Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 2 Trường THCS Thạnh Đông

 

1.Mục tiêu : Giúp học sinh:

1.1Kiến thức:

 Hoạt động 1:

- HS biết: Nt chính về tc giả, tc phẩm.

- HS hiểu: Những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.

 Hoạt động 2:

 - HS biết: Biết được ngôn ngữ kể chuyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt đến cháy bỏng của nhân vật.

 - HS hiểu: Hiểu được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.

Hiểu được ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

1.2.Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

- HS thực hiện thành thạo: Bước đầu biết đọc hiểu một văn bản hồi kí.

1.3.Thái độ:

- HS có thói quen: yêu thương cha mẹ, kính trọng người lớn.

- HS có tính cách: Giáo dục học sinh về tình cảm gia đình, lịng yêu kính cha mẹ.

- Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng xác định giá trị bản thân.

2. Nội dung học tập:

- Nội dung 1: Đọc hiểu văn bản.

- Nội dung 2: Phn tích văn bản.

 Cảnh ngộ của bé Hồng.

3.Chuẩn bị:

3.1.Giáo viên: Bảng phụ ghi đoạn văn hay.

3.2.Học sinh: Đọc kĩ văn bản, tóm tắt, tìm hiểu nhân vật người cô và nhân vật bé Hồng.

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 8A1:

8A2: 8A3:

 4. 2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)

 Câu hỏi kiểm tra bài cũ:

 Câu 1: Nhận xét nào nói đúng nhất những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm “Tôi đi học” ? (3đ)

A. Bố cục theo dòng hồi tưởng theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.

B. Kết hợp hài hoà giữa tự sự – miêu tả – biểu cảm.

 

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 2 Trường THCS Thạnh Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:2 - Tiết:5 Ngày dạy:26/8/2013 TRONG LÒNG MẸ ( Nguyên Hồng) 1.Mục tiêu : Giúp học sinh: 1.1Kiến thức: à Hoạt động 1: - HS biết: Nét chính về tác giả, tác phẩm. - HS hiểu: Những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí. à Hoạt động 2: - HS biết: Biết được ngôn ngữ kể chuyệân thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt đến cháy bỏng của nhân vật. - HS hiểu: Hiểu được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”. Hiểu được ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng. 1.2.Kĩ năng: - HS thực hiện được: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện. - HS thực hiện thành thạo: Bước đầu biết đọc hiểu một văn bản hồi kí. 1.3.Thái độ: - HS có thói quen: yêu thương cha mẹ, kính trọng người lớn. - HS có tính cách: Giáo dục học sinh về tình cảm gia đình, lịng yêu kính cha mẹ. - Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng xác định giá trị bản thân. 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Đọc hiểu văn bản. - Nội dung 2: Phân tích văn bản. Cảnh ngộ của bé Hồng. 3.Chuẩn bị: 3.1.Giáo viên: Bảng phụ ghi đoạn văn hay. 3.2.Học sinh: Đọc kĩ văn bản, tóm tắt, tìm hiểu nhân vật người cô và nhân vật bé Hồng. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 8A1: 8A2: 8A3: 4. 2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nhận xét nào nói đúng nhất những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm “Tôi đi học” ? (3đ) Bố cục theo dòng hồi tưởng theo trình tự thời gian của buổi tựu trường. Kết hợp hài hoà giữa tự sự – miêu tả – biểu cảm. Các hình ảnh so sánh độc đáo. l Đáp án: C Câu 2: Diễn biến tâm trạng của tôi diễn ra như thế nào? (7đ) Đáp án: Trên đường cùng mẹ đến trường, đến trường, vào lớp. à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:  Câu 3: Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? l Đáp án: Đọc kĩ văn bản, tóm tắt, tìm hiểu nhân vật người cô và nhân vật bé Hồng. Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, ghi điểm. 4.3:Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Giới thiệu bài: Những ngày thơ ấu là tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng – nhân vật chính – tác giả còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, đầy những thành kiến cổ hủ, thói nhỏ nhen, độc ác của đám thị dân tiểu tư sản khiến cho tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo. .. Để giúp các em hiểu thêm vấn đề này, tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu qua đoạn trích Trong lòng mẹ. ( 1 phút) àHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản. ( 10 phút) Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: Đọc nhẹ nhàng biểu cảm, chú ý phần đối thoại giữa cô - bé Hồng. Giáo viên đọc một đoạn, gọi học sinh đọc tiếp theo. Giáo viên- học sinh nhận xét, sửa chữa. Lưu ý một số chi tiết SGK: 5, 8, 12, 13, 14, 17. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đôi nét về tác giả - tác phẩm. l - Nguyên Hồng (1918- 1982) là nhà văn của những người cùng khổ, ông có nhiều sáng tác ở các thể loại: tiểu thuyết, kí, thơ. Tác phẩm những ngày thơ ấu thuộc thể loại nào? Vị trí của đoạn trích trong tác phẩm? l - Hồi kí: Là thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến. - Vị trí của đoạn trích : Thuộc chương IV của tập hồi kí Những ngày thơ ấu.  Đoạn trích này kể lại chuyện gì? l Cuộc trò chuyện giữa người cô và chú bé Hồng. -Cuộc gặp gỡ cảm động của hai mẹ con chú bé Hồng. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục văn bản Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần? Phần 1: Từ đầu… hỏi đến chứ: Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và bé Hồng: Ý nghĩ cảm xúc của bé về người mẹ bất hạnh. Phần 2: Còn lại: Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của bé Hồng. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.(20’) Phần đầu của văn bản này là hồi tưởng của tác giả về chuyện người cô gợi lại nói chuyện hồi thơ ấu. Em hình dung được những gì về hai mẹ con cậu bé Hồng và người cô qua đoạn văn đó? Hình ảnh một người mẹ đáng thương, một chú bé tội nghiệp và một người cô độc ác. Ở phần một, bé Hồng sống trong hoàn cảnh như thế nào? Bố mất, xa mẹ, Hồng sống với dòng họ bên nội. Mất cha, xa mẹ chỉ còn chỗ dựa duy nhất là họ nội, gần gũi với Hồng là cô nhưng ta thấy bà cô có thái độ với Hồng ra sao? Tìm các chi tiết thể hiện thái độ đó? Có dịp nói chuyện với Hồng là nhắc đến người mẹ đáng thương của bé Hồng bằng thái độ cười cợt, mỉa mai. Cười hỏi chứ không phải là lo lắng, nghiêm nghị hỏi, càng không phải âu yếm hỏi. Lẽ thường câu hỏi đó sẽ trả lời là có, nhất là đối với bé Hồng. Phân tích nhân vật người cô và thái độ của bé Hồng qua cuộc đối thoại của bà ta và chú bé Hồng? Bà cô: Cười hỏi: - Mầy có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không? - Sao không vào, mợ mầy phát tài lắm. - Con mắt long lanh. - Vỗ vai tôi mà cười. - Cứ tươi cười kể. Bé Hồng - Cúi đầu không đáp. - Cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. - Lòng thắt lại, khoé mắt đã cay cay. -Bé phẫn uất, nức nở, nước mắt ròng ròng, khóc không ra tiếng. -Giá những… mới thôi. ĩHọc sinh trả lời, giáo viên nhận xét. Giáo dục học sinh lòng yêu kính cha mẹ. Bé Hồng có suy nghĩ như thế nào về những cổ tục đã đày đọa mẹ mình? l Giá những cổ tục ấy… mới thôi.  Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong câu văn trên?  Việc sử dụng biện pháp so sánh và một loạt động từ mạnh trong câu văn như vậy nhằm mục đích gì? l Diễn tả lòng căm ghét cực độ của bé Hồng đối với những cổ tục. Qua phần phân tích trên em hãy nhận xét về nhân vật bé Hồng và người cô? Học sinh thảo luận, đại diện trình bày. Giáo viên nhận xét, chốt ý. Bà cô là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo tình máu mủ ruột rà trong xã hội phong kiến bấy giờ. Bé Hồng: đáng yêu, yêu thương mẹ mãnh liệt, căm tức hủ tục phong kiến đã đày đoạ mẹ mình, bé Hồng sớm hiểu đời.  Qua đó, cho em hiểu thêm điều gì? Từ đoạn văn trên, em biết được những gì về quan điểm của nhà văn Nguyên Hồng với phụ nữ và trẻ em? Ông hoàn toàn thông cảm với những đau khổ và khát vọng hạnh phúc thầm kín của người phụ nữ. Nhà văn đã bênh vực người phụ nữ đó là một tư tưởng tiến bộ. l GD tư tưởng cho HS: Giáo dục học sinh về lịng yêu kính cha mẹ. I. Đọc – hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Chú thích: Bố cục: II. Tìm hiểu văn bản: 1. Cuộc trò chuyện giữa người cô và chú bé Hồng: - Sử dụng biện pháp so sánh, sử dụng nhiều động từ mạnh: vồ lấy, cắn, nhai, nghiến,… - Bà cô: thiếu tình thương, lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. - Bé Hồng: đau đớn, uất ức thương mẹ, căm ghét cổ tục. à Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của bé Hồng. à Nỗi cô đơn. Niềm khát khao tình mẹ của bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn vô tình của bà cô. 4.4:Tôûng kết : ( 5 phút) ơ Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài tập:  Câu hỏi 1: Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với Hồng là người như thế nào? A. Người đàn bà xấu xa, thâm độc với rắp tâm tanh bẩn. Người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ. Là người có tính cách tiêu biểu cho người phụ nữ từ xưa đến nay. Gồm A – B. l Đáp án: D Câu hỏi 2: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào? A.Bút kí. B.Truyện ngắn. C.Hồi kí. D.Tiểu thuyết. l Đáp án: C  Câu hỏi 3: Qua cuộc trò chuyện với người cô, bé Hồng là người như thế nào? l Đáp án: Yêu thương mẹ, căm ghét cổ tục đã đày đọa mẹ. 4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút) à Đối với bài học tiết này: - Học bài: nắm vững sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Nguyên Hồng. - Tóm tắt đoạn trích trong lòng mẹ. - Phân tích tâm địa nhân vật người cô. -Chuẩn bị câu 2, 3, 4, 5 SGK. + Bé Hồng khi gặp mẹ và ở trong lòng mẹ. + Đặc sắc nghệ thuật. à Đối với bài học tiết sau: Đọc một vài đoạn ngắn trong đoạn trích, hiểu tác dụng của một vài chi tiết miêu tả và biểu cảm trong đoạn. Ghi lại một trong những kỉ niệm của bản thân với người thân. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV Ngữ văn 8. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. Tuần:2 - Tiết:6 Ngày dạy:27/8/2013 TRONG LÒNG MẸ(tt) (Nguyên Hồng ) 1. Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: à Hoạt động 2: - HS biết: Biết được ngôn ngữ kể chuyệân thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt đến cháy bỏng của nhân vật. - HS hiểu: Hiểu được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”. Hiểu được ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng. 1.2.Kĩ năng: - HS thực hiện được: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện. - HS thực hiện thành thạo: Bước đầu biết đọc hiểu một văn bản hồi kí. 1.3.Thái độ: - HS có thói quen: yêu thương cha mẹ, kính trọng người lớn. - HS có tính cách: Giáo dục học sinh về tình cảm gia đình, lịng yêu kính cha mẹ. - Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng xác định giá trị bản thân. 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Tìm hiểu tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ - Nội dung 2: Nghệ thuật ,ý nghĩa văn bản, . 3. Chuẩn bị: 3.1: Giáo viên: Tranh , Bảng phụ ghi ví dụ mục I. 3.2: Học sinh: Tìm hiểu tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản,… 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 8A1: 8A2: 8A3: 4. 2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ:  Câu hỏi 1: Tóm tắt đoạn trích “Trong lòng mẹ”? (5đ) l HS tóm tắt. Câu hỏi 2: Theo em nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì? (3 đ) Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ. Sự xảo quyệt và ác độc của người cô. à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:  Câu hỏi 3: Đối với bài học hôm nay, em đã chuẩn bị được những gì? (2 đ) l Đáp án: Tìm hiểu tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản,… ĩ Nhận xét, chấm điểm. 4.3:Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học àGiới thiệu bài: Trước hành động thâm độc của người cô, suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật bé Hồng như thế nào, văn bản này có ý nghĩa ra sao, chúng ta đi vào tìm hiểu tâm trạng của nhân vật này. à Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản (tt). ĩ Nếu như ở đoạn trên là hồi ức của tác giả về một kỉ niệm cay đắng tủi nhục thì đến đoạn tiếp theo là hồi ức của nhà văn về một kỉ niệm ngọt ngào của tình mẫu tử. Buổi tan trường, thoáng thấy bóng một người ngồi trên xe kéo giống mẹ, Hồng có hành động gì? Vì sao Hồng lại làm thế? Hình ảnh mẹ, nỗi nhớ luôn canh cánh bên lòng nên chỉ cần thoáng thấy bóng một người ngồi trên xe kéo giống mẹ thì em đã bật ra tiếng gọi mẹ. Tiếng gọi từ nỗi khao khát, dồn nén bấy lâu nay. Trong bài có đoạn “ Nếu người quay lại… tủi cực nữa” giữa thẹn và tủi cực điều nào làm cho chú đau đớn hơn? Vì sao? Tủi cực dai dẳng, đau đớn hơn nhiều. Xấu hổ, thẹn, quê với bạn nhưng rồi cái khoảnh khắc ấy cũng qua nhanh. Còn tủi cực thì rất đau xót. Bé sống bơ vơ, đói rách giữa sự ghẻ lạnh của họ hàng. Bao lần đã khóc, vì nhớ mẹ, nếu không phải là mẹ thì là sự thất vọng ê chề, tột cùng. Tác giả đã dùng hình ảnh nào để thể hiện tâm trạng mình lúc đó? Nhận xét nghệ thuật được sử dụng ở hình ảnh trên? Chưa nói câu nào đã oà lên khóc nức nở. Theo em vì sao chú bé khóc khi gặp mẹ ? Giọt nước mắt lần này khác lần trước: đó là giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.  Em hình dung được những gì về cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé Hồng khi ở trong lòng mẹ? l + Như mụ mị, như mê man trong hương vị ngọt ngào của tình mẫu tử. + Mẹ không còm cõi, xác xơ mà mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong… + Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, hơi quần áo, hơi thở của mẹ thơm tho… + Cảm giác vui sướng, rạo rực nên những lời cay nghiệt của người cô, những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy.  Qua đó, em hiểu thêm được điều gì? l Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, đặc biệt ở phần cuối là bài ca chân thành, cảm động về tình mẫu tử, thiêng liêng, bất diệt. Gd hs: Lòng yêu kính cha mẹ dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào. TLN : Qua tình huống và nội dung câu chuyện, dòng cảm xúc của chú bé Hồng, cách thể hiện của tác giả. Hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình? Đại diện trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý. - Lời văn chân thật, giản dị và giàu chất trữ tình, tâm trạng nhân vật khá sâu sắc tinh tế. ÅTình huống và nội dung câu chuyện: hoàn cảnh đáng thương của chú bé; câu chuyện vể một người mẹ phải âm thầm chịu đựng nhiều cay đắng, thành kiến tàn ác.- Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng : xót xa, tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, tình yêu thương nồng nàn, thắm thiết. Cách thể hiện của tác giả: kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và bộc lộ cảm xúc; các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh đều gây ấn tượng, giàu sức gợi cảm; lời văn nhiều khi mê say khác thường như được viết trong dòng cảm xúc dạt dào. Nêu ý nghĩa của văn bản trên? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý. Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. 2. Cuộc gặp gỡ cảm động của hai mẹ con cậu bé Hồng: - Khi gặp mẹ: + Đuổi theo xe, gọi bối rối “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, trèo lên xe, ríu cả chân, ……”. +“Khác gì… giữa sa mạc” à Hình ảnh có ý nghĩa sâu Sắc. ð Nỗi khát khao được gặp mẹ thật mãnh liệt. - Khi ở trong lòng mẹ: + Như mê man trong hương vị ngọt ngào của tình mẫu tử. + Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt… + Cảm giác vui sướng, rạo rực… à Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ. 3. Nghệ thuật: - Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực. - Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật. 4. Ý nghĩa văn bản: -Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người. 4.4:Tôûng kết  Câu hỏi 1: Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích? A. Là một chú bé chịu nhiều nổi đau mất mát. B. Là chú bé dễ xúc động, tinh tế, nhạy cảm. C. Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến với mẹ. D. Cả A, B, C. l Đáp án: D  Câu hỏi 2:Ý nào không nói lên nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích? A. Giàu chất trữ tình B. Miêu tả tâm lí đặc sắc. C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm. D. Dùng hình ảnh so sánh độc đáo. l Đáp án: C 4.5:Hướng dẫn học tập: à Đối với bài học tiết này: - Học bài: học thuộc phần ghi nhớ, phân tích tâm trạng nhân vật tôi. - Làm bài tập 5. à Đối với bài học tiết sau: -Soạn bài “ Tức nước vỡ bờ” theo câu hỏi SGK. Đọc kĩ đoạn trích, tóm tắt đoạn trích. - Tìm hiểu: Nhân vật cai lệ, nhân vật chị Dậu. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV Ngữ văn 8. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. Tuần:2 - Tiết:7 Ngày dạy:27/8/2013 TRƯỜNG TỪ VỰNG Mục tiêu: Giúp học sinh: 1.1:Kiến thức : à Hoạt động 1: - HS biết: Tìm ví dụ về trường từ vựng. - HS hiểu: Hiểu khái niệm trường từ vựng. à Hoạt động 2: - HS hiểu : Vận dụng làm các bài tập về trường từ vụng. 1.2:Kĩ năng: - HS thực hiện được: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc hiểu và tạo lập văn bản. - HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng. 1.3:Thái độ: - HS có thói quen: Sử dụng trường từ vựng phù hợp trong nĩi viết. - HS có tính cách: Giáo dục học sinh yêu quý sự giàu đẹp của tiếng Việt. - Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. - Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng từ đúng nghĩa, trường nghĩa theo mục đích giao tiếp cụ thể. 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Thế nào là trường từ vựng. - Nội dung 2: Luyện tập. 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ về trườùng từ vựng. . Học sinh: Tìm hiểu khái niệm trường từ vựng, cho ví dụ và tìm hiểu các bài tập. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 8A1: 8A2: 8A3: 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ:  Câu hỏi : Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng? (2đ) l Đáp án: Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. Câu hỏi : Làm bài tập 5 SGK. Giáo viên kiểm tra vở bài tập (6đ) l Đáp án: Động từ nghĩa rộng: khóc. Động từ nghĩa hẹp: nức nở, sụt sùi. àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học:  Câu hỏi : Đối với bài học hôm nay, em đã chuẩn bị những gì? l Đáp án :Tìm hiểu khái niệm trường từ vựng, tìm ví dụ và tìm hiểu các bài tập. Giáo viên, học sinh nhận xét, chấm điểm. 4.3:Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết đi, chạy, nhảy,… là hoạt động dời chỗ, những từ đi chạy nhảy người ta gọi là trường từ vựng. Để hiểu thế nào là trường từ vựng tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu.( 1 phút) Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm trường từ vựng. ( 15 phút) Tìm xem trong văn bản “Trong lòng mẹ” có những từ nào chỉ những người ruột thịt của cậu bé Hồng? Thầy tôi, mẹ tôi, em tôi, cô tôi Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn văn SGK/21. Những từ in đậm trong đoạn văn trên có nét chung nào về nghĩa? Chỉ bộ phận của cơ thể con người. Giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm trường từ vựng. Thế nào là trường từ vựng? Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. GV diễn giảng: Cơ sở hình thành trường từ vựng có đặc điểm chung về nghĩa, không có đặc điểm chung về nghĩa thì không có trường từ vựng. Những từ đồng âm, nhiều nghĩa không bao giờ cùng một trường từ vựng. Tìm từ của một số trường từ vựng mà em biết? Tích hợp giáo dục môi trường: Tìm các trường từ vựng nói về môi trường. Ô nhiễm, trong lành…… Học sinh cho ví dụ. Giáo viên nhận xét, sửa chữa. GD HS ý thức bảo vệ sự trong sạch của môi trường , bảo vệ trường lớp sạch đẹp. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu một số điểm cần lưu ý Giáo viên gọi học sinh đọc mục lưu ý SGk/21, 22 và tóm lược các điều lưu ý đó. Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, diễn giảng. Hãy nhận xét về cấp độ của các trường từ vựng trên so với từ mắt? Nhỏ hơn . Ta có thể vẽ sơ đồ của trường từ vựng mắt được không? Cho học sinh vẽ sơ đồ. Từ sơ đồ trên em hãy cho biết nó giống với bài nào đã học? Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Em có nhận xét gì về từ loại của các trường từ vựng trên? Danh từ, động từ, tính từ. Hãy so sánh từ ngọt trong các ví dụ sau? a. Giọng nói ngọt à âm thanh b. Cái bánh ngọt à mùi vị. c. Rét ngọt à thời tiết. Ta rút ra nhận xét gì về từ ngọt trong ba trường từ vựng trên? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét, diễn giảng. Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ SGK Từ in đậm thường áp dụng cho đối tượng nào trong cuộc sống? Chỉ con người. Ở đây tác giả dùng để chỉ đối tượng nào?.Đây là phép tu từ nào đã học? Tác giả chuyển từ trường “người” sang “thú vật”. Nhân hoá. Giáo viên gọi học sinh cho ví dụ về các lưu ý trên. ĩ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng từ đúng nghĩa/ trường nghĩa theo mục đích giao tiếp cụ thể. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập. ( 15 phút) Hãy đặt trên trường từ vựng cho mỗi dãy từ đã cho? Các từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc trường từ vựng nào? Xếp các từ đã cho vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng sau? Trong đoạn thơ đã cho, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào? I. Thế nào là trường từ vựng: - Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. - VD: -Trường “Dụng cụ nấu nướng”: Nồi, xoong, bếp… - Trường “Chỉ số lượng”: vài, mấy, những, ít, nhiều,… Lưu ý: - Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. - Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại. - Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. - Trong thơ văn, trong cuộc sống ta chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính sáng tạo của ngôn từ. VD: Trường Hoạt động người + Hoạt động trí tuệ: nghĩ, nghiền ngẫm, phán đoán. + Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, ngó, ngửi, nếm, nghe, sờ. + Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy. + Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, nằm. Luyện tập: 2.a.Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản. b. Dụng cụ để đựng. c. Hoạt động của chân. d. Trạng thái tâm lí. e. Tính cách. g. Dụng cụ để viết. 3: Thái độ. 4.- Khứu giác: mũi, thơm, điếc, thính. - Thính giác: tai, nghe, thính, điếc, rõ. 6. Chuyển trường từ vựng “Quân sự” sang trường từ vựng “Nông nghiệp”. 4.4:Tôûng kết: ( 5 phút) ơ Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài tập:  Câu hỏi 1: Thế nào là trường từ vựng? A. Là tập hợp các từ có chung cách phát âm. B. Là tập hợp các từ có cùng từ loại. C. Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. l Đáp án: C Câu hỏi 2: Từ: trao đổi, mua bán, sản xuất xếp vào trường từ vựng nào? A. Hoạt động kinh tế. B. Hoạt động chính trị. C. Hoạt động văn hoá. D. Hoạt động

File đính kèm:

  • doctuan 2.doc
Giáo án liên quan