Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 101 Bàn luận về phép học ( luận học pháp)

I/. Mục tiêu cần đạt: HS

 -Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.

 -Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp với học và hành.

 -Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.

II/. Chuẩn bị:

 -GV: Giáo án, SGK, SGV

 -HS: Bài soạn, SGK.

III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/. Kiểm tra:

 -Đọc đoạn trích “Nước Đại Việt ta” trong “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi?

 -Nêu ý nghĩa văn bản?

2/. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2143 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 101 Bàn luận về phép học ( luận học pháp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 BÀI 25 Tiết 101 Ngày soạn: 04/03/2007 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Luận học pháp) La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp I/. Mục tiêu cần đạt: HS -Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. -Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp với học và hành. -Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định. II/. Chuẩn bị: -GV: Giáo án, SGK, SGV -HS: Bài soạn, SGK. III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/. Kiểm tra: -Đọc đoạn trích “Nước Đại Việt ta” trong “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi? -Nêu ý nghĩa văn bản? 2/. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Bài học sinh ghi Hoạt động I: HS: Đọc chú thích dấu sao. Hoạt động II: GV: đọc mẫu HS: đọc tiếp đến hết. GV: Chúng ta có thể chia văn bản này ra làm bốn phần như sau: -Bàn về mục đích của việc học. -Bàn và kiến nghị chủ trương mở rộng việc học, nội dung và phương pháp dạy học. -Kết quả dự kiến. -Kết luận. Hãy xác định theo nội dung trên? HS: -“Ngọc không mài … tệ hại ấy” -“Cúi xin … Xin chớ bỏ qua” -“Đạo học nhiều … thiên hạ thịnh trị” -Phần còn lại. GV: Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó được thêt hiện qua câu nói nào? HS: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” GV: Như vây học để là gì? HS: Học để làm người. GV: Sau khi xác định mục đích của việc học, tác giả soi vào thực tế đương thời để phê phán những biểu hiện sai lệch, sai trái trong việc học. Đó là những biểu hiện nào? HS: Lối học hình thức hòng cầu danh lợi. GV: Theo em, học hình thức là học như thế nào? HS: Học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không có thực chất. GV: Cầu danh lợi nghĩa là gì? HS: Học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc. GV: Lối học ấy có tác hại như thế nào? HS: “nước mất, nhà tan”. GV: Để khuyến khích học, Nguyễn Thiếp đã khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì? HS: Mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người đi học. GV: Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”, đó là những phép nào? HS: Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng. +Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao. +Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. +Học phải biết kết hợp với hành. Học không chỉ để biết mà còn để làm. GV: Phép học ấy các tác dụng và ý nghĩa như thế nào? HS: -Tạo được nhiều người giỏi. -Giữ vững đạo đức. -Biết gắn học với hành. -Tránh được lối học hình thức. GV: Trong khi đề xuất ý kiến với vua về việc học của nước nhà tác giả đã dùng những từ ngữ cầu khiến nào? HS: Cúi xin, xin chớ bỏ qua. GV: Những từ đó thể hiện được thái độ gì của tác giả với vua? HS: -Chân thành với sự hcọ -Tin ở điều mình tấu trình là đúng đắn. -Tin ở sự chấp thuận của vua, giữ đạo vua tôi. Hoạt động III: GV: Hãy nêu ý nghĩa văn bản? HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK. 79) I/. Giới thiệu: 1/. Tác giả: Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) tự là Khải Xuyên, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thon, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ) tỉnh Hà Tây. 2/. Tác phẩm: “Bàn luận về phép học” là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791. II/. Tìm hiểu văn bản: 1/. Mục đích chân chính của việc học: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” →Học để làm người. 2/. Những lối học sai lệch: -Học hình thức -Cầu danh lợi →Nước mất, nhà tan 3/. Chính sách khuyến khích học tập: Mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người đi học. 4/. Những phép học: -Học cơ bản. -Học rộng, nghĩ sâu. -Biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. -Học phải biết kết hợp với hành. → -Tạo được nhiều người giỏi. -Giữ vững đạo đức. -Biết gắn học với hành. -Tránh được lối học hình thức. III/. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK. 79) 3/. Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ. 4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm. Chuẩn bị phần I (SGK. 82)

File đính kèm:

  • doc(T101)Ban-luan-ve-phep-hoc.doc
Giáo án liên quan