Mục tiêu cần đạt
-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật tôi ngày đầu tiên đến trường; Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình, chất thơ.
-Biết phân tích, chỉ ra phương thức miêu tả, tự sự biểu cảm của các biện pháp nghệ thuật.
-Biết yêu quý, trân trọng những kỉ niệm, kính trọng người thân.
* Tiến trình giờ dạy :
Hoạt động 1 : Khởi động
Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 em lên để kiểm tra bài tập ở nhà .
-GV giới thiệu bài .
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới
180 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 trường THCS Mai Lâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 + 2 Tôi đi học
*Mục tiêu cần đạt
-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật tôi ngày đầu tiên đến trường; Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình, chất thơ...
-Biết phân tích, chỉ ra phương thức miêu tả, tự sự biểu cảm của các biện pháp nghệ thuật.
-Biết yêu quý, trân trọng những kỉ niệm, kính trọng người thân.
* Tiến trình giờ dạy :
Hoạt động 1 : Khởi động
Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 em lên để kiểm tra bài tập ở nhà .
-GV giới thiệu bài .
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
? Nêu những nét chính về tác giả.
? Nêu xuất xứ của tác phẩm.
? Truyện gồm có những nhân vật nào. Nhân vật nào là chính.
? Truyện đựơc kể theo ngôi nào. Tại sao lại dùng ngôi kể đó.
? Bố cục
? Điều gì khiến tôi sống lại những kỉ niệm
? Kỉ niệm được kể theo trình tự nào.
? Cách kể của tác giả có gì ấn tượng.
? Tâm trạng của tôi được kể theo mấy chặng.
+ Trên dường đến trường
+ Trên sân trường và khi nghe gọi tên vào lớp.
+ Vào lớp học
? Kỉ niệm trong tôi hiện về bắt đầu bằng hình ảnh nào. Con đường được tác giả kể ra sao.
? Nhân vật tôi còn có suy nghĩ và hành động nào khác.
? Điều đó cho ta thấy đựoc tâm trạng của tôi lúc này như thế nào.
? Tại sao tôi có những suy nghĩ đó.
? Khi đứng trước sân trường, tôi có suy nghĩ gì.
Hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì.
? Tôi nhìn thấy lũ học trò ra sao. Hình ảnh nào cho em ấn tượng nhất.
? Khi nghe tiếng trống và tiếng gọi tên vào lớp, tôi có suy nghĩ gì.
? Vì sao lại khóc, và thấy chưa lần nào xa mẹ như lần này.
? Tâm trạng của tôi lúc này là gì.
? Khi vào lớp học, tôi có những suy nghĩ và hành động gì. ý nghĩa của từng việc đó.
HS tổng kết lại ND-NT
Nội dung cần đạt
I-Tìm hiểu chung
1-Tác giả
-Là nhà văn coa phong cách trữ tình.
-Họat động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật nhưng thành công nhất là truyện ngắn.
-Thơ văn của ông đạm chất trữ tình, đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2-Tác phẩm
-Thể loại : Truyện ngắn, in trong tập “ Quê mẹ”.
-Đại ý: kể về những cảm xúc, tâm trạng của nhan vật tôi ngày đầu tiên đến trường.
3-Tìm hiểu từ khó
4-Đọc văn bản
II-Phân tích
-2 phần
+Hồi ức về kỉ niệm
+ Tâm trạng của nhân vật tôi
1-Hồi ức về kỉ niệm
-Cảnh lá rụng cuối thu, những đám mây bàng bạc, những em nhỏ núp dưới nón mẹ...-> nguyên nhân đánh thức những kỉ niệm.
->Kể theo trình tự thời gian kết hợp với không gian: gợi nên những kỉ niệm mơn man, sống động. Khung cảnh hiện tại đánh thức quá khứ.
-Dùng 1 loạt từ láy: nao nao, tưng bừng, rộn rã...-> diễn tả những rung động tha thiết và vô cùng trẻ trung trong tâm hồn tác giả bất chấp cả năm tháng đã qua đi.
-Địêp khúc “ Hàng năm..” diễn tả sức sống lâu bền của kỉ niệm
2-Tâm trạng của tôi
*Tâm trạng của tôi trên đường đến trường
-Con đường: đã quen-nay lạ -> Tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ , đó là biểu hiện sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm vì tôi đã trưởng thành.
-Quần áo: bỗng nhiên thấy trang trọng
-Hành động: cố gắng cầm 2 quyển sách, đề nghị mẹ đưa cho cầm bút thước
-> Hồi hộp, bỡ ngỡ, mới mẻ
-Vì tôi đã đi học, có nghĩa là tôi đã lớn lên về nhận thức.
*Tâm trạng của tôi khi đứng trước sân và gọi tên vào lớp
-Ngôi trường như đình làng Hoà ấp ( so sánh ) -> Sự trang nghiêm và linh thiêng của ngôi trường đối với con người; đồng thời đề cao việc học.
-Học trò như chim con đén bên cửa sổ..
( so sánh )->Phía sau cổng trường là cả 1 thé giới kì diệu, đày hấp dẫn, là 1 quãng trời rộng mà những cậu học trò chỉ là những chú chim non vừ thèm muốn lại vừa lo sợ.
-Nghe tiếng trống vang dội cả lòng: tiếng trồng giao hoà quá khứ và hiện tại, khua động tâm hồn. Nó chấm dứt quãng thời gian bay nhảy mà nó chỉ còn mở ra hiện tại: Sắp phải xa nguời thân và vào học.
-Thấy tim như ngừng đập. Giật mình, lúng túng, khóc và chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này
->Tâm trạng vừa sung sướng, vừa lo sợ
*Tâm trạng khi ngồi trong lớp
-Thấy cái gì cũng hay, sau đó lạm nhận.
-Ngửi mùi hương lạ -> lần đầu tiên vào môi trường mới.
-Thấy quen và gần gũi với bạn bè: nhận thức được việc học và sự gắn bó.
-Hình ảnh “ Con chim con liệng đến bên cửa sổ..” : Hình ảnh này vừa có bóng dáng của quá khứ, vừa của hiện tại và vừa của tương lai.
-Hính ảnh cuối cùng của tác phẩm có ý nghĩa: làm cho câu chuyện kết thúc bất ngờ nhưng rất tự nhiên. Dòng chữ đó vừa khép lại thế giới mới, 1 bầu trời mới, 1 tâm trạng mới, 1 giai đoạn mới trong cuộc đời.
III-Tổng kết
1-Nội dung
2-Nghệ thuật
-Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
-Ngôn ngữ trong sáng, giản dị
Hoạt động 3: Luyện tập
Cho hs làm bài tập 1
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
Ngày 6-9-2006
Tiết 3 Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
*Mục tiêu cần đạt
-Hiểu rõ cấp độ khái quát và mối quan hệ về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
-Rèn tư duy trong nhận thức giữa cái riêng và cái chung.
*Tiến trình giờ dạy
Hoạt động 1:
+ GV kiểm tra vở ghi của học sinh
+ Giới thiệu bài
Hoạt động 2
Hoạt động của thầy và trò
GV đưa ví dụ
? Khi nói về “ lương thực” em sẽ nghĩ đến những từ nào. Vì sao.
? Nhận xét về nghĩa của các từ đó với nhau.
? Như thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
-GV cho hs lấy ví dụ
GV cho hs quan sát sơ đồ trong sách.
? Có thể vẽ cách khác được không. Vì sao.
? Từ “ Động vật” so với từ “ thú, chim, cá” như thế nào. Tại sao nó có nghĩa rộng hơn.
? Từ “ hươu, voi” so với từ “ thú” như thế nào về nghĩa.
? Qua ví dụ, em rút ra đựoc gì về nghĩa của từ ngữ.
? Từ được coi là nghĩa rộng khi nào.
?Từ được coi là nghĩa hẹp khi nào.
=>GV cho đọc ghi nhớ
Nội dung cần đạt
1-Khái niệm về cấp độ...
-Là mức độ khái quát từ nhỏ đến lớn của các từ ngữ
2-Từ có nghĩa rộng, từ có nghĩa hẹp
Hoạt động 3: Luyện tập
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1-2-3
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
-Nắm lại các kiến thức trong bài, học kĩ lí thuyết, làm các bài còn lại
Tiết 4 : Tính thống nhất về chủ đề văn bản
*Mục tiêu cần đạt :
-HS nắm được chủ đề của văn bản , tính thống nhất về chủ đề của văn bản
-Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề , biết cách xác định và duy trì đối tượng trình bày , chọn lựa , sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến
-Biết tích hợp với văn bản “ Tôi đi học”.
*Tổ chức các hoạt động dạy – học :
Hoạt động 1 : Khởi động
-Kiểm tra bài cũ
-GV giới thiệu bài mới
Hoạt động 2 :
Hoạt động của thầy và trò
GV cho HS đọc thầm văn bản “ Tôi đi học
? Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình .
? Theo em , tất cả những sự việc được kể trong văn bản có thể hiện cho nội dung đó không ,
( HS thảo luận – trả lời )
? Đó gọi là chủ đề . Vậy chủ đề là gì .
? Căn cứ vào đâu mà em biết “Tôi đi học” nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên .
? Với nhan đề đó , tác giả đã thực hiện như thế Nào để làm rõ chủ đề .
( HS lấy dẫn chứng )
? Ngày đầu tiên đi học , tôi có tâm trạng như thế nào ? Tâm trạng đó được biểu đạt qua từ ngữ nào .
( HS lấy dẫn chứng )
GV giảng : Các chi tiết , các phương tiện ngôn từ trong văn bản đều tập trung tô đậm cảm giác này . Tất cả những vấn đề vừa chỉ ra đó chính là sự mạch lạc của văn bản để làm rõ chủ đề .
Tiểu kết : Tính thống nhất của chủ đề văn bản được biểu hiện ở bình diện thứ nhất : Bình diện cấu trúc hình thức : Nhan đề – tính mạch lạc .
? Văn bản “Tôi đi học” có nội dung gì . Nội dung đó có làm rõ trong văn bản không .
? Tính thống nhát chủ đề của văn bảncòn được thể hiện ở bình diện nào nữa .
? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất chử đề văn bản .
( HS thảo luận –trả lời )
Hoạt động 3 :
Hình thức : làm theo tổ – cử đại diện trình bày
Nội dung cần đạt
I-Khái niệm về chủ đề văn bản
-“Tôi đi học” ghi lại những kỷ niệm của ngày đầu tiên đến trường : được mẹ cầm tay , gặp thầy mới , bạn mới , cảm giác khi ngồi học ...thể hiện tâm trạng bồi hồi , xúc động , lòng yêu mến bạn bè, làng quê.
-Chủ đề: đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu hiện
II-Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
*Căn cứ vào nhan đề trong văn bản
( đó chính là đối tượng mà văn bản ASFAF phản ánh .)
+ Cách xưng tôi – nói chuyện của tôi
+ Đi học – nói những chuyện liên quan đến học .=> Các câu đều nhắc đến kỷ niệm của ngày tựu trường .Đó chính là tính mạch lạc.
*Căn cứ vào bình diện nội dung :
+ Đối tượng phản ánh
+Biểu hiện qua mục đích hay chủ định của chủ thể văn bản
-Xác định được chủ đề , đề mục
-Mối quan hệ giữa các phần
-Các từ ngữ , hình ảnh phải hướng vào chủ đề
III-Luyện tập :
Bài tập 1
Đáp án :
-Xét ở bình diện nội dung : Văn bản đẫ tập trung phản ánh rừng cọ => gửi gắm tình cảm yêu quý , tự hào về miền đất quê mình
-Xét ở bình diện hình thức:
+Nhan đề
+ bố cục : 3 phần
+ Từ ngữ : xưng tôi
+Các chi tiết về cây cọ
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học bài ở nhà
-Nắm lại kiến thức
-Làm bài tập 2 ,3( trang 14 )
-Chuẩn bị bài “ Trong lòng mẹ”
Tiết 5-6 : Trong lòng mẹ
*Mục tiêu cần đạt :
-Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng , cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé đối với mẹ . Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của tác giả
-Biết cách cảm thụ một thể loại văn học , tích hợp với bài “ trường từ vựng” và “ bố cục văn bản”
*Tiến trình giờ dạy :
Hoạt động 1 :
Kiểm tra bài cũ : Nhận xét về bố cục , cốt truyện của văn bản “ Tôi đi học” . Có thể nói truyện ngắn đó là 1 bài văn xuôi giàu chất trữ tình được không .
GV giới thiệu bài mới
Hoạt động 2 : Tổ chức các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy và trò
GV cho HS đọc phần chú thích – Nhấn mạnh 1số ý .
? Tại sao có thể nói , Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng .
-Cho HS nắm lại nghĩa của một số từ ngữ khó như: đoạn tang , tha hương cầu thực , tâm can , thành kiến ...
? Cần dùng để dọc diễn cảm văn bản .
( HS tự bộc lộ ý kiến - GV nêu nhận xét : Chậm rãi , tình cảm , khi thì uất ức , xót xa , khi thì hồi hộp , sung sướng . )
-GV gọi 2 HS đọc văn bản - Nhận xét
? Đoạn trích gồm mấy nội dung . ứng với từng phần văn bản như thế nào .
? Đặt nhân vật tôi trong 2 tình huống đó , tác giả nhằm bộc lộ điều gì .
? Nhân vật chính trong tác phẩm là ai . Có quan hệ với tác giả như thế nào .
?Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt .
? Theo dõi cuộc đối thoại , em có nhận xét gì về bà cô .
? Theo em mục đích lần này của bà cô là gì .
Tìm những lời lẽ của bà cô .
? Thế nhưng bé Hồng đã nhận ra điều gì trong lời nói đó . Vì sao .
Bình : Bằng một rtái tim nhạy cảm đồng thời rất tỉnh táo , đặc biệt hơn là bằng tình yêu và lòng kính trọng mẹ , bé đã chiến thắng mưu mô thâm hiểm của bà cô .
? Trước trò chơi độc ác của bà cô , bé đã đối ứng như thế nào .
? Nhận xét gì về tâm trạng của bé Hồng .
? Theo em , trong những cảm xúc của bé , cảm xúc nào gây ấn tượng mạnh nhất cho người đọc ? Vì sao .
Bình : Mỗi cảm xúc của bé có thể gợi lên ở mỗi người về những cảm nghĩ riêng về những nỗi cay đắng , tủi cực mà bé phải chịu đựng . Có điều trong những cay đắng của bé không chỉ có nỗi đau mà còn có sự căm hờn cái xấu , cái ác đang trà đạp lên tình mẫu tử .
? ở đây phương thức nào được vận dụng ? Tác dụng .
? Qua đoạn 1 , tác giả muốn thể hiện nội dung gì .
Cho HS đọc phần 2
? So sánh kỷ niệm của 2 đoạn .
( Đoạn 1: là những kỷ niệm cay đắng , tủi nhục ; Đoạn 2 : là những kỷ niệm ngọt ngào của tình mẫu tử )
? Niềm hạnh phúc của bé được xảy ra vào thời điểm nào . Thời điểm đó cùng với cử chỉ của mẹ đã cho ta thấy mẹ bé Hồng là người như thế nào .
? Cuộc gặp gỡ xúc động được nhà văn kể như thế nào .
(HS tìm các chi tiết )
? Chi tiết nào trong truyện cho ta thấy nỗi khao khát đó của bé .
? Nhận xét về phương thức biểu đạt của đoạn văn trênvà tác dụng của phương thức biểu đạt đó
? Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Hồng .
? Nêu nội dung - nghệ thuật .
Hoạt động 3 : Luyện tập
-Cho HS đọc diễn cảm lại đoạn trích
-Phân tích hình ảnh so sánh trong đoạn trích
Nội dung cần đạt
I-Tìm hiểu chung :
1-Tác giả :
-Là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng.
-Truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (1996)
2- Tác phẩm :
-Thể loại : hồi ký tự truyện gồm 9 chương , đăng báo năm 1938, in thành sách năm 1940.
-“ Trong lòng mẹ” thuộc chương 4 .
3- Tìm hiểu từ khó
4- Đọc văn bản :
5- Bố cục :
-Từ đầu ...đến chứ : Cuộc trò chuyện của bé Hồng với bà cô .
-Còn lại :Cuộc gặp gỡ cảm động của 2 mẹ con chú bé Hồng.
Nổi bật diễn biến vô cùng phức tạp , thế giới nội tâm phong phú .
II- Phân tích :
1-Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng với bà cô.
-Cảnh ngộ : Mồ côi cha , mẹ đi tha hương cầu thực , anh em Hồng sống nhờ vào người cô , không được yêu thương .
=> Cô độc , tủi cực , luôn khao khát tình yêu thương .
-Bà cô: : Là hiện thân cho những thành kiến cổ hủ , lạc hậu , phi nhân đạo của XH Việt Nam trước cách mạng tháng tám . Không yêu thương , không bù đắp tình thương cho cháu mà trái lại , luôn tìm cơ hội để châm chọc , nhục mạ , làm tổn thương tình cảm .
+Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?
+Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm
=>Dò xét tình cảm của bé dành cho mẹ , muốn gieo vào óc bé những hoài nghi khiến bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ .
-Nhận ra đó là những ý nghĩ cay độc , những rắp tâm tanh bẩn vì trong lời nói đó chứa đựng sự giả dối mỉa mai , hắt hủi , thậm chí độc ác dành cho mẹ .
-Ban đầu : cúi đầu không đáp , từ chối dứt khoát “ không cháu không muốn vào”=> cúi đầu “ im lặng , khoé mắt cay cay”. Rồi nước mắt chảy ròng ròng”, đầm đìa => cười dài trong tiếng khóc .
->Diễn biến tâm trạng của bé được đẩy lên cực điểm .
-Phương thức : tự sự , miêu tả , biểu cảm ->
thể hiện trực tiếp và gợi cảm trạng thái tâm hồn đau dớn của bé .
-Làm nổi bật tình yêu lớn lao của bé dành cho mẹ
-Vạch trần tâm địa lạnh lùng độc ác của bà cô - đại diện cho một hạng người sống tàn nhẫn , khô cạn cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân lúc bấy giờ .
2- Cuộc gặp gỡ cảm động của 2 mẹ con chú bé Hồng .
-Chợt thấy bóng – gọi rối rít => Tâm khảm bé luôn chất chứa , âm ỉ , cháy một nỗi khắc khoải mong nhớ mẹ
-So sánh với hình ảnh : dòng nước trong suốt trong mắt người bộ hành giữ sa mạc
khao khát tình mẹ đến kiệt sức .
-Hành động : thở hồng hộc , chán đẫm mồ hôi , trèo lên xe ríu cả chân ., khóc oà =>Giọt nước mắt của hạnh phúc .
-Nằm trong lòng mẹ : cảm thấy như mu mị
như mê man trong hương vị ngọt ngào của tình mẫu tử ...
III- Tổng kết :
Nội dung : Thể hiện nỗi đau lhổ bị hắt hủi của bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha , đồng thời biểu hiện lòng yêu mẹ , lòng tin bền bỉ , mãnh liệt dành cho mẹ và luôn khao khát được yêu thương .
2-Nghệ thuật :
-Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
-Diễn tả nội tâm sâu sắc
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học bài ở nhà
-Nắm lại nội dung nghệ thuật của đoạn trích
-Làm bài tập : phân tích tâm trạng của bé Hồng trong đoạn trích .
-Chuẩn bị bài : Trường từ vựng
Ngày 7-9-2006
Tiết 7 : Trường từ vựng
*Mục tiêu cần đạt :
-Hiểu được thế nào là trường từ vựng , biết xác lập những trường từ vựng đơn giản
-Biết được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ khác đã học như đồng nghĩa , trái nghĩa , ẩn dụ , hoán dụ ...giúp ích cho việc làm văn , học văn
-Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng
*Tiến trình giờ dạy .
Hoạt động 1 : Khởi động
-Kiểm tra bài cũ : Thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ . Lấy 1 ví dụ ( chỉ rõ nghĩa rộng , nghĩa hẹp )
-GV giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
HS đọc đoạn ví dụ
-Thống kê các từ in đậm
-Giải nghĩa một số từ
? Nhận xét gì về nghĩa của các từ trên .
? Gọi đó là trường từ vựng . Nêu khái niệm
GV đưa ví dụ : gà , vịt , ngan , ngỗng ...
? Những từ trên có thuộc trường từ vựng không.
Cho HS lấy ví dụ
GV đưa từ “ tay”
? Hãy tìm TTV cho “ tay”
+Bộ phận của tay :Cánh tay , cẳng tay , khuỷu tay , bàn tay ...
+Hoạt động của tay :chặt , viết , ném ...
+Đặc điểm của tay :dài , ngắn , khéo ...
? Qua ví dụ , em có nhận xét gì về TTV .
-GVđưa ví dụ TTV “ mắt”
+BP của mắt : lòng đen , lòng trắng ...
+Hđộng của mắt :liếc , dòm , ngó ...
? Nhận xét gì về từ loại của 1 TTV.
Gvlấy ví dụ “ ngọt”
+Mùi vị : ngọt , cay , đắng ...
+Âm thanh : the thé , dịu êm ...
Tời tiết : hanh , ẩm , giá ...
? Có nhận xét gì về từ “ ngọt”
Cho HS đọc ví dụ ( d )
? Những từ in đậm là để nói về đối tượng nào .
? Những từ đó có tác dụng gì .
? Trong giao tiếp , văn chương , chuyển TTV nhằm mục đích gì .
Hoạt động 3 : Luyện tập
Bài tập 1 :
-Đọc bài tập
-Cho từng cá nhân làm việc
Bài tập 2: cho HS lên bảng làm bài
Bài tập 5 : GV hướng dẫn
Nội dung cần đạt
I-Khái niệm
+ Mặt :là một bộ phận của người , phần phía trước từ chán đến cằm của đầu người .
+Mắt :Là một bộ phận của người dùng để nhìn .
+Da :Là một bộ phận của người , lớp mô bọc ngoài cơ thể .
=>Có một nét giống nhau ( chung )
-Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét nghĩa chung .
-Một TTV bao gồm nhiều TTV nhỏ hơn .
-Một TTV bao gồm những từ loạikhác nhau .
-Một từ có thể thuộc nhiều TTV khác nhau .
-Tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ
II-Luyện tập
Đáp án :
-Người ruột thịt :bà nội , cô mẹ , em Quế
-Dụng cụ bắt cá
-Dụng cụ để đựng
-Hoạt động của chân
-Trạng thái tâm lý
-Tính cách
-Dụng cụ để viết
*Lưới :
-Trường dụng cụ ( vó , nơm , chài ..)
-Trường tổ chức :đội , pháp luật
*Lạnh :
-Thời tiết : nóng , rét , buốt ...
-Tình cảm : xa lánh , hờ hững ...
-Không gian : ầm ĩ , vắng vẻ , hiu quạnh ...
.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà
- Làm bài tập 3 , 4 , 6
-Chuẩn bị bài : Bố cục văn bản
Ngày 7-9-2006
Tiết 8 : Bố cục của văn bản
*Mục tiêu cần đạt :
-Nắm được bố cục văn bản , đặc biệt cách trình bày , sắp xếp các nội dung trong phần thân bài
-Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc , phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc
-Từ đó biết sáng tạo văn bản
*Tiến trình giờ dạy
Hoạt động 1 :
-Kiểm tra bài cũ
+ Thế nào là tính thống nhất chủ đề văn bản
+Chỉ rõ tính thống nhất chủ đề trong văn bản “ Bánh trôi nước”
- GV giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Tổ chức các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy và trò
GV cho HS đọc văn bản
? Văn bản trên viết về vấn đề gì .
? Đoạn nào giới thiệu vấn đề đó .
? Đoạn nào đã làm rõ cho vấn đề “ Thầy Chu Văn An là người thầy giáo giỏi , tính tình cứng cỏi , không màng danh lợi
? Đoạn nào cho ta biết về vai trò , ý nghĩa của vấn đề đó .
? Các đoạn trên đều tập trung cho 1 chủ đề gì .
? Nếu đảo lộn các phần trong văn bản trên có được không ,vì sao ?
? Gọi đó là bố cục văn bản , em hiểu bố cục văn bản là gì .
GV giới thiệu 1 số cách bố cục khác
-Văn bản điều hành
-Văn bản văn chương đặc biệt
-Đọc đoạn 1 của vb “ Người .... trọng”
? Phần mở bài nêu gì , có vị trí như thế nào trong vb .
?Phần thân bài gồm những đoạn nào .
?Nó có vị trí gì trong văn bản .
? Phần thân bài có nhiệm vụ gì .
(HSphân tích )
+Văn bản này đi theo trình tự như thế nào .
+Văn bản “ Tôi đi học”nội dung đi theo trình tự nào .
?Phần kết bài nêu gì .
? Có vị trí ra sao .
Hoạt động 3 : Luyện tập
Gọi HS đọc , cho từng em làm
Nội dung cần đạt
I-Bố cục văn bản là gì
-Chủ đề : Người thầy đạo cao , đức trọng
=>Là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề
-Bố cục văn bản thường gồm 3 phần
+Mở bài
+Thân bài
+Kết bài
II-Nội dung , cách bố trí , sắp xếp các phần trong văn bản .
*Phần mở bài : là phần bắt đầu của vb ;
Nêu chủ đề của vb ( đối tượng – nhiệm vụ )
-Ngắn , rõ , có thể mở trực tiếp hoặc gián tiếp
*Thân bài :
-Là phần chính
-Có thể gồm nhiều đoạn liên kết với nhau
-Triển khai lần lượt các vấn đề đặt ra ở phần mở bài
-Nội dung được trình bày theo 1 thứ tự phụ thuộc vào kiểu văn bản , ý đồ của người viết .
=>Thể hiện rõ chủ đề
Kết bài
-Đánh dấu sự kết thúc văn bản
-Khái quát , tổng kết toàn bộ nội dung bài viết , khơi gợi những suy nghĩ , cảm xúc .
III-Luyện tập
Đáp án
-Trình bày theo thứ tự không gian.
-Trình bày theothứ tự thời gian
-2 luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểnm cần chứng minh.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học bài ở nhà
-Nắm lại các kiến thức về bố cục
-Làm bài tập 2 , 3
-Chuẩn bị bài : Tức nước , vỡ bờ”
Ngày 9-9-2006
Tiết 9 : Tức nước , vỡ bờ
*Mục tiêu cần đạt :
-Nắm được nội dung - nghệ thuật của đoạn trích
-Tích hợp với phần tiếng Việt và Tập làm văn
-Giáo dục HS lòng yêu quý , trân trọng những phẩm chất của người nông dân .
*Tiến trình giờ dạy
Hoạt động 1
-Kiểm tra bài cũ
-GV giới thiệu bài mới
Hoạt động 2 : Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
? Nêu vài nét về tác giả .
? Nêu xuất xứ của tác phẩm
? Nêu đại ý của đoạn trích .
?Văn bản này có chủ đề gì
? Các ý trong văn bản có thể hiện chủ đề ấy không .
? Theo em , hành động nổi bật của chị Dậu trong đoạn trích này là gì.
?Vì sao chị lại nôỉ dậy chống cự
-Tìm những chi tiết để nói lên tình thế buộc chị Dậu phải hành động
?Nhận xét gì về tình thế .
?Điều gì đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, quyết liệt .
?Em có suy nghĩ gì về chức danh cai lệ , Nó có vai trò gì trong làng Đông Xá .
?Qua cách miêu tả của tác giả , em thấy cai lệ là người như thế nào .
?Bản chất đó thể hiện qua vấn đề gì
?Lời nói của nó như thế nào .
?Hành động .
?Theo em , chi tiết nào chứng minh bọn chúng vô cùng độc ác .
?Bọn chúng đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội .
?Hình ảnh chị Dậu được miêu tả như thế nào trước khi cai lệ và người nhà lý trưởng đến .
?Qua những chi tiết đó cho ta thấy chị là người như thế nào .
?Vì sao chị lại vùng dậy mạnh mẽ như vậy .
? Trước khi phải chống trả quyết liệt với người nhà lý trưởng , chị đã có cách cư xử như thế nào . Chi tiết nào chứng minh điều đó .
?Điều gì đã khiến chị chống đỡ quyết liệt
?Chị đã phản ứng như thế nào
?Có nhận xét gì vè cách xưng hô của chị lúc này .
?Cùng với lời nói , chị đã có hành động gì .
? Nhận xét gì về hình ảnh của chị và bọn tay sai .
?Hành động của chị đã thể hiện tính cách gì .
?Tinh thần dũng cảm của chị còn được thể hiện qua lời nói nào .
?Có ý kiến cho rằng : Cả Tắt đèn từ đầu đến cuối đen tối , có chỗ đen quánh nhưng đến chỗ này thấy hửng sáng . Theo em có đúng không .
?Theo em , chị Dậu có sức mạnh là do đâu .
( HS trình bày ý kiến )
GV cho HS nắm lại nội dung – nghệ thuật .
Hoạt động 3 : Luyện tập
-Cho đọc diễn cảm lại bài
-Chỉ rõ yếu tố miêu tả , biểu cảm trong bài .
Nội dung cần đạt
I-Tìm hiểu chung
1-Tác giả :
-Là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trong giai đoạn 1930 - 1945.
-Hoạt động trên nhiều lĩnh vực : khảo cứu , dịch thuật , phê bình ...
-Là nhà văn của nông dân .
2-Tác phẩm :
*Xuất xứ :
-Ra đời :1937 , kể về đời sống của người nông dân Việt Nam trong xã hội phong kiến .
-Đoạn trích thuộc chương 18 .
*Đại ý : Vạch rõ bản chất đê tiện của giai cấp phong kiến , đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn , tinh thần phản kháng của chị Dậu
3-Tìm hiểu từ khó
4-Đọc - kể
II-Phân tích
1-Tình thế đấu tranh
-Bán con, bán chó bán khoai - chồngvẫn bị đánh trói , vừa qua cơn thập tử nhất sinh
-Cai lệ vẫn hằm hằm tiến vào , xông vào đánh trói anh Dậu .
=>Tình thế gay go , căng thẳng có thể xảy ra án mạng .
-Xuất phát từ lòng yêu chồng , căm giận lũ bất lương -> Chị đã liều mạng đến cùng
2-Nhân vật cai lệ
-Đểu cáng , tàn ác , bất nhân , bất nghĩa .
-Lời nói , hành động , cách thức .
+Thái độ : hách dịch , nghênh ngang , tỏ vẻ quyền uy .Cầm dụng cụ : dây thừng , roi ...
+Lời nói : - Mắng chưởi ; xưng hô: ông , cha ...=> cho mình là kẻ bề trên .
-Quát , hét , thét ..-> ngôn ngữ của súc vật
+Hành động : đánh chi Dậu , trói anh Dậu
hành động của thú dữ
=>đại diện cho bộ mặt tàn ác của quan lại trong xã hội phong kiến .
3-Nhân vật chị Dậu
-Chị lo toan , săn sóc cho chồng “ quạt cháo , bê, ngồi cạnh , dỗ dành , hồi hộp theo dõi”
=>yêu chồng
-Xưng hô: ông - cháu ( kẻ bề dưới )
+Khi bọn chúng chưởi bới
+Khi bọn chúng không thèm nghe .
+Tên cai lệ xông đến chỗ anh Dậu nhưng chị cũng chỉ dám đỡ tay hắn .
-Khi tên cai lệ đánh chị
-Lúc đầu phản ứng bằng lý lẽ =>xưng “ ông -tôi” (ngang hàng )
-Nghiến chặt 2 hàm răng .
-Ném lời thách thức
-Xưng hô “ mày – tao”
=>Tư thế kẻ bề trên đè bẹp uy thế đối phương
File đính kèm:
- giao an ngu van THCS Mai Lam.doc