vật (Cây dừa) , khoa học (Lá cây, Con giun đất) , lịch sử (Khởi nghĩa), văn hoá (Huế)., _Làm thế nào để có các tri thức ấy ? -Quan sát tức là nhìn ra sự vật có những đặc trưng gì , có mấy bộ phận … -Đọc sách, học tập, tra cứu. (Vd như bài Vì sao lá cây có màu xanh lục ? Khởi nghĩa Nông Văn Vân,…) -Tham quan, quan sát. (Vd: Cây dừa Bình Định, Huế,…) _Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không ? Vì sao ? Vd minh hoạ. à H. đọc ghi nhớ ý 1 trang 128. *Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp thuyết minh. a.Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. _H. đọc các câu định nghĩa, giải thích đã trích ở mục 2a /126 _Các câu này có vị trí như thế nào trong bài thuyết minh ? -Có vị trí đứng ở đầu bài, đầu đoạn, giữ vai trò giới thiệu. _Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ gì ? Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức như thế nào ? -Trong câu định nghĩa, giải thích ta thường gặp từ “là” -Sau từ “là” , người ta cung cấp một phán đoán: qui sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng. -Vd: -Rùa là loài bò sát có thân được bảo vệ bởi một hộp xương gồm mai vàyếm. (qui sự vật được định nghĩa vào loại của nó) -Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. (Chỉ ra đặc điểm) -Phích nước là vật dùng để giữ nước nóng. (Nêu công dụng riêng) b.Phương pháp liệt kê. _Đọc các câu, đoạn văn ở mục 2b trang 127. Cho biết phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật ? -Bài : Cây dừa Bình Định dùng để liệt kê những tác dụng của cây dừa đối với cuộc sống con người. -Bài : “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” liệt kê tác hại của bao bì nilông đối với môi trường, sinh vật và con người àGiúp người đọc có thêm những hiểu biết, kiến thức phong phú, hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh. c.Phương pháp nêu Vd, số liệu. _H. đọc đoạn văn ở mục 2c,d trang 127. _Chỉ ra Vd trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá ở nơi công cộng ? Vd ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la. à Việc trình bày trở nên cụ thể, dễ nắm bắt và có sức thuyết phục, giúp người đọc hiểu sâu sắc bản chất của một sự vật, hiện tượng. _Đoạn văn 2d cung cấp những số liện nào ? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không ? à Dùng số liệu làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố,giúp người đọc hình dung được qui mô của sự vật có biểu hiện đặc trưng ở số lượng. d.Phương pháp so sánh _Tác giả bài Ôn dịch, thuốc lá đã sử dụng phương pháp so sánh nào để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá ? Và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh . H thảo luận nhóm. -So sánh tai hoạ của ôn dịch thuốc lá với nạn AIDS”Cả thế giới … báo động” -So sánh với lời căn dặn của Trần Hưng Đạo “Ngày trước … như tằm ăn dâu” -Những so sánh đã nói lên tác hại sâu xa, tiềm ẩn của thuốc lá dưới cái bề ngoài “vô hại” của nó. à Có tác dụng làm nổi bật bản chất của vấn đề cần được thuyết minh. e.Phương pháp phân loại, phân tích. _H. đọc thầm văn bản Huế /115sgk _Hãy cho biết bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào ? Tác dụng của phương pháp phân loại, phân tích ? -Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển -Huế còn có những công trình kiến trúc nổi tiếng. -Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt. -Huế còn nổi tiếng với những món ăn. -Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường à Giúp người đọc hiểu dần từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống, cơ sở để hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện. _Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ? Thử tìm trong các văn bản đã học sử dụng một trong những phương pháp thuyết minh đó ? à H. đọc ghi nhớ ý 2 trang 128 I.Bài học: 1.Các yêu cầu để làm bài văn thuyết minh. Học ghi nhớ ý1/128 2.Các phương pháp thuyết minh: Học ghi nhớ ý2/128 II.Luyện tập: A.Ở lớp: BT1,2,3/128,129 B.Ở nhà: BT4 /129 4.Củng cố (luyện tập):Làm BT 5.Dặn dò: Học bài: Học thuộc ghi nhớ /128 sgk ; soạn bài Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn:20/11/07 Tiết 48: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI LÀM VĂN SỐ 2 A. Mục tiêu càn đạt: - Thơng qua giờ trả bài giáo viên giúp HS nắm vững hơn cách làm bài văn dưới dạng trắc nghiệm và bài làm tập làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Nhận ra ưu khuyết điểm của bài làm để viết tốt hơn. B. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm ta bài cũ: Nêu các phương pháp chính trong văn thưyết minh? 3. Bài mới: Tiến trình hoạt động Ghi bảng Hoạt động1: 1. Trắc nghiệm * Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B a d d a b d b c d 2. Tự luận: a. Cơ bé…. b. Cửa sổ…. c. Trong phố…. d. Em sống…. Phần A: Trả bài kiểm tra văn. 1. Trắc nghiệm: 2. Tự luận: Hoạt động 2: Trả bài viết tập làm văn B1: Viết đề lên bảng. B2: - Tìm hiểu yêu cầu đề. - Biết làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Phải biết nhập vai. - Kỹ năng: Sử dụng sáng tạo yếu tố miêu tả. + HS tham gia xây dựng dàn bài. Phần B: Tập làm văn. Đề: Nếu em là người chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chĩ với ơng giáo em sẽ kể như thế nào? 1. Tìm hiểu đề: 2. Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu cảnh tơi chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chĩ. - Thân bài: + Những đau khổ của Lão Hạc cĩ bán chĩ. + Thái độ,cử chỉ lời nĩi ơng giáo. + Những việc làm Lão Hạc sau khi bán chĩ. 3. Kết bài: Suy nghĩ của tơi về ơng giáo và Lão Hạc. Hoạt động 3: a. Nhận xét các mặt. - Nội dung: + Ngơi kể - chủ đề. + Bố cục – ý. - Hình thức: + Văn phong, chữ viết, trình bày. Hướng dẫn chữa lỗi. (Cĩ bảng ghi lỗi sai) Phần 2: Nhận xét đánh giá, sửa chữa lỗi điển hình. a) Nhận xét của chữa lỗi điển hình. - Lỗi chính tă. - Lỗi đặt câu. b) Hướng dẫn lớp tự sửa chữa. Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc bài hay. Phần 3: - Đọc bài văn hay. IV. Củng cố: (2’) - Về nhà sửa bài. - Nhắc lại các lỗi chung. V. Dặn dị: (5’) - Chuẩn bị bài: “Bài tốn dân số” * Rút Kinh nghiệm tiết dạy:…………………………………………………………………… ........................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc8-12.DOC
Giáo án liên quan