Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 101 Bài 25 Bàn luận về phép học

A/ Mục tiêu cần đạt.

Giúp HS nắm được:

 - Mục đích, tác dụng thiết thực và lâu dài của việc học chân chính: học để làm người, để biết và làm, để góp phần xây dựng đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy rõ lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.

 - Nhận thức được phương pháp lối học đúng, kết hợp học với hành.

 - Phân biệt được thể loại : Tấu, hịch, cáo; học tập cách lập luận của tác giả.

 - Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích đoạn trích văn bản nghị luận.

B/ Chuẩn bị.

G/v: Tài liệu tham khảo, tranh ảnh của Nguyễn Thiếp.

H/s: Sgk, sbt.

C/ Tiến trình bài dạy.

1. Ổn đinh tổ chức lớp.

2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích Nước đại Việt ta, nêu nội dung nghệ thuật của bài?

3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 101 Bài 25 Bàn luận về phép học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 101 Bài 25 Văn học Bàn luận về phép học (Trích luận học pháp) (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp) A/ Mục tiêu cần đạt. Giúp HS nắm được: - Mục đích, tác dụng thiết thực và lâu dài của việc học chân chính: học để làm người, để biết và làm, để góp phần xây dựng đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy rõ lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. - Nhận thức được phương pháp lối học đúng, kết hợp học với hành. - Phân biệt được thể loại : Tấu, hịch, cáo; học tập cách lập luận của tác giả. - Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích đoạn trích văn bản nghị luận. B/ Chuẩn bị. G/v: Tài liệu tham khảo, tranh ảnh của Nguyễn Thiếp. H/s: Sgk, sbt. C/ Tiến trình bài dạy. 1. ổn đinh tổ chức lớp. 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích Nước đại Việt ta, nêu nội dung nghệ thuật của bài? 3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét về thể Tấu, tác giả, tác phẩm. - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? (Học sinh yếu) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm vài nét về thể loại, bố cục. - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. ? Thể loại của văn bản là gì? (Học sinh yếu) ? Đặc điểm của thể loại Tấu? ? Bố cục văn bản chia làm mấy phần? Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nắm vài nét về nội dung của bài. - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. - Gọi hs đọc “Từ đầu … tệ hại ấy”. ? Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì? - Yêu cầu HS đọc đoạn 2. ? Tác giả phê phán những lối học lệch sai trái nào? ? Tác hại của lối học ấy là gì? - Yêu cầu HS đọc thông tin đoạn 3. ? Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì? ? Bài tấu có bàn về những phép học, đó là những phép học gì? Tác dụng và ý nghĩa của phép học ấy. Phương pháp học mà tác giả đề ra như thế nào? ? Tác dụng của việc học chân chính? ? Hãy vẽ sơ đồ lập luận cho đoạn văn? Hoạt động 4. Hướng dẫn hs đọc thông tin sgk và luyện tập. Phê phán những lệch lạc sai trái. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS nắm nội dung thông tin sgk. - Yêu cầu HS đọc thông, ghi nhớ sgk. Đọc thông tin sgk. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Đọc thông tin sgk. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Đọc thông tin sgk. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Đọc thông tin sgk. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Đọc thông tin sgk. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Trả lời, nhận xét, bổ sung. Đọc thông tin Mục đích chân chính của việc học Tác dụng của việc học chân chính.. Học sinh đọc thông tin I/ Đọc, tìm hiểu chú thích. 1. Đọc. 2. Tác giả, tác phẩm: - Nguyễn Thiếp (1723-1804), quê ở Hà Tỉnh, Ông là người “Thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt làm quan dưới triều đình nhà Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học. - Văn bản trích từ bài Tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung tháng 8-1791. II/ Đọc và tìm hiểu văn bản. 1. Đọc. 2. Thể loại: Tấu là lời của thần dân tâu lên vua Chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. 3. Bố cục: 4 đoạn. - Từ đầu … tệ hại ấy: Bàn về mục đích của việc học. - Tiếp … bỏ qua: Bàn luận và đổi mới phép học. - Tiếp … thịnh trị: Kết quả dự kiến. - Còn lại: kết luận. III/ Phân tích. 1. Mục đích chân chính của việc học. - Mục đích chân chính của việc học là để làm người. - Tác giả dùng những câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa tăng sức thuyết phục mạnh: “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. 2. Phê phán lối học lệch lạc sai trái. - Phê phán lối học chuộng hình thức: học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có danh mà khong có thực chất. - Phê phán lối học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, nhàn nhã, được những lợi lộc… - Tác hại của lối học lệch làm cho “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Người trên kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất dẫn đến cảnh “nước mất nhà tan”. 3. Bàn luận về đổi mới phép học. - Việc học đã phổ biến rộng khắp: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học. - Việc học bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng. * Phương pháp học: - Tuần tự tiến lên, từ thấp đấn cao. - Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. - Học kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm. * Tác dụng: Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh. IV/ Luyện tập. Sơ đồ lập luận cho đoạn văn Khẳng định quan điểm, phương pháp đúng đắn. V/ Tổng kết. Ghi nhớ (sgk) D/ Dặn dò, chuẩn bị về nhà. - Nắm nội dung: Thể Tấu, nội dung nghệ thuật của văn bản. - Chuẩn bị: luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm ẹ ú é Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 102 Tiếng Việt Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm A/ Mục tiêu cần đạt. Giúp HS nắm được: - Củng cố những hiểu biết về cách xây dựng và trình bày luận điểm. - Vận dụng những hiểu biết vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm. B/ Chuẩn bị. - G/v: Bảng phụ. - H/s: Sbt, sgk. C/ Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Bài cũ: Nêu vài nét về cách trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận? 3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm nội dung của việc xây dựng và trình bày luận điểm. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.(Học sinh yếu) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập trên lớp. - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. ? Hệ thống luận điểm ở Sgk có chỗ nào chưa chính xác? ? Theo em cần điều chỉnh, sắp xếp lại như thế nào? ? Hãy sắp xếp hệ thống luận điểm cho phù hợp? - Yêu cầu hs đọc thông tin sgk. ? Hãy trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận? ? Có thể dùng câu nào để giải thích luận điểm? ? Hãy sắp xếp những luận cứ theo một trình tự hợp lý? ? Em có thể kết thúc đoạn văn theo cách nào? - Yêu cầu HS luyện nói theo nhóm và cá nhân. - Nhận xét, bổ sung, củng cố. HS đọc lại bài đã chuẩn bị. Đọc thông tin sgk. Trả lời nhận xét, bổ sung. Trả lời nhận xét, bổ sung. Đọc thôn gtin sgk. Trả lời nhận xét, bổ sung. Trả lời nhận xét, bổ sung. Trả lời nhận xét, bổ sung. Đọc và luyện nói theo chuẩn bị của mình. I/ Chuẩn bị ở nhà. II/ Luyện tập trên lớp. 1) Xây dựng hệ thống luận điểm. - Luận điểm có nội dung không phù hợp: câu a) - Còn thiếu một số luận điểm cần thiết. “Đất nước cần những người tài giỏi, phải học chăm mới giỏi, mới thành tài”. - Đất nước đang cần nhưũng người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên “Đài vinh quang” sánh kịp với bè bạn 5 châu. - Quanh ta đang có những tấm gương học giỏi. - Muốn học giỏi muốn thành tài phải chăm học. - Một số bạn còn ham chơi… - Nếu bây giờ còn chơi bời không ham học thì sau này càng khó lắm… 2) Trình bày luận điểm. a) - Câu 1 vì đơn giản dễ làm theo. - Câu 3 vì có giọng điệu gần gủi thân thiết. b) - Có thể sắp xếp các luận cứ tình tự theo sgk, vì trình tự ấyphản ánh được các bước hợp lý, bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước. c) Không thể dễ dàng biến đổi đoạn từ quy nạp sang diễn dịch và ngược lại. 3) Luyện nói. D/ Củng cố dặn dò. - Nắm nội dung của bài: + Những hiểu biết về cách xây dựng và trình bày luận điểm. + Vận dụng những hiểu biết vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm. - Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 6. Văn nghị luận. ẹ ú é Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 103, 104 Tập làm văn Viết bài tập làm văn số 6. Văn nghị luận A/ Mục tiêu cần đạt. Giúp HS nắm được: Vận dụng kỹ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. B/ Chuẩn bị. - G/v: Đề bài. - H/s: Sbt, sgk. C/ Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Đọc đề ra. Đề ra: Câu nói của M.Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì? 3. Đáp án, biểu điểm. I) Mở bài: (1,5 điểm) - S ách là món ăn tinh thần vô giá cho nhân loại, sách là kho tàng kiến thức mà loài người tổng hợp từ cổ chí kim trong sách ẩn chứa cả 1 chân trời kì diệu. ở nơi đó con người có thể tìm được chính mình và những người khác ở nơi đó con người nhận ra cái đúng cái sai …như m.Go-ki-ki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” II)Thân bài (7 điểm). * Sách là nguồn kiến thức. - Sách tốt khi đọc giúp ta mở mang kiến thức. + Bồi đắp trí tuệ, tâm hòn của mỗi người: Biết khóc trước nổi đau, biết cười trước hạnh phúc… + Sách thể hiện tài năng và bồi dưỡng tài năng. + Sách giúp ta hiểu những điều hay lẽ phảI “biết yêu người thiện, ghét thói tầm thường…” - Yêu sách, trân trọng sách tốt lên án sách xấu có hại. * Điều ta biết có giới hạn, điều ta chưa biết là vô hạn. Muốn khám phá muốn hiểu biết phải đọc sách “Sách là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức …” Câu nói của M.Go-rơ-ki luôn là chân lí không thể đổi dời. * Liên hệ bản thân. III) Kết bài: (1,5 điểm) Khẳng định lại vấn đề. 4. Thu bài, nhận xét quá trình làm bài. D/ Củng cố dặn dò. - Chuẩn bị bài mới: Thuế máu. ẹ ú é

File đính kèm:

  • docNgu van 8 3 cot Tuan 25.doc