Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 23 Tiết 85 Chiếu dời đô

I. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức

- Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.

 2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.

- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.

 3. Thái độ :

 HS vận dụng bài học để viết văn nghị luận.

II. Chuẩn bị :

- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ

- Học sinh: SGK, vở bài soạn.

III Tiến trình tổ chức các hoạt động

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới :

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 23 Tiết 85 Chiếu dời đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nam Thái A Ngày soạn 05 /01 /2013 Tuần 23 Tiết 85 : CHIẾU DỜI ĐÔ Lý Công Uẩn I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua. - Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. - Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu. - Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể. 3. Thái độ : HS vận dụng bài học để viết văn nghị luận. II. Chuẩn bị : - Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ - Học sinh: SGK, vở bài soạn. III Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1 - Gv hướng dẫn tìm hiểu chung. * Gv cho Hs quan sát tranh. - Hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm ? Gv chốt ý, giới thiệu thêm về tác giả. - GV đọc mẫu một đoạn sau đó gọi một em đọc tiếp theo. - Văn bản thuộc thể loại nào? Hoạt động 2 - Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết -Theo suy luận của tác giả về việc dời đô của 2 nhà : Thương và Chu nhằm mục đích gì? Kết quả của dời đô. - GV gọi HS giải thích từ “mệnh trời” (có bổ sung) - Mở đầu tác giả dẫn số liệu có tác dụng gì cho văn bản? - Dưới cái nhìn của Lí Thái Tỗ thì 2 triều Đinh- Lê sai lầm là gì?. - GV chốt lại nội dung Hai triều Đinh – Lê tại sao không dời đô? - Câu “Trẩm. . . dời đô” nói lên điều gì? lí lẽ của đoạn văn ở đây như thế nào? KL: Có yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Câu “không thể không dời đô là câu gì? - GV cho HS đọc đoạn “Huống. . . thế nào?” Thành Đại La có yếu tố thuận lợi gì? - GV chốt lại: dời đô theo ý trời, hợp ý dân. - Tác giả khẳng định Thành Đại La như thế nào? - GV yêu cầu HS nhìn vào đoạn cuối tp – TS nhà vua không ban bố mệnh lệnh mà dùng từ biểu cảm. - GV tổng kết: - Vì sao “chiếu dời đô” ra đời phản ánh được ý chí độc lập tự chủ (GV yêu cầu HS xem lại cấu trúc văn bản) - GV chốt lại nội dung “Chiếu dời đô” phản ánh điều gì? - Bài văn tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? - Gọi Hs rút ra ý nghĩa. - GV cho HS đọc mục ghi nhớ SGK . - Học sinh đọc - Học sinh suy nghĩ trả lời - Học sinh đọc - Học sinh nhận xét . Suy nghĩ trả lời Nhận xét bổ sung Dời đô: Thương và Chu -> phồn vinh. - Hợp qui luật theo ý trời làm sơ sở tiền đề cho văn bản -Kết.quả: không lâu bền, vận mệnh ngắn. -HS nghe. -Tình cảm và tâm trạng của nhà vua trước tình hình đất nước -> tính thuyết phục cao. - Câu khẳng định Trung tâm trời đất, hổ ngồi đúng hướng. - Phát triển kinh tế – thuận lợi để định chỗ ở. - Là 1 vùng đất tốt để dời đô - Lời đối thọai: Vua - thần - Thể hiện tâm tình và tình cảm. - lập luận chặt chẽ rõ ràng. - Thảo luận nhóm Đại diện trình bày Nhận xét bổ sung I. Tìm hiểu chung.. 1. Tác giả: Lí Công Uẩn là người thông minh, nhân ái, sáng lập triều Lí. 2. Tác phẩm: - “chiếu” lời ban bố mện lệnh do vua dùng để gửi xuống thần dân. 3. Đọc văn bản 4. Thể loại : chiếu 5 Chú thích II.Tìm hiểu chi tiết : 1. Nội dung: - Quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La được trình bày với các lý lẽ thuyết phục. Việc định đô ở các triều đại trong lịch sử Trung Quốc đã trở thành những sự kiện lớn .Điều này chứng tỏ đây là một vấn đề đáng suy nghĩ và cho thấy bài học về việc định đô có mối liên hệ đặc biệt với sự hưng thịnh của đất nước . - Căn cứ vào tình hình thực tế , tác giả chỉ ra vị thế của Hoa lư , Đại La về địa lí phong thủy, chính trị về cuộc sống muôn loài ,…từ đó chỉ ra ưu thế của thành Đại la là ‘kinh thành bậc nhất của đế vương muôn loài”, ban bố về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng long – một sự kiện lịch sử trọng đại đối với đất nước . Chiếu dời đô thể hiện tầm nhìn về sự phát triển quốc gia Đại Việt . 2. Nghệ thuật: -Gồm có 3 phần chặt chẽ. -Giọng văn trang trọng , thể hiện suy nghĩ , tình cảm sâu sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước . - lựa chọn ngôn ngữ có tính tâm tình , đối thoại. 3. Ý nghĩa: -Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế , sự phát triển của đất nước của Lí Công Uẩn. III. Tổng kết Ghi nhớ (SGK) 3. Củng cố: - Có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài ? - Em hãy nêu nội dung chính và ý nghĩa của văn bản này ? 4. Hướng dẫn tự học - Đọc chú thích - Tập đọc chiếu dời đô theo yêu cầu của thể loại - Tìm đọc một bài thơ chữ Hán của Bác viết về rèn luyện đạo đức CM - Về nhà học bài : Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa - Soạn bài: ''Câu phủ định” . * Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiết 90.doc