Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 19 Tóm tắt văn bản tự sự

I. Mục tiêu bài học

1. Mục tiêu chung

- Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức

- Hiểu và nắm được mục đích và cách thức tóm tắt VB tự sự.

b. Kĩ năng

- Đọc, hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của VBTS

- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khãi quát và tòm tắt chi tiết

II. Kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài

1. Kĩ năng tư¬ duy sáng tạo

2. Kĩ năng giao tiếp

3. Kĩ năng tự nhận thức

4. Kĩ năng giải quyết vấn đề

5. Kĩ năng lắng nghe tích cực

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2.Học sinh: Đọc lại một số văn bản tự sự đã học

IV. Ph¬ương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm)

- Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thông báo giải thích, thảo luận nhóm.

V. Các b¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ước lên lớp.

1. Ổn định lớp( 1’)

2. Kiểm tra đầu giờ( 4’).

* BC: Hãy nêu các cách liên kết các đoạn văn trong văn bản?

* Trả lời:

- Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn (Quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập tương phản, tổng kết, khái quát.)

- Dùng câu nối.

* BM: Kiểm tra vở soạn của học sinh.

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động

* Khởi động

GV: Đưa ra tình huống sau:

 Nam và Hải vừa xem xong tập 1 của bộ phim Tây Du Kí.

 Hải bảo Nam:

 - Phim này hay thế, không biết sau này con khỉ đó sẽ sống như thế nào nhỉ?

Nghe thấy thế Nam liền bảo:

 - Tớ đọc truyện Tây Du Kí này rồi.

 - Thế bạn kể cho tớ nghe đi. Hải rối rít.

HS: Đọc tình huống kia trên BP.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9754 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 19 Tóm tắt văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/9/2013 Ngày giảng: 8A, 8B: 27/9/2013 TIẾT 19: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học 1. Mục tiêu chung - Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự. 2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng a. Kiến thức - Hiểu và nắm được mục đích và cách thức tóm tắt VB tự sự. b. Kĩ năng - Đọc, hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của VBTS - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khãi quát và tòm tắt chi tiết II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tư duy sáng tạo 2. Kĩ năng giao tiếp 3. Kĩ năng tự nhận thức 4. Kĩ năng giải quyết vấn đề 5. Kĩ năng lắng nghe tích cực III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2.Học sinh: Đọc lại một số văn bản tự sự đã học IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm) - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thông báo giải thích, thảo luận nhóm. V. Các bước lên lớp. 1. Ổn định lớp( 1’) 2. Kiểm tra đầu giờ( 4’). * BC: Hãy nêu các cách liên kết các đoạn văn trong văn bản? * Trả lời: - Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn (Quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập tương phản, tổng kết, khái quát....) - Dùng câu nối. * BM: Kiểm tra vở soạn của học sinh. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Khởi động GV: Đưa ra tình huống sau: Nam và Hải vừa xem xong tập 1 của bộ phim Tây Du Kí. Hải bảo Nam: - Phim này hay thế, không biết sau này con khỉ đó sẽ sống như thế nào nhỉ? Nghe thấy thế Nam liền bảo: - Tớ đọc truyện Tây Du Kí này rồi. - Thế bạn kể cho tớ nghe đi. Hải rối rít. HS: Đọc tình huống kia trên BP. H: Để đáp ứng y/c của Hải, Nam phải làm gì? - Kể lại câu chuyện đó cho Hải nghe. H: Câu chuyện đó rất dài, vậy khi kể cho Hải nghe, Nam phải kể ntn? - Dùng lời của mình kể một cách ngắn gọn. GV: n/x, khái quát dẫn vào bài: Cách kể của bạn Nam chính là tóm tắt văn bản. Vậy tóm tắt VB tự sự là gì? Yêu cầu của một văn bản tóm tắt ntn và cách tóm tắt VB tự sự ra sao? * Hoạt động 1: Hình thành KT mới. - Mục tiêu Hiểu và nắm được mục đích và cách thức tóm tắt VB tự sự. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính H: Trong CS hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì em phải làm gì? - Tóm tắt. H: Trong VB tự sự, yếu tố quan trọng nhất là gì? - SV và nhân vật chính. H: Ngoài những yếu tố ấy, TP’ tự sự còn có những yếu tố nào khác? - Miêu tả, biểu cảm và các nhân vật phụ. H: Khi tóm tắt VB tự sự các em dựa vào những yếu tố nào là chính? (Nhân vật chính - SV chính) H: Nếu tóm tắt VB Lão Hạc, em sẽ tóm tắt sự việc nào? Nhân vật nào? - Nhân vật Lão Hạc, ông giáo - SV: Gia cảnh nhà Lão Hạc. Tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu vàng. Cái chết của Lão. HS: Đọc tình huống SGK Tr60. H: Từ gợi ý trên, theo em, thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Lựa chọn câu trả lời đúng và giải thích tại sao em chọn phương án ấy? - HS: Thảo luận nhóm 4(2p). - 2 nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, GV kết luận. GV: Vậy yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt và cách tóm tắt VB tự sự ntn? (Chuyển ý). HS: Đọc VB tóm tắt SGK Tr60 H: Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? -> VB “Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” H: Dựa vào đâu mà em nhận ra được điều đó? -> Dựa vào các nhân vật, sự việc, chi tiết tiêu biểu...đã được nêu trong văn bản tóm tắt. H: Văn bản tóm tắt trên có nêu được các nội dung chính của truyện “Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” không? vì sao? -> Đã nêu được nội dung, nhân vật, sự việc chính của câu chuyện. H: So sánh VB tóm tắt trên với VB ST - TT ở lớp 6 em đã học? (Độ dài, số lượng nhân vật, SV, lời văn) HS: Thảo luận nhóm 2 câu hỏi trên (4p) 2 nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét. GV: KL. GV: Nhắc lại những ý trên. -> Số lượng nhân vật và sự việc ít hơn trong VB gốc vì người tóm tắt chỉ lựa chọn các nhân vật chính và những sự việc quan trọng. H: Từ việc tìm hiểu các VD trên, em hãy cho biết các yêu cầu đối với 1 VB tóm tắt? HS: Trả lời. GV chốt lại: VB tóm tắt phải đáp ứng đúng mục đích & yêu cầu cần tóm tắt; phải đảm bảo tính khách quan, tính hoàn chỉnh, tính cân đối (GV giảng rõ nó thể hiện như thế nào.) Để đảm bảo các yêu cầu trên, chúng ta sẽ phải tiến hành tuần tự các bước như thế nào? GV: Đưa ra văn bản tóm tắt “Tức nước vỡ bờ” lộn xộn một số ý: (bảng phụ) HS: Đọc. - Anh Dậu bị ốm lề rề, chưa kịp ăn bát cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập tới quát tháo(1). Chị Dậu van xin nhưng cai lệ không những không động lòng mà còn chửi mắng thậm tệ (2). Anh Dậu hoảng sợ lăn ra bất tỉnh (3).Chị nhẫn nhịn van xin nhưng tới khi chúng xông đến trói anh Dậu và đánh chị, chị vùng lên quyết liệt(4). Cuối cùng chị đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng(5). Hành động của chị thể hiện có áp bức, có đấu tranh(6). H: Văn bản trên tóm tắt từ văn bản nào? Vì sao cô lại tóm tắt được như vậy? - Đọc kĩ VB; XĐịnh được chủ đề; nắm nội dung) H: Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp các sự việc của văn bản tóm tắt trên? HS: Thảo luận nhóm 4 (2’) - Đại diện nhóm trình bày và n.xét - GVKL ghi nhận xét. + Các sự việc sắp xếp chưa hợp lí: 3->2… + Câu 6 là lời bình luận, không nên cho vào VB tóm tắt). H: Để tóm tắt đựơc văn bản trên, em cần phải thực hiện những bước nào? HS: TL GV: Chốt. H: Qua tìm hiểu các bài tập, hãy cho biết thế nào là tóm tắt VB tự sự? Yêu cầu đối với 1 VB tóm tắt? Các bước tóm tắt VB tự sự? HS : TL. GV : Khái quát rút ra ghi nhớ. HS : Đọc ghi nhớ – > khái quát nội dung chính. GV : Chốt KTCB. GV : Đưa ra BT nhanh: H: H·y ghi l¹i nh÷ng nh©n vËt chÝnh vµ sự việc tiêu biểu trong truyện “Thánh Gióng”(NV6 tập1). HS : Làm BT vào vở. 1 HS đứng dậy làm bài GV : Ghi bảng. * Nhân vật chính: Thánh Gióng, bà mẹ. * Sự việc chính: - Sự ra đời kì lạ của Gióng. - Chú bé lên ba tuổi mà không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đó. - Nghe tiếng sứ giả, Gióng cất tiếng nói. - ăn khoẻ, lớn nhanh như thổi. - Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, cưỡi ngựa đánh tan giặc Ân rồi trở về trời. I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự * Bài tập : (SGK Tr60) - Lựa chọn đáp án b: Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của VB. II. Cách tóm tắt VB tự sự 1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt: * Bài tập : (SGK Tr60) - Dung lượng: ngắn hơn. - Lời văn: là lời của người viết tóm tắt chứ không trích nguyên văn từ tác phẩm. - Số lượng nhân vật và sự việc: ít hơn. - Nội dung: không sai lệch. Đảm bảo ND chính. 2 .Các bước tóm tắt VB: - Để tóm tắt được văn bản tự sự phải: - Đọc kỹ VB - Xác định chủ đề của văn bản - Xác định ND chính ( XĐ SV tiêu biểu, nhân vật quan trọng) - Sắp xếp ND, SV theo trình tự hợp lý và viết bài tóm tắt bằng lời văn của mình. III. Ghi nhớ: (SGK Tr61). 4. Củng cố: 3’ Theo em chất lượng của 1 VB tóm tắt TP’ tự sự thường thể hiện ở những tiêu chuẩn nào? Chất lượng của 1 VB tóm tắt TP’ tự sự thường thể hiện ở các tiêu chuẩn : - Đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu tóm tắt. - Đảm bảo tính khái quát, trung thành với VB được tóm tắt. Không xen các ý kiến bình luận, khen chê. - Đảm bảo tính hoàn chỉnh: Giúp người đọc hình dung toàn bộ câu chuyện (Mở đầu – PT’ – Kết thúc). - Đảm bảo tính cân đối. 5. Hướng dẫn học bài: 2’ - Nắm chắc KN tóm tắt VB, yêu cầu văn bản tóm tắt, các bước tóm tắt VB - Chuẩn bị bài luyện tập Tóm tắt văn bản. Đọc kỹ BT 1, 2, 3. Viết VB T2 bằng lời văn của mình khoảng 10 dòng (Tóm tắt VB Lão Hạc, VB Tức nước)

File đính kèm:

  • docTiet 19.doc