Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 24 Trợ từ thán từ

 

I. Mục tiêu cần đạt

*Mục tiêu chung

- Hiểu thế nào là trợ từ và thán từ, các loại thán từ.

- Nhận biết và hiểu tác dụng của trợ từ, thán từ trong văn bản.

- Biết dùng trợ từ và thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.

*Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.

1. Kiến thức

- Khái niệm trợ từ và thán từ.

- Đặc điểm và cách dùng trợ từ và thán từ.

2. Kĩ năng

- Dùng trợ từ và thán từ phù hợp khi nói và viết.

II. Kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài

1. Kĩ năng tư¬ duy sáng tạo

2. Kĩ năng giao tiếp

3. Kĩ năng tự nhận thức

4. Kĩ năng giải quyết vấn đề

5. Kĩ năng lắng nghe tích cực

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2.Học sinh: Đọc nội dung, trả lời các câu hỏi sau mỗi phần ngữ liệu.

IV. Ph¬ương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm)

- Phương pháp: - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thông báo giải thích, thảo luận nhóm.

V. Các b¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ước lên lớp.

1. Ổn định lớp( 1’)

2. Kiểm tra đầu giờ( 4’).

* BC: Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

* Đáp án:

- Từ ngữ địa phương là những từ chỉ được dùng ở một hoặc một. VD: Thơm

(dứa), ốm (gầy), mô (đâu)

- Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng ở một số tầng lớp nhất định. VD: gậy, phao, ngỗng .được dùng ở tầng lớp học sinh, sinh viên.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12097 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 24 Trợ từ thán từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/10/2013 Ngày giảng: 8A, 8B: 7/10/2013 Tiết 24: TRỢ TỪ THÁN TỪ I. Mục tiêu cần đạt *Mục tiêu chung - Hiểu thế nào là trợ từ và thán từ, các loại thán từ. - Nhận biết và hiểu tác dụng của trợ từ, thán từ trong văn bản. - Biết dùng trợ từ và thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể. *Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức - Khái niệm trợ từ và thán từ. - Đặc điểm và cách dùng trợ từ và thán từ. 2. Kĩ năng - Dùng trợ từ và thán từ phù hợp khi nói và viết. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tư duy sáng tạo 2. Kĩ năng giao tiếp 3. Kĩ năng tự nhận thức 4. Kĩ năng giải quyết vấn đề 5. Kĩ năng lắng nghe tích cực III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2.Học sinh: Đọc nội dung, trả lời các câu hỏi sau mỗi phần ngữ liệu. IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm) - Phương pháp: - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thông báo giải thích, thảo luận nhóm. V. Các bước lên lớp. 1. Ổn định lớp( 1’) 2. Kiểm tra đầu giờ( 4’). * BC: Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? * Đáp án: - Từ ngữ địa phương là những từ chỉ được dùng ở một hoặc một. VD: Thơm (dứa), ốm (gầy), mô (đâu) - Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng ở một số tầng lớp nhất định. VD: gậy, phao, ngỗng ....được dùng ở tầng lớp học sinh, sinh viên. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Khởi động: Trong Tiếng Việt có những nhóm từ ngữ có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của từ ngữ, còn một lớp từ có tác dụng biểu thị tình cảm, cảm xúc. Vậy lớp từ đó là gì … * Hoạt động1(20p): Hình thành kiến thức mới . - Mục tiêu: Học sinh hiểu thế nào là trợ từ , thế nào là thán từ. GV treo bảng phụ và gọi học sinh đọc. H. Những câu trên có gì khác nhau? Vì sao lại có sự khác nhau đó? - HS trình bày ý kiến. H. Từ “những” trong ví dụ 2 có tác dụng gì? Từ “có” trong ví dụ 3 có tác dụng như thế nào trong câu? *H. Từ “những”, “có” đi kèm từ ngữ nào trong câu biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc? - HS trình bày. H. Qua tìm hiểu bài tập trên, em hiểu thế nào là trợ từ? - HS trả lời - GV nhấn mạnh GV gọi học sinh trình bày ghi nhớ. GV. Treo bảng phụ, học sinh đọc bài tập - Chú ý các từ: Này, a, vâng. H. Các từ đó biểu thị cái gì? - HS trình bày GV. Lưu ý: Từ “A”: có thể thể hiện sự vui mừng sung sướng. H. Lựa chọn những câu trả lời đúng trong bài tập 2? (Nhận xét về cách dùng các từ trên?) *H. Em hiểu thế nào là thán từ? - HS trình bày - GV chốt lại GV. Gọi học sinh trình bày ghi nhớ. I. Trợ từ 1. Bài tập: - Câu 1: Sự việc khách quan: Ăn 2 bát cơm. - Câu 2: Ăn những 2 bát cơm: Diễn đạt một việc khách quan. + Những: Nhẫn mạnh, đánh giá là ăn nhiểu. + Có: Nhấn mạnh, đánh giá là ăn ít. - Từ “những”, “có” dùng để biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh gía của người nói đối với sự vật, sự việc. 2. Ghi nhớ 1(SGK) II. Thán từ: 1. Bài tập: - Phần a: + Này: Tiếng thốt ra gây sự chú ý của người đối thoại (hô ngữ) + A: Biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt. - Phần b: Từ “vâng”: Biểu thị thái độ lễ phép. - Chọn ý a, d: Các từ: Này, a, vâng làm thành câu độc lập hoặc kết hợp các từ ngữ khác làm thành một câu thường đứng đầu câu. - Từ không biểu thị khái niệm mà chỉ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm …để gọi - đáp-> Thán từ. 2. Ghi nhớ 2(SGK) * Hoạt động 2 (15p): Hướng dẫn HS luyện tập. - Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu vào làm bài tập. GV. Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài dưới sự hướng dẫn của GV. HS trình bày, NX, KL H. Giải thích nghĩa của một số từ ? - HS trả lời, nhận xét, kl GV. Cho học sinh về nhà làm phần c, d. H. Tìm thán từ trong đoạn trích? - HS làm và trả lời. GV. Cho học sinh làm như bài tập 3. H. Đặt câu? III. Luyện tập 1. Bài tập 1: Xác định - Trợ từ: - Không phải là trợ từ: a. chính b. chính c. ngay d. ngay g. là e. (không) là i. những h. những 2. Bài tập 2: Giải thích a. lấy: không có (một lời nhắn gửi, một lá thư, một đồng quà) b. nguyên: nghĩa là chỉ kể riêng tiền thách cưới đã quá cao. - đến: nghĩa là quá vô lí 3. Bài tập 3: Tìm: a. Này, à b. ấy c. Vâng d. chao ôi. 4. Bài tập 4: Giải thích nghĩa: - Kìa: tỏ ý đắc chí - ha ha: khoái chí - ái ái: tỏ ý van xin 5. Bài tập 5: Đặt câu - Trời! Bông hoa đẹp quá. - Ôi! Tôi mừng vô kể. 4. Củng cố: (1’) GV: Khjais quát nội dung bài bằng các câu hỏi. H: Trợ từ, thán từ là gì? Khi sử dụng thán từ, trợ từ cần lưu ý điều gì? Để đạt hiệu quả giao tiếp, khi sử dụng trợ từ cần có ngữ điệu như thế nào? 5. Hướng dẫn học:(2’) - Học ghi nhớ, làm tiếp bài tập 5 và các bài tập SBT. - Soạn: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. + Đọc các ngữ liệu trong bài. + Trả lời các câu hỏi SGK vào vở soạn. Ngày soạn: 3/10/2013 Ngày giảng: 8A: 7/10, 8b: 8/10/2013 TIẾT 25: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học * Mục tiêu chung - Nhận ra và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự - Biết cách đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1.Kiến thức: - Vai trò của các yếu tố kể,miêu tả,biêu cảm trong văn bản tự sự. - Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một VBTS. 2. Kĩ năng. - Nhận ra và phân tích tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong vân bản TS. - Biết sử dụng kết hơp các yếu tố này trong làm văn tự sự. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tư duy sáng tạo 2. Kĩ năng giao tiếp 3. Kĩ năng tự nhận thức 4. Kĩ năng giải quyết vấn đề 5. Kĩ năng lắng nghe tích cực III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2.Học sinh: Ôn lại về văn tự sự IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm) - Phương pháp: - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thông báo giải thích, thảo luận nhóm. V. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp( 1’) 2. Kiểm tra đầu giờ( 4’). * BC: Hãy nêu các bước khi tóm tắt một văn bản tự sự? - Đọc kỹ VB - Xác định chủ đề của văn bản - Xác định ND chính ( XĐ SV tiêu biểu, nhân vật quan trọng) - Sắp xếp ND, SV theo trình tự hợp lý và viết bài tóm tắt bằng lời văn của mình. * BM: Kiểm tra vở soạn của học sinh. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Khởi động: Trong một văn bản bao giờ cũng xuất hiện nhiều phương thức biểu đạt. Song có một phương thức biểu đạt chính, các phương thức biểu đạt khác nhằm làm phong phú thêm cho phương thức biểu đạt chính đó. Chẳng hạn tự sự là chính thì miêu tả trong khi kể làm cho sự việc thêm sinh động. Yếu tố biểu cảm giúp người viết thể hiện được rõ hơn thái độ tình cảm của mình trước sự việc đó. Vậy các yếu tố này trong văn bản tứ sự được thể hiện như thế nào? *Hoạt động1(20p): Hình thành kiến thức mới . - Mục tiêu: Học sinh nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự. Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự. GV gọi học sinh đọc đoạn văn SGK H. Đoạn văn trên tác giả trình bày bằng phương thức biểu đạt nào? - Kể, tả, biểu cảm. HS: Thảo luận nhóm(5’) * H. Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên? - HS tìm và trả lời. H. Hãy chỉ ra các yếu tố kể trong đoạn văn trên? - HS tìm và trả lời. *H. Các yếu tố trên có tách rời nhau không? GV. Lấy ví dụ trong đoạn trích và phân tích sự đan xen. - Kể sự việc: Tôi ngồi trên xe. - Tả: Đùi áp vào đùi mẹ tôi. - Những cảm giác ấm áp. GV. Cho học sinh làm câu hỏi 2: Bỏ yếu tố miêu tả và biểu cảm đi, chép các câu văn kể sự việc. H. So sánh với đoạn văn của Nguyên Hồng rút ra nhận xét về vai trò và tác dụng của yếu tố miêu tả trong bài văn tự sự? HĐ nhóm (4’) - Trình bày, nhận xét, kết luận. H. Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ ra sao? - HS trả lời. GV khái quát -> Ghi nhớ I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự: 1. Bài tập: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng. - Yếu tố tả: + Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. + Mẹ tôi không còm, xơ xác. + Gương mặt mẹ tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn. - Yếu tố biểu cảm: + Hay tại sự sung sướng bỗng được ôm ấp và trông … + Tôi thấy những cảm giác ấm áp … + Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ. - Yếu tố kể: + Mẹ tôi vẫy tôi. + Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. + Tôi kéo tôi lên xe. + Tôi oà lên khóc. + Mẹ tôi cũng sụt sùi theo. + Tôi ngồi bên mẹ -> Các yếu tố: Kể, tả, biểu cảm đan xen vào nhau. - Yếu tố miêu tả giúp việc kể thêm sinh động. - Yếu tố biểu cảm giúp người viết thể hiện tình mẫu tử sâu lặng. - Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên thì không có truyện. Bởi cốt truyện là do sự việc, nhân vật tạo nên. Miêu tả và biểu cảm phải bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được. II. Ghi nhớ(SGK) - Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự * Hoạt động 2 (15p) Hướng dẫn HS luyện tập. - Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu vào làm bài tập. GV. Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập. GV gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập. H. Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm? H. Viết đoạn văn kể về giây phút đầu tiên gặp người thân sau một thời gian xa cách, đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm? GV. Gợi ý học sinh làm bài: Nên bắt đầu từ chỗ nào? Từ xa thấy người thân như thế nào? (Tả hình dáng, mái tóc) Lại gần ra sao? Những biểu hiện tình cảm của hai người sau khi gặp nhau như thế nào? H. Giải thích nghĩa của một số từ ? - HS trả lời, nhận xét, kl GV. Cho học sinh về nhà làm phần c, d. H. Tìm thán từ trong đoạn trích? - HS làm và trả lời.GV. Cho học sinh làm như bài tập 3. III. Luyện tập 1. Bài tập 1: *. Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Đoạn “Tôi cảm thấy …Vuốt mái tóc tôi” *. Văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng. Đoạn “Mẹ tôi lấy vạt áo … hơm tho lạ thường”. *. Văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao. Đoạn “ Chao ôi! … gần như là hách dịch” 2. Bài tập 2: Viết đoạn văn 4. Củng cố: (1’)’ GV: Khái quát bằng các câu hỏi. Trong văn bản tự sự thường có những yếu tố nào? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có vai trò gì trong văn bản tự sự? 5 Hướng dẫn học tập ( 2’) - Đọc kĩ nắm được ND cơ bản của bài, làm tiếp bài tập 1,2. - Chuẩn bị bài: Đánh nhau với cối xay gió. + Đọc văn bản. + Xác định bố cục, tìm hiểu các nét cơ bản về tác giải, tác phẩm, các chú thích quan trọng. + Tóm tắt văn bản. Xác định nhân vật chính + Trả lời câu hỏi 1,2 (sgk – 79)

File đính kèm:

  • docT 24,25.doc