Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 40 Bài 26 Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết sự phân hóa trong triều đình Huế từ sau Hiệp ước 1884: phe chủ chiến và phe chủ hòa.

- HS trình bày được cuộc phản công ở kinh thành Huế của phái chủ chiến tháng 7-1885. - HS hiểu được khái niệm “phong trào Cần vương”, biết được hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.

2. Kĩ năng

- HS rèn kĩ năng phân tích, mô tả; sử dụng bản đồ.

3. Thái độ

- HS bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng và biết ơn những vị anh hùng dân tộc.

II. Chuẩn bị:

- GV: + Máy chiếu;

 + Chân dung Tôn Thất Thuyết và Hàm Nghi.

- HS: Vẽ lược đồ H.88

III. Phương pháp : Trao đổi đàm thoại, khai thác kênh hình, sử dụng sgk.

IV. Tổ chức giờ học

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra (5 phút)

 H: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?

 ĐH: + Vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874

 + Ngày 03 - 4 - 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội.

 + Ngày 2 - 4 - 1882, Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.

 + Quân ta dưới sự chỉ huy của Hoàng Diệu chiến đấu dũng cảm nhưng thất bại. Thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tự vẫn, Pháp thừa cơ chiếm các tỉnh đồng bằng.

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 * Giới thiệu bài (1 phút)

 GV: Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884, triều đình Huế chia làm hai phe: phe chủ chiến và phe chủ hoà. Do có sự ủng hộ của các quan lại địa phương và của nhân dân phái chủ chiến ra sức chuẩn bị lực lượng, tiền bạc, căn cứ để chống Pháp lâu dài. Biết được ý đồ đó, thực dân Pháp quyết đè bẹp ý chí của phái chủ chiến bằng mọi cách. Nhưng cuộc phản công của phe chủ chiến vẫn diễn ra sôi nổi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 40 Bài 26 Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 27. 1.2013 Tiết 40 - Bài 26 NG: 30. 1(8AB) PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết sự phân hóa trong triều đình Huế từ sau Hiệp ước 1884: phe chủ chiến và phe chủ hòa. - HS trình bày được cuộc phản công ở kinh thành Huế của phái chủ chiến tháng 7-1885. - HS hiểu được khái niệm “phong trào Cần vương”, biết được hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương. 2. Kĩ năng - HS rèn kĩ năng phân tích, mô tả; sử dụng bản đồ. 3. Thái độ - HS bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng và biết ơn những vị anh hùng dân tộc. II. Chuẩn bị: - GV: + Máy chiếu; + Chân dung Tôn Thất Thuyết và Hàm Nghi. - HS: Vẽ lược đồ H.88 III. Phương pháp : Trao đổi đàm thoại, khai thác kênh hình, sử dụng sgk... IV. Tổ chức giờ học 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra (5 phút) H: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào? ĐH: + Vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 + Ngày 03 - 4 - 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội. + Ngày 2 - 4 - 1882, Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. + Quân ta dưới sự chỉ huy của Hoàng Diệu chiến đấu dũng cảm nhưng thất bại. Thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tự vẫn, Pháp thừa cơ chiếm các tỉnh đồng bằng. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Giới thiệu bài (1 phút) GV: Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884, triều đình Huế chia làm hai phe: phe chủ chiến và phe chủ hoà. Do có sự ủng hộ của các quan lại địa phương và của nhân dân phái chủ chiến ra sức chuẩn bị lực lượng, tiền bạc, căn cứ để chống Pháp lâu dài. Biết được ý đồ đó, thực dân Pháp quyết đè bẹp ý chí của phái chủ chiến bằng mọi cách. Nhưng cuộc phản công của phe chủ chiến vẫn diễn ra sôi nổi. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7 - 1885 (17 phút) * Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân của cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế tháng 7-1885. Diễn biến cơ bản của cuộc phản công. GV yêu cầu HS chú ý vào phần đầu mục 1/sgk-125 và cho biết: HS thảo luận nhóm bàn (2’) H: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của cuộc phản công ở kinh thành Huế ? HS hoạt động cá nhân trả lời GV yêu cầu HS quan sát chân dung Tôn Thất Thuyết trên máy chiếu. H: Tôn Thất Thuyết là người như thế nào? GV mở rộng: Tôn Thất Thuyết sinh 12.5.1835 tại thôn Phú Môn, xã Xuân Long (nay là TP Huế), xuất thân trong gia đình Hoàng tộc. Khi ông giữ trọng trách trong triều (Thượng thư Bộ Binh, thành viên hội đồng Phụ chính) thì tình hình đã rối ren cực độ. Triều đình Huế phân hóa thành hai phe: chủ chiến và chủ hòa; phe chủ chiến là những người có ý thức chống Pháp đối lập với phái chủ hoà, do Tôn Thất Thuyết đứng đầu. HS chú ý vào phần chữ in nhỏ sgk-125 và cho biết: H: Để chuẩn bị cho việc giành lại chính quyền từ tay Pháp, Tôn Thất Thuyết đã làm gì? HS: Ra sức xây dựng lực lượng,... H: Trước những hành động quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, Thực dân Pháp có thái độ và hành động như thế nào? GV: Không thể chịu đựng hơn được nữa, Tôn Thất Thuyết quyết định mở cuộc phản công tại kinh thành Huế. GV yêu cầu HS quan sát lược đồ kinh thành Huế năm 1885 (máy chiếu) H: Hãy trình bày những hiểu biết của em về kinh thành Huế? GV giới thiệu: Kinh thành Huế nằm ngay sát bên bờ sông Hương, trên tuyến đường ra Quảng Trị, vào Đà Nẵng. Theo sử cũ: Thành được xây dựng trong những năm 1805-1820, là một thành vuông, mỗi bề rộng 2,5 km, một mặt giáp Sông Hương, 3 mặt có hào sâu, tường thành xây bằng đá cao 10 m, trên mặt thành có trăm đại bác, trong thành có dư vạn binh lính. Ngay sát kinh thành Huế về phía Đông là đồn Mang Cá - nơi trú đóng của quân Pháp, phía bờ Nam sông Hương là tòa Khâm sứ- nơi ở của sĩ quan Pháp. Với vị trí như vậy, kinh thành Huế đứng trước sự uy hiếp của kẻ thù. HS theo dõi sgk và cho biết: H: Cuộc phản công tại kinh thành Huế đã diễn ra như thế nào? GV tường thuật trên máy chiếu: Sau một loạt đại bác, nghĩa binh dùng súng kíp, giáo mác... xông lên tấn công địch. Bị tấn công bất ngờ, quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau đó, chúng lấy lại tinh thần, cố thủ chờ đến sáng. Trời vừa sáng, chúng tổ chức phản công chiếm được Hoàng thành, trên đường đi chúng ra sức cướp bóc, tàn sát dã man đồng bào ta... H: Vì sao cuộc phản công của phe chủ chiến thất bại? HS: Pháp mạnh, có ưu thế về vũ khí. Phái chủ chiến chuẩn bị chưa thật chu đáo, vũ khí lạc hậu hơn… H: Ý nghĩa của cuộc phản công? HS: Triều đình đầu hàng nhưng nhân dân không đầu hàng Thực dân Pháp. Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng (18 phút) * Mục tiêu: HS nắm được hoàn cảnh ra đời của chiếu Cần Vương; diễn biến và ý nghĩa của phong trào Cần Vương. HS theo dõi mục 2 (SGK/126) H: Chiếu Cần Vương ra đời trong hoàn cảnh nào? HS: Trả lời. H: Em hiểu Cần Vương là gì? HS: Là hết lòng giúp vua cứu nước. HS quan sát Chiếu Cần vương trên máy chiếu. GV đọc một đoạn trong Chiếu Cần vương’ H : Mục đích của Tôn Thất Thuyết khi ra chiếu Cần vương là gì ? HS quan sát chân dung vua Hàm Nghi trên máy chiếu H: Em biết gì về  vua Hàm Nghi? GV : Hàm Nghi tên thật là Ưng Lịch (em ruột của vua Kiến Phúc) sinh năm 1872, được Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi lúc mới 13 tuổi, là vị vua trẻ tuổi, yêu nước, có tinh thần chống Pháp, tiêu biểu cho ý chí độc lập, tự cường của dân tộc... H: Phong trào Cần Vương diễn ra như thế nào ? HS: Trả lời. GV sử dụng máy chiếu tường thuật trên lược đồ các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương... HS đọc phần in nhỏ sgk/126 và cho biết : H: Việc đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới Việt - Lào tận tình chu đáo giúp đỡ vua Hàm Nghi nói lên điều gì ? HS : Chứng tỏ sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đối với Phong trào Cần vương. H : Em đánh giá như thế nào về hành động sang Trung Quốc cầu viện của Tôn Thất Thuyết ? HS thảo luận nhóm 4(2’), đại diện trình bày GV : Đây là hành động thể hiện quyết tâm chống Pháp đến cùng của Tôn Thất Thuyết. Tuy nhiên, nó cũng chứng tỏ sự bế tắc trong đường lối cứu nước của các quan lại phong kiến yêu nước đương thời. GV tiếp tục trình bày trên lược đồ... H: Ý nghĩa của phong trào Cần Vương ? HS: Trả lời. I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua hàm nghi ra “Chiếu Cần vương” 1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7 - 1885 a. Nguyên nhân - Sau hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến (do Tôn Thất Thuyết đứng đầu) vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp. - Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu. b. Diễn biến - Đêm ngày 4 rạng ngày 5 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. - Nhờ ưu thế về vũ khí, Pháp phản công chiếm được kinh thành Huế. 2. Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng * Hoàn cảnh : - Cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại. - Ngày 13 - 7 - 1885, tại căn cứ Tân Sở (Quảng Trị), Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương. - Mục đích: Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. => Phong trào Cần Vương bùng nổ. - Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. * Diễn biến: Chia làm 2 giai đoạn - Giai đoạn 1 (1885 - 1888): Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. - Giai đoạn 2 (1888 - 1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì. => Đây là phong trào kháng chiến lớn mạnh thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc. 4. Củng cố (2p) H: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào Cần vương? 5. Hướng dẫn học bài (1p) - Học bài, nắm được nội dung cơ bản của phong trào Cần Vương. - Chuẩn bị: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (tiếp) + Tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương.

File đính kèm:

  • docTiet 40 Bai 26 PHONG TRAO KHANG CHIEN CHONG PHAP TRONGNHUNG NAM CUOI THE KI XIX.doc