Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 35,36 - Tập làm văn Viết bài tập làm văn số II

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết moat bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

 - Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày sử dụng, đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả biểu cảm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Ra đề và đọc tài liệu tham khảo;

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài kiểm tra.

III. ĐỀ - ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA

1. Lớp 8A

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 2.

 

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2699 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 35,36 - Tập làm văn Viết bài tập làm văn số II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/10/2008 Tiết 35,36 - Tập làm văn: viết Bài tập làm văn số Ii I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết moat bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày sử dụng, đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả biểu cảm. II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Ra đề và đọc tài liệu tham khảo; - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài kiểm tra. III. Đề - đáp án đề kiểm tra 1. Lớp 8A Ma trận đề kiểm tra bài viết Tập làm văn số 2. Đề A Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TL TN TN thấp cao TN TL Liên kết đoạn văn trong văn bản 1 C1 1 Cách trình bày nội dung trong đoạn văn 1 C2 1 Văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm 1 C3 1 1 1 Bố cục bài văn tự sự 1 C4 1 Tổng số câu 3 1 1 4 1 Tổng số điểm 1.5 0.5 8.0 2.0 8.0 Phần Trắc nghiệm (2.0 ĐIểM) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Nhận xét nào nói đúng nhất về mục đích của việc sử dụng các phương tiện liên kết đoạn văn trong văn bản ? A. Làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản. B. Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau. C. Làm cho hình thức của văn bản được cân đối. D. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 2: Đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch thì câu chủ đề năm ở đâu? A. Đầu đoạn. B. Giữa đoạn. C. Cuối đoạn. Câu 3: Trong văn bản tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì ? A. Giúp người viết thể hiện được thái độ của mình với sự việc được kể. B. Giúp người viết hiểu một cách sâu sắc về sự việc được kể. C. Giúp người viết hiểu một cách toàn diện về sự việc được kể. D. Giúp sự việc được kể hiện lên sinh động, phong phú. Câu 4 : Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm thường có ba phần? A. Đúng B. sai. Phần Tự luận (8.0 ĐIểM) Hãy dùng lời của Giônxi để kể lại diễn biến tình cảm trong tâm trạng của cô khi chờ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống đến khi nhìn thấy chiếc lá vẫn dũng cảm, đơn độc bám vào cành sau đêm mưa gió. Đề B Ma trận đề kiểm tra bài viết Tập làm văn số 2. Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TL TN TN thấp cao TN TL Liên kết đoạn văn trong văn bản 1 C1 1 Tóm tắt văn bản tự sự 1 C2 1 C4 2 Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 1 C3 1 1 1 Tổng số câu 2 2 1 4 1 Tổng số điểm 1.0 1.0 8.0 2.0 8.0 Phần Trắc nghiệm (2.0 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Có các phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản ? A. Dùng từ nối và đoạn văn B. Dùng câu nối và đoạn văn C. Dùng từ nối và câu nối D. Dùng lí lẽ và dẫn chứng. Câu 2: Tóm tắt văn bản tự sự là gì ? A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn. B. Là dùng lời văn của mình kể lại nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn. C. Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn. D. Là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản. Câu 3: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể ? A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn. B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn D. Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật. Câu 4: Sắp xếp lại các bước tóm tắt văn bản tự sự sau đây theo một trình tự hợp lí: a) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: Lựa chọn những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng. b) Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí. c) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó. d) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình A. a-b-c-d C. c-a-b-d B. d-c-b-a D. c-b-a-d Phần Tự luận (8 điểm) Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào. ĐáP áN Đề A Phần Trắc nghiệm (2.0 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng mỗi ý đạt 0.5 điểm; đúng cả đạt 2.0 điểm. 1. D 2. A 3. A 4. A Phần Tự luận (8.0 ĐIểM): Cần đạt: 1. Về hình thức: HS xác định được kiểu bài tự sự sáng tạo dựa vào một câu chuyện có sẵn và viết lại. Xác định được ngôi kể thứ nhất. Bố cục đảm bảo ba phần, diễn đạt trong sáng, sai không quá 10 lỗi về chính tả, câu. (1 điểm) 2. Về nội dung: HS phải kể được các sự việc diễn tả tâm trạng của Giônxi (tôi)chờ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống đến khi nhìn thấy chiếc lá vẫn dũng cảm, đơn độc bám vào cành sau đêm mưa gió. Gồm: - Khi kéo mành lên lần thứ nhất: (2 điểm) + Tâm trạng chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi của Giônxi(tôi) + Tâm trạng lo sợ và sự động viên của Xiu - Khi kéo mành lên lần thứ hai (2 điểm) + Tâm trạng bất ngờ, ngạc nhiên trước sự dũng cảm, đơn độc bám vào cành sau đêm mưa gió của Giônxi(tôi). Từ đó muốn được sống, muốn cống hiến nghệ thuật: đòi ăn cháo, sữa, soi gương tay, mơ ước vẽ vịnh Naplơ. + Sự chăm sóc của Xiu với Giônxi (tôi) - Các đoạn viết phải kết hợp được kể với yếu tố miêu tả và biểu cảm. (3 điểm) Đề B Phần Trắc nghiệm (2.0 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng mỗi ý đạt 0.5 điểm; đúng cả đạt 2.0 điểm. 1. C 2. D 3. D 4. C Phần Tự luận (8.0 ĐIểM): Cần đạt: 1. Về hình thức: HS xác định được kiểu bài tự sự sáng tạo dựa vào một câu chuyện có sẵn và viết lại. Xác định được ngôi kể thứ nhất. Bố cục đảm bảo ba phần, diễn đạt trong sáng, sai không quá 10 lỗi về chính tả, câu. (1 điểm) 2. Về nội dung: - HS phải nêu được các sự việc lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo với vai trò mình là người chứng kiến. Gồm: - Giới thiệu hoàn cảnh em chứng kiến cảnh lão Hạc kể lại việc bán chó cho ông giáo nghe vào lúc nào? ở đâu ? (0.75 điểm) - Nguyên nhân lão Hạc bán chó (1.0 điểm) - Nét mặt, hành động của lão Hạc khi kể đoạn lão lừa con chó vàng (2 điểm) - Thái độ ông giáo. (0.75 điểm) - Tình cảm, suy nghĩ của em với lão Hạc. (1.0 điểm) - Suy nghĩ, tình cảm sau khi chứng kiến sự việc đã xảy ra (1.0 điểm) - Mong muốn, hy vọng của em với lão Hạc (1.0 điểm) - Các đoạn viết phải kết hợp được kể với yếu tố miêu tả và biểu cảm. (1.5 điểm) 2. Lớp 8b Đề A Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TL TN TN thấp cao TN TL Liên kết đoạn văn trong văn bản 1 C1 1 Tóm tắt văn bản tự sự 1 C2 1 C4 2 Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 1 C3 1 1 1 Tổng số câu 2 2 1 4 1 Tổng số điểm 1.0 1.0 8.0 2.0 8.0 Phần Trắc nghiệm (2.0 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Có các phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản ? A. Dùng từ nối và đoạn văn B. Dùng câu nối và đoạn văn C. Dùng từ nối và câu nối D. Dùng lí lẽ và dẫn chứng. Câu 2: Tóm tắt văn bản tự sự là gì ? A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn. B. Là dùng lời văn của mình kể lại nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn. C. Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn. D. Là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản. Câu 3: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể ? A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn. B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn D. Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật. Câu 4: Sắp xếp lại các bước tóm tắt văn bản tự sự sau đây theo một trình tự hợp lí: a) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: Lựa chọn những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng. b) Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí. c) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó. d) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình A. a-b-c-d C. c-a-b-d B. d-c-b-a D. c-b-a-d Phần Tự luận (8 điểm) Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ về con vật nuôi mà em thích. Đề B Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TL TN TN thấp cao TN TL Liên kết đoạn văn trong văn bản 1 C1 1 Cách trình bày nội dung trong đoạn văn 1 C2 1 Văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm 1 C3 1 1 1 Bố cục bài văn tự sự 1 C4 1 Tổng số câu 3 1 1 4 1 Tổng số điểm 1.5 0.5 8.0 2.0 8.0 Phần Trắc nghiệm (2.0 ĐIểM) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Nhận xét nào nói đúng nhất về mục đích của việc sử dụng các phương tiện liên kết đoạn văn trong văn bản ? A. Làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản. B. Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau. C. Làm cho hình thức của văn bản được cân đối. D. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 2: Đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch thì câu chủ đề năm ở đâu? A. Đầu đoạn. B. Giữa đoạn. C. Cuối đoạn. Câu 3: Trong văn bản tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì ? A. Giúp người viết thể hiện được thái độ của mình với sự việc được kể. B. Giúp người viết hiểu một cách sâu sắc về sự việc được kể. C. Giúp người viết hiểu một cách toàn diện về sự việc được kể. D. Giúp sự việc được kể hiện lên sinh động, phong phú. Câu 4 : Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm thường có ba phần? A. Đúng B. sai. Phần Tự luận (8.0 ĐIểM) Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo em buồn. * Đáp án: Đề A Phần Trắc nghiệm (2.0 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng mỗi ý đạt 0.5 điểm; đúng cả đạt 2.0 điểm. 1. C 2. D 3. D 4. C Phần Tự luận (8.0 ĐIểM): Cần đạt: 1. Về hình thức: HS xác định được kiểu bài tự sự sáng tạo dựa vào một câu chuyện có sẵn và viết lại. Xác định được ngôi kể thứ nhất. Bố cục đảm bảo ba phần, diễn đạt trong sáng, sai không quá 10 lỗi về chính tả, câu. (1 điểm) 2. Về nội dung: Với đề tài này, có thể có rất nhiều kỉ niệm sâu sắc ( chủ đề ). Nói chung nên tìm những kỉ niệm đáng nhớ nhất, đòi hỏi phải qua quá trình gắn bó lâu dài đối với con vật để có được những kỉ niệm – tình cảm không thể nào quên. - Giới thiệu về kỉ niệm với con vật mà mình định kể. (0.75 điểm) - Kể về những kỉ niệm sâu sắc nhất, để lại ấn tượng nhiều nhất. + Hoàn cảnh để có được con vật đó. (được tặng, cho, biếu, mua … ) (1.0 điểm) + Quá trình gắn bó với con vật: khi ở nhà, khi đi học về, khi lao động... (1.5 điểm) + Một kỉ niệm mà em gắn với nó (hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, diên biến và kết thúc câu chuyện, ý nghĩa của chuyện đó với em). (3.5 điểm) - Cảm xúc của em: Đó là một kỉ niệm đáng nhớ nhất. (0.75 điểm) - Yêu cầu : Các đoạn viết phải kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. (1.5 điểm) Đề B Phần Trắc nghiệm (2.0 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng mỗi ý đạt 0.5 điểm; đúng cả đạt 2.0 điểm. 1. D 2. A 3. A 4. A Phần Tự luận (8.0 ĐIểM): Cần đạt: 1. Về hình thức: HS xác định được kiểu bài tự sự sáng tạo dựa vào một câu chuyện có sẵn và viết lại. Xác định được ngôi kể thứ nhất. Bố cục đảm bảo ba phần, diễn đạt trong sáng, sai không quá 10 lỗi về chính tả, câu. (1 điểm) 2. Về nội dung: - Giới thiệu hoàn cảnh: em mắc khuyết điểm đối với thầy cô giáo vào lúc nào? dịp nào ? Lí do ? (0.5 điểm) - Nguyên nhân phạm lỗi (0.5 điểm) - Diễn biến, hậu quả của việc phạm lỗi (3.5 điểm) - Người phạm lỗi và những người có liên quan (1.0 điểm) - Suy nghĩ, tình cảm sau khi sự việc đã xảy ra (1.0 điểm) - Hướng khắc phục, phấn đấu trở thành người tốt (1.0 điểm) - Yêu cầu : Các đoạn viết phải kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. (1.5 điểm) III. Tiến trình lên lớp: A. ổn định lớp. b. Tổ chức làm bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Giới thiệu đề bài - GV phát đề cho HS. - Học sinh chuẩn bị viết bài. - GV gợi ý phân tích đề. 1. Đề bài: Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài. Yêu cầu nội dung của đề? 2. Yêu cầu: . Hoạt động 3: Tổ chức làm bài HS làm bài: Yêu cầu nghiêm túc 3. Làm bài Hoạt động 4: Thu bài GV thu bài 4. Thu bài C. Hướng dẫn học ở nhà - Tiếp tục củng cố về văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Chuẩn bị bài: Nói quá D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH: ................................................................................................................... ................................................................................................................... .................................................................................................................. Ngày soạn: 23/10/2008 Tiết 37 - Tiếng Việt: nói quá A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống thường ngày. 2. Kỹ năng: - Sử dụng biện pháp tu từ trong viết văn và trong giao tiếp. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. Chuẩn bị bảng phụ. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: ? Hãy lấy một vài ví dụ về từ ngữ địa phương quê em? * Tổ chức dạy học bài mới Anh đi làm rể Chương Đài Một đêm ăn hết mười hai vại cà Giếng đâu thì dắt anh ra Kẻo anh chết khát với vại cà nhà em (Ca dao) Đọc bài ca dao em thấy có gì thú vị ? Thú vị ở chỗ chàng trai đi làm rể một đêm ăn hết những 12 vại cà…. Vậy cách nói đó là như thế nào và nhằm mục đích gì ? cô trò chúng ta sẽ cùng tìm lời giải đáp qua bài học hôm nay. Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu nói quá và tác dụng của nói quá - GV cho HS đọc ví dụ trong SGK. GV cụ thể VD ở bảng phụ. ? Câu tục ngữ nói: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Nói như vậy đã đúng với sự thật chưa ? Vậy sự thật ở đây là gì ? Em thấy đây là cách nói ntn ? - HS xác định, nhận xét. ? Nói mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có đúng với thực tế không ? Vậy sự thật mà câu ca dao muốn diễn đạt là gì ? Em có nhận xét gì về cách nói này ? - HS xác định, nhận xét. ? Mồ hôi chảy ra rất nhiều lại được diễn đạt bằng hình ảnh Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày, nói như vậy để nhằm mục đích gì ? - HS nhận xét, khái quát. - GV treo bảng phụ: ....A... ...B.... Đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất ngắn. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối Mồ hôi chảy ra rất nhiều. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ? Em hãy so sánh cách diễn đạt ở 2 cột: cách diễn đạt nào là cách nói phóng đại hình ảnh, cách nói nào là cách nói bình thường, không có hình ảnh ? Cách nói ở cột B có tác dụng gì ? - HS so sánh, nhận xét . GV: Cột B là cách biểu đạt bằng phóng đại sự thật làm cho người ta hiểu rõ hơn sự thật. Cách biêu đạt ở câu tục ngữ và ở câu ca dao trên chính là biện pháp tu từ nói quá. ? Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu thế nào nói quá ? Hãy lấy một vài ví dụ về nói quá mà em biết ? - HS khái quát, lấy VD. GV cho các em kết luận lại ở ghi nhớ. Lưu ý nói quá còn có các tên gọi khác: cường điệu, phóng đại, khoa trương, thậm xưng, ngoa ngữ - GV cho hai VD trên bảng phụ: VD 1: Câu ca: Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn. VD 2: GV cho HS đọc câu chuyện cuời Quả bí khổng lồ ? Hãy xác định phép nói quá trong ví dụ trên ? - HS xác định: VD 1. Từ đó GV giúp HS so sánh, phân biệt nói quá với nói khoác. GV cho HS thảo luận. i. nói quá và tác dụng của nói quá 1. Xét ví dụ a. Câu tục ngữ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối - Nội dung: Đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất ngắn. -> Đây là cách nói phóng đại tính chất của hiện tượng. b. Câu ca dao: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày - Nội dung: Mồ hôi chảy ra rất nhiều. -> đây là cách nói phóng đại, cường điệu mức độ của sự việc. Nhằm nhấn mạnh nỗi vất vả của công việc cày đồng. 2. Kết luận Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. So sánh nói quá với nói khoác: - Nét giống nhau: có phóng đại, cường điệu - Khác nhau là cơ bản: Nói quá Nói khoác Phản ánh đúng bản chất sự thật Phản ánh trái vớí sự thật (đối tượng mô tả) Người nói phóng đại sự vật, nhằm mô tả rõ nhất bản chất của hiện thực Nhằm phô trương bản thân người nói, tạo ra sự hiểu nhầm Người nói được tôn trọng, khen ngợi Người nói bị chê cười, coi thường Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: GV cho HS cả lớp làm, gọi mỗi HS trả lời một câu, cả lớp góp ý sửa chữa. Gợi ý: a. Sỏi đá cũng thành cơm: sức lao động của con người thật kì diệu. b. Đi lên đến tận trời: còn rất khoẻ,có thể đi đến bất cứ nơi nào. c. Thét ra lửa: rất có uy quyền, hống hách quát nạt mọi người. Bài 2: Cách tổ chức làm như bài 1. Gợi ý: a- Chó ăn đá gà ăn sỏi b- Bầm gan tím ruột c- ruột để ngoài da d- nở từng khúc ruột e- Vắt chân lên cổ Bài 3: - GV chia 5 nhóm, mỗi nhóm đặt một câu với thành ngữ mà GV giao. Yêu cầu HS giải thích nghĩa của từng thành ngữ trước khi đặt câu ( Gợi ý: dựa vào từ điển thành ngữ). - GV cho các nhóm nhận xét nhau. Bài 4: - GV cho thi tìm thành ngữ so sánh có dùngbiện pháp nói quá. HS thảo luận, trình bày kết quả thi tìm được. - GV cho các nhóm nhận xét nhau. GV bổ sung, cho điểm. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài 5 - Chuẩn bị: Ôn tập truyện kí Việt Nam Yêu cầu: Làm các câu hỏi trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 1. D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH: ................................................................................................................... ................................................................................................................... .................................................................................................................. Ngày soạn: 25/10/2008 Tiết 38: ôn tập truyện kí việt nam A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam học ở lớp 8 trên các mặt: nội dung tư tưởng và hình thức ngh thuật. Từ đó bước đầu thấy được một phần qúa trình hiện đại hoá của nền văn học Việt Nam đã hoàn thành về cơ bản vào nửa đầu TK XX. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng ghi nhớ, hệ thống, khái quát hoá kiến thức và trình bày nhận xét kết luận trong qúa trình ôn tập. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. Chuẩn bị bảng phụ hệ thống kiến thức về những văn bản truyện kí Việt Nam học ở lớp 8, mẫu 1 (1 bảng để trống và cả bảng đã hoàn tất). - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; Làm các câu hỏi trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 1. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: ? Từ đầu năm đến giờ, các em đã được học những văn bản truyện kí Việt Nam nào ? (Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc). * Tổ chức ôn tập Hoạt động 1: Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt nam đã học . - GV kiểm tra việc lập bảng thống kê theo mẫu của HS (đã chuẩn bị ở nhà). - GV chuẩn bị sẵn bảng thống kê có các mục để trống; chỉ định HS điền từng mục - Yêu cầu các HS khác theo dõi và nhận xét sửa chữa - HS nêu tên các tác phẩm truyện kí Việt Nam đã học ở các lớp dưới, yêu cầu HS Về nhà điền thêm các tác phẩm vừa bổ sung vào bảng đã cho Cần đạt: STT Tên VB, Năm TP ra đời Tác giả Thể loại Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật 1 Tôi đi học (1941) Thanh Tịnh (1911-1988) Truyện ngắn Kỉ niệm trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên Diễn tả những cảm nghĩ về buổi đi học đầu tiên với một ngòi bút giàu chất thơ 2 Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu,1938) Nguyên Hồng (1918-1982) Hồi ký Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ của nhà văn trong thời thơ ấu Lời văn chân thực giàu cảm xúc 3 Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn, 1939) Ngô Tất Tố (1893-1954) Tiểu thuyết - Vạch trần bộ mặt tàn bạo, phí lí của xã hội thực dân PK thời thuộc Pháp: đẩy người nông dân đến chỗ cùng cực phải liều mạng chống lại. - Cho thấy vẻ đẹp tinh thần của người nông dân: giàu lòng yêu thương và sức phản kháng mạnh mẽ - Ngòi bút hiện thực sinh động - Nghệ thuật kể truyện sự già giặn - Xây dựng ngôn ngữ nhân vật phù hợp với tâm lý, tính cách 4 Lão Hạc (1943) Nam Cao (1915-1951) Truyện ngắn - Thể hiện một cách cảm động, chân thực số phận đau thương, phẩm chất chân thực của người nông dan trong xã hội cũ. - Thái độ trân trong,yêu thương của nhà văn đối với người nông dân cùng khổ Tài khắc hoạ nhân vật : sinh động, có chiều sâu tâm lý; cách kể linh hoạt háp dẫn; ngôn ngữ giản dị tự nhiên mà đậm đà - Các tác phẩm truyện kí Việt nam đã học ở lớp dưới: + Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn) + Một thứ quà của lúa non ( Thạch Lam) + Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) Hoạt động 2: So sánh 3 văn bản: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật - GV chuẩn bị sẵn bảng so sánh có các mục để trống; chỉ định HS điền từng mục - Yêu cầu các HS khác theo dõi và nhận xét sửa chữa a. Giống nhau: Phương diện Giống - Thời điểm ra đời Cùng thời kỳ 1930-1945. - PTBĐ, thể loại Đều dùng văn xuôi tự sự, thể loại truyện ký Đề tài con người và cuộc sống xã hội đương thời; đi sâu miêu tả những số phận đau khổ của những con người bị áp bức, vùi dập Tư tưởng, tình cảm Chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng những tình cảm và phẩm chất cao đẹp của con người, lên án những thế lực bạo tàn, xấu xa) Đặc điểm nghệ thuật Sử dụng bút pháp hiện thực: lối viết chân thực, gần đời sống, sinh động - GV chốt: Khái niệm văn xuôi hiện thực Việt nam trước cách mạng: Là những tác phẩm văn xuôi Việt nam ra đời từ 1930 - 1945 có những đặc điểm như đã nêu trên. Đó cũng là những đặc điểm chung của truỵện ký hiện dại Việt Nam trước cách mạng. Đó là những đặc điểm của dòng văn xuôi hiện thực Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945- dòng VH bắt đầu khơi nguồn từ những năm 20, phát triển mạnh mẽ và rực rỡ trong những năm 30 và đầu những năm 40 của thế kỉ XX, đem lại cho VH hiện đại VN những tên tuổi nhà văn kiệt xuất như: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển... Văn học hiện thực VN góp phần đáng kể vào qúa trình hiện đại hoá văn học Việt Nam về nhiều mặt như: đề tài, chủ đề, thể loại... b. Khác nhau Văn bản Trong lòng mẹ Tức nước vỡ bờ ( trích Tắt đèn) Lão Hạc Thể loại Hồi ký Tiểu thuyết Truyện ngắn PTBĐ Tự sự (có trữ tình) Tự sự Tự sự ( xen trữ tình) Đề tài Tình cảnh đứa trẻ mồ côi Người nông dân cùng khổ bị áp bức đến nỗi không thể cam chịu phải vùng lên Chuyện một ông lão quá nghèo đói phải tự tử Nội dung chủ yếu Nỗi đau của đứa bé mồ côi, xa mẹ và tình yêu thương vô bờ của bé đối vói mẹ Phê phán chế độ tàn ác bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức phản kháng tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ Đặc điểm nghệ thuật Văn hồi ký chân thành, chất trữ tình thiết tha Khắc hoạ nhân vật và miêu tả rất sinh động và hấp dẫn Nhân vật được miêu tả ở chiều sâu tâm lý; kể tự nhiên linh hoạt vừa chân thực, giàu chất triết lý, trữ tình Hoạt động 3: Lựa chọn nhân vật mà em thích nhất: Em thích nhất nv hoặc đv nào trong 3 văn bản: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc ? Vì sao ? 1-Yêu cầu HS: - Tiếp xúc văn bản tác phẩm thực sự. - Nêu ra được những căn cứ chính xác. - Có xúc cảm thân thật 2- GV để HS nói về nhân vật mà em thích trước lớp ( đã sự chuẩn bị ở nhà) Gợi ý:- Chị Dậu (Tức nứơc vỡ bờ): Em rất cảm thông cho hoàn cảnh của chị, khâm phục sự vùng lên phản kháng lại áp bức bất công của chị... - Lão Hạc kể chuyện bán cậu vàng với ông giáo: Thương cho hoàn cảnh của lão Hạc, kính trọng lão - một con người nhân hậu, cảm động trước tình cảm của lão đối với cậu Vàng... - Bé Hồng gặp mẹ và được ngồi trong lòng mẹ: Bé Hồng được sống lại những giây phút sung sướng, hạnh phúc khi ở trong lòng mẹ... * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh các yêu cầu vào vở - Chuẩn bị: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH: ................................................................................................................... ................................................................................................................... .................................................................................................................. Ngày soạn:26/10/2008 Tiết 39 - Văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Thấy được tác hại và mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình h

File đính kèm:

  • doct17 35.doc
Giáo án liên quan