1- MỤC TIÊU:
- Giúp HS nhận thức được rằng nói là hành động được thực hiện bằng ngôn từ do người nói tạo ra trong khi nói.
- Những hành động nói khác nhau có mục đích khác nhau.
- Nắm được mục đích của hành động nói giúp người nói linh hoạt lựa chọn cách diễn đạt và giúp người nghe hiểu sát hơn và tốt hơn ý định của người nói.
2- CHUẨN BỊ:
GV: Soạn bài, bảng phụ.
HS: Tìm hiểu theo yêu cầu SGK, bảng con.
3- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC;
Quan sát ví du – nêu câu hỏi để rút ra khái niệm – Thảo luận – Thực hành luyện tập.
4- TIẾN TRÌNH:
4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
4.2- Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Câu phủ định là gì? Cho ví dụ:
là câu có những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng, chả, không phải
Ví dụ: (HS đặt câu đúng – 3đ)
Câu 2: Nêu các kiểu câu phủ định?
2 kiểu :+ Phủ định miêu tả
+ phủ định bác bỏ (2đ)
Câu 3: Những câu sau đây có phải là câu phủ định không? Vì sao?
a- Cô ấy mà đẹp à?
b- Anh ấy không thể không đến?
c- Có trời mới biết được nó ở đâu
a,c: không là câu phủ định nhưng ý phủ định.
b: câu phủ định nhưng ý nghĩa khẳng định
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7772 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 95 Hành động nói, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 95
ND
HÀNH ĐỘNG NÓI
1- MỤC TIÊU:
- Giúp HS nhận thức được rằng nói là hành động được thực hiện bằng ngôn từ do người nói tạo ra trong khi nói.
- Những hành động nói khác nhau có mục đích khác nhau.
- Nắm được mục đích của hành động nói giúp người nói linh hoạt lựa chọn cách diễn đạt và giúp người nghe hiểu sát hơn và tốt hơn ý định của người nói.
2- CHUẨN BỊ:
GV: Soạn bài, bảng phụ.
HS: Tìm hiểu theo yêu cầu SGK, bảng con.
3- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC;
Quan sát ví du – nêu câu hỏi để rút ra khái niệm – Thảo luận – Thực hành luyện tập.
4- TIẾN TRÌNH:
4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
4.2- Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Câu phủ định là gì? Cho ví dụ:
¨ là câu có những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng, chả, không phải …
Ví dụ: (HS đặt câu đúng – 3đ)
Câu 2: Nêu các kiểu câu phủ định?
¨ 2 kiểu :+ Phủ định miêu tả
+ phủ định bác bỏ (2đ)
Câu 3: Những câu sau đây có phải là câu phủ định không? Vì sao?
a- Cô ấy mà đẹp à?
b- Anh ấy không thể không đến?
c- Có trời mới biết được nó ở đâu
¨a,c: không là câu phủ định nhưng ý phủ định.
b: câu phủ định nhưng ý nghĩa khẳng định
4.3-Bài mới:
Gv hỏi một HS: Em có mthuộc bài và soạn bài không? HS trả lời (có hoặc không). Như vậy Gv đã thực hiện một hành động nói và mục đích là muốn kiểm tra việc học và soạn bài của HS. Vậy hành động nói là gì? Thế nào là mục đích nói? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay (Gv ghi tựa bài)
Hoạt động 1:
Tìm hiểu hành động nói là gì
GV đưa phần ngữ liệu trong mục 1 lên bảng (đã chuẩn bị)
à HS đọc
? Cho biết mục đích chính trong lời nói của Lí Thông với Thạch Sanh?
¨ … nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình được hưởng công giết chằn tinh (trăn tinh).
? Lý Thông có đạt được mục đích đó không? Chi tiết nào nói lên rõ nhất điều đó?
¨ Lý Thông đã đạt được mục đích của mình. “chảng vội vã từ giã … kiếm củi nuôi thân”
?Lý Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
¨ Bằng lời nói
? Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lý Thông có phải là một hành động không? Vì sao/
¨ … là một hành động. Vì nó là việc làm có mục đích. Lý thông đã dùng lời nói để đạt được mục đích của mình.
à GV hình thành ghi nhớ
à HS đọc ghi nhớ.
Họat động 2:
Hướng dẫn HS tìm hiểu một số kiểu hành động nói thường gặp
· GV sử dụng tiếp ngữ liệu của mục I --. Đưa phần ngữ liệu trong bài 2 mục II lên bảng
? Cho biết mục đích chính trong mỗi lời nói của Lý Thông với Thạch Sanh?
?Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố và cho biết mục đích của mỗi hành động?
¨ … Có lời nói của Cái Tí và của chị Dậu à đều có mục đích sauà
? Liệt kê các kiểu hành động vừa biết qua phân tích 2 đoạn ngữ liệu trên?
¨ … Có các hành động nói: trình bày, hứa hẹn, đe doạ, hỏi, bộc lộ cảm xúc, tuyên bố, báo tin … à HS đọc ghi nhớ.
4.4 –Củng cố và luyện tập:
Hướng dẫn HS luyện tập, tổng kết
BT1: Gv yêu cầu HS chọn một vài câu trong văn bản “Hịch tướng sĩ” để thực hiện theo yêu cầu BT1
Các bài tập còn lại cia nhóm thảo luận à đại diện trình bày à HS nhận xét Þ GV sử a chữa.
-Chú cứ nằm đầy … thì khổ … hoàn hồn.
(trình bày)
GV nhấn mạnh lại ghi nhớ.
I- Hành động nói là gì?
VD: Đoạn trích “Thạch Sanh và Lí Thông”
Ghi nhớ SGK/trang 62
II- Một số kiểu hành động nói thường gặp:
VD1: Tìm hiểu câu nói của Lí Thông và Thạch Sanh
Câu 1: Trình bày
Câu 2: đe doạ
Câu 3: hứa hẹn.
VD2:
- Lời nói cái Tí: để hỏi – bộc lộ cảm xúc.
- Lời của Chị Dậu: tuyên bố hoặc báo tin
Ghi nhớ SGK/ trang 63
III- Luyện tập (vở BTNV)
BT1: Mục đich bài Hịch
Khích lệ tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược” so ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ.
BT2: Hành động nói và mục đích:
a- Bác trai … chứ? … hỏi
- Cảm ơn cụ … như thường: cảm ơn
- Nhưng xem ý … lắm: bộc lộ
- Này … trốn … điều khiển (khuyên bảo)
-Vâng … như cụ: … hứa hẹn
- Thế thì … rồi đấy: điều khiển, báo tin (dự đoán)
b- Đây là trời … lớn tuyên bố (nhận định)
Chúng tôi … Tổ quốc: hứa hẹn
hỏi
c- Cậu vàng … ạ! Báo tun trình bày.
- Cụ bán rồi?
- Thế nó cho bắt à?
- Bán rồi … xong: báo tin – xác nhận
-Khốn nạn … ông giáo ơi!: bộc lộ cảm xúc
- Nó có biết gì đâu! Bộc lộ cảm xúc
- Nó thấy tôi gọi … nó lên: trình bày
BT3:
- Anh phải hứa …
- Anh hứa đi
điều khiển
- Anh xin hứa: hứa hẹn
4.5- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Thuộc ghi nhớ, làm hoàn chỉnh lại các bài tập
- Xem lại phương pháp văn thuyết minh
5- Rút kinh nghiệm:
Tiết 96
ND
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN: SỐ 5
VĂN THUYẾT MINH
1- Mục tiêu:
Gíup học sinh:
- Nhận ra được ưu và tồn qua bài viết
- Đánh giá toàn diện kết quả học bài văn bản thuyết minh
2- Chuẩn bị:
GV: chấm bài, soạn trả bài, lên điểm, thống kê kết quả điểm
HS; Xem lại phương pháp thuyết minh, bài làm.
3- Phương pháp dạy học:
Nhận xét bài làm của học sinh – Sửa bài – thảo luận dàn ý – kết quả điểm
4- Tiến trình:
4.1-
4.2
4.3
Giới thiệu bài: Thể loại thuyết minh em đã làm bài viết ở tuần 22 tiết 87, 88. Giờ học bôm nay, em sẽ kiểm tra lại việc làm của mình qua bài viết số 5 (Gv ghi tựa bài)
Hoạt động 1:
Gv ghi đề bài lên bảng.
Hoạt động 2:
HS đọc và nêu yêu cầu à Gv nhấn mạnh: thể loại thuyết minh
Hoạt động 3:
Gv nhận xét chung về việc ưu và tồn của bài viết
Ưu: cả 3 lớp đều làm ngoài nháp (nộp nháp Gv kiểm tra). Tương đối hiểu về các loài hoa đặc trưng ho từng miền
Tồn: chưa vững phương pháp
Hoạt động 4:
HS sửa lỗi – Gv phat bài
GV phát hiện trong quá trình chấm bài
HS phát hiện về việc sai ở lỗi gì:
VD: lẫn lộn giữa các từ gầm âm, cách diễn đạt, lủng củng …
Vy: Hoa mai là hình ảnh của ngày Tết Nguyên Đán của mùa xuân. Hoa mai gắn bó với đời sống tinh thần của người dân từ lâu đời. Màu vàng của hoa như một lời chúc may mắn trong năm mới, góp phần tô điểm cho sắc xuân giúp cho mọi người đón tết vui tươi hạnh phúc.
HS thảo luận 5 phút
4.4-Củng cố và luyện tập
- Văên thuyết minh cần ngắn gọn, rõ ràng
-Người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp làm bài: có đủ 3 phần – mỗi phần cần thể hiện được nội dung yêu cầu.
Đề bài:
Viết bài thuyết minh một loài hoa ngày Tết ở Việt Nam mà em thích nhất.
I- Nhận xét chung:
II- Sửa lỗi:
a- Lỗi chính tả:
mai mắn
nổi bậc
cuốn hoa
lâu tàng
hoa kiển
trưng bài
gián vẻ
mỗi diệp…
May mắn
Nỗi bật
Cuống hoa
Lâu tàn
Hoa kiểng
Trưng bày
Dáng vẻ
Mỗi dịp
b- Lỗi diễn đạt:
- Qua bài văn thuyết minh trên em thấy hoa mai có nhiều lợi ích giúp cho con người có một mùa Tết xum vầy …
-Hoa mai có rất nhiều loại hoa mai nhưng em chỉ biết là hoa mai
…mọi người đều yêu quí tôn thờ một loại mà luôn có vẻ đẹp vĩ đại ngây thơ của hoa.
- Hoa mai là một biểu tượng của miền Nam vào ngày Tết cổ truyền, làm tô thêm sắc xuân … cho mọi người có một mùa xuân vui tươi và hạnh phúc.
- Hoa mai có rất nhiều loại nhưng em chỉ biết và yêu thích hoa mai.
-… mọi người đều quí hoa mai vì nó mang ve đẹp của mùa xuân.
III- Dàn ý: (phần thân bài)
Giới thiệu, miêu tả từng đặc tính công dụng của loài hoa.
- Xuất xứ loài hoa.
-Dáng vẻ (màu sắc, hương vị…)
- Công dụng, ý nghĩa
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng
- Nhận xét chung
IV- Kết quả điểm:
Lớp
TSHS
0-2
3-4
TC
%
5-6
7
8-10
TC
%
V- Đọc bài khá:
4.5-
- Xem lại bài viết.
- Chuẩn bị bài: Nước Đại Việt ta
· Tác giả Nguyễn Trãi (SGK/ Ngữ văn 7 tập 1)
· Đọc văn bản và chú thích.
5- Rút kinh nghiệm:
Tiết 97
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
(TRÍCH BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO)
NGUYỄN TRÃI
1-
Giúp học sinh:
- Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV
- Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn
2-
GV: - Soạn bài + bảng phụ + chân dung tác giả.
HS: Thuộc bài cũ, soạn bài mới theo yêu cầu SGK
3-
Đọc – Diễn giảng – phát vấn – (câu hỏi tình huống) – Thảo luận – Qui nạp kiến thức.
4-
4.1
4.2
? Người ta thường viết hịch khi nào?
¨ Khi đất nước có giặc ngoại xâm
? Chức năng của thể hịch là gì?
¨ Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
?Kết cấu chung của thể hịch gồm mấy phần? Và bài “Hịch sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết theo thể văn gì?
¨ Bốn phần – văn biền ngẫu
? Trần Quốc Tuấn sáng tac “Hịch tướng sĩ” khi nào?
¨Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285)
* Em hãy phân tích lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài “Hịch tướng sĩ”
¨ - HS dẫn chứng được đoạn văn
“Ta thường tới bữa quên ăn…ta cũng vui lòng”
- Phân tích cho các tướng sĩ thấy được những tác hại của việc ham vui, sao nhãng việc binh và ngược lại.
Biểu điểm:
Trả lời đúng 1 câu: 1đ5
Phân tích 7đ
4.3
Ở chương trình Ngữ văn lớp 7 em đã được học bài thơ nào thể hiện ý thức độc lập và niềm tự hào của dân tộc? (Sông núi nước Nam). Bài thô ấy được ai viết? (Lý Thường Kiệt). Hôm nay, cùng với nội dung trên, em sẽ tìm hiểu văn bản “Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi (GV ghi tựa bài)
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK/67-68
? Nhớ lại bài học ở chương trình lớp 7, em hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Trãi?
à GV cho HS đọc lại SGK NV 7/79 tập I. à GV tích hợp với bài học “Hai chữ nước nhà” TTKhải
GV hướng dẫn đọc: giọng trang trọng, hùnh hồn, tự hào.
GV- đọc mẫu à HS đọc lại
? Em hãy cho biết “Nước Đại Việt ta” được làm theo thể loại nào?
? Dựa vào phần chú thích, em hãy cho biết thể cáo là gì? So sánh thể cáo với thể “chiếu và hịch”?
¨ Cũng là văn bản chính luận lập luận chặt chẽ, sắc bèn được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu, được ban bố công klhai, nhưng cáo dùng để trình bày một chủ trương hay công bó kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
?Bài cáo được ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV: Nguyễn Trãi có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh Ông dâng “Bình Ngô Sách” cho Lê Lợi, chỉ rõ con đường cứu nước với chủ trương “đánh vào lòng người”, thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo công văn giấy tờ, thơ từ giao thiệp với quân minh, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc quân mưu, kháng chiến thắng lợi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô Đại Cáo”
?Nêu bố cục của bài cáo?
GV: Bài cáo gồm 4 phần lớn (như kết cấu chung của thể cáo)
Phần đầu: nêu luận đề chính nghĩa
Phần 2: lập bảng cáo trạng tội ác giặc Minh
Phần 3: Phản ánh quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu gian khổ đến khi tổng phản công thắng lợi.
Phần cuối: là lời tuyên bố kết thú, khẳng định nền độc lập vững chắc, đất nước mở ra một kỉ nguyên mới, đồng thời nêu lên bài học lịch sử.
?Văn bản”Nước Đại Việt ta” là đoạn trích trong Cáo Bình Ngô. Hãy cho biết vị trí của đoạn trích?
? Nội dung của phần đầu bài cáo là gì?
¨ Nêu luận đề chính nghĩa.
? Đoạn trích được lọc chia làm mấy phần? (3phần)
à 2 câu đầu: Vị trí và nguyên lý nhân nghĩa.
8 câu tiếp theo: Vị trí và chân lý độc lập dân tộc.
Đoạn còn lại: Thực tiễn lịch sử.
Chúng ta tìm hiểu văn bản theo bố cục đã chia.
Hoạt động 2:
Đọc- hiểu văn bản
Gv kiểm tra phần đọc chú thích của HS
? Bình Ngô Đại Cáo là gì?
¨ Bài cáo lớn tuyên bố cuộc kháng chiến chống quan minh vừa kết thúc thắng lợi.
Ngô: có 2 cách giải thích
· Ông tổ của nhà Minh là Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, từng xưng là Ngô Vương sau trở thành Minh Thành Tổ à dùng từ Ngô để chỉ người nhà Minh.
· Thời Tam quốc, nước Ngô cai trị nước ta nửa thế kỷ, từ đó có cách gọi dân Trung Quốc là giặc Ngô.
* HS đọc 2 câu đầu trong bài
? Hai câu đầu Nguyễn Trãi có nói đến khái niệm “nhân nghĩa”, theo em hiểu nhân nghĩa là gì?
à GV NHÂN NGHĨA: ngoài mối quan hệ giữa người và người, ở đây, với Nguyễn Trãi khái niệm này còn nằm trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.
? Vì sao mở đầu bài cáo tác giả lại nêu lên nguyên lý nhân nghĩa?
¨ Đây là nguyên lý cơ bản, làm nền tảng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
? Tìm hiểu 2 câu thơ đầu, em hãy cho biết cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?
¨ Yên dân, trừ bạo (GV gạch chân 2 từ)
? Yên dân là gì? (làm cho dân được an hưởng thái bình)
? Người dân mà Nguyễn Trãi nói đến là ai? Và kẻ bạo ngược là kẻ nào?
¨ Dân nước Đại Việt và giặc Minh
? Việc nêu tiền đề “nhân nghĩa” ở đầu đoạn trích có tính chất chân lý. Theo em tác giả đã khẳng định chân lý nào?à
*HS đọc 8 câu tiếp theo
?Nội dung của 8 câu là gì?
GV: Khi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống ngoại xâm thì bảo vệ nền độc lập của đất nước cũng là việc làm nhân nghĩa.
? Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố nào để xác định chủ quyền độc lập của dân tộc? à
· HS giải thích khái niệm “văn hiến”
à VĂN HIẾN: theo nghĩa chữ Hán là sách vở và người hiền tài Þ nền văn hoá, văn minh của một đất nước.
? tác giả nêu lên những yếu tố ấy, nhằm mục đích gì?
¨ Nêu lên quan niệm hoàn chỉnh về một quốc gia dân tộc
Thảo luận câu 3/69
(HS xem phần gợi ý của SGK)
GV: à ý thức dân tộc của Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu ở hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền; đến Bình Ngô Đại Cáo ba yếu tố nữa được bổ sung: văn hiên, phong tục tập quán, lịch sử.
Như vậy so với thời Lý, học thuyết của Nguyễn Trãi cao hơn, mang tính toàn diện và sâu sắc hơn. sâu sắc ở chổ điều mà kẻ thù luôn phủ nhận (văn hiến nước Nam) thì chính lại là thực tế, tồn tại với sức mạnh chân lý của khách quan. Với những yếu tố đưa ra trong bài cáo, Nguyễn Trãi đã à
? Để tăng sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn, nghệ thuật cua đoạn văn có gì đặc sắc? (Xét ở cách dùng từ, cách sử dụng biện pháp so sánh, và tác dụng của các văn biền ngẫu)
¨ Cách dùng từ thể hiện tính chất hiển nhiên: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác à khẳng định sự độc lập tự chủ.
Các biện pháp so sánh, câu văn biền ngẫu: so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc về trình độ chính trị, tổ chức, chế độ, quản lý quốc gia.
· HS đọc đoạn còn lại.
? Hai đoạn đầu, tác giả nêu lên nguyên lý nhân nghĩa, chân lý độc lập dân tộc. Để làm sáng tỏ chân lý trên, tác giả đã làm gì?
¨ Đưa ra những dẫn chứng từ thực tiễn đến lịch sử
? Đó là những điều nào?
? Việc nêu những chứng cứ như thế có ý nghĩa gì?
Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích – Tuyên ngôn độc lập – lần 2
4.4 – Củng cố và luyện tập:
Hướng dẫn luyện tập
HS luyện tập câu hỏi 6/SGK trang 69 và Gv dựa vào đó củng cố bài (GV ghi vào bảng phụ phần sơ đồ)
I- Tìm hiểu chú thích:
1- Tác giả:
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu Ức Trai con của Nguyễn Phi Khanh
- Là nhà yêu nước, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới
2- Tác phẩm:
- Thể loại: Cáo
- Ra đời sau khi cuộc kháng chiến chống quan Minh thắng lợi hoàn toàn (1428)
- Bố cục: 4 phần
à “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu của bài cáo
II- Đọc hiểu văn bản:
1- Vị trí và nguyên lý nhân nghĩa:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
à Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống ngoại xâm
2- Vị trí và chân lý độc lập dân tộc:
- …nền văn hiến đã lâu
- … Núi sông bờ cõi đã chia
- … phong tục Bắc Nam cũng khác
- Triệu, Đinh, Lý, Trần, Hán, Đường, Tống, Nguyên.
à khẳng định sự tiếp nối vàphát triển ý thức dân tộc của nước Đại Việt.
3- Thực tiễn lịch sử:
- Lưu Cung tham công nên thất bại
- Triệu Triết thích lớn … tiêu vong
- … bắt sông Toa Đô
- … giết tươi Ô Mã
à chứng minh cho sức mạnh chinh nghĩa đồng thời thể hiện niềm tự hoà dân tộc.
Ghi nhớ SGK/ trang 69
III- Luyện tập:
NGUYÊN LÝ NHÂN NGHĨA
YÊN DÂNBẢO VỆ ĐẤT NƯỚC ĐỂ YÊN DÂN
TRỪ BẠOGIẶC MINH XÂM LƯỢC
CHÂN LÝ VỀ SỰ TỒN TẠI ĐỘC LẬP CÓCHỦ QUYỀN CỦA DÂN TỘC ĐẠI VIỆT
LÃNH THỔ PHONG TỤC
RIÊNG RIÊNG
SỨC MẠNH CỦA NHÂN NGHĨA
SỨC MẠNH ĐỘC LẬP – DÂN TỘC
VĂN HIẾN
LÂU ĐỜI
CHẾ ĐỘ CHỦ QUYỀN RIÊNG
LỊCH SỬRIÊNG
4.5
- Đọc và thuộc lòng đoạn trích, ghi nhớ
- Xem kỹ chú thích, bài ghi
- Làm lại phần luyện tập
- Chuẩn bị: hành động nói (tt)
5 Rút kinh nghiệm
Tiết 98
HÀNH ĐỘNG NÓI (tt)
1-
- Gíup HS nắm được các thực hiện hành động nói
- Tích hợp với bài “Hành động nói” ở tiết 95
2-
GV: soạn bài + bảng phụ
HS: trả lời theo yêu cầu của SGK
3-
Quan sát ví du – nêu câu hỏi để rút ra khái niệm – Thảo luận – Thực hành luyện tập.
4-
4.1
4.2
1/ ?Hành động nói là gì? Kể những kiểu hành động nói thường gặp?
¨ Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
2/ Nối câu ở cột A cho phù hợp với hành động nói tương ứng ở cột B (ghi ở bảng phụ)
A
B
Ôi sức trẻ!
Trâu của lão cày một ngày được mấy đường
Một hôm người chồng ra iển đánh cá.
Tôi sẽ giúp ông
Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng.
Hành động trình bày
Hành động bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Hành động hỏi
Hành động điều khiển
Hành động hứa hẹn
Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: 3 điểm (1ý đúng 1đ 5)
Câu 2: (nối A và B); nối đúng 1 câu/1điểm (5đ/5câu)
1-b; 3-a; 5-d
2-c; 4-e
Xét tập (2đ) à ghi đầy đủ, có chuẩn bị bài
4.3
Ở tiết 95, em đã học hành động nói là gì? Các kiểu hành động nói. Giớ học hôm nay em sẽ tìm hiểu: cách thực hiện hành động nói (Gv ghi tựa bài)
Hoạt động 1:
Tìm hiểu cách thực hiện hành động nói
Gv sẽ theo bảng tổng hợp của SGK vào bảng phụ
à HS đọc và nhận biết kiểu câu trần thuật à xác định mục đích nói của chúng.
HS thảo luận câu 2/70(mục I)
HS lập bảng trình bày quan hệ giữa 4 kiểu câu đã biết với 5 kiểu hành động nói đang học à Gv chốt ý: câu cầu khiến (điều khiến), câu nghi vấn (hỏi), câu cảm thán (bộc lộ cảm xúc), câu trần thuật (trình bày)
Þ HS đọc ghi nhớ
4.4
Luyện tập – chia nhóm
BT1: HS tìm câu nghi vấn trong bài “Hịch tướng sĩ”
Giữa đoạn: - Từ xưa… đời nào không có? (khẳng định)
Đầu đoạn văn: tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe nhữ lý lẽ của tác giả. (Vì sao vậy?)
Giữa bài: thuyết phục và động viên, khích lệ tướng sĩ
· “Nếu vậy, rồi đây … trong trời đất nữa?” (phủ định)
à cuối đoạn: khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng bảo vệ bờ cõi.
BT2: Củng cố thêm hiểu biết về hiện tượng kiểu câu và hành động nói do kiểu câu diễn đạt có thể không trùng khớp nhau.
GV: câu có mục đích cầu khiến (tức là thuộc hành động điều khiển) có thể không có hình thức của kiểu câu, cầu khiến à cách nói của mỗi nhân vật thường thể hiện quan hệ giữa người nói với người nghe và tính c1ch của người nói.
Có thể dùng cả 5 cách
Chọn c- vì chỉ đưa giúp lọ gia vị mà không nói câu nào thì không lịch sự, còn trả lời như (b) là không hiểu ý người nói (người nói không có mục đích hỏi mà có mục đích nhờ cậy)
HS đọc lại ghi nhớ
Cách thực hiện hành động nói theo lối:
+ Trực tiếp
+ Gián tiếp
(GV diễn giảng theo “Một số t\kiến thức – kĩ năng và bài tập nâng cao NV8/147)
I- Cách thực hiện hành động nói:
Ví dụ: SGK/70
Câu 1, 2, 3: trình bày.
Câu 4, 5: điều khiển (cầu khiến)
Ghi nhớ SGK/trang 71
II- Luyện tập:
BT1: Câu nghi vấn trong bài “Hịch tướng sĩ”
· Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? (phủ định)
· Lúc bấy giờ., dẫn các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không? (khẳng định)
à dùng cuối đoạn văn thường dùng để khẳng định hay phủ định điều kiện nêu ra trong câu ấy
· Vì sao vậy?... à mở đầu đoạn dùng để nêu vấn đề cho tướng sĩ chuẩn bị tư tưởng nghe (đọc) phần lý giải của tác giả.
BT2: à Cách dùng gián tiếp
à quần chúng thấy gần gũi với lãnh trụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình.
BT3: dế Choắt:
- “Song anh có cho phép em mới dám nói …”
- ..” hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh …”
à Dế Choắt yếu đuối à nói lời đề nghị một cách khiêm nhường, nhã nhặn.
à lời của đế Mèn thì huênh hoang và hách dịch
BT4:
b, e: mang tính lịch sự cao hơn
BT5:
Chọn hành động c
hơi kém lịch sự
hơi buồn cười
hợp lý nhất.
4.5
- Thuộc ghi nhớ, xem lại bài tập
- Chuẩn bị bài: Oân tập về luận điểm và Viết đoạn văn trình bày luận điểm
· Xem lại NV 7(tập 2/24, 25) bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
· Văn nghị luận là gì? Về đề bài? Về bố cục?
· Tìm hiểu lại luận điểm, luận cứ, lập luận
5 Rút kinh nghiệm:
Tiết 99
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
1-
- Giúp hs nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những hiểu lầm thường mắc: lẫn lộn luận điểm với vấn đề hoặc bộ phận của vấn đề cần nghị luận, thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận. Từ đó có thể làm tốt hơn các bài văn nghị luận.
- Tích hợp với các bài Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta ở phần văn, với phần TV ở bài Hành động nói và hội thoại (lớp 8)
- Rèn kĩ năng tìm hiểu, nhận diện, phân tích luận điểm và sự sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận.
2-
Gv: soạn bài – SGK NV 7 (tập 2)
HS: chuẩn bị kiến thức theo phần câu hỏi ôn tập của SGK và xem lại văn nghị luận (Lớp 7)
3-
Đọc – Diễn giảng – Phát vấn – (câu hỏi tình huống) – Thảo luận – Qui nạp kiến thức.
4
4.1
4.2
4.3
Bằng phương pháp phát vấn ?Tựa bài em chuẩn bị ở nhà cho tiết học hôm nay – tiết 99 là gì? (Ôn tập về luận điểm) – Đúng. Oân tập tức là những điều em đã học và hôm nay kiểm tra lại. Vậy thể loại TLV nào có sử dụng: luận điểm, luận cứ, luận chứng? (văn nghị luận)
Vậy thế nào là văn nghị luận?
¨ Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phảo có luận điểm rĩ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Þ GV nhắc lại khái niệm về văn nghị luận. Sau đó nêu lại luận điểm rõ ràng là thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp em ôn lại kiến thức ấy (GV ghi tựa bài)
Hoạt động 1:
Hướng dẫn H
File đính kèm:
- VAN 8KII.doc