I, Mục tiêu bài học
* Mục tiêu chung
Vận dụng kiến thức về các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức
- Sự kết hợp các yếu tố kể,tả và biểu lộ tình cảm trong văn tự sự.
2, Kĩ năng
-Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.
-Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
3.Thái độ
HS có ý thức viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II. Các kĩ năng sống cơ bản giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2.Học sinh: Đọc nội dung, trả lời các câu hỏi sau mỗi phần ngữ liệu.
IV. Ph¬ương pháp/ kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm)
- Phương pháp: - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thông báo giải thích, thảo luận nhóm.
V. Các b¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ước lên lớp.
1. Ổn định lớp( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ( 2’).
* BC: Cho biết vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong VB tự sự?
* TL: Làm cho việc kể chuyện sinh động ,hấp dẫn hơn.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động.
H : Trong VB tự sự nếu chỉ có yếu tố kể có được không? Tại sao? Nhận xét vị trí của các yếu tố tự sự, m/tả, b/c’ trong VB tự sự?
GV: Trong VB tự sự thường đan xen yếu tố kể, miêu tả và bc’. Các yếu tố miêu tả, bc’ làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn. Tiết học này chúng ta viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
*Hoạt động 1: HDHS hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10263 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 28 Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/2013
Ngày giảng: 8A, 8B: 14/10/2013
TIẾT 28: LUYỆN TẬP
VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM
I, Mục tiêu bài học
* Mục tiêu chung
Vận dụng kiến thức về các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức
- Sự kết hợp các yếu tố kể,tả và biểu lộ tình cảm trong văn tự sự.
2, Kĩ năng
-Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.
-Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
3.Thái độ
HS có ý thức viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II. Các kĩ năng sống cơ bản giáo dục trong bài
Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo....
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2.Học sinh: Đọc nội dung, trả lời các câu hỏi sau mỗi phần ngữ liệu.
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm)
- Phương pháp: - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thông báo giải thích, thảo luận nhóm.
V. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ( 2’).
* BC: Cho biết vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong VB tự sự?
* TL: Làm cho việc kể chuyện sinh động ,hấp dẫn hơn....
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động.
H : Trong VB tự sự nếu chỉ có yếu tố kể có được không? Tại sao? Nhận xét vị trí của các yếu tố tự sự, m/tả, b/c’ trong VB tự sự?
GV: Trong VB tự sự thường đan xen yếu tố kể, miêu tả và bc’. Các yếu tố miêu tả, bc’ làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn. Tiết học này chúng ta viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
*Hoạt động 1: HDHS hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu
- Hs củng cố lại KT về đoạn văn: Cấu trúc, liên kết, vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
- XĐ sự việc chính, nhân vật, thứ tự kể, người kể, ngôi kể phù hợp với viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- XĐ được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một đoạn văn tự sự đã học
- Chỉ rõ được tác dụng của việc sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một đoạn văn tự sự.
Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß
Néi dung chÝnh
H: Yếu tố cần thiết để XD đoạn văn TS là gì?
- Nhân vật chính, sự việc, ngôi kể, nhân vật, trình tự kể, yếu tố miêu tả, biểu cảm.
H: Khi miêu tả một sự vật, sự việc ta thường chú ý đến điểm gì của sự vật, sự việc đó? Vai trò của yếu tố miêu tả trong VBTS?
Hình dáng, kích thước, màu sắc, âm thanh....Làm cho SV nhân vật trở lên cụ thể, dễ hiểu, sinh động.
*H: Có mấy cách để biểu lộ tình cảm khi kể về đối tượng? Yếu tố biểu cảm đóng vai trò gì trong văn bản tự sự?
- Trực tiếp, gián tiếp, làm cho lời văn tự sự trở nên gợi cảm....
H: Qui trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm gồm mấy bước? Kể tên?
HSTL. GV ghi bảng ( 5 bước)
HS: Đọc các SV và nhân vật SGK
H: Hãy XĐ sự việc, nhân vật trong trường hợp b (trong 3 trường hợp) trên ?
HS: Thảo luận nhóm lớn 5’ (Ghi ra bảng nhóm (1 nhóm báo cáo). Các nhóm khác theo dõi phát biểu, nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt.
GV hướng dẫn học sinh:
+ Xác định cách trình bày: diễn dịch hoặc quy nạp.
+ Viết câu mở đoạn.
+ Triển khai các câu văn tiếp theo.
+ Đảm bảo tính liên kết, mạch lạc của đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn vừa viết.
GV: Cho HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét bổ sung và đọc cho HS nghe đoạn văn đã chuẩn bị.
HS: Đọc bt, nêu yêu cầu của bài tập.
*H: Xác định sự việc, nhân vật, yếu tố miêu tả, biểu cảm, ngôi kể trong đoạn văn em viết?
+ Kể: Lão Hạc sang nhà ông giáo thông báo việc bán chó.
+ Miêu tả: Vẻ mặt, tâm trạng đau khổ của Lão Hạc.
+ BC’: Suy nghĩ về Lão Hạc.
+ Ngôi kể: Ngôi 1.
HS: Viết đoạn văn 10’ sau đó trình bày. HS nhận xét
GV kết luận.
HS: Đọc và XĐ yêu cầu BT
GV: HDHS giở sách trang 41+42 XĐ ĐV sau đó chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm, nêu tác dụng của các yếu tố đó.
HS: Thảo luận nhóm đôi 3’.Đại diện 2 nhóm trình bày – Nxét.
- Tác dụng: Yếu tố miêu tả, biểu cảm. Làm nổi bật tâm trạng đau đớn, dằn vặt của Lão Hạc, sự thông cảm của ông giáo với lão.
HS: Đối chiếu với đáp án của nhóm mình xem đã có yếu tố miêu tả biểu cảm chưa.
I.Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
1. Bài tập
Cho sự việc và nhân vật sau:
Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại.
XD đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
* Bước 1: Lựa chọn sự việc chính
- Sự việc: Dắt bà cụ qua đường lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại.
- Nhân vật: Em, bà cụ.
* Bước 2: Lựa chọn ngôi kể
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (xưng em, tôi).
* Bước 3: Xác định thứ tự kể.
- Thứ tự kể: Vào thời gian nào? Trình tự diễn biến ra sao?
* Bước 4:Xác định yếu tố MT, BC
- Miêu tả: Cảnh đường xá, hình dáng của bà.
- Biểu cảm:
+ Tâm trạng khi dắt bà cụ qua đường.
+ Thái độ của bà khi được giúp đỡ.
+ Cảm nghĩ sau khi giúp bà.
*Bước 5: Viết đoạn văn
II.Luyện tập:
1.Bài tập 1: (SGK Tr84)
Đóng vai ông giáo và viết đoạn văn kể lại giây phút Lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
Đoạn văn:
Tôi đang ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ về những người hàng xóm đang sống quanh tôi, trong đó có Lão Hạc thì Lão Hạc bước vào. Tôi mỉm cười:
- Thiêng thật, tôi đang nghĩ đến lão đây.
Lão Hạc lặng lẽ ngồi xuống cái ghế ọp ẹp nhà tôi, buồn bã nói:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
- Lão yêu quý nó lắm cơ mà! Tại sao lão lại bán nó đi?
- Thì vẫn yêu nhưng vẫn phải bán. Cái số kiếp nó và cả tôi nữa có khác gì nhau đâu hả ông giáo? Họ vừa bắt nó mang đi.
Lão Hạc bỏ lửng câu nói, cười mà miệng cứ méo xệch đi, nước mắt lưng tròng. Tôi thấy nghẹn ngào và muốn ôm chầm lấy lão để khóc oà lên cho vơi bớt những day dứt, bức bối trong lòng. Tôi chợt nghĩ cái việc tôi phải bán đi năm quyển sách thật là vô nghĩa nếu so với nỗi đau của Lão Hạc, tôi chỉ mất năm đồ vật còn lão thì mất đi một người bạn tình nghĩa biết chừng nào! Tôi thương lão quá nhưng chẳng biết nên động viên, an ủi lão thế nào, bèn hỏi một câu cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Nghe tôi hỏi hình như không thể kìm nén được nỗi xót xa, mặt lão tái nhợt, co rúm lại đầy vẻ đau đớn. Lão rũ đầu xuống ôm mặt bật khóc hu hu.
2.Bài tập 2: (SGK Tr82)
Tìm đoạn văn trong truyện ngắn Lão Hạc, kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ rồi chỉ ra yếu tố miêu tả và BC’ trong đoạn văn đó. Nêu Td của yếu tố MT, BC.
Đoạn văn:
“Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi... hu hu khóc”
-Yếu tố miêu tả: Lão cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra , cái đầu ngoẹo về 1 bên, cái miệng móm mém mếu như con nít, hu hu khóc.
- Yếu tố BC’: Không xót xa năm quyển sách, ái ngại cho lão, hỏi cho có chuyện.
- Tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm:
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm trên đã khắc sâu vào lòng người đọc một Lão Hạc khốn khổ về hình dáng bên ngoài và đặc biệt là thể hiện được sự đau đớn, quằn quại về tinh thần của một con người trong giây phút ân hận, xót xa: “ già bằng này tuổi đầu còn đánh lừa một con chó”
4. Củng cố: (1’)
GV: Hệ thông bài bằng các câu hỏi.
- Miêu tả biểu cảm có vai trò ntn trong văn tự sự ? Trình bày các bước XD đoạn văn tự sự? Khi viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm có nhất thiết lần lượt theo các bước đó không? Tại sao?
5. Hướng dẫn học tập: (2’)
- Nắm chắc các bước viết đoạn văn ts. Viết đv t/sự kết hợp m/tả, bc’.
- Chuẩn bị bài: “Chiếc lá cuối cùng”.
+ Đọc văn bản.
+ Tóm tắt văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, chú thích.
+ Trả lời các câu hỏi tìm hiểu cuối bài.
File đính kèm:
- Tiet 28.doc