Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 13+14: Lão Hạc

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh :

· Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc , qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hốn người nông dân trước cách mạng .

· Thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao đối với nông dân.

· Tìm hiểu những đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của Nam Cao: cách xây dựng nhân vật , văn tự sư kết hợp với triết lý , trữ tình.

· Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.

· Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.

· Giúp học sinh hiểu và biết cách sử dụng và các phương tiện chuyển đoạn văn bản để chúng liền ý, liền mạch.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 13+14: Lão Hạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI) Tuần 4 BÀI 4: Tiết 13+14: Lão Hạc. Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh. Tiết 16: Liên kết trong văn bản. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc , qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hốn người nông dân trước cách mạng . Thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao đối với nông dân. Tìm hiểu những đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của Nam Cao: cách xây dựng nhân vật , văn tự sư kết hợp với triết lý , trữ tình. Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp. Giúp học sinh hiểu và biết cách sử dụng và các phương tiện chuyển đoạn văn bản để chúng liền ý, liền mạch. Tiết 13+14: Văn bản : LÃO HẠC Nam Cao I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Câu 1: Em hãy phân tích diễn biễn tâm lý chị Dậu trong trích đoạn : “ Tức nước vỡ bờ “ và nêu những phẩm chất tốt đẹp của chị ? Câu 2 : Hãy làm rõ ý kiến : “ Cảnh chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo .” ( Vũ Ngọc Phan ) Bài mới Giới thiệu bài mới : Xuất hiện sau Ngô Tất Tố , Nguyên Hồng...nhưng Nam Cao đã nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trong dòng văn học hiện thực 1930 – 1945 ,đặc biệt là 5 năm cuối. Các sáng tác về người nông dân của ông chân thật đến đau lòng và tràn đầy tinh thần nhân đạo sâu xa. Tiêu biểu cho những sáng tác đó là tác phẩm LÃO HẠC. Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng - Đọc chú thích * tiểu sử tác giả? - Vị trí của Nam Cao trong nền Văn học hiện thực những năm 1930 – 1945? - Đề tài chủ yếu trong sáng tác của Nam Cao? - Tóm tắt phần “Lão Hạc…làm gì được đâu.” - Đọc “Hôm sau…không chịu bán đi một sào” - Nêu nội dung chính của đoạn vừa đọc? - Truyện được kể do nhân vật nào? Ngôi kể? - Ai là nhân vật trung tâm? Vì sao? - Nhận xét phương thức diễn đạt? - Chú ý các chú thích 5, 6, 9, 10, 11, 15, 21, 24, 28, 30, 31, 40, 43. - Tình cảm của lão Hạc đối với cậu Vàng? - Tại sao lão Hạc phải bán cậu Vøàng (không phạm vào số tiền dành dụm cho con) ? - Tình cảnh của lão Hạc đáng thương như thế nào? - Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng + Dáng vẻ của lão Hạc được miêu tả ra sao? + Động từ “ép” có sức gợi tả như thế nào? + Những từ tượng hình, tương thanh nào miêu tả nỗi khổ tâm của lão Hạc? - Từ đó có thể hình dung lão Hạc là người như thế nào? - Lão Hạc nhờ ông giáo điều gì? + Mảnh vườn và món tiền gửi ông giáo có ý nghĩa như thế nào đối với lão Hạc? + Em nghĩ gì về việc lão Hạc từ chối mọi sự giúp đỡ trong tình cố định gần như không kiếm được gì để ăn ngoài rau má, sung luộc? + Qua đó, phẩm chất nào của lão hạc được bộc lộ? + Em cảm nhận gì về thân phận lão Hạc? (nghèo khổ, đơn độc, trong sạch, đáng trọng) - Thái độ của ông giáo đối với la Hạc? - Chi tiết “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc” diễn ả tình cảm nào của ông giáo dành cho lão Hạc? (an ủi, sẻ chia) - Lúc đầu, ông giáo nghĩ gì khi nghe Binh Tư nói về lão Hạc? - Tìm những chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc? - Tác dụng của các từ tượng hình, tương thanh (hình ảnh cụ thể, làm người đọc có cảm giác như đang chứng kiến cố định chết của lão Hạc) - Em nghĩ gì về cái chết của lão Hạc? Vì sao lão Hạc chọn cái chết khổ sở như vậy? - Nếu gọi tên bi kịch của lão Hạc, em sẽ chọn cách gọi nào dưới đây: a. Bi kịch của sự đói nghèo. b. Bi kịch của tình phụ tử. c. Bi kịch của phẩm giá làm người. - Theo em, bi kịch của lão Hạc tác động đến người đọc như thế nào? (xót thương, tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người) - Em hiểu gì về suy nghĩ của ông giáo “Không! Cuộc đời chưa hẳn là đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác?” G: Đáng buồn: đói nghèo khiến con người trở thành bất lương. Cái nghĩa khác: người lương thiện không còn đất sống. Chưa hẳn đáng buồn: cái chết không hủy hoại được nhân phẩm của người lương thiện -> hy vọng, tin tưởng ở con người. - Em cảm nhận gì về tấm lòng nhà văn Nam Cao dành cho con người? Thảo luận: nhân vật ông giáo là hình nản của nhà văn Nam Cao. Từ nhân vật này, em hiểu gì về tác già Nam Cao? * Nhà văn của những người lao động nghèo khổ và lương thiện. - Giàu lòng nhân hậu, thông cảm sâu sắc với người nghèo. - Có lòng tin mãnh liệt vào con người. Thảo luận: Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Nam Cao? Thảo luận: câu 6, 7 SGK Câu 6: * Lời triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa. * Thái độ sống nhân đạo: phải biết đồng cảm, quan tâm đến con người, nâng niu trân trọng những điều tốt đẹp của con người. Câu 7: * Tình cảnh nghèo khổ, bế tắc cùng cực. * Vẻ đẹp tâm hồn cao quý lòng tận tụy hy sinh vì người thân. I. Tác giả (SGK) II. Tác phẩm: - Truyện ngắn “Lão Hạc” được sáng tác năm 1943. - Tác phẩm tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. III. Đọc – hiểu văn bản: 1.Những việc làm của lão Hạc trước khi chết: - Đắn đo, khổ tâm nhưng rồi cũng phải bán cậu Vàng – niềm an ủi duy nhất. - Cười như mếu, mắt ầng nước. - Cột rúm, cột, ép. Hu hu khóc. -> Nỗi đau tột cùng. - “Tôi già bằng này tuổi đầu mà còn đánh lừa một con chó…” -> ân hận, day dứt. => giàu tình nghĩa, thủy chung, trung thực. - Gửi mảnh vườn cho con trai. - Gửi tiền nhờ hàng xóm lo liệu hậu sự. =>Giàu lòng tự tọng, thương con hết mực. 2.Cái chết của lão Hạc: - …vật vã…đầu tóc rũ rượi…hai mắt long sòng sọc. - Lão tru tréo, bọt mép sùi ra. -> cái chết đau thương, dữ dội. 3.Nhân vật “ông giáo”: - Từ chỗ dửng dưng đến chỗ thông cảm, khâm phục, cảm thương cho thân phận lão Hạc. - Ngỡ ngàng vì lầm tưởng lão Hạc theo gót Binh Tư. - Giật mình ngẫm nghĩ về thân phận con người. Nghệ thuật kể chuyện: - Xưng tôi -> gần gũi, chân thật, tự nhiên. - Kết hợp giữa kể với tả, hồi tưởng bộc lộ trữ tình. Ngôn ngữ sinh động, giàu tính tượng hình, gợi cảm. IV. Tổng kết: Ghi nhớ trang 48 SGK. Củng cố: ? Truyện ngắn “Lão Hạc” đã căn cứ gợi vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc nói riêng và người nông dân trước cách mạng nói chung như thế nào? Dặn dò: - Học bài, tìm đọc thêm những sáng tác của Nam Cao. - Soạn trước “Chuyển đoạn văn trong văn bản”. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 15: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là trường từ vựng? - Tìm trường từ vựng của những từ sau: nóng, mềm. Bài mới: Trong Tiếng Việt, có một số từ mang sắc thái gợi cảm, gợi tả mà khi ta sử dụng đúng chỗ sẽ phát huy hết hiệu lực của chúng. Hai trong số những từ ấy là từ tượng hình và từ tượng thanh. Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng - Đọc đoạn trích (SGK trang 49) chú ý các từ in đậm. - Từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật? - Từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người? Thảo luận: - Những từ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự? - Thế nào là từ tượng hình? - Thế nào là từ tượng thanh? - Tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh? - Cho ví dụ về từ tượng hình, từ tượng thanh? - Đọc BT1 Yêu cầu của đề bài? Giải quyết yêu cầu như thế nào? Đọc BT2 Nêu yêu cầu và làm bài Đọc BT3 Nêu yêu cầu và làm bài Đọc BT4, nêu yêu cầu. Đặt 3 câu, số còn lại về nhà làm. Đọc BT5. Đọc yêu cầu va ølàm miệng. Về nhà sưu tầm thêm những đoạn thơ đáp ứng yêu cầu trên. I. Đặc điểm, công dụng: vd1: rón rén Hu hu vd2: ư ử vd3: xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xoạc, sòng sọc. II.Ghi nhớ: SGK trang 53 III.Luyện tập: BT1: Từ tượng thanh: xoàn xoạt, bốp. Từ tượng hình: rón rén, bịch, lẻo khẻo, chỏng quèo. BT2: Dáng đi: lò dò, lững thững, nghênh ngang, khệnh khạng, rón rén. BT3: Ha hả: to, khoái chí Hì hì: tràng cười phát ra đằng mũi, thích thú, bất ngờ. Hô hố: to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu. Hơ hớ: thoải mái, không che đậy, không giữ kẽ. BT4: - Ngoài sân, mưa rơi lắc rắc. - Nước mắt rơi lã chã trên gương mặt xinh xắn của cô ấy. - Trên sườn đồi đã lấm tấm màu xanh của cỏ non. BT5: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Củng cố Thế nào là từ tượng thanh, tượng hình? Tìm một đoạn thơ có từ tượng thanh và tượng hình? Dặn dò: Dặn dò: Học bài Soạn Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 16: CHUYỂN ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là đoạn văn? Đặc điểm của câu chủ đề? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn? - Nội dung đoạn văn có thể được trình bày theo những cách nào? Bài mới: Một văn bản được cấu tạo bằng nhiều đoạn văn: Muốn tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản, giữa các đoạn phải có sự liên kết. Bài học ôm nay sẽ giúp các em biết cách sử dụng một cách sử dụng một số phương tiện để liên kết các đoạn văn với nhau. Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng * Hoạt động 1: Học sinh hiểu tác dụng của việc chuyển đoạn. - Học sinh đọc các đoạn văn trong 2 trường hợp ở SGK. Sau đó so sánh các diễn đạt giữa 2 trường hợp: có và không có phương tiện chuyển đoạn. - Ở trường hợp 1, em thấy có 2 đoạn có sự liên kết với nhau không? Vì sao? (Đoạn 2 không có từ ngữ nói về thời điểm bởi theo lô gích thông thường thì cảm giác của “tôi” ở đoạn 2 phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại khi chứng kiến ngày tựu trường -> người đọc cảm thấy hụt hẫng khi đọc đoạn sau.) - Ở trường hợp 2, việc thêm tổ hợp từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý gì cho đoạn tiếp theo? - Sau khi thêm tổ hợp từ trên, hai đoạn văn đã đảm bảo tính mạch lạc chưa? (Đã nêu rõ thời điểm -> 2 đoạn liền ý, liền mạch) - Gọi “Trước đó mấy hôm” là phương tiện chuyển đoạn. Em hãy cho biết tác dụng của việc chuyển đoạn văn trong văn bản. (Làm các đoạn có sự liên kết chặt chẽ về ý) * Hoạt động 2: Học sinh tìm hiểu cách thức chuyển đoạn. - Học sinh đọc các bài tập ở mục II. a. Tìm hai khâu trong quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. (Tìm hiểu, cảm thụ) - Như vậy, mối quan hệ giữa hai đoạn văn là mối qua hệ gì? (Quan hệ liệt kê) - Từ ngữ nào vừa có tác dụng chuyển đoạn vừa có quan hệ liệt kê? (Bắt đầu là, sau là) - Hãy cho thêm vài ví dụ về các từ ngữ có tác dụng chuyển đoạn biểu thị quan hệ liệt kê. (Trước hết, kế tiếp, sau nữa, mặt khác, ngoài ra, hơn nữa…) b. Phân tích mối quan hệ cụ thể về ý nghĩa giữa hai đoạn văn. (Đoạn 2 tổng kết những vấn đề nêu ra ở đoạn 1.) - Tìm phương tiện chuyển đoạn. Em có nhận xét gì về ý nghĩa của các từ ngữ chuyển đoạn này? (Mang ý khái quát, tổng kết: nói tóm lại) - Hãy tìm những từ ngữ chuyển đoạn có ý nghĩa tương tự. (Tóm lại, nhìn chung…) c. Hai đoạn văn có mối quan hệ ý nghĩa như thế nào với nhau? Mối quan hệ đó được biểu thị bằng từ nào? (Ý đối lập, từ “nhưng”) - Kể thêm một vài từ chuyển đoạn có ý nghĩa tương phản. (Tuy nhiên, tuy vậy, trái lại, thế mà…) - Đọc lại 2 đoạn văn ở mục I.2 trang 53 và cho biết từ “đó” thuộc loại từ nào? Trước “đó” là khi nào? (“Đó”: đại từ, trước đó: trước khi đi học) => Đại từ cũng có thể làm phương tiện chuyển đoạn. - Hãy kể thêm một vài đại từ cũng có tác dụng chuyển đoạn. (nay, ấy, vậy, thế…) - Như vậy, ta có thể dùng phương tiện gì để liên kết các đoạn văn? (Dùng từ ngữ chứa ý liệt kê, tương phản, tổng kết, thay thế…) - Học sinh đọc đoạn văn trích “Ngày công đầu tiên của Cu Tí” (Bùi Hiển). - Em hãy tìm câu chuyển tiếp giữa 2 đoạn văn. Giải thích vì sao câu đó lại có tác dụng chuyển tiếp? (Aùi dà! Lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!: câu này vừa có nội dung nhắc lại lời bà mẹ nói ở phía trước vừa nói lên điều diễn ra trong suy nghĩ của nhân vật của câu sau.) - Như vậy, ngoài việc dùng từ ngữ để chuyển đoạn, ta còn có thể sử dụng phương tiện nào khác? (Dùng câu nối) - Vì sao phải dùng phương tiện chuyển đoạn? Có những phương tiện chuyển đoạn nào? - Học sinh đọc “Ghi nhớ”. * Hoạt động 3: Luyện tập. I.TÁC DỤNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN - Trường hợp 1: hai đoạn không có sự liên kết do không nêu rõ thời điểm. - Trường hợp 2: Thêm “Trước đó mấy hôm” làm rõ thời điểm -> 2 đoạn liền ý, liền mạch. II. CÁCH CHUYỂN ĐOẠN TRONG VĂN BẢN: 1.Dùng từ ngữ 2.Dùng câu nối II.GHI NHỚ (SGK trang 56) III.LUYỆN TẬP Làm BT 1, 2, 3 trang 57, 58 Gợi ý bài tập 3: Có thể viết thành 2 đoạn văn: - Cách dùng khẩu ngữ, những từ ngữ hài hước. - Những hành động dồn dập mà mạch lạc. - Dùng từ ngữ “Ngoài ra” để biểu thị quan hệ bổ sung, liệt kê. Củng cố: Kề những từ ngữ có tác dụng chuyển đoạn và cho biết chúng biểu thị mối quan hệ ý nghĩa gì? Dặn dò: - Học bài. - Chuẩn bị “Tóm tắt tác phẩm tự sự. @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 8 HK I(1).doc