Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 101: bàn luận về phép học (luận học pháp)

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp H/S

- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.

- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.

- Phương pháp: Nghiên cứu, tái hiện, gợi tìm, đọc sáng tạo.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: SGK, SGV, Giáo án, Thiết kế bài giảng, các tái liệu liên quan tới bài.

- HS: SGK, Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi của bài.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

 1.Ổn định lớp: 1 phút.

- Kiểm diện học sinh.

 2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút.

- GV: Hãy phân biệt các thể loại : Chiếu, Hịch, Cáo?

- HS:

- GV gọi HS nhận xét, sau đó GV đánh giá, cho điểm, GV nhắc lại kiến thức bài học cũ.

3. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài: 1 phút.

- Học để làm gì? Học cái gì? Và học như thế nào?. Nói chung, vấn đề học tập đã được ông cha ta bàn đến từ lâu. Một trong những ý kiến tuy ngắn gọn nhưng rất sâu sắc và thấu tình đạt lí là đoạn (Luận về phép học) trong bản tấu dâng vua Quang Trung của nhà nho lừng danh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài học này.

 b. Các hoạt động: 36 phút.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16553 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 101: bàn luận về phép học (luận học pháp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Ngày soạn: 2/3/2008 Ngày dạy: 10/3/2008 Tuần: 25 Bài: 25 Tiết 101: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Luận học pháp) La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp I. Mục tiêu cần đạt: Giúp H/S - Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. - Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định. - Phương pháp: Nghiên cứu, tái hiện, gợi tìm, đọc sáng tạo. II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: SGK, SGV, Giáo án, Thiết kế bài giảng, các tái liệu liên quan tới bài. - HS: SGK, Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi của bài. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp: 1 phút. - Kiểm diện học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút. - GV: Hãy phân biệt các thể loại : Chiếu, Hịch, Cáo? - HS: - GV gọi HS nhận xét, sau đó GV đánh giá, cho điểm, GV nhắc lại kiến thức bài học cũ. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1 phút. - Học để làm gì? Học cái gì? Và học như thế nào?... Nói chung, vấn đề học tập đã được ông cha ta bàn đến từ lâu. Một trong những ý kiến tuy ngắn gọn nhưng rất sâu sắc và thấu tình đạt lí là đoạn (Luận về phép học) trong bản tấu dâng vua Quang Trung của nhà nho lừng danh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài học này. b. Các hoạt động: 36 phút. Hoạt động của GV - HS Nội dung Bổ sung * HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung đoạn trích. - GV: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm thông qua việc đọc phần chú thích ở SGK. - HS:Suy nghĩ phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh thêm : + Quang Trung Nguyễn Huệ không chỉ là vị Hoàng Đế anh hùng mà còn là nhà chính trị, nhà văn hoá có tầm nhìn xa trông rộng. Ông rất chú ý đến viêïc trọng dụng nhân tài chấn hưng văn hoá, giáo dục để xây dựng đất nước vững mạnh lâu bền. Ông đã nhiều lần viết thư mời Nguyễn Thiếp (đang ở ẩn ở La Sơn Hà Tĩnh) đem tài ra giúp nước nhưng vì trung thần với vua Lê nên ông từ chối nhưng trước sự chân thành của vua Quang Trung, ông đã nhận lời vào Phú Xuân (Huế) giúp vua phát triển giáo dục. Tháng 8/1791 ông đã dâng vua bản tấu này. - GV hướng dẫn HS đọc: + Cần đọc với giọng rõ ràng, nghiêm cẩn, chậm rãi. + GV đọc mẫu, Gọi HS đọc tiếp, GV uốn nắn, sửa chữa cách đọc. - GV: Cho HS đọc thầm chú thích sau đó giải thích một số từ khó không nhìn SGK. GV nhận xét. - GV:Văn bản này thuộc thể loại gì? - HS phát biểu…, GV nhấn mạnh: + Tấu( bản tấu, biểu sớ, nghị, khải, đối sách…) chỉ những loại văn thư của thần tử, bầy tôi, quan tướng… dâng lên vua chúa trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị, cảm ơn… Tấu có thể viết bằng văn vần, hoặc văn xuôi, văn biền ngẫu thuộc thể văn hành chính nghị luận. + Khác với bài tấu, nghệ thuật biểu diễn độc tấu, tấu nói là loại hình kể chuyện trước công chúng, thường có nhiều yếu tố hài hước, vui, dí dỏm. + Còn bài tấu của Nguyễn Thiếp đề nghị một vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục. - GV: Bài học hôm nay chỉ là một đoạn trích vì trước đó còn hai phần nữa: + Phần 1: Bàn về quân đức: Mong nhà vua có một lòng tu đức, lấy sự học vấn mà tăng thêm tài bởi học mà có đức. + Phần 2: Bàn về dân tâm (lòng dân) khẳng định dân là gốc nước. Gốc có vững, nước mới yên. + Phần 3: Bàn về học pháp(bài học hôm nay). Đoạn này không có phần mở đầu mà nói ngay luận điểm, luận cứ. *HĐ2:Hướng dẫn tìm hiểu đoạn trích: - GV: Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì? - HS:Thảo luận phát biểu… - GV: gọi HS nhận xét, bổ sung… - GV nhận xét, giảng: Tác giả dùng câu châm ngôn “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” vừa dễ hiểu, vừa tăng sức thuyết phục. Khái niệm học được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể dễ hiểu. Khái niệm đạo vốn trừu tượng phức tạp được giải thích thật ngắn gọn, rõ ràng: Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Vì vậy mục đích chân chính của việc học chính là học để làm người. + GV giảng mở rộng: Ngày nay ở các trường học vẫn đề các khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là muốn học tốt văn hoá thì trước hết phải học đạo đức, học làm người sau đó mới học tới văn hoá có như thế học văn hoá mới tốt được. - GV: Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì? - HS: Thảo luận phát biểu: - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, phân tích, giảng, cho liên hệ thực tế:VD: + Học hình thức: Ngày nào cũng đi học, tới lớp ngồi cũng chép bài, học bài nhưng khi thầy hỏi bài thì lại chẳng biết gì hết. + Học cầu danh lợi: Cha mẹ làm giám đốc hoặc con cái nhà giàu có, khi cho con đi học thì lại không quan tâm đến việc học bài của con chỉ đến khi nhà trường thông báo kết quả học tập về nhà thì mới tìm cách xin xỏ điểm số để cho con mình đủ điểm lên lớp… Chính vì điều này một số GV vì nể nang phụ huynh mà đồng ý nâng điểm cho HS làm ảnh hưởng đến uy tín của các nhà giáo ngay thẳng. - GV: Hậu quả của lối học lúc bấy giờ thật tệ hại thảm khốc:( Các vua Lê Cẩm Hưng, Lê Chiêu Thống, Trịnh Sâm, Trịnh Khải" Đều là các loại bạo chúa bù nhìn, dâm loạn, hèn nhát, tầm thường " bán nước. - GV: Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì? -HS suy nghĩ phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung… - GV nhận xét, giảng, cho HS liên hệ thực tế về vấn đề học, sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với nền giáo dục nước nhà. VD: Các trường đều có hội khuyến học, nhà nước ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, các trường thuộc vùng sâu, vùng xa, hải đảo… mở các lớp học xoá mù chữ, bổ túc văn hoá… - GV giảng thêm:+ Học phải từ các lớp bậc tiểu học " các lớp bậc, THCS" bậc THPT" CĐ, ĐH, sau ĐH. + Học phải biết tóm lược; chẳng hạn khi em đọc xong một quyển truyện dầy 100 trang em phải biết tóm lược lại nội dung có như vậy em mới nắm, và hiểu sâu, nhớ kĩ. + Phải biết kết hợp lí thuyết với thực hành VD: Học kĩ thuật nuôi gà em nắm kĩ lí thuyết thì em biết cách nuôi gà tốt còn không thì ngược lại. - GV: Bài tấu có đoạn bàn về phép học đó là phép học nào? Từ thực tế việc học của em , em thấy phương pháp học nào là tốt nhất? Vì sao? -HS phát biểu, liên hệ ( Kết hợp câu hỏi trên) -GV chốt lại:Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn theo điều học mà làm.Phương pháp học nghe thầy giảng, tiếp thu kiến thức áp dụng vào thực hành, tóm lược lại kiến thức. - GV: Nêu tác dụng và ý nghĩa của phép học chân chính? -HS thảo luận phát biểu: -GV nhấn mạnh về tác dụng và ý nghĩa của phép học chân chính này. + GV đưa ra VD, nói nhanh:SV Việt nam ra nước ngoài thi về mặt điểm lí thuyết thì không thua kém SV nước ngoài nhưng sang khâu thực hành thì SV Việt Nam làm vẫn thua SV nước bạn đó cũng là một phần do chúng ta chưa cung cấp đầy đủ trang thiết bị thực hành.Vì vậy việc học kết hợp với thực hành có ý nghĩa rất quan trọng để mình tiến kịp với các nước khác và đáp ứng được nhiều nhân tài cho đất nước. - GV cho HS củng cố bài bằng việc vẽ sơ đồ lập luận của đoạn văn. -GV gợi ý để HS vẽ sau đó GV treo bảng phụ lên để HS so sánh và kẻ vào tập. -GV:Gọi HS nhắc lại nội dung bài sau đó chốt lại bằng ghi nhớ SGK. -HS đọc ghi nhớ. *HĐ3: GV hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập nếu còn thời gian thì làm tại lớp còn không thì về nhà làm, giờ sau GV kiểm tra. I. Tìm hiểu chung. 1.Tác giả-tác phẩm:(Chú thích *SGK) 2. Đọc đoạn trích: (SGK) 3. Chú thích: (SGK) 4. Thể loại: Tấu. II. Tìm hiểu đoạn trích: 1. Mục đích chân chính của việc học: - Học để làm người. 2. Tác giả phê phán lối học lệch lạc sai trái, tác hại của lối học này: - Lối học chuộng hình thức: ( Học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, có cái danh mà không có thực chất.) - Lối học cầu danh lợi: Học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, lợi lộc. " Làm cho chúa tầm thường, thần nịnh hót, người trên kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất dẫn đến nước mất nhà tan. 3. Tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn: - Mở rộng trường học trong cả nước để con cháu quan lại và thường dân đều được đi học. - Việc học phải có từ kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng. + Tuần tự tiến lên. + Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản. + Học phải biết kết hợp với hành " như vậy mới bồi dưỡng nhân tài lập công giúp nước. 4. Ý nghĩ và tác dụng của phép học chân chính: - Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh. - Ngày nay càng cần đào tạo nhiều nhân tài giỏi về lí thuyết thạo về thực hành để tiến kịp với nền khoa học kĩ thuật sánh vai với bè bạn năm châu. SƠ ĐỒ LẬP LUẬN CỦA ĐOẠN VĂN Mục đích chân chính của việc học Phê phán những lệch lạc sai trái Khẳng định quan điểm ; phương pháp đúng đắn Tác dụng của việc học chân chính *Ghi nhớ(SGK) III.Luyện tập: - Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”. 4. Củng cố: 3 phút - GV: Với cách lập luận chặt chẽ bài bàn luận về phép học giúp em hiểu mục đích của việc học là để làm gì? Và cần phải có cách học tập như thế nào? - HS: trả lời 5. Dặn dò: 1 phút - HS về học bài, học ghi nhớ, làm phần luyện tập. - Đọc kĩ và trả lời câu hỏi của bài Thuế máu. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docban luan ve phep hoc.doc
Giáo án liên quan