A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :
1. Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
2. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.
* Tích hợp: cuộc sống xã hội và tâm hồn thanh niên Việt Nam yêu nước những năm 30 của thế kỷ XX.
B.CHUẨN BỊ:
1. GV: soạn bài, cuốn " Thi nhân Việt Nam".
2. HS: học bài cũ, soạn bài mới
C. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra: Tâm trạng con hổ ở vườn bách thú hiện lên như thế nào?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Từ mục A để dẫn vào bài
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4173 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 74 Nhớ rừng ( Thế Lữ ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng:
Tiết 74 Nhớ rừng
( Thế Lữ )
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
1. Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
2. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.
* Tích hợp: cuộc sống xã hội và tâm hồn thanh niên Việt Nam yêu nước những năm 30 của thế kỷ XX.
B.Chuẩn bị:
1. GV: soạn bài, cuốn " Thi nhân Việt Nam".
2. HS: học bài cũ, soạn bài mới
C. Hoạt động dạy- học
1. ổn định
2. Kiểm tra: Tâm trạng con hổ ở vườn bách thú hiện lên như thế nào?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Từ mục A để dẫn vào bài
Phương pháp
Nội dung
Gọi HS đọc đoạn 2
Qua tâm linh con hổ, rừng núi hiện lên như thế nào?
Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong những lời thơ này?
Cảnh rừng núi ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ con hổ như thế nào?
Vào đúng lúc tiếng gào thét của thiên nhiên đang ở đỉnh cao dữ dội,chúa sơn lâm xuất hiện. Nếu coi đoạn thơ là 1 cuốn phim, em hãy miêu tả sự xuất hiện của con hổ?
Em có nhận xét gì về giọng điệu và hình ảnh thơ?
Gọi HS đọc đoạn 3
Có ý kiến cho rằng: đoạn thơ như một bộ tranh tứ bình độc đáo về chúa sơn lâm. Hình ảnh con hổ hiện lên qua mây cảnh? Cảnh sắc ở mỗi thời điểm có gì đặc biệt?
Cả 4 cảnh thiên nhiên đều hiện lên như thế nào
Giữa thiên nhiên ấy, chúa tể của muôn loài đã sống một cuộc sống như thế nào?
Hình ảnh con hổ hiện ra mỗi lúc một vẻ như thế nào?
Tuy nhiên điệp ngữ "nào đâu" và " đâu những" kết hợp vơi những câu thơ cảm thán " Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu" đã thể hiện tâm trạng gì của con hổ?
Gọi HS đọc đoạn 5
Con hổ đã nhắn gửi gì tới chốn rừng xanh?
Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian như thế nào?
Câu cảm thán mở đầu và kết thúc bài thơ có ý nghĩa gì?
Nêu những nưt đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
Qua sự đối lập sâu sắc giữa 2 cảnh tượng trên, tâm sự của con hổ ở vườn bách thú được thể hiện như thế nào?
Tâm sự trên có gìgần gũi với tâm sự người dân Việt Nam đương thời?
Gọi HS đọc bài tập
Gọi HS lên bảng
GV nhận xét - chữa- ghi điểm
Đáp án đúng: C
HS tự cảm nhận
GV nhận xét và bổ sung
2. Con hổ khi ở chốn rừng xanh
* Khổ 2:
Bóng cả cây già
Gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi
NT: điệp từ "với", các động từ chỉ đặc điểm của hành động.
Giang sơn của con hổ là cảnh hoang sơ, hùng vĩ, đầy dữ dội.
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Giọng điệu tràn ngập cảm xúc lãng mạn. Hình ảnh thơ xếp theo kiểu bậc thang: tiếng gầm- bàn chân- tấm thân- bước đi- mắt quắc- mọi vật đều im hơi.
Hình ảnh con hổ hiện lên là chúa tể cả muôn loài: vừa mạnh mẽ, đe doạ vừa khôn khéo, nhẹ nhàng; vừa uy nghi dũng mãnh vừa vừa mềm mại uyển chuyển.
* Khổ 3:
- 4 cảnh:
1. Đêm vàng, trăng tan trong suối vắng
2. Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
3. Bình minh cây xanh nắng gội
4. Hoàng hôn mảnh mặt trời đang chết
Thiên nhiên rực rỡ , hùng vĩ và đầy bí ẩn
Ta say mồi...
Ta lặng ngắm...
giấc ngủ ta...
Ta đợi chết...
Con hổ có cái lãng mạn của chàng thi sĩ đang thưởng thức cảnh đẹp của đêm trăng rừng bên suối vắng, có cái nhìn của nhà hiền triết đang lặng ngắm giang sơn nhất khoảnh của mình, có cái oai phong của một bậc đế vương, có cái tàn bạo của một tên chúa tể đang khao khát chờ đợi bóng đêm để mặc sức tung hoành nơi vương quốc rộng lớn đầy bí ẩn của mình.
* ở cảnh nào, núi rừng cũng mang vẻ vừa hùng vĩ vừa thơ mộng và con hổ cũng hiện lên với tư thế lẫm liệt kiêu hùng, đúng là chúa sơn lâm đầy uy lực.
Điệp ngữ, câu thơ cảm thán
Nỗi nhớ tiếc khôn nguôi quá khứ vàng son. Giấc mơ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than đầy u uất .
* Khổ 5
Giấc mộng ngàn: hướng về không gian hùng vĩ, thênh thang
NT: Câu cảm thán
Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do, chân thật nhưng đầy đau xót bất lực.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:- Bài thơ tràn đầycảm hứng lãng mạn
- Biểu tượng đẹp đẽ và thích hợp để thể hiện chủ đề của bài thơ.
- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình
- Ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú
2. Nội dung
- Tâm sự vừa chán ghét cuộc sống nhục nhằn tù hãm, vừa khao khát cuộc sống tự do nơi núi rừng
- Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, bài thơ dã thể hiện được nỗi bất hoà sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt của người dân Việt Nam mất nước
IV. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong " Nhớ rừng"?
A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ.
B. Để gây ấn tượng đối với người đọc.
C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ.
D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ.
2. Bài tập 2:
Em thích nhất hình ảnh thơ nào trong bài? Vì sao?
4. Củng cố và hướng dẫn:
- GV hệ thống kiến thức bài
- Học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị bài" Câu nghi vấn"
File đính kèm:
- Tiet 74 Nho rung.doc