* Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc sử dụng người dân thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “ thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả.
- Thấy được ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận.
- Rèn kĩ năng đọc văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc, tìm hiểu và phân tích nghệ thuật trào phúng sắc bén, yếu tố biểu cảm trong phóng sự-chính luận của Người.
* Phương tiện, đồ dùng:
*Tiến trình lên lớp:
A- Kiểm tra bài cũ:
?ở lớp 7 các em đã học tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc viết bằng Tiếng Pháp?
B- Bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2221 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 105, 106 Thuế máu (trích: bản án chế độ thực dân pháp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày lập kế hoạch:……..
Ngày thực hiện:…………
Tiết 105 – 106: Thuế máu
(trích: Bản án chế độ thực dân Pháp)
Nguyễn ái Quốc –
* Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc sử dụng người dân thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “ thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả.
- Thấy được ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn ái Quốc trong văn chính luận.
- Rèn kĩ năng đọc văn chính luận của Nguyễn ái Quốc, tìm hiểu và phân tích nghệ thuật trào phúng sắc bén, yếu tố biểu cảm trong phóng sự-chính luận của Người.
* Phương tiện, đồ dùng:
*Tiến trình lên lớp:
A- Kiểm tra bài cũ:
?ở lớp 7 các em đã học tác phẩm nào của Nguyễn ái Quốc viết bằng Tiếng Pháp?
B- Bài mới:
?Nhắc lại vài nét về tác giả Nguyễn ái Quốc, Hồ Chí Minh mà các em đã được học ở chương trình NV 7?
?Cho biết vài nét về tác phẩm?
?Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp”?
- Yêu cầu: Đọc kết hợp nhiều giọng, khi thì mỉa mai, châm biếm, khi đau xót, đồng cảm, căm hờn, phẫn nộ; nhấn mạnh từ in nghiêng
3 HS đọc -> nhận xét
?Văn bản thuộc thể loại gì?
?Đoạn trích được chia làm mấy phần?
?Đại ý của từng phần?
?Trình tự cách đặt tên này có ý nghĩa gì?
GV: Nhan đề “Thuế máu” là do tác giả đặt, tên các phần, mục cũng vậy.
?Em hiểu như thế nào về nhan đề của văn bản?
?Cách đặt tên như vậy gợi lên điều gì?
HS đọc phần 1
?Người bản xứ là ai?
?Trước chiến tranh bọn thực dânPháp gọi người dân thuộc địa là gì?
?An-Nam-mít cách gọi này hàm chứa thái độ gì của thực dân Pháp đối với nhân dân ta?
?Với cách gọi và đối xử như vậy người dân bản xứ bị xem là giống người như thế nào?
?Tại sao tác giả lại dùng cụm từ: chiến tranh vui tươi?
?Khi chiến tranh bùng nổ, thái độ của chính quyền với người dân bản xứ thay đổi như thế nào?
em hiểu “đùng một cái” là gì?
?Sự thay đổi thái độ nhanh chóng ấy lộ rõ bản chất gì của thực dân Pháp?
?Nhắc lại lời lẽ của bọn thực dân trong ngoặc kép thể hiện dụng ý gì của tác giả?
?Để có cái vinh dự đột ngột ấy họ phải trả bằng một cái giá như thế nào?
?Tác giả còn đưa ra những dẫn chứng nào về sự hi sinh của người lính thuộc địa?
?Sự hi sinh của họ vì lợi ích của ai?
?Em có nhận xét gì về giọng điệu của tác giả khi đưa ra các dẫn chứng và tác dụng của nó?
?Những người dân thuộc địa ở hậu phương thì như thế nào?
?Sau đó tác giả nêu số liệu gì?
?Việc đưa ra số liệu ấy có ý nghĩa gì?
HS đọc phần 2
?Em hiểu từ “tình nguyện” nghĩa là gì?
?Chế độ lính tình nguyện của chính quyền thực dân có đúng với nghĩa ấy không?
?ý nghĩa cách đặt đề mục?
?Người dân bản xứ từ trước đến nay chịu những thứ thuế gì?nay thêm vạ nào?
?Em hiểu cụm từ này như thế nào?
?Chính quyền thực dân bắt lính như thế nào?
?Chỉ ra mánh khoé bắt lính của thực dân ?
?Khi bắt được người đi lính chúng cư xử như thế nào?
?Chúng gọi những người dân bản xứ bị bắt là gì?
?Em hiểu như thế nào về khái niệm này?
? Để chống lại nhà cầm quyền người dân bản xứ bị bắt để đI lính họ đã làm gì?
?việc này nói lên được điều gì?
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận ở đoạn 2?
?Các biện pháp trên làm nổi bật điều gì?
HS đọc phần 3
?Chỉ ra ý nghĩa nhan đề của phần 3?
?Khi chiến tranh kết thúc thái độ nhà
cầm quyền như thế nào?
?Để ghi nhớ công lao của những chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do chính quyền thực dân có hành động đối xử như thế nào?
?Trước những hành động đó tác giả đã kết luận gì?
?Với những người thương binh Pháp và vợ con của người đã hi sinh chính quyền thực dân đã làm gì?
?Chính quyền thực dân đã phạm vào tội ác gì?
?Qua thái độ, hành động của chính quyền thực dân với người bản xứ và người lính Pháp cũng như với vợ con của họ, em hiểu được gì về chính quyền thực dân, chủ nghĩa thực dân?
?Tác giả kết thúc đoạn 3 bằng suy nghĩ gì?
?Cách kết thúc ấy có ý nghĩa gì?
?Nêu giá trị nghệ thuật của văn bản Thuế máu?
?nêu giá trị nội dung của văn bản?
Hướng dẫn HS làm BT 6
I-Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả:
2/ Tác phẩm:
- “Bản án chế độ thực dân Pháp” viết bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Pari 1925 và tại Hà Nội năm 1946, gồm 12 chương
- “Thuế máu” là chương I của tác phẩm
3/ Đọc – chú giải:
3/ Thể loại:
- phóng sự chính luận
4/ Bố cục:
- Chia làm 3 phần:
+ Chiến tranh và người bản xứ
+ Chế độ lính tình nguyện
+ Kết quả của sự hi sinh
=>Trình tự cách đật tên này gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của chính quyền thực dân và thể hiện tinh thần chiến đấu , phê phán mạnh mẽ của Nguyễn ái Quốc.
II- Phân tích:
Nhan đề: Thuế máu
- Thuế được đóng bằng xương máu, tính mạng của con người
=>Vừa gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa vừa bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tộc ác ghê tởm của chính quyền thực dân.
1/ Chiến tranh và người bản xứ:
a/ Trước chiến tranh:
- Người dân bản xứ bị gọi là:
+ An-Nam-mít bẩn thỉu
->coi thường, khinh bỉ
+da đen bẩn thỉu
+ chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của quan cai trị
=>người bản xứ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như xúc vật
b/ Khi chiến tranh bùng nổ:
- chiến tranh vui tươI bùng nổ, đùng một cái quan cai trị gọi người dân bản xứ là: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo công lý và tự do”
=>thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi mị dân, đểu cáng để che dấu bản chất tàn các, dã man của chính quyền thực dân, biến người dân bản xứ thành vật hi sinh.
=>thể hiện giọng trào phúng->thái độ mỉa mai chính quyền thực dân Pháp của tác giả
- Số phận người dân bản xứ khi ra trận:
+ xa rời vợ con, quê hương vì mục đích vô nghĩa
+đem mạng sống đổi lấy vinh dự hão huyền
+ phơi thây trên bãi chiến trường
+ xuống đáy biển bảo vệ tổ quốc của loài thuỷ quái
+ bỏ xác ở miền hoang vu
+ Đưa thân cho người ta tàn sát ở Mác Nơ hoặc Sampa nhơ
+ lấy máu mình tưới vòng nguyệt quế của cấp chỉ huy
+ lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của ngài thống chế
->vì lợi ích danh dự của kẻ cầm quyền
=>giọng điệu giễu cợt, xót xa ->lột trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của nhà cầm quyền thực dân trong chiến tranh đế quốc giành thị trường
- Số phận người dân bản xứ ở hậu phương:
+ làm kiệt sức ở xưởng sản xuất súng
+ nhiễm khí độc đỏ ối->khạc ra từng miếng phổi->chết vì bệnh tật
- 70 vạn người bản xứ đến Pháp và 8 vạn người không còn trông thấy mặt trời quê hương
=>Tố cáo mạnh mẽ tội ác của chính quyền thực dân gây lòng căm thù, phẫn nộ trong các dân tộc thuộc địa của Pháp
2/ Chế độ lính tình nguyện:
- Tình nguyện: tự giác, không bắt buộc, sẵn sàng, phấn khởi mà đi
- chế độ lính tình nguyện mang sắc thái trào phúng một cách tự nhiên ở đây là bắt buộc, cưỡng bước
- từ trước chịu nhiều thứ thuế đến những năm 1915-1916 chịu thêm vạ mộ lính
->mộ lính chỉ đem lai tai vạ cho người dân bản xứ
- lùng giáp, vây bắt người ta để đi
- lợi dụng bắt lính để xoay tiền đối với gia đình giàu có
- chúng giam, nhốt họ như tù nhân, như xúc vật
- gọi là: “ vật liệu biết nói”
=>thực dân coi người dân bản xứ là đồ vật biết nói có thể sinh lời
* Người dân bản xứ:
- làm mình nhiễm bệnh: đau mắt toét chảy mủ vì sát vào mắt nhiều chất độc
=> họ tự huỷ hoại thân mình, việc làm này lật tẩy sự dối trá, bịp bợm về chính sách mộ lính phi nhân tính mà chính quyền thực dân vẫn rêu rao là tự nguyện=> sử dụng nhiều câu chuyện thực tế để giải thích kết hợp giọng điệu giễu cợt, trào phúng một cách đau xót, phản bác một cách hùng hồn
=>làm nổi bật chế độ lính tình nguyện là bịp bợm, dối trá, phi nhân tính, bản chất chính quyền thực dân là tàn ác, dã man
3/ Kết quả của sự hi sinh:
->nhan đề có ý nghĩa trào phúng
- chiến tranh kết thúc:
+ lời tuyên bố tình tứ im bặt
+ những người từng được tâng bốc trở về với giống người bẩn thỉu
- Hành động:
+ lột hết của cảI của họ trước khi về nước
+ đánh đập vô cớ, cho ăn như lợ, nhốt xuống hầm tàu
+ về đến nước:thì tuyên bố với họ: chúng tôi không cần các anh nữa, cút đi
=>họ trở về với chế độ bản xứ không biết gì đến chính nghĩa và công lý->vì chính quyền thực dân không biết chính nghĩa và công lý
* Thương binh Pháp, vợ con người Pháp hi sinh:
- cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện
- chính quyền thực dân đầu độc con người và lôI kéo nạn nhân đáng thương vào tội ác
- coi rẻ tính mạng xương máu kẻ bị nó lừa bịp
=>Qua tháI độ, hành động trên ta khẳng định thêm về chính quyền thực dân tráo trở, tàn nhẫn, độc ác không chỉ với nhân dân bản xứ và với cả những người Pháp lương thiện
- Kết thúc bằng niềm tin:
+ thương binh, quả phụ Pháp nhổ vào mặt kẻ tặng quà nhơ nhớp
+ thế giới văn minh, người Pháp lương thiện đứng về phía người dân thuộc địa tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân
=>thể hiện niềm tin, sự mong mỏi chính đáng và sâu sắc của người dân các nước thuộc địa, đồng thời bước đầu tố cáo, vạch mặt tội ác dã man của chủ nghĩa thực dân trước công luận thế giới.
III- Tổng kết:
1/ Nghệ thuật:
- Bố cục theo trình tự thời gian trước, trong và sau chiến tranh
- nghệ thuật châm biếm đả kích sâu sắc thể hiện qua hình ảnh xác thực, sinh động, giàu tính biểu cảm có ý nghĩa tố cáo
- ngôn ngữ châm biếm, giọng điệu trào phuíng mỉa mai
- kết hợp yếu tố tự sự, biểu cảm và lối văn nghị luận đặc sắc
2/ Nôi dung:
Ghi nhớ SGK
IV- Luyện tập:
C- Hướng dẫn học- chuẩn bị:
- tóm tắt nội dung 3 phần
- học thuộc lòng nghệ thuật, nội dung của đoạn trích
- Soạn bài: Đi bộ ngao du
D- Rút kinh nghiệm:
…………………………...
File đính kèm:
- Tiet 105 106 Thue mau.doc