Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 52 Chương trình địa phương ( phần văn) văn bản: lời thỉnh cầu ở nghĩa trang đồng lộc

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Cảm nhận được cái đẹp cao cả trong “lời thỉnh cầu” thiêng liêng của mười cô gái anh hùng hi sinh ở Ngã ba Đồng Lộc.

 - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm qua hư cấu- tưởng tượng, qua những chi tiết hình ảnh và lời thơ đầy xúc động.

2. Kĩ năng:

 - Đọc- hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương .

 - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm qua hư cấu- tưởng tượng, qua những chi tiết hình ảnh và lời thơ đầy xúc động.

 3. Thái độ: Yêu thích, trân trọng những lời thơ đầy cảm xúc

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: bài soạn, sách ngữ văn địa phương Hà Tĩnh

 - Học sinh: tìm hiểu bài thơ ở nhà

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Bài cũ:

 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài

 Hoạt động 1:

 - Mục tiêu : Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh

 - Phương pháp : Thuyết trình

 GV giới thiệu bài mới : - Vương Trọng có hai bài thơ viết ở Hà Tĩnh lấy cảm hứng từ di tích văn hóa Nguyễn Du và di tích lịch sử Đồng Lộc. Nhiều bạn văn nghệ cho Vương Trọng là người hạnh phúc nhất, vì khi viết về mộ Nguyễn Du thì ngay sau đó, mộ cụ được tôn tạo :

 « Bao giờ cây súng rời vai

 Nung vôi, chở đá, tượng đài xây nên.»

khi viết về Đồng Lộc thì thơ được khắc bia đá và khách đến hàng ngày chép tay. Bài thơ đọc lên chúng ta không thể cầm được nước mắt.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 14357 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 52 Chương trình địa phương ( phần văn) văn bản: lời thỉnh cầu ở nghĩa trang đồng lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/12/2013 Tiết 52: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN VĂN) VĂN BẢN: LỜI THỈNH CẦU Ở NGHĨA TRANG ĐỒNG LỘC. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được cái đẹp cao cả trong “lời thỉnh cầu” thiêng liêng của mười cô gái anh hùng hi sinh ở Ngã ba Đồng Lộc. - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm qua hư cấu- tưởng tượng, qua những chi tiết hình ảnh và lời thơ đầy xúc động. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương . - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm qua hư cấu- tưởng tượng, qua những chi tiết hình ảnh và lời thơ đầy xúc động. 3. Thái độ: Yêu thích, trân trọng những lời thơ đầy cảm xúc B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: bài soạn, sách ngữ văn địa phương Hà Tĩnh - Học sinh: tìm hiểu bài thơ ở nhà C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài Hoạt động 1: - Mục tiêu : Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh - Phương pháp : Thuyết trình GV giới thiệu bài mới : - Vương Trọng có hai bài thơ viết ở Hà Tĩnh lấy cảm hứng từ di tích văn hóa Nguyễn Du và di tích lịch sử Đồng Lộc. Nhiều bạn văn nghệ cho Vương Trọng là người hạnh phúc nhất, vì khi viết về mộ Nguyễn Du thì ngay sau đó, mộ cụ được tôn tạo : « Bao giờ cây súng rời vai Nung vôi, chở đá, tượng đài xây nên...» khi viết về Đồng Lộc thì thơ được khắc bia đá và khách đến hàng ngày chép tay. Bài thơ đọc lên chúng ta không thể cầm được nước mắt. Họat động của thầy và trò Kiến thức cơ bản cần đạt Hoạt động 2:Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm - Mục tiêu : Sơ lược vài nét về tác giả tác phẩm - Phương pháp : Vấn đáp ? Nêu một số hiểu biết của em về nhà thơ Vương Trọng ? ? Em hãy liệt kê tên của mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc ? GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ : Lời trò chuyện của nhân vật trữ tình : giọng điệu nhẹ nhàng, thiết tha mà rắn rỏi, trang trọng, không trầm buồn. HS nghe Gv hướng dẫn - > HS đọc - > HS nhận xét -> GV nhận xét cách đọc. GV cho HS đọc phần chú thích SGK. ? Bài thơ gồm có mấy khổ ? Nên nội dung chính của mỗi khổ ? Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài thơ - Mục tiêu : + Cảm nhận được cái đẹp cao cả trong “lời thỉnh cầu” thiêng liêng + Thấy được nghệ thuật hư cấu- tưởng tượng và lời thơ đầy xúc động. - phương pháp : Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, ? Nhan đề bài thơ có ý nghĩa gì ? GV : Lời trò chuyện của các cô đã hướng vào từng loại đối tượng bởi khách đến viếng nghĩa trang đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi tất cả đều thành tâm.Sự hi sinh cùng một lúc mười cô gái trẻ làm mọi người vô cùng thương tiếc, nên lúc nào trên mười ngôi mộ cũng có thật nhiều hương khói. ? Lời trò chuyện đầu tiên của các cô gái là gì ? GV cho HS phân tích. Gv : Thật cao cả biết bao, lời thỉnh cầu cho một sự công bằng( Lòng tưởng nhớ xin ...như nắng trên đồi). Câu thơ chan hòa ánh nắng ngân lên như lời một câu hát, át đi cái không khí và tâm trạng bi thương dễ có ở nơi này. ? Em có nhận xét gì về lời thơ trong khổ thơ này ? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ở đây ? ? Các chị muốn nhắn gửi tới các em điều gì ? ? Nói với lứa tuổi này các cô nói như thế nào ? ? Em hiểu như thế nào về câu thơ : « Thương chúng tôi....được mùa hơn » ? ? Thời chiến tranh được các cô gọi về ở đây như thế nào ? ? Em thử hình dung hình ảnh các cô gái trước lúc hi sinh ? Gv cho HS phân tích đoạn cuối. ? Các cô thỉnh cầu cho riêng mình điều gì ? ? Chi tiết nào gợi cho em xức động và thương cảm nhất ? Vì sao ? HS trình bày theo cảm nhận của mình. ? Tất cả những lời thỉnh cầu ấy thực chất là thỉnh cầu cho ai ? Cho người đang sống - .> Mọi chính sách, chế độ đối với người đã hi sinh đều thuộc về chúng ta . Bởi vậy, chúng ta cần phải làm gì ? ? Tại sao tác giả không trình bày trực tiếp ý tưởng, tình cảm của mình ? ? Em hãy nêu nội dung bài thơ ? I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả - tác phẩm - Vương Trọng sinh năm 1943, quê ở huyện Đô Lương- tỉnh Nghệ An. - Trong những năm chiến tranh thơ ông viết nhiều về người lính. Sau chiến tranh thơ ông mở rộng ra nhiều đề tài khác với một bút lực đồi dào, sắc sảo, thông minh và đặc biệt thành công ở mảng thơ thế sự. - Hiện nay công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội. - Võ Thị Tần, Hồ Thị Cúc, Trần Thị Hường, Trần Thị Rạng, Hà Thị Xanh, Nguyễn Thị Nhỏ, Võ Thị Hà, Dương Thị Xuân, Nguyễn Thị Xuân, Võ Thị Hợi. 2. Đọc, chú thích: HS đọc. HS đọc chú thích. 3. Bố cục : 4 khổ - Khổ đầu : Nhắc nhở những người đến nghĩa trang nhớ thắp hương cho những liệt sĩ khác. - Khổ thứ 2 : Khuyên các em thiếu nhi trồng cây. - Khổ thứ 3 : Khuyên các bạn thanh niên cố gắng lao động sản xuất. - Khổ thứ 4 : Riêng các cô chỉ ước nơi đây mọc dậy vài cây bồ kết. III. Đọc -tìm hiểu bài thơ : Ý nhĩa nhan đề : - Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng lộc : Gợi lên sự trang trọng, thiêng liêng. Lời thỉnh cầu là lời yêu cầu , là lời cầu xin được nói lên một cách thiết tha, trân trọng. - Lời thỉnh cầu của những người đã khuất nói với những người đang sống( mười cô gái nói lời thỉnh cầu với những đoàn khách đến thăm viếng các cô). 1. Lời nhắc nhở mọi người : - Các cô khiêm tốn tự nhận hương cắm thế đủ rồi và khuyên mọi người đừng quên đồng đội của các cô.( Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc). 2. Lời khuyên các em thiếu nhi : - Thể hiện sự âu yếm, mến thương. - Sử dụng câu cảm thán, câu hỏi tu từ. - > Khen ngợi các em vì tưởng nhớ, thương các chị. - Khuyên các em biến tình thương ấy bằng một việc làm thiết thực, tác dụng lớn lao : trồng cây non. 3. Khuyên các bạn thanh niên : - Xem họ là những người cùng trang lứa( Mãi mãi tuổi hai mươi...Hai mươi bảy năm qua... Dù đã ba lần ...) nói lời tâm sự cảm thông, lời an ủi, lời khuyên. - Câu thơ rắn rõi mà cảm động- xin đừng bi lụy, điều cần nhất cho tình thương lúc này là chăm lo sản xuất. - Thời chiến tranh thiếu thốn, gian khổ : Không có gạo- nắm mì luộc chia nhau. Một chi tiết cảm động ngầm so sánh hiện tại với tương lai. Mong ước cho riêng mình. - Chưa chồng- chưa ngõ lời yêu ; bom vùi tóc bết đất- nằm dưới mộ tóc chưa gội được. - Cầu ở nghĩa trang mọc vài cây bồ kết( cách nói theo trí tưởng của nghệ thuật thơ) : Các cô tuổi thanh xuân phơi phới lòng yêu đời, vốn yêu cái đẹp, cái thanh sạch, thích trau tria cho mái tóc thanh xuân đẹp đẽ, thơm tho. Chuyện hi sinh chỉ là chuyện thường tình trong chiến tranh. III. Tổng kết : 1.Nghệ thuật : - Bằng hư cấu, tưởng tượng để cho người đã khuất trò chuyện với người còn sống. - Hình ảnh, chi tiết, lời thơ xúc động. 2.Nội dung : Mọi chính sách, chế độ đối với người đã hi sinh đều thuộc về chúng ta. Bởi vậy, xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, làm cho nhân dân ấm no, hạnh phúc là cách đền ơn đáp nghĩa thiết thực nhất.. Hoạt động 4 : Củng cố – Dặn dò: GV gọi Hs đọc lại bài thơ và nêu nội dung nghệ thuật của bài thơ. Về nhà học thuộc lòng bài thơ. Sưu tầm một số tác phẩm viết về Ngã ba Đồng Lộc. Chuẩn bị bài mới : Dấu ngoặc kép.

File đính kèm:

  • docTiet 52 chuong trinh dia phuong Ha Tinh Loi thinh cau o nghia trang Dong Locl.doc