Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 38 : ôn tập truyện kí Việt Nam

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp cho HS

- Phân biệt đựơc sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện:

thể loại,PTBĐ,nội dung ,nghệ thuật.

 - Những nét độc đáo về nội dung ,nghệ thuật của văn bản.

 - Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện đã học.

2. Kĩ năng :

- Rèn kỹ năng so sánh, khái quát ,hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.

- Cảm thụ những nét riêng độc đáo cuả từng tác phẩm đã học.

- Tích hợp: Văn bản truyện kí đã học lớp 6,7 . TLV về đặc điểm của kiểu văn bản tự sự.

3. Thái độ : GDHS Thông qua các văn bản.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Phân biệt đựơc sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học

III. CHUẨN BỊ

- GV: Sch tham khảo.

- HS: chuẩn bị bài,

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS

2. Kiểm tra miệng:

Câu hỏi: Em hãy kể tên những văn bản truyện kí đã học ở chương trình lớp 6, 7?

 - Hsinh: liệt kê

Gviên chốt:

 - Truyện kí trung đại : Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

- Truyện kí hiện đại: Sống chết mặc bay( Phạm Duy Tốn), Một thứ quà của lúa non: Cốm( Thạch Lam), Bài học đường đời đầu tiên( Tô Hoài)

 3. Tiến trình bi học

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16900 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 38 : ôn tập truyện kí Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10 Tiết 38 Tuần :10 Văn bản: ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp cho HS - Phân biệt đựơc sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện: thể loại,PTBĐ,nội dung ,nghệ thuật. - Những nét độc đáo về nội dung ,nghệ thuật của văn bản. - Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện đã học. 2. Kĩ năng : - Rèn kỹ năng so sánh, khái quát ,hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. - Cảm thụ những nét riêng độc đáo cuả từng tác phẩm đã học. - Tích hợp: Văn bản truyện kí đã học lớp 6,7 . TLV về đặc điểm của kiểu văn bản tự sự. 3. Thái độ : GDHS Thông qua các văn bản. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Phân biệt đựơc sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học III. CHUẨN BỊ - GV: Sách tham khảo. - HS: chuẩn bị bài, IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS 2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi: Em hãy kể tên những văn bản truyện kí đã học ở chương trình lớp 6, 7? - Hsinh: liệt kê Gviên chốt: - Truyện kí trung đại : Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng - Truyện kí hiện đại: Sống chết mặc bay( Phạm Duy Tốn), Một thứ quà của lúa non: Cốm( Thạch Lam), Bài học đường đời đầu tiên( Tô Hoài) … 3. Tiến trình bài học HĐ GIỮA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: GV giới thiệu vào bài:Vậy để hệ thống lại các văn bản truyện kí VN và thấy được sự giống và khác nhau của các văn bản ấy. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu tiết 37. HĐ2: HS hệ thống các văn bản truyện kí đã học từ đầu năm lại nay GV : Từ đầu năm lại nay các em đã được học bao nhiêu văn bản truyện kí? Đó là những văn bản nào? HS: trả lời GV: Hướng dẫn HS lập bảng hệ thống Văn bản : Tôi đi học của tác giả nào? Thuộc thể loại nào? Nêu phương thức biểu đạt ?văn bản đề cập đến vấn đề gì? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản? HS:trình bày GV: Trong văn bản” tôi đi học” tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh độc đáo. Em hãy tìm những chi tiết có sử dụng hình ảnh so sánh đó? GV: Cho hs xem tranh Bức tranh này minh hoạ cho văn bản nào? Văn bản này thể hiện điều gì? Để thể hiện nội dung ấy tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?tác giả là ai?Văn bản ấy thuộc thể loại, phương thức biểu đạt nào? HS: trình bày GV:Tình thương yêu mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng được thể hiện ntn trong văn bản? Cho học sinh xem tranh Bức tranh này minh hoạ cho văn bản nào? Văn bản này thuộc thể loại gì? Phương thức biểu đạt? Nêu nội dung của văn bản? Nghệ thuật đặc sắc ? tác giả là ai? HS : trả lời GV: Nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu? HS: Trình bày. Văn bản “ Lão Hạc” của tác giả nào?thuộc thể loại gì? Sử dụng phương thức biểu đạt nào? Em hãy nêu nội dung chính của văn bản? Em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật? HS: trình bày GV: nhân vật Lão Hạc có những phẩm chất gì đáng quý? HS: Trả lời. GV bình: xã hội VN lúc bấy giờ đang sống dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Số phận đau thương cùng cực của người nông dân đuợc thể hiện trong tác phẩm… GV chuyển ý: Câu hỏi thảo luận:( 3 phút) Câu 1: Em hãy tìm những điểm giống nhau của 3 văn bản trên? Gợi ý: Về thể loại văn bản, thời gian ra đời? Đề tài? Chủ đề? Giá trị tư tưởng? Giá trị nghệ thuật? Câu 2: So sánh sự khác nhau của 3 văn bản trên? Gợi ý: Thể loại ? phương thức biểu đạt? Nội dung? Đặc sắc nghệ thuật? HS: trình bày GV MR: đây chính là những đặc điểm của dòng văn xuôi hiện thực VN trước CMT8 – dòng văn học bắt đầu khơi nguồn từ những năm 20, phát triển mạnh mẽ rực rỡ ở những năm 30 và đầu những năm 40. thế kỉ XX đem lại cho văn học hiện đại VN những tác phẩm kiệt xuất gắn liền những tên tuổi: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài. GV chuyển ý qua mục III. ? Qua các văn bản truyện kí đã học , em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?( gợi ý: nhân vật trong văn bản nào?Tác giả? Lí do yêu thích?). HS: trình bày I- Hệ thống các văn bản truyện kí VN đã học học kì I lớp Tên vb,tgiả Thể loại PTBĐ NỘI DUNG Đặc điểm NT Tôi đi học- Thanh tịnh Trong lòng mẹ Nguyên Hồng Truyện ngắn Hồi kí (trích) TS+MT+BC Tự sư ï(xen trữ tình) Những k/niệm trong sáng về ngày đầu tiên đi học Nỗi cay đắng ,tủi cực cùng tình yêu thg cháy bỏng của tg thời thơ ấu đôùi với người mẹ bất hạnh. Ngôn ngữ giàu chất thơ,h/ả so sánh mới mẻ Lời văn chân thực, trữ tình tha thiết. Tắt đèn -Ngô Tất Tố- ( 1893-1954 Tiểu thuyết Tự sự + Mtả+ BC Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của TDPK. - Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người PNNTVN lúc bấy giờ. - Khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ, hành động. - Miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động Lão Hạc ( 1943) Nam Cao (1915-1951) Truyện ngắn TS+MT+ BC Số phận đau thương, bi thảm và phẩm chất cao đẹp của người nông dân cùng khổ trong XHVN trước CMT8 - Khắc hoạnhân vật sinh động có chiều sâu tâm lí. - Kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn.- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên. II. So sánh nội dung và nghệ thuật của ba văn bản: trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ, lão Hạc 1. Giống nhau: - Đều là văn tự sự, truyện kí hiện đại, sáng tác vào thời kì 1930 -1945. - Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời, đi sâu vào miêu tả số phận cực khổ của con người bị vùi dập. - Đều chan chứa tinh thần nhân đạo. - Đều có lối viết chân thực, gần đời sống, sinh động ( bút pháp hiện thực) 2. khác nhau: Văn bản Thể loại PTBĐ Nội dung Nghệ thuật Trong lòng mẹ Hồi kí( trích) Tự sự(xen trữ tình) Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của chú bé Văn hồi kí chân thưc,trữ tình tha thiết. Tức nước vỡ bờ Tiểu thuyết(trích) Tự sự Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn ,sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực moat cách chân thực, sinh động. Lão Hạc Truyện ngắn(trích) Tự sự(xen trữ tình) Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ Nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực, vừa đậm chất triết lí và trữ tình. III. Suy nghĩ về nhân vật yêu thích: 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức) Câu 1:Chị Dậu đã thể hiện hành động nào khi quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng? Đáp án : sức mạnh tiềm tàng. Câu 2: “ Trong lòng mẹ” là đoạn trích trong tác phẩm nào. Đáp án :Những ngày thơ ấu ( Nguyên Hồng) Câu 3: Truyện ngắn nào nói về cảm xúc lần đầu tiên đến trường. Đáp án: văn bản “ Tôi đi học” (Thanh Tịnh) Câu 4: Tên thật của nhà văn Nam Cao là gì? 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức) Đáp án : Trần Hữu Tri. 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà) * Đối với bài học ở tiết học này - Về nhà học bài, học thuộc các nội dung của từng văn bản - Về tĩm tắt lại các văn bản trên khoảng7->8 dịng * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo - Chuẩn bị: “ Thơng tin về ngày Trái Đất năm 2000” + Đọc tác phẩm + Tác giả- tác phẩm + Nghệ thuật, thể loại + Nội dung V. RÚT KINH NGHIỆM: a.Nội dung............................................................................................................................................................... ……………………………………………………………………………………….............................................. b.Phương pháp....................................................................................................................................................... ……………………………………………………………………………………................................................. c.Đồ dùng thiết bị dạy học ………………………………………………………………………………………………....................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 10 Tiet 38.doc
Giáo án liên quan