Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 33,34 : hai cây phong( gdkns)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.

 - Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy-sen.

 - Cách xây dựng mạch kể;cách mtả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.

2. Kĩ năng:

 - Đọc hiểu một văn bản có giá trị văn chương ,phát hiện,phân tích những giá trị đặc sắc về nghệ thuật mtả,biểu cảm trong một đoạn trích tự sự;

 - Cảm thụ vẻ sinh động,giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.

 - TH: So sánh, Nhân hoá

3. Thái độ: GDHS tình cảm yêu mến, trân trọng, những kỉ nệm tuổi thơ.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Nội dung và nghệ thuật của văn bản

III. CHUẨN BỊ

- GV: Tài liệu tham khảo, tranh tc giả

- HS: Soạn bi theo gợi ý GV

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS

2. Kiểm tra miệng:

- Qua văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”, tác giả Ohen-ri muốn thể hiện điều gì? Nghệ thuật nổi bật của truyện?

+ Tình thương yêu cao cả giữa người với người.

+ Nghệ thuật đặc sắc:Đảo ngược tình huống, kết thúc độc đáo, bất ngờ, xây dựng tình huống khéo léo, chặt chẽ, hấp dẫn.

- Tại sao chiếc lá cuối cùng lại được xem là một kiệt tác?

-> Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì:

 + Sinh động, giống như thật.Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sức sống trong tâm hồn của Giôn-xi.

+ Được vẽ bằng cả tình thương bao la và đức hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men.

- Hơm nay , chng ta học bi gì?Gồm những nội dung chính no?

+ Hai cy phong

+ Nội dung bi học: Hình ảnh hai cy phong.Hai cây phong với kí ức tuổi thơ.Hai cây phong và thầy Đuy-sen

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12689 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 33,34 : hai cây phong( gdkns), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9 Tiết 33,34 Tuần 9 Văn bản : HAI CÂY PHONG( GDKNS) ( Trích: Người thầy đầu tiên) - Ai-ma-tốp - I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích. - Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy-sen. - Cách xây dựng mạch kể ;cách mtả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc. 2. Kĩ năng : - Đọc hiểu một văn bản có giá trị văn chương ,phát hiện,phân tích những giá trị đặc sắc về nghệ thuật mtả,biểu cảm trong một đoạn trích tự sự ; - Cảm thụ vẻ sinh động,giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích. - TH: So sánh, Nhân hoá 3. Thái độ : GDHS tình cảm yêu mến, trân trọng, những kỉ nệm tuổi thơ. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Nội dung và nghệ thuật của văn bản III. CHUẨN BỊ - GV: Tài liệu tham khảo, tranh tác giả - HS: Soạn bài theo gợi ý GV IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS 2. Kiểm tra miệng: - Qua văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”, tác giả Ohen-ri muốn thể hiện điều gì? Nghệ thuật nổi bật của truyện? + Tình thương yêu cao cả giữa người với người. + Nghệ thuật đặc sắc:Đảo ngược tình huống, kết thúc độc đáo, bất ngờ, xây dựng tình huống khéo léo, chặt chẽ, hấp dẫn. - Tại sao chiếc lá cuối cùng lại được xem là một kiệt tác? -> Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì: + Sinh động, giống như thật.Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sức sống trong tâm hồn của Giôn-xi. + Được vẽ bằng cả tình thương bao la và đức hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men. - Hơm nay , chúng ta học bài gì ?Gồm những nội dung chính nào ? + Hai cây phong + Nội dung bài học: Hình ảnh hai cây phong.Hai cây phong với kí ức tuổi thơ.Hai cây phong và thầy Đuy-sen 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 :GV giới thiệu vào bài(2phút): Đất nước Cư-rơ-gư-xtan xa xôi và tươi đẹp, có núi đồi và thảo nguyên, những dãy núi trập trùng và áng mây lơ lửng bên trên “ chẳng khác nào một đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi nào đó” và cũng chính nơi đây là nguồn cảm hứng cho nhà văn Ai-ma-tốp thể hiện tài năng của mình qua tác phẩm “ Người thầy đầu tiên”… Hoạt động 2:(Thời gian : 5phút.)Giúp HS náêm được một vài hiểu biết về tác giả Ai-ma –tốp và tác phẩm Hai cây phong GV: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? HS: Xác định, thâu tóm những ý chính. GV: chốt ý, bổ sung:. Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan ,một nước cộng hoà vùng Trung Á,thuộc Liên Xô trước đây.Oâng được dư luận đánh giá cao khi xuất bản tác phẩm đầu tay của mình vào năm 1958.Nhiều tác phẩm của Ai- ma-tốp được dịch sang Tviệt. GV : Nêu hồn cảnh ra đời của tác phẩm ? HS: Tác phẩm trích trong tập “Núi đồi và thảo nguyên”, được giải thưởng Lê-nin. GV Nhấn mạnh: Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đậm chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Kư-rơ-gư-xtan; tình yêu; tình bạn; tinh thần dũng cảm vượt qua thử thách, hi sinh thời chiến tranh; thái độ đấu tranh tích cực của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu. Hoạt động 3 (Thời gian : 10 phút) : đọc – tìm hiểu chung(HS nắm được cách đọc văn bản,hiểu được một số từ khó trong văn bản;nắm được ngôi kể và mạch kể của văn bản.) GV tóm tắt toàn bộ tác phẩm “ Người thầy đầu tiên” cho học sinh nắm bắt được nội dung. GV : Yêu cầu 1-2 học sinh đọc văn bản -> nhận xét. - Đọc kết hợp kiểm tra từ khó của học sinh. THTV6: Gi¶i thÝch c¸c tõ “th¶o nguyªn”, “h¶i ®¨ng”? “h¶i ®¨ng” -> tõ H¸n ViƯt ®· hä GV : Hãy quan sát văn bản, nhận xét về ngôi kể, mạch kể trong văn bản? HS - Phần 1: người kể xưng “tơi”. - Phần 2: người kể xưng “ chúng tơi” - Phần 3: người kể xưng “ tơi” GV : Cách lựa chọn ngôi kể trên, có ý nghĩa như thế nào? HS : ít nhiều phân biệt và lồng vào nhau. => Cảm xúc chung và riêng về hai cây phong Hoạt động 4 :(Thời gian : 20 phút) HD tìm hiểu tác phẩm - Giúp cho HS thấy được h/ảnh 2 cây phong là biểu tượng của quê hương;gắn liền vơi những kỉ niệm tuổi thơ ko bao giờ quên và lòng biết ơn với thầy Đuy-sen. GV :Hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào? HS: Hai cây phong lớn ở giữa đồi, hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đạy trên núi. GV : Cách sử dụng nghệ thuật của tác giả ở đây có gì đặc biệt? Cách so sánh ấy “ hai cây phong…núi” có ý nghĩa gì? HS: so sánh -> Tín hiệu dẫn đường về làng. GV : Chi tiết: “ nhưng cứ mỗi lần về quê… thân thuộc ấy” có ý nghĩa gì sâu sắc? HS : Khơng thể thiếu đối với những người đi xa về làng GV Bình: Mở đầu văn bản người kể đã đưa người đọc đến với vùng đất Ku-ku-rêu với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo nguyên, rặng núi.Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đã từ rất lâu, những đứa trẻ đã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Và cũng rất tự nhiên, hình ảnh hai cây phong đã trở thành của riêng làng Ku-ku-rêu. Người kể đã dành tình cảm đặc biệt cho hai cây phong, cho nên dù đi xa đâu về thì cái đầu tiên vẫn là cái nhìn hướng về hai cây phong và hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của người kể, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của anh và chỉ đôi ba nét phác tả nhưng hai cây phong được hiện ra bằng những nét phác thảo của người hoạ sĩ. - Yêu cầu học sinh theo dõi đoạn văn đặc tả hai cây phong trong phần tiếp theo của văn bản và cho biết: GV: Có gì đặc sắc trong cách miêu tả hai cây phong ở đoạn văn này? HS: Chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng ? Em có nhận xét gì về cách cảm nhận của tác giả? Bình chốt:Bằng tình yêu quê hương, yêu vùng đất thảo nguyên của mình mà người kể đã tạo nên bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức tranh ngân nga cả những giai điệu “ tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Đoạn văn tả hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây. Người kể đã cảm nhận được cả sự sống của vật vô tri, vô giác, phải chăng tác giả có một trí tưởng tượng phong phú, mãnh liệt. Sự mãnh liệt ấy đã vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê. GD: Tình yêu quê hương, đất nước. GV chuyển ý sang mục 2: Đoạn văn tiếp theo có nội dung gì? GV: Từ những cảm xúc riêng ấy, nhân vật “ tôi” trở về với những kí ức tuổi thơ êm đẹp, hãy tìm và đọc đoạn văn có nội dung trên? HS: Đọc đoạn văn tả cảnh bọn trẻ làng với những kỉ niệm về hai cây phong. GV: Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong gắn với những kỉ niệm tuổi thơ? HS: Tìm kiếm, trả lời GV: Từ trên cao thấy cả một thế giới rộng lớn, thế giới ấy, cảnh vật ấy hiện ra như thế nào qua con mắt trẻ thơ? HS: Trao đổi, trình bày GV: Em có nhận xét gì về ý nghĩa của hai cây phong với kí ức tuổi thơ? HS: Là nơi hội tụ của niềm vui tuổi thơ, nơi mở rộng chân trời hiểu biết. GV Bình chốt: Chất hoạ sĩ của người kể càng thể hiện rõ ở đoạn này giúp ta hình dung bức tranh thiên nhiên như hiện ra trước mắt với nhựng vẻ đẹp kì diệu làm tăng thêm chất “ bí ẩn đầy sức quyến rũ” của những miền đất lạ. Chuyển ý sang mục 3 GV: Trong mạch kể này, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người đọc? HS: Hai cây phong là nhân chứng của một câu chuyện hết sức cảm động về người thầy đầu tiên Đuy-sen, người đã vun trồng ức mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình. GV: Kể cho học sinh nghe chi tiết: Thầy Đuy-sen mang hai cây phong trồng. GV: Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôi kể của tác giả? ? Cảm nhận của em về cách miêu tả của tác giả. HS:Lựa chọn ngôi kể,người kể tạo nên 2 mạch lồng ghép độc đáo.Mtả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ,có nhiều liên ? Cảm nhận của em về cách miêu tả của tác giả và tâm hồn của tác giả Ai-ma-tôp, qua văn bản “ Hai cây phong”? - HS đọc ghi nhớ. I. Tác giả – tác phẩm 1. Tác giả - Ai-ma-tốp (1928 – 2008) - Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, xuất thân trong một gia đình viên chức. - Được giải thưởng Lê-nin ( 1961). - Viết văn bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga. 2. Tác phẩm. ( sgk) - Tác phẩm rút từ tập “Núi đồi và thảo nguyên”. - Văn bản là phần đầu củatruyện “Người thầy đầu tiên » . II . Đọc- tìm hiểu chung 1 . Đọc – từ khó 2 . Ngơi kể và mạch kể trong văn bản. - Phần 1: người kể xưng “tơi”. - Phần 2: người kể xưng “ chúng tơi” - Phần 3: người kể xưng “ tơi” => Cảm xúc chung và riêng về hai cây phong III. Tìm hiểu văn bản: 1. Hình ảnh hai cây phong. - Hai cây phong lớn ở giữa đồi, hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đạy trên núi.-> so sánh -> Tín hiệu dẫn đường về làng. => Khơng thể thiếu đối với những người đi xa về làng. - Chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng -> Cảm nhận tinh tế. 2 Hai cây phong với kí ức tuổi thơ. - Bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim. - Từ trên cao thấy cả một thế giới với biết bao điều kì diệu của đất trời, thảo nguyên. -> Là nơi hội tụ của niềm vui tuổi thơ, nơi mở rộng chân trời hiểu biết. 3.Hai cây phong và thầy Đuy-sen Hai cây phong là nhân chứng của một câu chuyện hết sức cảm động về người thầy đầu tiên Đuy-sen, người đã vun trồng ức mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình. 4. Nghệ thuật: -Lựa chọn ngôi kể,người kể tạo nên 2 mạch lồng ghép độc đáo. - Mtả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ,có nhiều liên tưởng,tưởng tượng hết sức phong phú. * Ghi nhớ sgk T101 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức) - Đọc văn bản này em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của thiên nhiên và con người được phản ánh ? + Vẻ đẹp thân thuộc và cao quí của 2 cây phong ; Tấm lòng gắn tha thiết của con người với cảnh vật nơi quê hương yêu dấu - Trong vh , tình yêu quê hương , đất nước có biểu hiện bằng cây cối , dòng sông , con đường , ngõ xóm . Hãy tìm 1 số tác phẩm vh VN có cách diễn đạt tình yêu quê như thế + Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh) + Bên kia sông Đuống (Hoàng cầm) 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà) * Đối với bài học ở tiết học này - Về nhà học bài, học thuộc ghi nhớ -Biết tóm tắt vb này * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo - Chuẩn bị “ Viết bài viết số 2” + Xem lại văn tự sư + Các bước làm văn tự sự kết hợp MT, BC + Xem các đề SGK V. PHỤ LỤC (Nếu cĩ) VI. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 9 Tiet 3334.doc
Giáo án liên quan