I. Mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật bài thơ.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : giáo án + sách giáo khoa
Học sinh : vở soạn + sách giáo khoa
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên gọi hai học sinh kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm.
3. Bài mới :
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 78 Quê hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG HUYỆN
Ngày dạy : 15. 01. 2009
Tiết 78 Khối 8
Giáo viên soạn : Nguyễn Trang Mỹ Dung
Giáo viên trường THCS Ngô Quyền
Tiết 78 : QUÊ HƯƠNG
- Tế Hanh -
I. Mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật bài thơ.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : giáo án + sách giáo khoa
Học sinh : vở soạn + sách giáo khoa
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên gọi hai học sinh kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm.
3. Bài mới :
Giáo viên cho học sinh đọc khổ thơ thứ 3.
? Ở khổ 2 đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào buổi sáng bình minh, khổ 3 cho biết cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về vào thời điểm nào.
Sáng hôm sau.
? Vậy hình ảnh đoàn thuyền được nhắc lại ở khổ 3 có ý nghĩa gì.
- Sự tuần hoàn của thời gian.
- Nghệ thuật viết của tác giả “đầu đuôi tương ứng” thể hiện một chuyến ra khơi.
? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được miêu tả qua từ ngữ nào ở 2 câu thơ đầu.
Ồn ào, tấp nập.
? Thuộc từ gì ? Tác dụng gì.
Từ láy -> khung cảnh đoàn thuyền trở về thật náo nhiệt, đông vui.
? Hình ảnh cá đầy ghe thể hiện điều gì.
? Qua đó cho ta thấy cuộc sống ở đây là một cuộc sống như thế nào.
Ấm no, vui vầy.
? Hình ảnh con người được khắc họa qua câu thơ nào.
? Dân chài lưới, tác giả muốn nói đến ai.
Dân trai tráng được nhắc ở khổ 2.
? Em hiểu gì về làn da ngăm rám nắng là một làn da như thế nào.
? Màu da ấy cho thấy gì về cuộc sống của họ.
Cuộc sống lao động bằng chân tay vất vả, phải vật lộn với thiên nhiên; màu da ấy gẫn gũi với nắng gió, trời đất, cuộc đời. Một làn da từng trải !
? Vị xa xăm là vị gì.
Mặn mòi của biển khơi.
? Em hiểu hai câu thơ này như thế nào.
? Ngoài nghĩa trên ra ( nghĩa suy ra từ ý thơ), tác giả còn muốn thể hiện một ý nghĩa tượng trưng nào khác.
Là một bức tượng đài của hình ảnh người dân chài lưới .
? Tác giả sử dụng biện pháp nhệ thuật gì, tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó qua hai câu thơ sau :
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
* Câu hỏi này cho học sinh thảo luận nhóm. Nhóm 2 bàn học sinh, thảo luận ghi vào giấy nháp. Thời gian 4 phút.
Đáp án : đảo ngữ, nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ.
? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong khổ thơ thứ 3.
? Qua biện pháp nghệ thuật đó, tác giả cho ta thấy cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về là một bức tranh lao động như thế nào ? Qua bức tranh lao động ấy, cho ta thấy cuộc sống ở đây là một cuộc sống như thế nào.
Giáo viên chốt và cho học sinh ghi nội dung bài học vào vở.
-----------------
Giáo viên cho học sinh đọc khổ thơ cuối.
? Nhận xét gì về giọng điệu thơ ở khổ thơ này.
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong khổ thơ này.
Điệp ngữ, liệt kê.
? Hãy liệt kê các sự việc được tác giả nhắc đến khi ở xa quê nhà qua khổ thơ này.
? Nỗi nhớ của tác giả có gì đặc biệt được thể hiện qua cụm từ nào.
? Em hiểu luôn tưởng nhớ là gì.
? Em hiểu “nồng mặn” là một từ ghép hay hai từ đơn.
? Nếu là hai từ đơn, hãy giải nghĩa hai từ này.
? Em có nhận xét gì về bức tranh quê hương một làng chài qua hồi tưởng của tác giả.
? Vậy nỗi nhớ về làng quê chài lưới của tác giả là nỗi nhớ như thế nào.
* Giáo viên chốt ý, cho học sinh ghi vào vở.
? Nếu xếp bài bài thơ theo chủ đề thì em xếp theo chủ đề nào : quê hương đất nước, tình cảm gia đình, thiên nhiên.
? Em hãy tìm thêm những bài thơ mà em đã học cùng chủ đề quê hương đất nước này.
Học sinh tìm.
? Nhận xét tình cảm về quê hương các bài thơ này có gì khác so với bài thơ Quê hương của Tế Hanh mà em vừa học.
? Vậy qua nỗi nhớ ấy thể hiện tấm lòng gì của tác giả đối với quê hương.
Gắn bó, thủy chung, trân trọng và tự hào với quê hương.
* Giáo viên cho học sinh nghe bài bát được phổ nhạc từ bài thơ Nhớ con sông quê hương của tác giả Tế Hanh.
Giáo viên chuyển sang phần tổng kết.
Học sinh trả lời 2 câu trắc nghiệm về nghệ thuâtï và nội dung của văn bản.
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi : Tìm từ chìa khóa.
Từ chìa khóa : TẾ HANH
? Qua bài thơ, em cảm nhận gì về nhà thơ Tế Hanh.
Học sinh thể hiện.
Giáo viên cho học sinh xem tranh bãi biển bị tấn công bởi rác thải.
? Vậy nếu em là một người dân của miền biển ấy em sẽ làm gì để ngăn chặn nạn bỏ rác này ? Hãy lí giải vì sao.
3. Cảnh thuyền cá trở về bến :
Là một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống. Khung cảnh bấy báo hiệu một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
4. Tình cảm của tác giả đối với làng quê :
Với lời thơ giản dị, tự nhiên, tha thiết như được thốt ra từ trái tim; nhằm thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả đối với làng quê chài lưới của mình.
IV. Tổng kết :
(Sách giáo khoa / 18)
4. Củng cố :
Em thích nhất câu thơ nào trong bài thơ này và lí giải vì sao ?
5. Dặn dò :
- Học bài cũ.
- Soạn : Câu nghi vấn(tt).
* Rút kinh nghiệm :
------ Hết ------
File đính kèm:
- Que huong Te Hanh.doc