Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 13, 14 Lão Hạc

. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- HS thấy được cuộc đời khổ đau và nhân cách cao quý của Lão Hạc, hiểu thêm về số phận đáng thương của người nông dân VN trước CM Tháng 8.

- Thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả. Bước đầu nắm được nghệ thuật đặc sắc của văn bản.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng bài dạy:

+ Phân tích nhân vật qua ngôn ngữ, hình dáng, cử chỉ và hành động.

+ Đọc diễn cảm, thay đổi giọng điệu phù hợp với tâm trạng nhân vật.

- Kĩ năng sống:

+ Thấy được nỗi khổ của người nông dân trong xã hội cũ, đồng thời so sánh với người nông dân trong xã hội nay.

+ Tự nhận thức để cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của người nông dân trong xã hội cũ.

3. Thái độ:

 - Bồi dưỡng lòng nhân, ái biết cảm thông, chia sẻ với cuộc đời những người nông dân nghèo trước cách mạng.

B. Chuẩn bị :

 GV: Soạn bài, TLTK, ảnh chân dung Nam Cao.

 HS: Đọc cả truyện Lão Hạc, tóm tắt nội dung, soạn bài.

C. Phương pháp:

 Phương pháp đàm thoại, phân tích, giảng bình, tích hợp.

D. Tiến trình giờ dạy:

I. Ổn định tổ chức: (1' )

II. Kiểm tra bài cũ: (5' )

 

docx4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 13, 14 Lão Hạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13+14 - Văn bản Lão Hạc (Nam Cao) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - HS thấy được cuộc đời khổ đau và nhân cách cao quý của Lão Hạc, hiểu thêm về số phận đáng thương của người nông dân VN trước CM Tháng 8. - Thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả. Bước đầu nắm được nghệ thuật đặc sắc của văn bản. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng bài dạy: + Phân tích nhân vật qua ngôn ngữ, hình dáng, cử chỉ và hành động. + Đọc diễn cảm, thay đổi giọng điệu phù hợp với tâm trạng nhân vật.. - Kĩ năng sống: + Thấy được nỗi khổ của người nông dân trong xã hội cũ, đồng thời so sánh với người nông dân trong xã hội nay. + Tự nhận thức để cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của người nông dân trong xã hội cũ. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng nhân, ái biết cảm thông, chia sẻ với cuộc đời những người nông dân nghèo trước cách mạng. B. Chuẩn bị : GV: Soạn bài, TLTK, ảnh chân dung Nam Cao. HS: Đọc cả truyện Lão Hạc, tóm tắt nội dung, soạn bài. C. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, phân tích, giảng bình, tích hợp... D. Tiến trình giờ dạy: I. ổn định tổ chức: (1' ) II. Kiểm tra bài cũ: (5' ) ? Trình bày ngắn gọn những cảm nhận của em về văn bản “ Tức nước vỡ bờ”? ? Qua văn bản em hiểu như thế nào về số phận người nông dân VN trước cách mạng và bản chất của chế độ thực dân phong kiến ? * Đáp án: Ghi nhớ (33), phần phân tích, tổng kết Tiết 10. III. Bài mới: Có những người nuôi chó, quý chó như người, như con. Nhưng quý chó đến mức như Lão Hạc thì thật là hiếm và quý đến thế, tại sao lão lại bán chó để rồi dằn vặt, hành hạ mình và cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội, thê thảm? Nhà văn NC muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này. Hoạt động của thầy - trò Nội dung * Hoạt động 1: Gọi học sinh đọc chú thích * trong SGK ? Nêu vài nét về tiểu sử của nhà văn Nam Cao. ?Vị trí của ông trong dòng văn học hiện thực Gv: Nam Cao được nhà nước tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 1996. ?Sự nghiệp sáng tác của ông ?Nêu đôi nét về văn bản “Lão Hạc”. Gv mở rộng : Nam Cao là một cây bút hiện thực xuất sắc.Ông đi sâu và từng ngóc nghách của những điều vụn vặt trong cuộc sống thường ngày nhưng mang đậm tính khái quát. * Hoạt động 2 - Giáo viên đọc mẫu. -Gọi học sinh đọc. ?Nêu cách đọc cho phù hợp với văn bản - Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh . Chú ý các chú thích: 5,6,9,10,11,15,21,24,28,30,31,40,43. ?Giải thích từ''bòn'',''ầng ậng''. ? Em hãy xác định thể loại văn bản. ?Nếu tách thành hai phần theo dấu cách trong SGK thì nội dung mỗi phần là gì ? Kể tóm tắt đoạn truyện từ tr 38 đến tr41 ?Vì sao lão Hạc rất yêu thương cậu Vàng mà vẫn phải đành lòng bán cậu -Học sinh tóm tắt đoạn truyện. -Con chó là kỉ niệm cuối cùng, là bạn của lão . Bán nó là việc bất đắc dĩ vì lão nghèo, yếu sau trận ốm,không ai giúp đỡ. Cậu Vàng ăn rất khoẻ, lão không nuôi nổi. ?Hãy tìm những từ ngữ , hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng của lão khi lão kể chuyện bán cậu Vàng với ông giáo -Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước ...Mặt lão đột nhiên co rúm lại , vết nhăn xô lại , ép cho nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo, miệng mếu máo như con nít...hu hu khóc. ? Câu ''Những vết nhăn xô lại ... ép cho nước mắt chảy ra'' có sức gợi tả như thế nào. -Gợi lên gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo, một tâm hôn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt, một hình hài đáng thương. ?Cái hay của cách miêu tả ở đoạn văn trên của tác giả là gì(chú ý cách sử dụng từ ngữ) - Tác giả sử dụng một loạt từ láy: ầng ậng, móm mém, hu hu ... lột tả sự đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào, đang vỡ oà. Cách thể hiện chân thật cụ thể, chính xác diển biến tâm trạng nhân vật rất phù hợp với tâm lý, hình dáng của người già. ? Qua đó em có thể hình dung lão Hạc là người như thế nào - Ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ. Lão Hạc có lẽ đã mòn mỏi đợi chờ và ăn năn ''mắc tội với con. Cảm giác day dứt vì không cho con bán vườn cưới vợ nên lão có tích cóp dành dụm để khoả lấp cảm giác ấy .Dù rất thương cậu Vàng nhưng cũng không thể phạm vào đồng tiền, mảnh vườn cho con. ? Sâu xa hơn, đằng sau sự đau đớn của việc bán cậu Vàng, ta còn hiểu gì về lão Hạc. *Lão Hạc thương con sâu sắc. ? Ta còn hiểu thêm được gì ở lão Hạc qua lời phân trần của lão với ông giáo và ngược lại: không nên hoãn sự sung sướng lại, chuyện hoá kiếp... - Học sinh thảo luận nhóm tổ 3p và phát biểu: +Những lời chua chát, ngậm ngùi đượm màu sắc triết lýdung dị của người nông dân nghèo thất học nhưng đã trải nghiệm cùng năm tháng . Đó là nỗi buồn về số phận hiện tại và tương lai mờ mịt. +''Không nên hoãn ...''thể hiện sự lạc quan, pha chút hóm hỉnh của người bình dân. *Số phận người nông dân hiện tại và tương lai mờ mịt. I.Giới thiệu chung : 1. Tác giả: -NamCao(1915- 1951),tên khai sinh là Trần Hữu Tri quê ở tỉnh Hà Nam. -Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân và trí thức nghèo trong xã hội cũ. 2. Tác phẩm : - Là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân(1943) II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu chú thích: - Đọc văn bản: Đọc với giọng biến hoá đa dạng ,chú ý ngôn ngữ độc thoại, đối thoại phù hợp với từng nhân vật. - Tìm hiểu chú thích: + bòn: tận dụng, nhặt nhạnh một cách chi ly tiết kiệm . + ầng ậng: nư'ớc mắt dâng lên, sắp sửa tràn ra ngoài mi mắt. 2. Thể loại, bố cục: - Thể loại : Tự sự - Bố cục: 2phần + Phần 1:Những việc làm của lão Hạc trước khi chết. + Phần 2: Cái chết của lão Hạc . 3. Phân tích: a. Nhân vật lão Hạc : a1.Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng : - Tác giả sử dụng từ ngữ giàu tính gợi cảm , từ láy,cách thể hiện chân thật ,chính xác tâm trạng đau đớn, xót xa của lão Hạc. - Lão ốm yếu, nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương, tình nghĩa, thuỷ chung V. Hướng dẫn học ở nhà: (1') - Học lại bài cũ. Đọc và kể tóm tắt lại truyện “lão Hạc”. - Soạn tiếp phần bài còn lại của truyện theo câu hỏi Đọc –Hiểu văn bản SGK E.Rút kinh nghiệm ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxLao hac(1).docx