Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 22 Cô bé bán diêm

I. Mục tiêu bài học

* Mục tiêu chung

 - Biết đọc- hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.

 - Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc-xen qua một số tác phẩm tiêu biểu.

* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.

1. Kiến thức.

- Những hiểu biết bước đầu về người kể chuyện cổ tích An-đéc-xen.

- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực, mộng tưởng trong tác phẩm.

- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.

2. Kĩ năng.

- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.

- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau)

- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

3. Thái độ.

- Biết đồng cảm với những em bé có những cảnh đời nghèo khổ, bất hạnh.

II. Kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài

1. Kĩ năng tư¬ duy sáng tạo

2. Kĩ năng giao tiếp

3. Kĩ năng tự nhận thức

4. Kĩ năng giải quyết vấn đề

5. Kĩ năng lắng nghe tích cực

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2.Học sinh: Đọc tóm tắt văn bản

IV. Ph¬ương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm)

- Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi mở, phân tích và giảng bình, nêu vấn đề, tái hiện.

IV. Các b¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ước lên lớp.

1. Ổn định lớp( 1’)

2. Kiểm tra đầu giờ (3’):

* Bài cũ: Trình bày những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản Lão Hạc?

* DKTL:

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4452 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 22 Cô bé bán diêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/9/2013 Ngày giảng: 8A: 01/10, 8B: 4/10/2013 TIẾT 22 - Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM - An - đéc – xen- I. Mục tiêu bài học * Mục tiêu chung - Biết đọc- hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện. - Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc-xen qua một số tác phẩm tiêu biểu. * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức. - Những hiểu biết bước đầu về người kể chuyện cổ tích An-đéc-xen. - Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực, mộng tưởng trong tác phẩm. - Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh. 2. Kĩ năng. - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm. - Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện. 3. Thái độ. - Biết đồng cảm với những em bé có những cảnh đời nghèo khổ, bất hạnh. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tư duy sáng tạo 2. Kĩ năng giao tiếp 3. Kĩ năng tự nhận thức 4. Kĩ năng giải quyết vấn đề 5. Kĩ năng lắng nghe tích cực III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2.Học sinh: Đọc tóm tắt văn bản IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm) - Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi mở, phân tích và giảng bình, nêu vấn đề, tái hiện. IV. Các bước lên lớp. 1. Ổn định lớp( 1’) 2. Kiểm tra đầu giờ (3’): * Bài cũ: Trình bày những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản Lão Hạc? * DKTL: + Nghệ thuât. - Kết hợp tốt tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, khách quan. - Xây dựng nhân vật: tiêu biểu, điển hình. - Kết hợp triết lí và trữ tình. + Nội dung - Phản ánh hiện thực số phận người nông dân VN trước CMT8 thông qua tình cảnh của LH - Thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của một con người. * BM: Kiểm tra vở soạn của HS 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học * Khởi động H: Vào mỗi ngày tết trong năm (như Trung thu, tết Nguyên Đán…) em thường ước ao điều gì? Hs: Thường ước được những món quà, được ấm cúng bên gia đình…. GV: Mỗi dịp tết đến xuân về mỗi chúng ta ai cũng mong muốn được ấm cúng bên gia đình, mong được những người thân trong gia đình quan tâm, yêu thương. Tưởng như điều giản dị ấy có được thật đơn giản. Nhưng không, trong cuộc sống có vô vàn những người không bao giờ nhận được sự quan tâm của người thân ngay cả đó là những ngày quan trọng trong năm như ngày lễ, ngày tết mà vẫn cô đơn nơi đướng vắng. Một trong những người chịu cảnh đó là em bé bán diêm. Để tìm hiểu cụ thể ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản “Cô bé bán diêm”. * Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu văn bản - Mục tiêu + Hiểu được gia cảnh và cảnh ngộ của cô bé bán diêm. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV hướng dẫn đọc: Giọng chậm, tình cảm. Chú ý phân biệt cảnh thực và cảnh ảo trong và sau từng lần cô bé quẹt diêm. GV đọc mẫu. Gọi 3 HS đọc vb - Nhận xét GV: Nhận xét, uấn nắn. H: Hãy tóm tắt lại ngắn gọn văn bản? HS: Tóm tắt, nhận xét. GV: Nhận xét, tóm tắt lại GV: Định hướng H: Nêu những hiểu biết của về nhà văn An- đéc-xen? HS: TL. GV: Chắt lọc, ghi bảng. GV bổ xung: An - đec – xen (1805 – 1875) sinh ra trong một gia đình nghèo, bố làm nghề thợ giầy, ngay từ nhỏ ông đã ham thích văn thơ nhưng được học hành rất ít. Năm 1819 ông lên thủ đô Cô-pen-Ha-Ghen thực hiện ước mơ làm nhà thơ, nhà soạn kịch nhưng không thành. Năm 1822 nhờ sự giúp đỡ của một giám đốc nhà hát, ông được đi học thêm và đõ tú tài (1827) vào đại học (1828) sau đó in một số tác phẩm và người đọc bắt đầu biết đến ông. - Truyện ngắn của An-đéc-xen nhẹ nhàng, giàu tính sáng tạo và giá trị nhân đạo sâu sắc - Đan Mạch chọn An-đéc-xen là biểu tượng, tự gọi là đất nước của An-đéc-xen, của những nàng tiên cá nhỏ. GV: Định hướng H: Vb được sáng tác vào thời gian nào? Thể loại gì, kiểu vb nào? - Thể loại: Truyện ngắn - Kiểu văn bản: tự sự. H: Trong số các chú thích trong sgk chú thích nào quan trọng? Vì sao? HS: TL nhóm đôi/2’. Báo cáo. Các nhóm phản biện. GV n/x, chốt GV: Hướng dẫn HS giải nghĩa của các chú thích trên. GV: lưu ý cho hs một số chú thích. H: Xác định bố cục của văn bản? ND từng phần? HS: Thảo luận nhóm 5/3’ ghi ra bảng nhóm. HS: Các nhóm treo bảng. Các nhóm theo dõi chéo. (3-2, 4-5, nhóm 1 báo cáo) Đại diện nhóm 1 báo cáo. Các nhóm khác quan sát, phản biện. GV: Nhận xét ->Khái quát. 1. Từ đầu đến cứng đờ ra : Hoàn cảnh của cô bé bán diên 2. Tiếp đến Thượng đế : Các lần quẹt diêm và mộng tưởng. 3. Còn lại : Cái chết của cô bé. H: Văn bản được kể theo trình tự nào? - Kể theo trình tự thời gian và sự việc.Tác giả sử dụng cách kể phổ biến của truyện cổ tích.) H: Trong truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tại sao? - Người cha, cô bé, bà nội....những người qua đường. H: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? Vì sao? - Tự sự, kết hợp với miêu tả và biểu cảm... HS: Theo dõi phần 1VB. H: Tìm những chi tiết giới thiệu về gia cảnh của cô bé bán diêm? HS: Thảo luận nhóm đôi 2’- > Báo cáo. Nhóm khác bổ sung. GV: Ghi bảng những nội dung học sinh báo cáo. *Gia cảnh: + Nhà nghèo + Mồ côi mẹ, sống với cha và bà nội. + Cha khó tính, nghiện rượu + Bà nội qua đời + Nơi ở là một xó tối tăm. GV giảng: Mẹ mất sớm. Đó là một thiệt thòi lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Và không may cho cô bé, em phải mồ côi mẹ khi tuổi còn quá nhỏ. Mất mát ấy lẽ ra phải được người cha bù đắp, nhưng không, người cha suốt ngày say rượu, chửi rủa, mắng nhiếc em. Em chỉ có một niềm an ủi duy nhất đó là bà nội nhưng bà cũng qua đời. Em phải sống cùng người cha vô trách nhiệm trong 1 căn gác xép. Chui rúc trong xó tối tăm đó, mùa hè thì nóng bức vô cùng nhưng mùa đông thì gió rít thật dễ sợ. Hai cha con phải lấy giẻ rách vít vào những lỗ hổng thế nhưng vẫn không khỏi lạnh...Không có ai chăm sóc, an ủi, vỗ về-> Thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, phải tự đi kiếm sống bằng việc đi bán diêm. H: Cảnh cô bé đi bán diêm được miêu tả trong thời gian, không gian nào? HS: TL. GV: Chắt lọc, ghi bảng. + Thời gian: Đêm giao thừa + Không gian: Đường phố rét dữ dội H.Tại sao tác giả lại kể chuyện em bé đi bán diêm vào đúng đêm giao thừa mà không phải là những đêm khác? - Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Mọi người quây quần bên nhau trò chuyện, nghỉ ngơi và thưởng thức những món ăn truyền thống…..Chọn không gian ấy để tô đậm cảnh ngộ của cô bé. H: Trong không gian ấy, hình ảnh cô bé xuất hiện ra sao? - Lang thang ngoài đường phố để bán diêm, đầu trần, chân đi đất, bụng đói, rất rét, dò dẫm trong bóng tối... (Cảnh ngộ: Đầu trần, chân đất, đói rét đi bán diêm trong đêm giao thừa.) GV: Định hướng.( Đặt câu hỏi nêu lên cảnh tương phản với cảnh ngộ của cô bé) H: Đối diện với cảnh cô bé lang thang nơi đường phố, mọi người đón giao thừa như thế nào? - Trong các nhà: Sáng rực ánh đèn. - Ngoài phố: Sực nức mùi ngỗng quay. GV: Chính lúc này cô bé cũng đang tưởng nhớ những thời khắc giao thừa thiêng liêng của gia đình mình khi bà nội còn sống. Nhưng bây giờ khung cảnh đó đâu còn hiện hữu, giữa cảnh đầm ấm, sum họp của mọi gia đình vào đêm giao thừa thì một cô bé còm cõi nép mình dưới góc phố lạnh buốt, tối đen để bán diêm, cũng còn đâu cái cảnh sống trong một ngôi nhà khang trang có dây thường xuân bao bọc mà thay vào đó là một xó tối tăm, ẩm thấp. GV: Định hướng ( Đặt câu hỏi rút r nội dung và nghệ thuật chính của đoạn này) *H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi kể lại những chi tiết này? Mục đích của việc sử dụng những nghệ thuật đó? GV chốt: Kể kết hợp với tả. Hình ảnh tương phản đối lập: tương phản giữa c/s trong quá khứ của em với c/s thực tại; đối lập giữa không khí của các nhà bên phố với cảnh ngộ của em GVMR: Có lẽ các nhà văn là những người đa sầu, đa cảm, có lòng thương, tình bắc ái bao la bởi vậy khi mường tượng hình ảnh một cô bé bán diêm côi cút, đói rét, đau khổ giữa đêm giao thừa ta chợt nhớ mấy câu thơ trong bài thơ Mồ côi của nhà thơ Tố Hữu: Con chim non rũ cánh Đi tìm tổ bơ vơ Quanh nẻo rừng hiu quạnh Lướt thướt dưới dòng mưa. Cảnh ngộ em bé Đan Mạch trong đêm giao thừa vẫn phải đi kiếm sống tuy có khác cảnh ngộ em bé VN mồ côi đi tìm mẹ, nhưng đọc văn nhớ lại thơ hình dung thân phận hai kiếp người thơ dại đó mà thấy đau lòng. I. Đọc và thảo luận chú thích 1. Đọc và tóm tắt VB * Đọc văn bản * Toám tắt văn bản 2. Thảo luận chú thích a. Tác giả: - An-đéc-xen (1805 - 1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em . - Truyện của ông thường biên soạn lại từ truyện cổ tích, đem đến cho độc giả cảm nhận về niềm tin và lòng yêu thương đối với con người. b. Tác phẩm - Sáng tác năm 1845 là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của An-đéc-xen. c. Từ khó: (2) (3) (5) (7) (12) II.Bố cục: 3 Phần 1. Từ đầu đến cứng đờ ra : Hoàn cảnh của cô bé bán diên 2. Tiếp đến Thượng đế : Các lần quẹt diêm và mộng tưởng. 3. Còn lại : Cái chết của cô bé. III.Tìm hiểu VB 1. Gia cảnh và cảnh ngộ của cô bé. - Bằng việc kết hợp giữa kể với tả cùng những hình ảnh tương phản, đối lập tác giả đã làm nổi bật gia cảnh đáng thương; cảnh ngộ lang thang tội nghiệp, khốn khổ; thân phận nhỏ nhoi, cô độc của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. 4. Củng cố: 1’ - GV khái quát: - An - đéc – xen là một nhà văn như thế nào ? - Cô bé bán diêm có gia cảnh và cảnh ngộ như thế nào ? 5 Hướng dẫn học bài: 2’ - Đọc bài , tóm tắt TP’. Nắm chắc về tác giả, tp’ và hoàn cảnh cô bé bán diêm. - Chuẩn bị : Phân tích thực tế và mộng tưởng, cái chết của cô bé bán diêm.

File đính kèm:

  • doctiet 22.doc