Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 94 Bài 23 Hịch tướng sĩ (tiếp theo)

A. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của hịch tướng sĩ. Hịch tướng sĩ là một trong những áng văn chính luận xuất sắc nhất của nước ta thời trung đại, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu cảm xúc,có sức lôi cuốn mạnh mẽ.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng bài học để viết văn nghịluận, có sự kết hợp giữa tư duy lo-gic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc.

B. Chuẩn bị

 * Thầy: SGK, SGV, TKBG.

 * Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

 - KN nhận thức. - KN đặt mục tiêu.

 - KN tư duy sáng tạo. - KN ra quyết định.

D. Tổ chức hoạt động dạy và học

 1)Ổn định tổ chức: (1 phút) 8A1

 8A2

 2) Kiểm tra bài cũ (5 phút)

* Đọc thuộc lòng đoạn văn “ huống chi. cũng chẳng kém gì’’

* Nội dung của đoạn văn này là gì ? Mục đích ?

- Nội dung: Tố cáo tội ác của kẻ thù, khơi gợi lòng yêu nước căm thù giặc

- Mục đích: Khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

 3)Bài mới:

Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình

* Giới thiệu bài:

Tháng 9/ 1284 trong cuộc duyệt binh lớn đông Thăng Long (Bình Than) Quốc công tiết chế, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn công bố bài Dụ chư tì tướng hịch văn – Hịch tướng sĩ để khích động tinh thần yêu nước, trung nghĩa, quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ dưới quyền, kêu gọi họ ra sức học tập binh thư (Binh thư yếu lược cũng do Trần Quốc Tuấn soạn), rèn luyện quân sĩ, sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3446 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 94 Bài 23 Hịch tướng sĩ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29 / 1 / 2013 Ngày giảng 8A1 8A2 Tiết 94 - Bài 23 – Tiếp theo. Văn bản HỊCH TƯỚNG SĨ (Trần Quốc Tuấn) A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của hịch tướng sĩ. Hịch tướng sĩ là một trong những áng văn chính luận xuất sắc nhất của nước ta thời trung đại, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu cảm xúc,có sức lôi cuốn mạnh mẽ. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng bài học để viết văn nghịluận, có sự kết hợp giữa tư duy lo-gic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm. 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc. B. Chuẩn bị * Thầy: SGK, SGV, TKBG. * Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài. C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - KN nhận thức. - KN đặt mục tiêu. - KN tư duy sáng tạo. - KN ra quyết định. D. Tổ chức hoạt động dạy và học 1)Ổn định tổ chức: (1 phút) 8A1 8A2 2) Kiểm tra bài cũ (5 phút) * Đọc thuộc lòng đoạn văn “ huống chi... cũng chẳng kém gì’’ * Nội dung của đoạn văn này là gì ? Mục đích ? - Nội dung: Tố cáo tội ác của kẻ thù, khơi gợi lòng yêu nước căm thù giặc - Mục đích: Khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ. 3)Bài mới: Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình * Giới thiệu bài: Tháng 9/ 1284 trong cuộc duyệt binh lớn đông Thăng Long (Bình Than) Quốc công tiết chế, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn công bố bài Dụ chư tì tướng hịch văn – Hịch tướng sĩ để khích động tinh thần yêu nước, trung nghĩa, quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ dưới quyền, kêu gọi họ ra sức học tập binh thư (Binh thư yếu lược cũng do Trần Quốc Tuấn soạn), rèn luyện quân sĩ, sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 3 (27 phút) Tìm hiểu văn bản (Tiếp) Mục tiêu: Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, bình giảng. Kĩ thuật: Tư duy động não. Cho H/s đọc tiếp đoạn 2 * Thái độ của TQT được t/g bày tỏ qua những hình ảnh nào? Ta thường tới bữa quên ăn…..cũng vui lòng. * Đoạn văn có gì đặc sắc về nghệ thuật? - Sử dụng nhiều dấu phấy, nhiều động từ chỉ thái độ tâm lý, hành động mãnh liệt. - Mạch văn được cắt thành những câu đối xứng, mỗi vế 4 từ như những đợt sóng trào. Hình ảnh so sánh, bút pháp phóng đại. * Thái độ của TQT như thế nào? * Tác giả bộc bạch thái độ và hành động của mình nhằm mục đích gì? - Cho H/s đọc đoạn 3 * Mối ân tình được dựa trên cơ sở nào? - Quan hệ chủ- tướng và quan hệ cùng cảnh ngộ. + “ Các ngươi – ta”-> QH chủ tướng phân minh. +  “không có...” ; “ lúc...cùng”-> chăm sóc ân cần cùng đồng cam cộng khổ( cùng cảnh ngộ) * Tác giả nhắc lại mối ân tình của mình với tướng sĩ có tác dụng gì? * Tác giả đã phê phán những thái độ sống sai lầm nào của tướng sĩ? + Không biết lo, không biết nhục, tức ->Bàng quan. + Chọi gà, nghe nhạc....-> hưởng lạc . + Vợ con, lo làm giàu....-> vị kỉ * Đó là lối sống như thế nào? * Lối sống ấy sẽ gây hậu quả gì? + Thái ấp, bổng lộc, gia quyến, vợ con..... * Tác giả phê phán với thái độ như thế nào? + Khi dùng cách nói thẳng gần như xỉ mắng” không biết nhục, không biết lo”; khi dùng cách nói mỉa mai, chế giễu. * Cách nói mỉa mai, chế giễu có tác dụng gì? + Cho họ tức khí, muốn chứng minh tài năng, phẩm chất của mình. * Em có nhận xét gì về 2 viễn cảnh: Đầu hàng- thất bại- mất cả Chiến đấu- thắng lợi - được cả chung và riêng.? * Cùng với việc phê phán thái độ, hành động sai tác giả đã nêu ra những cái đáng nên làm? - Cho H/s đọc đoạn 4. * Đề ra nhiệm vụ cấp bách gì? * Tại sao phải học tập binh thư? - BTYL: Những binh pháp nổi tiếng của nhà cầm quân. - TQT là tướng giỏi – tác giả. - Đất nước đang đứng trước nạn ngoại xâm. - Tướng sĩ muốn cầu an hưởng lạc. * Thái độ của TQT được thể hiện qua những hình ảnh nào? Theo lời ta à đạo thần chủ Trái lời taà Nghịch thù. * Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của bài hịch? + Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước. + Khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa thủy chung. + Khích lệ ý thức lập công danh, xả thân vì nước. + Khích lệ lòng tự trọng, liêm xỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, đúng. => Khích lệ lòng yêu nước, bất khuất, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. * Em có nhận xét gì về ND và NT của bài “ Hịch tướng sĩ”? II. Tìm hiếu văn bản ( tiếp) 2. Tội ác của giặc và mối ân tình chủ tướng. b. Nỗi lòng tác giả - Hành động : Quên ăn, mất ngủ. - Thái độ : Uất ức, căm tức khi chưa trả thù được, sẵn sàng hi sinh để rửa nhục cho đất nước. -> Tấm gương yêu nước bất khuất. - Tác dụng : Động viên to lớn đối với tướng sĩ. c. Mối ân tình chủ- tướng. - Quan hệ  chủ tướng : khích lệ tinh thần trung quân ái quốc. - Quan hệ cùng cảnh ngộ : Khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung. => Khích động ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ mỗi người đối với lẽ vua- tôi cùng như đối với tình cốt nhục. - Phê phán : - Phê phán lối sống bàng quan, hưởng lạc, vô trách nhiệm. => Hậu quả : tai hại khôn lường. - Thái độ: Vừa chân tình chỉ bảo, vừa phê phán nghiêm khắc. - Những việc đáng nên làm: Cảnh giác, luyện tập. 3. Nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu. - Khuyên tướng sĩ học tập binh thư. - Giọng điệu vừa thiết tha, vừa nghiêm túc ® động viên ý chí và quyết tâm chiến đấu. à Thái độ : Cương quyết, rõ ràng. Quyết tâm chiến đấu chiến thắng kẻ thù. Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. - Nghệ thuật: Đây là một áng văn chính luận xuất sắc có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết , có sức lôi cuốn mạnh mẽ. * Ghi nhớ ( sgk-61) Hoạt động 4 (5 phút) Luyện tập Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản Phương pháp: Thực hành Kĩ thuật: Động não - Cho HS hoạt động nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - NHóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập. - GV đánh giá. Cho điểm khuyến khích. III. Luyện tập Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch. 4. Củng cố (3 phút) * Khái quát lập luận của bài Hịch tướng sĩ! - Đó là khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng: - Khích lệ ý chí lập công, lưu danh sử sách bằng cách nêu gương các trung thần nghĩa sĩ. - Khích lệ tinh thần bầy tôi của đạo thần - chủ bằng cách nêu gương bản thân chủ tướng và gợi lại ân nghĩa của chủ tướng. - Khích lệ lòng căm thù, tự tôn, tự hào dân tộc bằng cách nêu rõ tình hình đất nước và tội ác của kẻ thù. - Khích lệ lòng tự trọng cá nhân, trách nhiệm của người tướng trước tình cảnh đất nước bằng cách phê phán những biểu hiện sai trái và chỉ rõ những biểu hiện đúng đắn. à Tất cả nhằm vào mục đích khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, bất khuất, quyết chiến quyết thắng; đánh bạt tư tưởng trù chừ, do dự, thờ ơ, bàng quan để sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu sinh tử với giặc mạnh xâm lược. 5.Hướng dẫn HS học bài ( 2 phút) - Học thuộc bài, học thuộc lòng đoạn văn mà em thích nhất - Làm bài tập 2 / 61 - Chuẩn bị bài : Hành động nói. * RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet 94Van ban HICH TUONG SI(1).doc