Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 30: Chiếc lá cuối cùng năm 2013

A.Mức độ cần đạt.

 - Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn ở trong truyện.

- Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo,hấp dẫn của OHen-ri.

B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ.

1. Kiến thức.

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại của Mĩ.

 - Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.

 - Ý nghĩa của tác phảm nghệ thuật vì cuộc sống con người.

2. Kĩ năng.

 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự

 sự để đọc, hiểu tác phẩm.

 - Phát hiên, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn .

 - Cảm nhận dược ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

3. Thái độ

 - Tình cảm yêu thương con người và nghị lực sống, quý trọng giá trị của nghệ

 thuật .

 - Biết cảm thông với những con người nghèo khổ trong xã hội .

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 30: Chiếc lá cuối cùng năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/9/2013 Ngày dạy: 24/9/2013 Ngữ văn 8 : Tiết 30 Văn bản : CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Trích) OHen-ri A.Mức độ cần đạt. - Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn ở trong truyện. - Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo,hấp dẫn của OHen-ri. B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ. 1. Kiến thức. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại của Mĩ. - Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo. - Ý nghĩa của tác phảm nghệ thuật vì cuộc sống con người. 2. Kĩ năng. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc, hiểu tác phẩm. - Phát hiên, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn . - Cảm nhận dược ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. 3. Thái độ - Tình cảm yêu thương con người và nghị lực sống, quý trọng giá trị của nghệ thuật . - Biết cảm thông với những con người nghèo khổ trong xã hội . C.Chuẩn bị 1. Giáo viên : - Đọc tài liệu, SGK, SGV. - Soạn bài, bài giảng điện tử . * Phương pháp : Phát vấn, đàm thoại, thuyết trình, giảng bình, hoạt động nhóm... * Kĩ thuật : Động não, sơ đồ tư duy . 2. Học sinh : - Đọc văn bản, tóm tắt văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK. - Tìm thêm tư liệu về tác giả tác phẩm. D. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức .(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ . (3 phút) ? Truyện có mấy nhân vật ? Hoàn cảnh sống của họ như thế nào ? 3. Bài mới * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - Mục tiêu : Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh - Phương pháp : Thuyết trình - Thời gian : 1 phút Cuộc sống vốn rất tươi đẹp song trong cuộc sống chúng ta đôi lúc không thể tránh khỏi những khó khăn . Lúc đó, tình cảm, sự quan tâm chăm sóc của người thân thật vô cùng quan trọng . Nó là liều thuốc tinh thần vô giá, giúp ta đủ sức đối mặt và chiến thắng mọi khó khăn . Truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng ” cũng vậy .Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, chiến thắng tử thần bởi cô có được sức mạnh từ tấm lòng yêu thương, tình người cao cả của Xiu và cụ Bơ-men . Nội dung bài học hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu điều đó . * Hoạt động 2 : Tìm hiểu chi tiết. - Mục tiêu : Học sinh hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm - Phương pháp : Vấn đáp tìm lời, thuyết trình, giảng bình, thảo luận cặp... - Kĩ thuật : Động não, sơ đồ tư duy - Thời gian : 30 phút Hoạt độngcủa thầy Hoạt động của trò Nội dung ? Trong hoàn cảnh sống của những người nghệ sĩ nghèo, vào mùa đông Giôn-xi gặp phải chuyện gì ? ? Tâm trạng của cô lúc đó như thế nào? ? Hình ảnh chiếc lá rụng dần trên cây dây leo gắn với sinh mệnh của Giôn-xi gợi cho em suy nghĩ gì? GV bình: Với chúng ta hiện tượng cây chút lá khi đổi mùa không phải là hiện tượng lạ. Cái lạ là chiếc lá mỏng manh trên cây thường xuân kia lại gắn với sinh mệnh nhỏ nhoi yếu ớt của của Giôn-xi. Hình ảnh những chiếc lá trên cây dây leo già cỗi ,héo hắt rụng dần khiến người ta nghĩ đến sự tàn lụi, sự kết thúc. Giôn-xi cũng vậy, cô hoạ sĩ yếu ớt như chiếc lá đơn độc đang bị khó khăn của sự sống đe doạ. Sự sống của Giôn-xi thật mong manh, nó chỉ là sự níu kéo của sợi dây vô hình nào đó ->sự liên tưởng thật độc đáo . ? Trong khi Giôn-xi đang tuyệt vọng, buông xuôi thì bạn bè cô có thái độ như thế nào? - Xiu đã làm gì để giúp Giôn-xi ? ? Em nhận thấy Xiu là là người bạn như thế nào ? GV: Tuy chỉ là chị em kết nghĩa nhưng Xiu đã thương yêu chăm sóc cho Giôn-xi như đối với đứa em ruột thịt .Cô luôn lo lắng thấp thỏm trước tình trạng sức khoẻ và tâm trạng bi quan của em...Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn, vị tha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng và có một trái tim nhân hậu mênh mông. ? Ngoài Xiu ra, bên cạnh Giôn-xi còn có ai nữa ? ?Qua đoạn truyện và phần tóm tắt tác phẩm ,em biết gì về cụ Bơ-men ? ? Khi nghe Xiu kể về bệnh tình của và nỗi tuyệt vọng của Giôn-xi thì thái độ của cụ Bơ-men ra sao ? ? Cụ đã suy nghĩ và hành động như thế nào ? ? Theo em cụ Bơ- men vẽ chiếc lá trong hoàn cảnh nào ? Với mục đích gì? ? Em hãy hình dung và miêu tả lại hình ảnh cụ Bơ-men khi vẽ chiếc lá? ? Tại sao tác giả không kể và tả cảnh này này trong truyện ? ? Em có suy nghĩ gì về hành động của cụ Bơ-men ? Từ đó em cảm nhận được đức tính cao đẹp nào của cụ ? ? Xiu có biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men không? ? Vì sao cụ Bơ-men không nói với Xiu ý định của mình? ? Lần thứ 2 kéo mành lên, điều kì diệu và bất ngờ nào đã xảy ra? ? Chiếc lá cuối cùng không rụng đã tác động tới trạng của Giôn-xi như thế nào? - Cô đã có những hành động gì ? ? Theo em nguyên nhân sâu xa nào đã quyết định sự hồi sinh của Giôn-xi? GV: Chính sự gan góc và kiên cường của chiếc lá đã khơi dậy và thổi vào tâm hồn Giôn-xi hơi ấm của niềm tin và nghị lực giúp cô chiến thắng bênh tật, chiến thắng những yếu mềm trong tâm hồn để vượt thoát khỏi bàn tay của tử thần trở về với cuộc sống. ? Em có cảm nhận và suy nghĩ gì về tình bạn của những người hoạ sĩ ? ? Theo em tình bạn chân thành có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? GV: Tích hợp với VMTL. ? Bằng tình yêu thương mạnh mẽ đối với Giôn-xi, cụ Bơ-men hoàn thành chiếc lá cuối cùng giúp Giôn-xi hồi sinh còn cụ đã chút hơi thở cuối cùng trong bệnh viện . - Trước sự việc xảy ra, Xiu coi chiếc lá cụ Bơ-men là kiệt tác ? Vì sao ? GV bình : Bức vẽ được coi là kiệt tác của cụ Bơ-men vì nó sống động như thật, đánh lừa cặp mắt nhà nghề của các cô hoạ sĩ, nó được đặt đúng chỗ,vẽ đúng thời điểm cần thiết và được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được vẽ bằng tấm lòng yêu thương, sự hiến dâng cao cả của người nghệ sĩ cho nghệ thuật, cho sự sống của con người .Chính tự nó đã trở thành bất tử. Chiếc lá là mảnh hồn của người nghệ sĩ, nó có sức mạnh tiếp thêm nghị lực cứu sống con người . Nó chính là hiện thân của cái gọi là “nghệ thuật vị nhân sinh” và cho người đọc hiểu rằng nghệ thuật không chỉ vì cái đẹp mà nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống con người và vì con người. ? Hãy chỉ ra phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm? Tác dụng của biện pháp NT đó? ? Em có nhận xét gí về thái độ và tình cảm của nhà văn ? GV: Liên hệ với tác phẩm : Trong lòng mẹ, Cô bé bán diêm. ? Qua tác phảm, nhà văn muốn gửi gắm đến chúng ta bức thông điệp gì ? - Gọi HS đọc ghi nhớ. * Hoạt động 3; Luyện tập Mục tiêu : HS khắc sâu kiến thức vừa học. Phương pháp: Phát vấn,trò chơi Kĩ thuật : Động não. Thời gian : 6 phút GV: Giới thiệu về ô chữ và cách chơi. -Ô chữ của chúng ta gồm 13 hàng ngang. - Người chơi lần lượt lựa chọn và mở ô chữ bất kỳ . - Mỗi hàng ngang có một gợi ý và người chơi có 10 giây để suy nghĩ và trả lời. Nếu sau 10 giây người chơi không có câu trả lời thì ô chữ đó không được mở. - Người chơi có thể bấm chuông trả lời từ chìa khoá của ô chữ bất kỳ lúc nào. - Người chơi mở được từ 2 ô chữ sẽ được thưởng một điểm 10 . Mở được 1 ô chữ được thưởng điểm 9. Tìm được từ chìa khoá của ô chữ được thưởng điểm 10 và một tràng pháo tay. 1.Hàng ngang số 1: Gồm 10 chữ cái. ? Tên gọi một loài cây trong truyên . 2. Hàng ngang số 2: Gồm 7 chữ cái . ? Chiếc lá cuối cùng không rụng giúp Giôn-xi ntn? 3. Hàng ngang số 3 : Gồm 8 chữ cái. ? Một biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong truyện. 4. Hàng ngang số 4: Gồm 5 chữ cái. ? Từ chỉ nghề nghiệp của các nhân vật trong truyện. 5. Hàng ngang số 5: Gồm 3 chữ cái ? Tình trạng sức khoẻ của Giôn-xi khi bị bệnh. 6. Hàng ngang số 6 : Gồm 7 chữ cái ? Hình tượng xuyên suốt tác phẩm . 7.Hàng ngang số 7: Gồm 3 chữ cái ? Tên một nhân vật trong truyện 8. Hàng ngang số 8 : Gồm 7 chữ cái ? Bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” được gọi là gì? 9. Hàng ngang số 9 : Gồm 8 chữ cái ? Tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng” phản ánh điều gi của xã hội Mĩ. 10. Hàng ngang số 10 : Gồm 5 chữ cái. ? Giá trị của kiệt tác“ Chiếc lá cuối cùng”? 11. Hàng ngang số 11:Gồm 8 chữ cái ? Đối tượng mà nghệ thuật chân chính hướng tới. 12.Hàng ngang thứ 12 : Gồm 6 chữ cái ? Giá trị nổi bật của tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng”. 13. Hàng ngang thứ 13 : Gồm 6 chữ cái ? Nơi ở của Xiu và Giôn-xi. - HS trả lời -Tuyệt vọng, chán nản: + Mắt thẫn thờ nhìn. + Thều thào ra lệnh. + Đó là chiếc lá cuối cùng...Hôm nay nó sẽ rụng...em sẽ chết... - Hs trả lời - HS lắng nghe - HS suy nghĩ và trả lời - HS bộc lộ - Cụ Bơ-men. - HS phát biểu - HS suy nghĩ và trả lời - Hs thảo luận và trả lời. - HS miêu tả - Hs trả lời +Làm tăng kịch tính của truyện. +Tạo bất ngờ và lôi cuốn người đọc… - HS nêu cảm nhận - Xiu không biết : “Xiu kéo mành lên một cách chán nản” - HS suy nghĩ và trả lời. - Chiếc lá cuối cùng không rụng sau đêm mưa gió. -HS suy nghĩ và trả lời. - Cô nhận thấy mình tệ, thấy muốn chết là một tội. - Muốn ăn cháo, uống sữa, ngắm mình trong gương . - Hi vọng được vẽ vịnh Na-plơ. - HS thảo luận và trả lời. - HS nêu suy nghĩ và cảm nhận. - HS thảo luận và trả lời. - NT đảo ngược tình huống 2 lần… à tạo sự bất ngờ, hấp dẫn… - HS nhận xét HS lắng nghe Mở ô chữ. - Thường xuân - Hồi sinh - Đảo ngược - Hoạ sĩ - Yếu - Chiếc lá - Xiu - Kiệt tác - Hiện thực - Bất tử - Con người - Nhân đạo - Căn gác xép II. Đoc-tìm hiểu văn bản. *Ghi nhớ: (SGK) III.Luyện tập. - Giải ô chữ 4. Hoạt động 4 : Củng cố (2 phút) - Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức để học sinh nắm được nội dung bài học - Phương pháp : Vấn đáp - Kỹ thuật : Động não - Thời gian : 2 phút ? Tại sao nhà văn lại chọn hình tượng chiếc lá cuối cùng để đặt tên cho tác phẩm của mình. ? Có người cho rằng : Chiếc lá cuối cùng là chuyện có kết thúc mở, để lại nhiều dư âm và suy nghĩ trong lòng người đọc. Điều đó đúng hay sai? 5 . Hướng dẫn học bài : ( 1 phút) - Học thuộc ghi nhớ và phần phân tích văn bản. - Tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy - Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật cụ Bơ-men. - Chuẩn bị bài : “ Chương trình địa phương phần Tiếng việt”: + Thống kê những từ ngữ địa phương mà em biết + Sưu tầm một số bài thơ ca có sử dụng từ địa phương. *Rút kinh nghiệm : (Sau giờ dạy) - Về thời gian:……………………………………………………………………… - Về nội dung:……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. - Về phương pháp và kỹ thuật dạy học:………………............................................... ……………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docChiec la cuoi cung(1).doc
Giáo án liên quan