I. Mục tiêu bài học:
*Mục tiêu cần đạt
- Củng cố thêm kiến thức về văn tự sự đã học.
* Trọng tâm kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức.
- Biết được các lỗi mắc phải trong quá trình làm bài và cách sửa các lỗi đó.
- Biết được những ưu và nhược điểm của mình trong viết văn.
2. Kĩ năng:
- Biết cách sửa các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, trình bày mắc phải trong quá trình viết bài tập làm văn.
II- Kĩ năng sống:
1- Kĩ năng tự nhận thức.
2- Kĩ năng tự tin
3- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
4- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
5- Kĩ năng giao tiếp.
III- Chuẩn bị.
1- GV: Chấm bài
2- HS: Lập dàn bài đề bài viết số 1
IV- Phư¬ơng pháp/kĩ thuật dạy học.
- Quy nạp/ động não.
- Thảo luận nhóm/ trình bày một phút.
V- Tổ chức giờ học:
1- Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ. (2’)
H: Hãy trình bày các yêu cầu khi viết một bài văn?
Trả lời: Các yêu cầu khi làm một bài tập làm văn.
- Đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Kiểm tra lại.
3- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Khởi động.
H: Trong một văn bản tự sự cần chú ý đến yêu cầu gì?
- Trong một văn bản tự sự cần chú ý đến SV và NV.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 21 Trả bài tập làm văn số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/ 09/ 2012
Ngày giảng: 8A: 30/9, 8B: 2/10/2013
TIẾT 21: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. Mục tiêu bài học:
*Mục tiêu cần đạt
- Củng cố thêm kiến thức về văn tự sự đã học.
* Trọng tâm kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức.
- Biết được các lỗi mắc phải trong quá trình làm bài và cách sửa các lỗi đó.
- Biết được những ưu và nhược điểm của mình trong viết văn.
2. Kĩ năng:
- Biết cách sửa các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, trình bày mắc phải trong quá trình viết bài tập làm văn.
II- Kĩ năng sống:
1- Kĩ năng tự nhận thức.
2- Kĩ năng tự tin
3- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
4- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
5- Kĩ năng giao tiếp.
III- Chuẩn bị.
1- GV: Chấm bài
2- HS: Lập dàn bài đề bài viết số 1
IV- Phương pháp/kĩ thuật dạy học.
- Quy nạp/ động não.
- Thảo luận nhóm/ trình bày một phút.
V- Tổ chức giờ học:
1- Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ. (2’)
H: Hãy trình bày các yêu cầu khi viết một bài văn?
Trả lời: Các yêu cầu khi làm một bài tập làm văn.
- Đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Kiểm tra lại.
3- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Khởi động.
H: Trong một văn bản tự sự cần chú ý đến yêu cầu gì?
- Trong một văn bản tự sự cần chú ý đến SV và NV.
GV dẫn vào bài:
Trong VB tự sự phải chú ý đến SV (tiêu biểu) và nhân vật, sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự. Nhưng cần có yếu tố miểu tả, biểu cảm cho phù hợp…
* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu đề và xây dựng dàn bài và chữa bài
- Mục tiêu
- Biết được các lỗi mắc phải trong quá trình làm bài và cách sửa các lỗi đó.
- Biết được những ưu và nhược điểm của mình trong viết văn.
- Nhận diện được những lỗi sai và sửa được lỗi.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HS: Đọc lại đề bài GV chép đề lên bảng.
H: Em hãy xác định nội dung, thể loại, phạm vi của đề?
HSTL
GV: Chốt.
GV: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
H: Hãy xây dựng dàn ý chi tiêt cho đề bài trên?
Lưu ý: Xác định rõ trình tự kể. Chọn những kỷ niệm nổi bật tiêu biểu để kể. Chú ý xen yếu tố biểu cảm miêu tả.
HS: Thảo luận nhóm lớn 4 phút.
HS: Đại diện một nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét. -> kết luận.
HS: Xem bài làm của mình, đối chiếu với dàn ý trên bảng.
GV: Gọi 3 hs thuộc 3 đối tượng tự đánh giá, nhận xét ưu điểm, nhược điểm bài viết của mình
GV: Nhận xét chung bài viết của HS.
1. Ưu điểm
* Về hình thức:
Đa số trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, rõ bố cục.
* Về nội dung:
- Hiểu yêu cầu của đề, biểu đạt đúng phương thức.
- Làm sáng tỏ nội dung câu chuyện, diễn đạt trôi chảy.
2. Hạn chế
* Hình thức:
Một số trình bày bẩn, còn dùng bút xoá, chữ viết ẩu, bố cục chưa rõ ràng.
* Nội dung:
- Còn nhiều HS chữ viết quá cẩu thả, thiếu dấu, thiếu nét, sai nhiều lỗi chính tả .
Nhiều HS diễn đạt lủng củng, chưa rõ ý.
- Nhiều HS chưa biết tách đoạn văn mà chỉ đơn thuần viết thành một đoạn ở phần thân bài:
- Dùng nhiều câu sai (Chưa có thành phần câu).
- Bài viết của nhiều HS sơ sài, kỉ niệm không đáng để nhớ
- Các đoạn văn không liên kết với nhau.
- Nhiều bài viết sơ sài, diễn đạt hạn chế chưa biết tách đoạn hợp lý.
- Tách thành nhiều đoạn văn nhưng cùng một nội dung.
GV sử dụng kĩ thuật khăc trải bàn
H: Hãy tổng hợp các lỗi, tìm hướng sửa chữa và trình bày trước lớp?
HS nêu lỗi của mình
HS các nhóm nêu lỗi, hướng sửa chữa.
GV NX, kết luận bằng bảng thống kê sau(BP)
* Đề bài: Kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học
I. XĐ yêu cầu của đề.
* Thể loại: tự sự.
*Nội dung:
- Đề bài: Kể lại kỷ niệm đáng nhớ về ngày đầu tiên đi học.
II. Lập dàn ý
* Mở bài
Tạo ra tình huống để kể lại kỉ niệm: Có thể nhân khi xem lại một đồ vật cũ, nhận được một bức thư, xem một cuốn phim....
* Thân bài
- Kể lại kỉ niệm đó một cách cụ thể ( kể về thầy cô, bạn bè, mái trường, tâm trạng của bản thân)
+Đêm trước ngày khai trường
+ Khi đến trường
+ Khi vào lớp học
+ Khi đón nhận giờ học đầu tiên
+ Kừt hợp giữa lời kể, miểu tả, biểu cảm.
3, Kết bài
Tình cảm , kí ức của em về buổi tựu trường đầu tiên ấy.
III. Nhận xét chung
1. Ưu điểm.
2, Hạn chế.
IV. Sửa lỗi.
Lỗi
Lỗi cụ thể
Chữa lỗi
Chính tả
Chong lớp, soa rịu, cảm súc, ra trơi, kỉ niệm diêng, nói truyện, giận giỗi, giản rị, giọng lói, chanh thủ, chụ cột, dèn luyện, kể truyện, dủ đi, chái xoan, xang nhà, dời tay, lơi ấy, mới sây, dản dị, chời mưa, núc lào, chưa hè, chước lớp, no nắng.
Trong lớp, xoa dịu, cảm xúc, ra chơi, kỉ niệm riêng, nói chuyện, giận dỗi, giản dị, giọng nói, tranh thủ, trụ cột, rèn luyện, kể chuyện, rủ đi, trái xoan, sang nhà, rời tay, nơi ấy, mới xây, giản dị, trời mưa, lúc nào, trưa hè, trước lớp, lo lắng.
Diễn đạt
- Tâm trạng của em khi bước vào lớp một, tâm trạng của em lúc này là rất nghẹn ngào
- Trong lòng cảm súc mới tâm hồn ai cũng có những kỷ niệm này đầu tiên đi học
- Ngày đầu tiên được đến trường là ngày được
ghi nhớ mãi của tuổi học trò và sẽ ghi nhớ trong lòng.
- Đôi mắt bà đen ngòm.
-Vẻ mặt bạn đầy uy nghiêm.
- Thầy giúp chúng tôi và như trở thành một người khác
- Tôi thì chả quên chỗ nào cả
- Cứ vào hàng năm cuối thu ở bên đường
- Những ngày ấy chắc chắn tôi chẳng muốn quên
- Khi bước vào trường những kỉ niệm dường như bị xóa sổ trong bộ nhớ, trong đầu óc tôi.
-Đầu tôi lại nhớ những ngày đầu tiên tới trường
Khi bước vào lớp, mọi vật đối với em rất lạ, lòng em đâm ra lo sợ vẩn vơ.
Tuổi thơ, tuổi học trò của mỗi chúng ta chắc ai cũng có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Nhưng với tôi kỷ niệm đáng nhớ nhất là kỷ niệm ngày đầu tiên đi học.
- Trong đời ai cũng trải qua một ngày bồi hồi nhớ nhung nhất trong đời và em đã trải qua ngày đó.ghi nhớ mãi của tuổi học trò và sẽ ghi nhớ trong lòng.
->Nhìn đôi mắt sâu thẳm ấy, cũng đủ biết cuộc đời bà nếm trải bao đắng cay…
-> nghiêm nghị.
-Thầy dạy chúng tôi và sau một thời gian tôi như trưởng thành hơn
- Tôi không thể nào quên
- Cứ vào độ cuối thu, lá cây bên đường lại rụng nhiều
- Những ngày tháng ấy tôi sẽ không bao giờ quên
- Khi bước vào trường những kỉ niệm một thời rong chơI cùng lũ bạn dường như chìm xuống nhường chỗ…..rường
- Lòng tôI lại xôn xao những kỉ niệm ngày đầu đến trường
GV: Gọi 2 học sinh có bài đạt điểm khá lên đọc
HS: Dưới lớp lắng nghe, nhận xét
GV: Khích lệ những bài làm tốt, động viên những bài
GV: Công bố điểm của học sinh. Lấy điểm vào sổ.
V. Công bố điểm
4. Củng cố (4’)
- Nhắc lại yêu cầu đối với bài văn TS .
- Cách xây dựng đoạn văn trong bài văn.
- GV gọi điểm vào sổ.
5. Hướng dẫn học bài ( 1’)
- Ôn tập để nắm vững cách làm bài văn tự sự xen yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Chuẩn bị bài : Cô bé bán diêm (đọc, tóm tắt vb, tìm hiểu về tg và tp, tìm bố cục, tìm hiểu vb).
File đính kèm:
- Tiet 21.doc