Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 5 Trong lòng mẹ

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

 - Giúp HS hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình thương yêu mãnh liệt của chú bé đối với mẹ. Bước đầu cho các em hiểu đượcc hồi kí và nét đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng, thắm đượm chất trữ tình , với lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

b. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm.

c. Thái độ:

 - Giáo dục HS có tình yêu thương con người, tình mẫu tử, họ hàng, có cái nhìn đúng đắn thực tế hơn đối với số phận con người.

2. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên:

 - Bảng phụ, tranh.

b. Học sinh:

 - Vở bài soạn, đọc trước VB và trả lời câu hỏi SGK

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Hoạt động nhóm, diễn giảng, nêu câu hỏi kết hợp sử dụng tranh, ảnh trên lớp.

4. TIẾN TRÌNH:

4.1 ổ định tổ chức:kiểm tra sĩ số

4.2 KTBC

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4146 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 5 Trong lòng mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 05 TRONG LÒNG MẸ Ngày dạy :………………………………. (Trích những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng) 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Giúp HS hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình thương yêu mãnh liệt của chú bé đối với mẹ. Bước đầu cho các em hiểu đượcc hồi kí và nét đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng, thắm đượm chất trữ tình , với lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm. b. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm. c. Thái độ: - Giáo dục HS có tình yêu thương con người, tình mẫu tử, họ hàng, có cái nhìn đúng đắn thực tế hơn đối với số phận con người. 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: - Bảng phụ, tranh. b. Học sinh: - Vở bài soạn, đọc trước VB và trả lời câu hỏi SGK 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Hoạt động nhóm, diễn giảng, nêu câu hỏi kết hợp sử dụng tranh, ảnh trên lớp. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1 ổ định tổ chức:kiểm tra sĩ số 4.2 KTBC 1. Nhân vật “tôi”có những cảm nhận gì trong buổi tựu trường đầu tiên? 2. Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của Thanh Tịnh. 1. Thấy mình đã lớn, ý thức sữ nghiêm túc của việc học, yêu học, yêu bạn, yêu mái trường… -Khát vọng bay bổng của tác giả -Sự độc lập của bản thân 2. Muốn kể chuyện hay cần có nhiều kỉ niệm đẹp 6đ 2đ 4.3/ Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: - Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm. + Tên thật Nguyễn Nguyên Hồng, sống nghèo khổ cơ cực thời thơ ấu, cha mất sơm, mẹ phải đi cầu thực. Vì những hủ tục nặng nề, tác gia rphải sống với bà cô. + Tác phẩm là tập hồi kí gồm chín chương. Học sinh học chương IV nói về tuổi thơ đầy cay đắng tủi nhục của chú bé mất cha, vắng mẹ. - Gv đọc mẫu 1 đoạn,gọi HS dọc phần còn lại, GV nhận xét Gọi HS tóm tắt VB, nhận xét. - GV giải đáp những vướng mắc của HS về từ ngư õ(nếu cần) -Trong lòng mẹ thuộc thể loại nào? Đoạn trích này kể lại chuyện gì? * Hoạt động 2: - Tìm bố cục của văn bản. + Chia hai phần: “ Từ đầu đến để người ta còn hỏi đến chứ” Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng “ Đoạn còn lại” Niềm vui sướng khi gặp lại mẹ. HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Qua đoạn đối thoại giữa Hồng và bà cô. Em nhận xét cô bé Hồng là người thế nào? - Vẻ mặt “tươi cười” của bà cô thể hiện điều gì? + Người cô hỏi bằng vẻ mặt ấy “tươi cười”. Nhưng Hồng đã nhận ra ý nghĩ cay độc trong nói ấy, vẻ mặt rất kịch của cô thì em trả lời “không muốn vào” - Giọng nói ngọt của cô thể hiện điều gì? + Giọng điệu mỉa mai đầy châm biếm, hai con mắt long lanh chằm chặp đưa nhìn chú bé. - Cử chỉ thân mật của bà cô đối với cậu bé Hồng thể hiện điều gì? + Lúc ấy thật giả dối, rất độc ác làm sao, bộc lộ sự ác ý, châm chọc, nhục mạ mẹ của cậu bé. Hai từ “em bé” mà cô cố ý ngân dài làm em đau nhói. - Vì sao lời lẽ của bà cô làm lòng cậu bé Hồng thắt lại? + Vì chú thương mẹ, ghét những cổ tục đè nặng lên mẹ chú, chú khóc ròng. - Bà cô có chịu buông tha không? + Không, bà đã tươi cười kể chuyện về nỗi khổ của mẹ cho chú bé nghe, rồi nghiêm nét mặt bảo chú bé hỏi lại, cố ý nói không tốt về mẹ để chú bé ghét bỏ mẹ. Bà đổi giọng, hạ giọng khi đã hạ gục em bé, rồi tỏ ra thương xót người đã khuất… thật là người có tâm địa xấu xa độc ác. - Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào? + Chú bé yêu thương kính trọng mẹ, không để mọi người xúc phạm mẹ. - Phản ứng khi nghe những lời nói xấu về mẹ của mình? + Ban đầu chỉ cúi đầu, sau đó đã tươi cười đáp lại lời cô, vì đã hiểu được ý nghĩ cay độc của bà cô, chú không để lòng kính mến mẹ bị xâm phạm. + Sau lời nói ngọt ngào thứ hai của bà cô, chú bé lòng thắt lại, khóe mắt đã cay cay, khi lời nhục mạ của bà cô quá lộ rõ, chú bé khóc ròng ròng và cuối cùng cười dài trong tiếng khóc. + Tâm trạng đau đớn, uất ức đến tột độ khi nghe bà cô tươi cười kể lại cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Chú đã bộc lộ lòng căm tức tột độ. I/ Đọc –Hiểu văn bản: 1. Tác giả- tác phẩm + Tác giả: Nguyên Hồng (1918-1982) quê ở Nam Định. + Tác phẩm là tập hồi kí về tuổi thơ đầy cay đắng của tác giả được sáng tác năm 1938 gồm chín chương. Đoạn trích trên thuộc chương IV. 2.Đọc - Giải từ khó. 3. Chú thích 4. Thể loại - Hồi kí II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Nhân vật bà cô của bé Hồng: - Là người có tâm địa độc ác, ti tiện nhỏ nhen, thâm hiểm, lạnh lùng. - Cố ý gieo rắc những tư tưởng không tốt để chú bé ruồng rẫy mẹ. ð Đó là hạng người sống tàn nhẫn khô héo cả tình máu mủ ruột rà. . 4.4/ Củng cố và luyện tập: GV treo bảng phụ. * Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với Hồng là người như thế nào? A. Người đàn bà xấu xa, thâm độc với rắp tâm tanh bẩn. B. Người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ. C. Là người có tính cách tiêu biểu cho người phụ nữ từ xưa đến nay. (D). Gồm A – B. * Qua cuộc trò chuyện với người cô, bé Hồng là người như thế nào? - Yêu thương mẹ, căm ghét cổ tục đã đày đoạ mẹ. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài. - Chuẩn bị câu 2, 3, 4, 5 SGK + Bé Hồng khi gặp mẹ và ở trong lòng mẹ. + Đặc sắc nghệ thuật. 5. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docNgu van 8(9).doc