Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 29 Tuần 8 Chiếc lá cuối cùng

1. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.

- Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo.

- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống con người

- Qua đoạn trích giúp HS khám phá được những nét cơ bản về nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O Hen- ri. Rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.

- Qua đó khẳng định nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người.

2. Kĩ năng:

a.Kĩ năng bài học

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc- hiêủ tác phẩm.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân vật sâu sắc hơn.

- Rèn kĩ năng đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật và tình huống truyện.

b.Kĩ năng sống

Rèn kĩ năng: lắng nghe tích cực, giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, xác định giá trị, điều chỉnh hành vi

3. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thương, trân trọng con người.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ.

- HS: Soạn bài, học bài cũ

C. PHƯƠNG PHÁP

- Giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp.

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 29 Tuần 8 Chiếc lá cuối cùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: Tiết: 29 Tuần 8 Văn bản: Chiếc lá cuối cùng (Trích) O Hen - ri 1. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ. - Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo. - ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống con người - Qua đoạn trích giúp HS khám phá được những nét cơ bản về nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O Hen- ri. Rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo. - Qua đó khẳng định nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người. 2. Kĩ năng: a.Kĩ năng bài học - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc- hiêủ tác phẩm. - Cảm nhận được ý nghĩa nhân vật sâu sắc hơn. - Rèn kĩ năng đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật và tình huống truyện. b.Kĩ năng sống Rèn kĩ năng: lắng nghe tích cực, giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, xác định giá trị, điều chỉnh hành vi … 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh lòng yêu thương, trân trọng con người. b. Chuẩn bị - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ. - HS: Soạn bài, học bài cũ c. Phương pháp - Giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp... - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm... d. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em rút ra bài học thiết thực gì qua hai hình tượng nhân vật Đôn Ki- hô- tê và Xan- chô Pan- xa - Yêu cầu đạt được: - Con người muốn tốt đẹp không được hoang tưởng dẫn đến gàn dở như Đôn Ki- hô- tê nhưng cũng không được quá thực dụng để trở nên tầm thường như Xan- chô Pan- xa. - Con người phải luôn tỉnh táo, cao thượng, dũng cảm.... 3.bài mới Bài ca tình người trong văn chương không chỉ dừng lại ở tình máu mủ, ruột thịt mà nó bao la, vô tận. Tình yêu thương con người, tấm lòng vị tha là nét nhân bản cao quý của con người xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc trên trái đất này. Đọc truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O Hen-ri chúng ta biết thêm một câu chuyện về tình người cao quý ấy. Hoạt động của Thầy và Trò ? Nêu những hiểu biết về nhà văn O Hen- ri HS:.... GV: O Hen- ri (1862- 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Trong vòng 10 năm, ông viết gần 300 truyện lấy bối cảnh xã hội Mĩ đầu thế kỉ XX. ? Truyện ngắn của ông có đặc điểm gì nổi bật - Thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả. Thể hiện cảm động tình yêu thương con người nghèo khổ nhưng bất hạnh. - Đa dạng về đề tài, phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ. - Về NT: Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, thường sử dụng tình huống đảo ngược 2 lần.... ? Kể tên các tác phẩm của O Hen-ri HS:... ? Nêu xuất xứ của đoạn trích GV: Tóm tắt truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” GV: Đoạn trích cho người đọc cùng cô Xiu hồi hộp theo dõi chiếc lá trên tường và lo cho số phận của Giôn- xi. Chiếc lá không rơi, Giôn- xi dần khỏe lại thì cũng là lúc người họa sĩ già ngã xuống. Cái chết của người vẽ chiếc lá vừa để lại nỗi buồn thấm thía, vừa thắp lên ngọn lửa tình yêu cuộc sống, tình yêu cái đẹp vĩnh hằng. ? Nêu cách đọc văn bản - GV hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc mẫu - HS đọc, HS nhận xét - GV nhận xét... Hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó 2, 3, 4, 6 (SGK). ? Tóm tắt nội dung chính của văn bản HS:- Giôn- xi ốm nặng nằm chờ chiếc lá cuối cùng rụng, khi đó cô sẽ chết - Qua một đêm mưa gió, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó giúp Giôn- xi thoát khỏi ý nghĩ và cái chết. - Xiu đã cho Giôn- xi biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh của hoạ sĩ già Bơ - men đã bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn- xi, trong khi chính cụ chết vì sưng phổi. ? Văn bản gồm những nhân vật nào HS: Giôn- xi, Xiu, Bơ men. ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản - HS: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. ? Cụ Bơ- men có phải là nhân vật chính không HS: Không, vì không xuất hiện nhiều trong tác phẩm ? Em hình dung về nhân vật này như thế nào HS: Là một cụ già ngoài 60 tuổi, thân hình nhỏ nhắn, râu tóc loà xòa, dữ tợn. - Suốt đời mơ vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Tự cho mình là người thất bại trong nghệ thuật. ? Khi cụ Bơ- men và Xiu sang đến nơi “ họ sợ sệt nhìn ra cửa sổ nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói gì”. Thái độ đó thể hiện điều gì HS: ? Nhìn Xiu cụ Bơ- men không nói gì nhưng theo em trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến điều gì HS: Nghĩ cách cứu Giôn- xi. - Biết được suy nghĩ của Giôn- xi: Chiếc lá cuối cùng rụng xuống cô cũng sẽ chết. GV: Trước đó khi khi nghe Xiu kể về ý nghĩ này của Giôn- xi, cụ đã rất bực mình. “ Trên đời này lại có người ngớ ngẩn muốn chết chỉ vì một cái dây leo chết tiệt rụng lá”. ? Cụ Bơ- men đã nghĩ ra cách gì để cứu Giôn - xi thoát chết HS: Nghĩ đến việc sẽ vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn- xi. Vì cụ đã hiểu tình trạng bệnh tật và tâm hồn yếu đuối của Giôn- xi. ? Vì sao nhà văn không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá ntn trong đêm mưa tuyết ấy HS: Đó là thủ pháp giấu kín sự việc, ngắt đoạn nhằm gây sự bất ngờ, chỉ đến khi Giôn- xi chiến thắng cái chết dần dần trở về với sự sống, người đọc mới biết rõ hành động của Bơ - men-> sự hấp dẫn của truỵên. ? Qua lời kể của Xiu với Giôn- xi em hình dung được hình ảnh cụ Bơ- men như thế nào trong đêm mưa tuyết ấy HS:................................................ ? Đó là một hành động như thế nào HS: Dũng cảm, đương đầu với khắc nghiệt của thiên nhiên, làm việc âm thầm khi tuổi cao, sức yếu. GV: Đó cũng là qua trình sáng tạo, gian khổ đầy hào hứng. Hoạ sĩ đã dồn hết sức mình, tình yêu thương với Giôn- xi vào từng nét vẽ.... ? Qua đó em thấy nổi bật lên nét đẹp nào của cụ Bơ- mẹn HS: Con người cao thượng, quên mình vì người khác. ? Có ý kiến cho rằng: cụ Bơ- men đã đổi cuộc sống của mình để cứu sống Giôn- xi. ý kiến của em như thế nào HS: bộc lộ. ? Tại sao Xiu gọi chiếc lá cuối cùng ấy là kiệt tác của cụ Bơ- men HS: - Giống như thật, thổi vào tâm hồn Giôn- xi hơi ấm của niềm tin và nghị lực để trở về với sự sống. - Chiếc lá không chỉ vẽ bằng bút lông bột màu mà bằng cả tình thương bao la, tấm lòng hi sinh cao cả của cụ Bơ- men. GV: Bức tranh của hoạ sĩ Bơ- men không nhằm mục đích sáng tác nghệ thuật mà chỉ là để cứu sống Giôn- xi. Song nó không phải thần dược mà nó là một tác phẩm NT được tạo nên bởi tình thương yêu con người trong một phút xuất thần của người hoạ sĩ.... ? Từ đó em hiểu gì về một tác phẩm nghệ thuật chân chính HS: Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải được tạo ra từ tình yêu thương con người, là nghệ thuật vì con người. ? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh chiếc lá cuối cùng Nội dung A.Giới thiệu chung 1/Tác giả. - O Hen- ri ( 1863 – 1910) - Là nhà văn nổi tiếng của Mĩ, chuyên viết truyện ngắn. - Tinh thần nhân đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong tác phẩm của ông. 2/ Tác phẩm. - Văn bản này là phần cuối của truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng”. B. Đọc- Hiểu văn bản 1. Đọc- Chú thích a/ Đọc- Tóm tắt b/ Chú thích 2. Bố cục - Phương thức: Tự sự - Bố cục: 3 phần 3.Phân tích 3.1. Kiệt tác của cu Bơ- men. - Cụ Bơ- men: + Một hoạ sĩ già, râu xồm, cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. + Yêu thương, lo lắng cho số mệnh của Giôn- xi. + Nghĩ ra cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn- xi. -> Con người cao thượng quên mình vì người khác. NT: Thủ pháp giấu kín sự việc-> tạo sự bất ngờ cho Giôn- xi và gây hứng thú, bất ngờ cho người đọc. - “Chiếc lá cuối cùng”-> Đó là chiếc lá dũng cảm là tình người bao la; được vẽ bằng tâm hồn khát vọng, tình thương bao la và lòng hi sinh cao cả của cụ Bơ- men. 4.củng cố: G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ. ? Em có nhận xét gì về cụ Bơ - men ? Tạo sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác. 4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Học kĩ nội dung bài học. - Hoàn chỉnh các bài tập * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài saui: Chiếc lá cuối cùng ( Tiếp) - Học kĩ nội dung bài học. Đọc và tóm tắt lại nội dung của văn bản. - Phân tích nhân vật cụ Bơ - Men - Soạn tiếp phần còn lại 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................................... NS: Tiết: 30 Tuần 8 Văn bản: Chi ếc lá cuối cùng (Tiếp) (Trích) O Hen- ri A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ. - Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo. - ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống con người - Qua đoạn trích giúp HS khám phá được những nét cơ bản về nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O Hen- ri. Rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo. - Qua đó khẳng định nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người. 2. Kĩ năng: a.Kĩ năng bài học - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc- hiêủ tác phẩm. - Cảm nhận được ý nghĩa nhân vật sâu sắc hơn. - Rèn kĩ năng đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật và tình huống truyện. b.Kĩ năng sống Rèn kĩ năng: lắng nghe tích cực, giao tiếp, suy nghí sáng tạo, xác định giá trị,Diều chỉnh hành vi … 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh lòng yêu thương, trân trọng con người. B. Chuẩn bị - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ. - HS: Soạn bài, học bài cũ C. Phương pháp - Giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp... - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm... D. Tiến trình giờ dạy; 1. ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy tóm tắt văn bản “Chiếc lá cuối cùng” ( O Hen-ri ) Y/C : HS tóm tắt ngắn gọn, đảm bảo nội dung chính của truyện. 3. bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của Thầy và Trò ? Tình yêu thương của Xiu đối với Giôn- xi được biểu hiện ở những chi tiết nào HS: Lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân còn bám lại trên tường. - Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa - Lơ sợ nếu Giôn- xi chết đi... - Sự động viên, chăm sóc của Xiu đối với Giôn- xi. ? Theo em Xiu nói chuyện với cụ Bơ men về bệnh tình, suy nghĩ của Giôn- xi là để làm gì HS: Chia sẻ nỗi lo lắng và suy nghĩ của mình về bệnh tật của Giôn- xi. ? Điều đó chứng tổ tình cảm của Xiu đối với Giôn- xi như thế nào HS: yêu thương Giôn- xi. Tình yêu của người chị hết lòng vì em. ? Tâm trạng của Xiu ntn khi ngày ngày chứng kiến Giôn- xi đếm từng chiếc lá rụng HS: Trĩu nặng nỗi lo âu trước giờ phút sức lực của Giôn- xi cạn dần. ? Ngày hôn sau khi Giôn- xi bắt Xiu kéo mành lên, Xiu đã đã làm ntn? Vì sao? HS: Làm theo một cách chán nản vì Xiu chưa biết cụ Bơ - men đã vẽ chiếc lá. ? Điều kì diệu gì đã xảy ra HS:Vẫn còn một chiếc lá đơn độc, mong manh ? Khi nghe Giôn- xi nói, chứng kiến dự cảm tuyệt vọng của em, tâm trạng của Xiu ntn HS: “cúi khuôn mặt hốc hác...em hãy nghĩ đến chị” " lo sợ mất Giôn – xi. ? Qua đó em thấy điều gì ở còn người Xiu HS: tình bạn gắn bó, tấm lòng nhân ái, bao la sâu nặng. GV: ngỡ như nhịp đập của trái tim Giôn- xi cũng là nhịp đập của trái tim Xiu. ? Tâm trạng của Xiu khi nghe Giôn- xi đòi ăn cháo, uống sữa, soi gương và lúc nghe bác sĩ thông báo chăm sóc chu đáo sẽ thắng ntn HS: Sung sướng như mình được hồi sinh. ? ý nghĩa của câu nói “ cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng” là gì HS: ............ GV: Cùng với kiệt tác của cụ Bơ - men, tình thương và sự chăm sóc của Xiu đã giúp Giôn – xi thắng được bệnh tật, thắng được những yếu mềm. Trong chiến thắng ấy. Xiu đã góp phần quan trọng nên có thể coi Xiu là người chiến thắng. tình thương và lòng vị tha đã chiến thắng cái chết. ? Em có nhận xét gì về cách khắc hoạ nhân vật Xiu của tác giả HS: Giọng kể thủ thỉ, tâm tình, cách ngắt đoạn, đảo ngược ... " nhân vật trở nên tinh tế, nổi bật, hấp dẫn. ? Theo em, nếu Xiu được biết trước ý định của cụ Bơ - men thì truyện sẽ ntn? Vì sao HS: Thì truyện sẽ kém hay đi, vì Xiu không bị bất ngờ và chúng ta không được thưởng thức cả đoạn văn nói lên tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của cô... ? Theo dõi văn bản em biết được gì về cảnh ngộ của Giôn- xi HS: Cô bị bệnh sưng phổi, nghèo, bất lực trước bệnh tật. ? Niềm trông đợi của Giôn- xi trong những ngày đau ốm ấy là gì HS: trông đợi trong tuyệt vọng, khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân lìa cành thì cô cũng ra đi. ? Như vậy tâm tâm trạng của Giôn- xi lúc đầu như thế nào HS: Buồn bã, bất lực, chờ đợi cái chết. ? Điều gì khiến Giôn- xi trỗi dậy một sức sống mới HS: Nhìn thấy chiếc lá sau một đêm bão vẫn bám riết vào cuống lá, vẫn kiên gan đậu trên tường. GV: Cho HS quan sát tranh minh hoạ (SGK) ? Sự thay đổi tâm trạng của Giôn- xi khi nhìn thấy chiếc lá đó được biểu hiện như thế nào HS: Nhìn chiếc lá hồi lâu, gọi Xiu. - Nhận mình là hư,là tệ, muốn chết là có tội, xin cháo, sữa, rượu vang, gương soi, ngồi dậy...ao ước vẽ vịnh Na plơ. -> Tâm trạng phấn chấn, khao khát trở lại sự sống. ? Kết quả cuối cùng như thế nào HS: Giôn- xi chiến thắng bệnh tật. ? Theo em trong chiến công này ngoài cụ Bơ- men và Xiu thì Giôn- xi có vai trò gì HS: Cụ Bơ- men và Xiu là sức mạnh ngoại lực -> Giôn- xi sức mạnh nội lực, là người trực tiếp chống lại cái chết. Do đó quá trình diễn biến tâm trạng của Giôn- xi cũng là quá trình đấu tranh của bản thân để chiến thắng cái chết. G: Nhân vật Giôn – xi đã góp phần hoàn thiện bức tranh tình người, tô đậm vẻ đẹp diệu kì của cụ Bơ - men, làm sáng lên nét đẹp giản dị của nhân vật Xiu. ?Nhà văn kết thúc câu chuyện bằng cách nào HS: Bằng lời kể của Xiu. ? Câu chuyện dừng lại ở đó có ý nghĩa gì HS: Để lại trong lòng người đọc nhiều dự đoán, suy ngẫm-> tăng sức hấp dẫn của tác phẩm, tô đậm thêm vẻ đẹp của các nhân vật. ? Nêu những nét đặc sắc về NT kể chuyện của O Hen- ri qua đoạn trích ? ? Cùng với NT khắc hoạ nhân vật, O Hen- ri còn thành công trong việc xây dựng 2 tình huống đảo ngược bất ngờ, em hãy chỉ ra 2 tình huống ấy? HS:- Giôn- xi đang tiến dần đến cái chết-> khoẻ lại, yêu đời, chiến thắng cái chết. - Cụ Bơ- men đang khoẻ-> cuối truyện lại qua đời vì bệnh tật... ? Cả hai tình huống ấy đều liên quan đến sự việc nào HS: Đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng.. ? Qua đó giúp em hiểu thêm điều gì về tình yêu thương con người ? Nêu kết luận chung sau khi học văn bản ? Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK/ T 90 GV: Hướng dẫn HS luyện tập. ? Đọc diễn cảm một đoạn em thích ? Bức tranh trong SGK minh họa cho tình huống nào trong truyện? Nếu được phép chọn vẽ bức tranh minh họa khác, em sẽ chọn cảnh nào Gợi ý: - Hãy quan sát tư thế và hướng nhìn của Giôn- xi để khẳng định chi tiết truyện mà bức tranh miêu tả. - Có thể chọn một số cảnh khác nhưng phải chú ý tới ý nghĩa của chi tiết được minh họa cũng như vị trí của chi tiết đó trong toàn cốt truyện. ? Nếu được phép đặt tên cho tác phẩm, em sẽ chọn nhan đề nào? Vì sao O Hen- ri lại đặt tên cho tác phẩm là “ Chiếc lá cuối cùng” Gợi ý: Việc đặt nhan đề cho tác phẩm tùy thuộc vào cách cảm nhận của mỗi người. Tuy nhiên cũng phải bám sát vào chủ đề chính của tác phẩm để chọn tên cho phù hợp Ví dụ: Muốn đề cao nhân vật cụ Bơ- men và tác phẩm nghệ thuật của cụ thì có thể đặt tên: Kiệt tác của cụ Bơ- men Nội dung ... 3.2. Tình thương của Xiu. - Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân còn bám lại trên tường. - Lo sợ mất Giôn- xi - Động viên, chăm sóc tận tình cho Giôn- xi. -> Tình bạn gắn bó, tấm lòng nhân ái, bao la sâu nặng. - Sung sướng khi thấy tâm trạng của Giôn- xi khá lên. -> Tình yêu thương của Xiu làm đẹp thêm bức tranh tình người bao la kì diệu của câu chuyện. 3.3.Diễn biến tâm trạng của Giôn- xi. - Lúc đầu: buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, bất lực chờ cái chết. - Khi nhìn chiếc lá: Tâm trạng phấn chấn, khao khát trở lại với sự sống. - Đã chiến thắng bệnh tật. -> Là quá trình đấu tranh của bản thân để chiến thắng cái chết. - Góp phần hoàn thiện bức tranh tình thương giữa con người với con người. 4. Tổng kết. 4.1. Nghệ thuật: - Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật - Tình tiết hấp dẫn, sắp xếp khéo léo. - Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần. 4.2. Nội dung Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. 4.3. Ghi nhớ: SGK/ T90 C. Luyện tập - Đọc diễn cảm 4. củng cố: G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ. ? Tóm tắt lại nội dung chính của truyện. 5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Học kĩ nội dung bài học. - Hoàn chỉnh các bài tập ? Hãy tưởng tượng ra sự phản ứng của Giôn- xi khi nghe Xiu kể về chiếc lá cuối cùngvà cái chết của cụ Bơ- men rồi viết lại phần kết thúc của câu chuyện Gợi ý: 1/ Nội dung: Có thể hình dung ra sự phản ứng của Giôn- xi - Bất ngờ, xúc động,vì việc làm cao cả của cụ Bơ- men - Cũng có thể là niềm ân hận, day dứt 2/ Hình thức:- Đoạn văn có thể ngắn, rất ngắn - Câu kể: Thái độ của Giôn- xi - Câu cảm thán: Giôn- xi thốt lên - Câu miêu tả: Cảnh Giôn- xi nhìn qua cửa sổ, hướng về chiếc lá trên cây dây leo... * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Chương trình địa phương (phần tiếng việt). - Đọc kĩ bài - Chuẩn bị theo nội dung SGK E.Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... NS: Tiết 31 Tuần 8 Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt) A. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương. - Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân dể thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân 2. Kĩ năng: a .Kĩ năng bài học - Rèn kĩ năng nhận diện, sử dụng từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân. b.Kĩ năng sống Rèn kĩ năng: lắng nghe tích cực, giao tiếp, điều chỉnh hành vi … 3.Thái độ: - Giáo dục cho HS lòng yêu mến tiếng mẹ đẻ, ý thức bảo vệ sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt. b. Chuẩn bị - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập - HS: Soạn bài, học bài cũ c. Phương pháp - Phát vấn, quy nạp thực hành... - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm... d. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định: Ngày giảng Lớp sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 1) Thế nào là tình thái từ? Nêu chức năng của tình thái từ? 2) Sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì ? A. Tính địa phương B. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp C. Không được sử dụng biệt ngữ D. Phải có sự kết hợp với các trợ từ. 3) Đặt câu với các tình thái từ : chứ, nào, nhé Đáp án và biểu điểm 1) HS nêu đầy đủ chức năng của tình thái từ: TTT là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. ( 3 điểm ) 2) Mỗi câu đúng cho: 2 điểm 3) Đáp án B ( 1 điểm ) 4.3. bài mới: GV:Bên cạnh vốn từ toàn dân vốn từ toàn dân, mỗi địa phương đều có những từ ngữ riêng rất phong phú. Vậy trong lĩnh vực quan hệ ruột thịt, ở địa phương em có những cách gọi như thế nào? I. Hệ thống bảng. STT Từ toàn dân Từ địa phương 1 Cha Bố 2 mẹ mẹ 3 ông nội Ông nội 4 ông ngoại Ông ngoại 5 Bà nội Bà nội 6 Bà ngoại Bà ngoại 7 Bác (anh trai của cha) Bác 8 Bác ( vợ anh trai của cha) Bác 9 Thím (vợ của chú) Thím 10 Bác (Chị gái của cha) Bác 11 Bác ( chồng chị gái của cha) Bác 12 Cô (em gái của cha) Cô 13 Chú (chồng em gái của cha) Chú 14 Bác (anh trai của mẹ) Bác 15 Bác (vợ anh trai của mẹ) Bác 16 Cậu (ẹm trai của mẹ) Cậu 17 Mợ (vợ em trai của mẹ) Mợ 18 Dì ( em gái của mẹ) Dì 19 Chú (chồng em gái của mẹ) Chú 20 Anh trai Anh trai 21 chị dâu ( vợ của anh trai) chị dâu 22 Chị gái Chị gái 23 Anh rể (chồng của chị gái) Anh rể 24 Con dâu ( vợ của con trai) Con dâu 25 Con rể ( chồng của con gái) Con rể 26 Cháu (con của con) Cháu II. Sưu tầm 1. Sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được sử dụng ở địa phương khác. HS: Thảo luận nhóm-> trình bầy-> nhận xét...HS trình bày ra bảng phụ Ví dụ 1: STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ đuợc dùng ở địa phương khác 1 mẹ bủ(Bắc Giang) bầm(Phú Thọ) mế(Hà Giang) đẻ(Bắc Ninh) má(các tỉnh Nam Bộ) 2 cha ba,tía(các tỉnh Nam Bộ) bọ(Quảng Bình) 3 dì cô(các tỉnh Nam Bộ) O(Nghệ An, Hà Tĩnh) - Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích ở địa phương em STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ đuợc dùng ở địa phương em 1 mẹ ví(Hiệp Hoà, Yên Hưng) 2 bác(chị gái của cha) cô(Quan Lạn, Bản Sen, Vân Đồn) 3 bác(chị gái của mẹ) bá(Vân Đồn, Tiên Yên, Móng Cái) 2. Một số câu thơ, ca dao có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích ở địa phương khác. VD1 : Bầm ơi có rét không bầm Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn ( Tố Hữu) VD2: O du kích nhỏ dương cao súng Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu VD3: Tôi xin anh xin ả Tôi xin cả hai nguời Phạt mấy tiền tôi trả. ( Dân ca Nghệ Tĩnh ) - GV nhận xét kết quả trình bày của các tổ. 4.củng cố: Nhận xét đánh giá ý thức học tập của HS 5.Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Hoàn thiện bài tập 2 +3 SGK T 89 * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Đọc bài - Chuẩn bị theo nội dung SGK E. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................i NS Tiết:32 Tuần 8 Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm A. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Cách lập bố cục các phần mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy. 2. Kĩ năng a. Kĩ năng bài dạy - Rèn kĩ năng xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm dài khoản 450 chữ b. Kĩ năng sống Rèn các kĩ năng: Diễn đạt, giao tiếp… 3. Thái độ: - Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong học tập. B. Chuẩn bị - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập - HS: Soạn bài, học bài cũ C. Phương pháp - Giảng bình, phát vấn, quy nạp thực hành... - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm... D. Tiến trình Giờ dạy 1.ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các bước xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Yêu cầu nêu được: + B1: Lựa chọn sự việc chính. + B2: Lựa chọn ngôi kể. + B3: Xác định thứ tự kể. + B4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ dùng. + B5: Viết thành đoạn văn kể chuyện kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. GV: - Nhận xét, cho điểm: 3. bài mới: GV giới thiệu bài: Hoạt động của Thầy và Trò ? Đọc bài văn “ Món quà sinh nhật” ? Xác định bố cục 3 phần của bài văn HS: ? Nội dung của từng phần là gì H

File đính kèm:

  • docTiet 29- 32.doc