I. Mục tiêu bài học
* Mục tiêu chung
Biết lập bố cục và cách thức xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức:
Cách lập dàn ý cho văn bẳn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2 .Kĩ năng:
-Xây dựng bố cục ,sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
II- Kĩ năng sống:
1- Kĩ năng tự nhận thức.
2- Kĩ năng tự tin
3- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
4- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
5- Kĩ năng giao tiếp.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2.Học sinh: Đọc nội dung, trả lời các câu hỏi sau mỗi phần ngữ liệu.
IV. Ph¬ương pháp/ kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn (thảo luận nhóm)
- Phương pháp: - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thông báo giải thích, thảo luận nhóm.
V. Các b¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ước lên lớp.
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ
Tiến hành trong giờ.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động
H: Khi làm bài văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả va biểu cảm vào nhằm mục đích gì?
- Nhằm làm cho bài văn tự sự thêm sinh động, hấp dẫn.
GV dùng lời văn dẫn vào bài:
Nhân vật và sự việc là hai yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự. Nhưng khi làm văn bản tự sự, cũng cần phải có những phương thức biểu đạt đan xen để bộc lộ sắc thái và ý nghĩa, cũng là để việc kể chuyện thêm sinh động hơn, sâu sắc hơn. Các em đã được học điều đó ở các tiết học trước và cũng đã được viết các đoạn văn. Vậy khi lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ta phải làm như thế nào?
*Hoạt động 1: HDHS hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu
Nhận diện được dàn ý 3 phần của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả,biểu cảm.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 15187 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 31 Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/10/2013
Ngày giảng: 8A: 21/10, 8B: 23/10/2013
TIẾT 31: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. Mục tiêu bài học
* Mục tiêu chung
Biết lập bố cục và cách thức xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức:
Cách lập dàn ý cho văn bẳn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2 .Kĩ năng:
-Xây dựng bố cục ,sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
II- Kĩ năng sống:
1- Kĩ năng tự nhận thức.
2- Kĩ năng tự tin
3- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
4- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
5- Kĩ năng giao tiếp.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2.Học sinh: Đọc nội dung, trả lời các câu hỏi sau mỗi phần ngữ liệu.
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn (thảo luận nhóm)
- Phương pháp: - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thông báo giải thích, thảo luận nhóm.
V. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ
Tiến hành trong giờ.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động
H: Khi làm bài văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả va biểu cảm vào nhằm mục đích gì?
- Nhằm làm cho bài văn tự sự thêm sinh động, hấp dẫn...
GV dùng lời văn dẫn vào bài:
Nhân vật và sự việc là hai yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự. Nhưng khi làm văn bản tự sự, cũng cần phải có những phương thức biểu đạt đan xen để bộc lộ sắc thái và ý nghĩa, cũng là để việc kể chuyện thêm sinh động hơn, sâu sắc hơn. Các em đã được học điều đó ở các tiết học trước và cũng đã được viết các đoạn văn. Vậy khi lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ta phải làm như thế nào?
*Hoạt động 1: HDHS hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu
Nhận diện được dàn ý 3 phần của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả,biểu cảm.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HS: Đọc văn bản trong SGK
H: Bài văn trên gồm có 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Hãy chỉ ra 3 phần đó và nội dung của từng phần?
HS: Trả lời.
GV: Chốt.
Mở bài: Từ đầu...la liệt trên bàn.Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
Thân bài: Vui thì vui thật...không nói. : Món quà sinh nhật độc đáo
Kết bài: Cảm ơn...hết. Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.
H: Phần mở bài đã giới thiệu sự việc gì? Ai là nhân vật chính, ngôi kể ở ngôi số mấy? Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện?(chuyện xảy ra ở đâu? vào lúc nào? trong hoàn cảnh nào?)
HS: Thảo luận nhóm lớn 3’. Báo cáo. Nhận xét chéo. Đặt câu hỏi.
GV: Cũng có khi ở phần mở bài, tác giả giới thiệu kết quả của sự việc, số phận của nhân vật trước rồi mới kể nguyên nhân, diễn biến sau.VD: Lão Hạc kể chuyện mình bán chó: “ Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ...”
H: Ngoài ra, câu chuyện còn có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
HS: Các nv: Trang, Trinh, Thanh...
Nhân vật chính: Trang.
Tính cách:
+ Trang: Hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột.
+ Trinh: Kín đáo, chân thành, đằm thắm.
+ Thanh: Hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý.
GV: Gợi ý, định hướng.
H: Câu chuyện diễn ra như thế nào? Mở đầu là sự việc gì? Diễn biến của sự việc ra sao? đỉnh điểm của câu chuyện ở đâu?
HS: Trả lời. (cá nhân hoặc nhóm.)
H: Đọc thầm phần 3 của văn bản và cho biết câu chuyện đã kết thúc như thế nào?
H: Theo em, trong câu chuyện này, điều gì đã tạo nên sự bất ngờ cho Trang?
-> Bất ngờ chính là món quà đầy ý nghĩa vì nó được chăm sóc, nâng niu suốt mấy tháng trời.
GV: Gợi ý, định hướng.
*H: Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Tác dụng của các yếu tố đó ở đây?
HS: Hoạt động nhóm đôi 2’. Trợ giúp, báo cáo.
GV: Khái quát.
-> Miêu tả: Suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào...các bạn ngồi chật cả nhà...nhìn thấy Trinh đang tươi cười...Trinh dẫn tôi ra vườn...Trinh lom khom...Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói.
-> Biểu cảm: Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên... Bắt đầu lo...tủi thân và giận Trinh...giận mình quá... tôi run run.... cảm ơn Trinh quá...
quý giá làm sao...
H: Tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản này?
-> Làm văn bản tự sự thêm sinh động, hấp dẫn và sâu sắc.
GV: Gợi ý, định hướng.
H: Các sự việc trong văn bản này được kể theo thứ tự nào? (Tuần tự theo thời gian hay có sự đảo ngược, từ hiện tại nhớ về quá khứ)?
GV: Củng cố nội dung:
Việc trả lời tất cả các câu hỏi trên chính là chúng ta đã tìm ra dàn ý cơ bản của văn bản “Món quà sinh nhật”. Vậy 1 văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có dàn ý như thế nào?
H: Dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có bố cục mấy phần?
- 3 phần: MB, TB, KB.
HS: Đọc mục I.2 trong sgk.
GV: Chốt rút ra ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ. Khái quát.
GV: Chốt những ý cần nằm trong ghi nhớ.
Lập dàn bài cho một bài văn tự sự hoàn chỉnh có yếu tố miêu tả và biểu cảm, chú ý các yếu tố:
+ Ngôi kể, người kể
+ Sự việc, hoàn cảnh xảy ra sự việc
+ Nhân vật, vai trò của mỗi nhân vật với sự phát triển của cốt truyện.
+ Diễn biến của truyện.
+ Mức độ sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm sao cho phù hợp.
I. Dàn ý của bài văn tự sự:
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:
a. Bài tập:
Văn bản: “Món quà sinh nhật”
* Bố cục:
- Mở bài. Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
+ Sự việc: Buổi sinh nhật
+ Nhân vật: Trang (xưng tôi)
+ Tình huống xảy ra câu chuyện: Nhân buổi sinh nhật, tại nhà Trang, buổi sáng.
- Thân bài: Món quà sinh nhật độc đáo
+ Mở đầu: Buổi sinh nhật sắp kết thúc. Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.
+ Diễn biến: Trinh đến và giải toả những băn khoăn của Trang.
+ Đỉnh điểm: Trinh đưa ra món quà sinh nhật độc đáo.
- Kết bài: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.
b. Yếu tố miêu tả và biểu cảm:
- Miêu tả: Giúp người đọc hình dung không khí buổi sinh nhật, cử chỉ, điệu bộ của từng người.
- Biểu cảm: Bộc lộ được tình cảm bạn bè chân thành, sâu sắc.
c. Thứ tự kể:
Kể tuần tự theo thời gian xen lẫn hồi ức.
2. Dàn ý của 1 bài văn tự sự
(SGK – 95)
II. Ghi nhớ.
- Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
* Hoạt động 2: HDHS luyện tập
- Mục tiêu
Lập dàn bài cho một bài văn tự sự hoàn chỉnh có yếu tố miêu tả và biểu cảm, chú ý các yếu tố:
+ Ngôi kể, người kể
+ Sự việc, hoàn cảnh xảy ra sự việc
+ Nhân vật, vai trò của mỗi nhân vật với sự phát triển của cốt truyện.
+ Diễn biến của truyện.
+ Mức độ sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm sao cho phù hợp.
HS: Đọc yêu cầu bài 1.
HS: Thảo luận nhóm lớn 3’.
+ Nhóm 1: Phần mở bài.
+ Nhóm 2: Phần thân bài.
+ Nhóm 3: Phần kết bài.
+ Nhóm 4,5: XĐ yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Các nhóm treo bảng và làn lươtk báo cáo kết quả cảu nhóm mình. Các nhóm theo dõi, đặt câu hỏi, nhận xét, bổ sung.
GV: Khái quát.
HS: Đọc BT 2- nêu yêu cầu.
HS : Hoạt động độc lập.
HS : Trình bày BT của mình. (3 em).
HS: Trong lớp theo dõi phần trình bày của bạn, nhận xét, đặt câu hỏi.
GV: Kêt luận.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Lập dàn ý cho VB “Cô bé bán diêm”:
a. Phần mở bài:
- Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa.
- Giới thiệu nhân vật chính: Em bé bán diêm.
- Giới thiệu gia cảnh của em.
b. Phần thân bài:
- Sự việc 1: Lúc đầu không bán được diêm
+ Sợ không dám về nhà.
+ Tìm chỗ tránh rét
+ Bị gió rét và cái đói hành hạ
- Sự việc 2: Quẹt diêm sưởi ấm( Những mộng tưởng và thực tại đan xen)
+ Lần 1: Lò sưởi
+ Lần 2: Bàn ăn thịnh soạn, món ngỗng quay.
+ Lần 3: Cây thông Nô-en
+ Lần 4: Bà nội hiện về
+ Lần 5: Em cùng bà bay lên
c. Kết bài:
- Cô bé bán diêm đã chết vì đói và rét trong đêm giao thừa
- Ngày đầu năm mới và mọi người
- Cảm nghĩ của người kể
d. Yếu tố miêu tả và biểu cảm:
- Miêu tả:
+ Ngọn lửa lúc dầu xanh lam...
+ Tuyết phủ kín mặt đất...
+ Tay cầm que diêm đã tàn...
+ Diêm cháy và sáng rực lên...
+ Hàng ngàn ngọn nến...
- Biểu cảm:
+ Chà! Giá quẹt ...nhỉ?
+ Trông đến vui mắt
+ Chà! ánh sáng kì dị làm sao...
+ Thật là dễ chịu...
+ Bần thần cả người...
+ Chưa bao giờ em thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này.
2. Bài tập 2: Lập dàn ý cho đề bài: Kể về kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
a. Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của mình.
- Kỉ niệm khiến mình xúc động.
b. Thân bài: tập trung kể về kỉ niệm.
- Thời gian, hoàn cảnh xảy ra kỉ niệm.
- Mở đầu, diễn biến, kết quả câu chuyện.
- Điều khiến em xúc động (Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
c. Kết bài: Suy nghĩ về kỉ niệm đó.
4. Củng cố (1’)
GV nhắc lại dàn ý của 1 văn bản tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
5. Hướng dẫn học bài (1’)
- Học bài theo quá trình tìm hiểu.
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2.
- Soạn bài: Ôn tập truyện kí VN
+ Đọc và trả lời tất cả các câu hỏi trong bài
+ Lập bảng thống kê theo mẫu (Sgk – 104)
File đính kèm:
- Tiet 31.doc