I. Mục tiêu bài học
1, Kiến thức
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học về các tác phẩm Văn học VN giai đoạn 1930 – 1945.
- Biết xác định nội dung, phương thức biểu dạt, phân tích chi tiết, nêu cảm nhận về nhân vật văn học
2. Kĩ năng
- Học sinh biết làm bài kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận.
- Biết triển khai phần tự luận theo bố cục 3 phần như 1 bài văn hoàn chỉnh, biết chuyển đoạn và liên kết đoạn.
3. Thái độ
- Có tình cảm chân thực, sâu sắc đối với nhân vật và sự việc trong tác phẩm VH.
II. Chuẩn bị
1. GV: Đề kiểm tra ( Trắc nghiệm và tự luận)
2. HS: Kiến thức.
III. Các bước lên lớp
1. Tổ chức:
2. Tiến trình kiểm tra
I. Mục tiêu đề kiểm tra
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng ngữ văn lớp 8, phần đọc hiểu văn bản văn học. Với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.
II. Hình thức đề kiểm tra
+ Hình thức: Trắc nghiệm khách quan và tự luận
+ Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm 10 phút, sau đó làm phần tự luận trong thời gian 35 phút.
III. Thiết lập ma trận
+ Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kĩ năng của nội dung đọc – hiểu văn bản văn học trong chương trình môn ngữ văn lớp 8 học kì 1, sau đó chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra
+ Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 14097 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 39 Kiểm tra 1 tiết (phần văn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2013
Ngày giảng: 8A: 31/10, 8B: 02/11/2013
TIẾT 39: KIỂM TRA 1 TIẾT (PHẦN VĂN)
I. Mục tiêu bài học
1, Kiến thức
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học về các tác phẩm Văn học VN giai đoạn 1930 – 1945.
- Biết xác định nội dung, phương thức biểu dạt, phân tích chi tiết, nêu cảm nhận về nhân vật văn học
2. Kĩ năng
- Học sinh biết làm bài kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận.
- Biết triển khai phần tự luận theo bố cục 3 phần như 1 bài văn hoàn chỉnh, biết chuyển đoạn và liên kết đoạn.
3. Thái độ
- Có tình cảm chân thực, sâu sắc đối với nhân vật và sự việc trong tác phẩm VH.
II. Chuẩn bị
1. GV: Đề kiểm tra ( Trắc nghiệm và tự luận)
2. HS: Kiến thức.
III. Các bước lên lớp
1. Tổ chức:
2. Tiến trình kiểm tra
I. Mục tiêu đề kiểm tra
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng ngữ văn lớp 8, phần đọc hiểu văn bản văn học. Với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.
II. Hình thức đề kiểm tra
+ Hình thức: Trắc nghiệm khách quan và tự luận
+ Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm 10 phút, sau đó làm phần tự luận trong thời gian 35 phút.
III. Thiết lập ma trận
+ Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kĩ năng của nội dung đọc – hiểu văn bản văn học trong chương trình môn ngữ văn lớp 8 học kì 1, sau đó chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra
+ Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
*) Khung ma trận
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Lão Hạc
- Hiểu, xác định được BPTT trong câu văn cụ thể
- Hiểu được phẩm chất của lão Hạc.
(câu 5,7)
Lí giải được nguyên nhân dẫn đến cái chết của Lão Hạc (Câu 2)
Số câu: 3
Số điểm: 3,5
Tỉ lệ: 35%.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30%
Chủ đề 2
Tôi đi học
- Nhớ được ý nghĩa của văn bản
( câu 3)
Hiểu và xác định được phương thức biểu đạt của câu văn. ( Câu 8)
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 1
Số điểm: 0,25.
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Chủ đề 3
Trong lòng mẹ
- Nhận diện được tên tác giả.
- Nhớ được tên thật của tác giả.
( Câu 1,2)
Số câu:2
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 2
Số điểm: 0,5.
Tỉ lệ: 5%
Chủ đề 4:
Tức nước vỡ bờ.
- Nhận ra NV chính của văn bản
( Câu 4)
- Sức mạnh tiềm tàng của chị Dậu
(câu 6)
Viết một bài văn nêu cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
Tỉ lệ:50%
Số câu: 3
Số điểm: 5,5
55%
Tổng số
Số câu: 4
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 5
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ%: 50
Tổng số câu: 10
Số điểm10
Tỉ lệ: 100%.
IV. Biên soạn đề kiểm tra
I. Phần I: Trắc nghiệm (2điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (0,25 điểm/ câu).
Câu 1: Văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả nào sáng tác?
A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố C. Thanh Tịnh D. Nguyên Hồng
Câu 2: Tên khai sinh của nhà văn Nguyên Hồng?
A. Nguyễn Hữu Tri B. Nguyễn Nguyên Hồng
C. Nguyễn Văn Hồng D. Trần Nguyên Hồng.
Câu 3: Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa văn bản “ Tôi đi học”của nhà văn Thanh Tịnh?
A. Ca ngợi tình yêu, sự trân trọng đối với thầy cô giáo
B. Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh
C. Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên
D. Tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên
Câu 4: Ai là nhân vật chính trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?
A.Chị Dậu B. Anh Dậu C. Người nhà Lí trưởng D. Cai Lệ
Câu 5: Lão Hạc được đánh giá như thế nào?
A. Là một lão nông keo kiệt C. Là một người hách dịch.
B. Là một con người giàu lòng tự trọng. D. Là một ông bố bất tài.
Câu 6: Chị Dậu trong văn bản” Tức nước vỡ bờ” ( trích “ Tắt đèn”) là người phụ nữ như thế nào?
A. Rất bạo lực C. Có sức phản kháng mạnh mẽ.
B. Nhu mì, yếu ớt. D. Có một sức khỏe vô địch.
Câu 7: Trong câu “ Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa B. Nói giảm, nói tránh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 8: Phương thức biểu đạt nào được thể hiện qua câu văn sau?
“ Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không còn những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường”.
A.Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Miêu tả, biểu cảm.
II, Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 ( 3 điểm): Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của Lão Hạc trong “Lão Hạc” của Nam Cao?
Câu 2 (5 điểm): Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích ‘Tức nước vỡ bờ”của Ngô Tất Tố?
V. Đáp án – Biểu điểm
1. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)
Gồm 8 câu, mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm. Tổng điểm là 2 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
D
B
B
A
B
B
B
D
2. Phần tự luận ( 8 điểm)
Câu 1(3 điểm):
Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của Lão Hạc?
+ Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
+ Lão Hạc đã chọn lấy cái chết để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn và không muốn phiền lụy bà con hàng xóm.
+ Đây là cái chết tự nguyện xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, lòng tự trọng đáng kính.
Câu 2 ( 5 điểm)
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích ‘Tức nước vỡ bờ”.
*Mở bài
Chị Dậu là nv chính trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của NTT. Chị bị lâm vào cảnh nghèo đói, cơ hàn nhưng vẫn bộc lộ được bản chất vô cùng tốt đẹp.
* Thân bài
- Chị D là người vợ, người mẹ đảm đang tháo vát, biết chăm sóc chồng con chu đáo: Nấu cháo, múc ra bát, quạt cho chóng nguội, mời chồng ăn trước, ngồi chờ xem chồng ăn có ngon miệng không...
- Chị D là người cư xử nhũn nhặn, lễ phép: ăn nói mềm mỏng, động viên chồng; trước thái độ xấc xược đầy quyền uy của bọn tay sai chị vẫn ngọt nhạt ông – cháu và thành khẩn van xin...
- Chi D còn là người có sức mạnh tiềm tàng: bị xúc phạm, bị đánh đập chị đã vùng lên chống cự lại chúng, đánh chúng với thái độ vô cùng quyết liệt...
* Kết bài
Chị D là người có phẩm chất cao quý: đảm đang, tháo vát, thành thật. Lương thiện, có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ...Tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trước CM tháng 8.
4. Củng cố
GV thu bài kiểm tra
GV: Nhận xét ý thức của học sinh kho làm bài kiểm tra trong giờ.
5. Hướng dẫn học tập
- Soạn văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000
+ Đọc văn bản.
+ Trả lời các câu hỏi phần đoc- hiểu văn bản.
File đính kèm:
- Tiet 39.doc