Giáo án ngữ văn 8 Tuần 16 tiết 61- 62: Thuyết minh về một thể loại văn học

I.Mục tiêu cần đạt

- Củng cố kiến thức về thể loại văn bản thuyết minh

- Rèn các thao tác xây dựng văn bản thuyết minh

- Tích hợp với 2 văn bản " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn"

II. Chuẩn bị

- Giáo viên : Nghiên cứu soạn bài chuẩn bị máy chiếu, giấy trong

- Học sinh: Đọc trước bài ở nhà:

III. Tiến trình lên lớp

Hoạt động 1

1, Ổn định lớp(1)

2, Kiểm tra : Xen trong giờ

3, Bài mới

Hoạt động 2 Gới thiệu bài: (1)

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 16 tiết 61- 62: Thuyết minh về một thể loại văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 16 Tiết 61 - 62 : Thuyết minh về một thể loại văn học I.Mục tiêu cần đạt - Củng cố kiến thức về thể loại văn bản thuyết minh - Rèn các thao tác xây dựng văn bản thuyết minh - Tích hợp với 2 văn bản " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn" II. Chuẩn bị - Giáo viên : Nghiên cứu soạn bài chuẩn bị máy chiếu, giấy trong - Học sinh: Đọc trước bài ở nhà: III. Tiến trình lên lớp Hoạt động 1 1, ổn định lớp(1’) 2, Kiểm tra : Xen trong giờ 3, Bài mới Hoạt động 2 Gới thiệu bài: (1’) Họat động 3 ( 20’) Đọc đề bài tập làm văn? Đề bài trên yêu cầu các em điều gì? Muốn thuyết minh được thể thơ trên em cần làm gì? - Tìm hiểu đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú. Gv : Gọi hs đọc bài thơ" Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn" GV ? : Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng có máy tiếng. Gv ? : Số dòng số chữ có bắt buộc không? Gv ? : Có thể tuỳ ý thêm bớt được không? Ghi ký hiệu bằng trắc cho từng tiếng cho bài thơ " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" Gv ? :Ghi kỳ hiệu bằng trắc cho bài thơ " Đập đá ở Côn Lôn "? ( Nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng) Gv ? : Em có nhận xét gì về mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng thơ với nhau? GV: Vần là bộ phận không kể dấu thanh và phụ âm đầu ( Nếu có ). Những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Gv ? : Hai bài thơ trên có những tiếng nào hiệp vần với nhau? Nằm ở vị trí nào? Gv ? : Vần có thanh huyền, thanh ngang gọi là vần gì? Gv ? : Vần có thanh ngã, hỏi, sắc gọi là vần gì? Gv ? : Hai bài thơ trên hiệp vần bằng hay vần trắc? Gv: Thơ muốn nhịp nhàng phải ngắt nhịp, chỗ ngắt nhịp hơi ngừng lại một chút trước khi đọc đến hết dòng. Chỗ ngắt nhịp cũng đánh dấu một chỗ ngừng nghỉ có nghĩa. Gv ? : Hãy cho biết câu thơ bẩy tiếng trong bài thơ ngắt nhịp ntn? GV: Việc trả lời các câu hỏi trên chính là các em đã quan sát tìm hiểu đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật Gv ? : Vậy muốn thuyết minh thể loại văn học em cần làm gì? Gv ? : Qua phân tích em hiểu thế nào là thể thơ thất ngôn bát cú ? Gv ? : Nêu đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật? Gv ? : Qua phân tích giúp em cảm nhận được gì về thể thơ? Gv ? : Qua phân tích em thấy thuyết minh một thể loại văn học, gồm mấy phần nội dung của từng phần Gv? :Qua phần học hôm nay em cần ghi nhớ điều gì? Họat động 4 (20’) Gv?: Đọc yêu cầu của bài tập? Gv?: Đề văn trên thuộc thể loại nào? Gv?: Muốn làm được yêu cầu bài tập này các em cần phải làm gì? Quan sát tìm hiểu đặc điểm chuyện ngắn. Gv? :Em hiểu thế nào là truyện ngắn.? Gv ?:Truyện ngắn có hình thức ntn? Gv?:Truyện ngắn có cốt truyện ntn? Gv?:Truyện ngắn thường phản ánh nội dung gì? Gv?:Trong truyện ngắn em thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi viết truyện? Gv?:Truyện ngắn để lại cho em bài học gì? GV: Việc trả lời các câu hỏi trên là các em đã tìm ý cho bài văn thuyết minh về đặc điểm truyện ngắn. Họat động 5 (3’) 4, Củng cố: GV Khái quat lại kiến thức của bài học 5, Hướng dẫn về nhà. Làm bài tập số 2. Viết hoàn chinh đề văn: Thuyết minh về một thể loại văn học. Học thuộc phần lý thuyết. *.Rút kinh nghiệm I. Từ quan sát đến mô tả thuyết minh một thể loại văn học * Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú. 1. Quan sát. * Tìm hiểu đề * Nhận diện thể thơ. 2. Lập dàn bài. a, Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú. b, Thân bài: + Nêu các đặc điểm của thể thơ + Số câu số chữ trong mỗi bài thơ + Quy luật bằng trắc của thể thơ. + Cách ngắt nhịp phổ biến trong mỗi dòng thơ c. Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ. Ghi nhớ: SGK. II. Luyện tập: Thuyết minh đặc điểm của truyện ngắn. * Tìm hiểu đề. * Tìm ý, lập dàn ý. Truyện ngắn là hình thức tự sự nhỏ. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian không gian hạn chế. ND: Mô tả một mảng của cuộc sống. một biến có, một hàng động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật thể hiện một khía cạnh tính cách, hay một mặt nào đó của đời sống xã hội - Sử dụng các phép tu từ, những phép đối chiếu tương phản lời kể hấp dẫn mạch lạc giầu cảm xúc, hình ảnh làm nổi bật chủ đề của văn bản. Truyện ngắn thường để lại cho con người bài học về cách sống cách làm người tu dưỡng cho con người những tư tưởng tốt đẹp. Tiết 61-62 (2/3) Ngày soạn : 8/12/2007 Hướng dẫn đọc thêm Ngày dạy : Văn bản : Muốn làm thằng cuội Tản Đà I Mục tiêu cần đạt: - Học sinh hiểu được thể thơ Đường, lời thơ nhẹ nhàng , trong sáng giản dị như lời nói thường, pha chút hóm hỉnh duyên dáng- bài thơ là lời tâm sự và ước vọng rất ngôngcủa nhà thơ lãng mạn Tản Đà: Buồn chán trước hiện thự tầm thường, muốn thoát khỏi thự tại ấy bằng cách bay lên cung trăng lám thằng cuội . - Rèn kĩ năng đọc, phân tích cấu trúc thơ thất ngôn bát cú. - Giáo dục lòng yêu thích, trân trọng thơ Tản Đà. II Chuẩn bị: 1, Thầy : Nghiên cứu soạn bài , hướng dẫn học sinh tìm hiểu đọc thêm 2, Trò: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn. III Tiến trình lên lớp Hoạt động 1 1, ổn định lớp(1’) 2, Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3, Bài mới Hoạt động 2 Giới thiệu bài mới: (1’) Hoạt động 3 (5’) ? Bằng sự hiểu biết của mình hãy trình bày về nhà thơ Tản Đà? GV: Quê ông có núi Tản , sông Đà nên lấy bút danh là Tản Đà. Có thể xem thơ Tản Đà như một gạch nối giữa nền thơ cổ điển với nề thơ hiện đại Việt Nam. ? Em hiểu biết gì văn bản “ muốn làm thằng Cuội”? Hoạt động 4 GV: Hướng dẫn đọc : Đọc đúng giọng thơ, ngắt đúng nhịp thơ thât ngôn ? Đọc cả bài? Nhận xét? ? Bài thơ viết theo thể thơ nào? Hãy nêu bố cục của thể thơ ấy? ? Đọc hai câu đề ? Hoạt động 5 Hai câu đê giới thiệu lời tâ, sự với ai? Vào thời gian nào ? Đó là tâm sự gì? - tâm sự với chị Hằng, vào đêm thu, đó là tâm sự buồn chán với trần thế. ? GV: cảnh buồn , lòng nhà thơ buồn hoà quyện thành lời thơ buồn như một lời than thở thấu tới trăng trên trời cao. ? Nhận xét cách chọn cảnh để giới thiệu tâm tình của nhà thơ ? - Chọn cảnh hợp với tâm trạng để diễn tả tâm trạng. ? Nhà thơ xưng hô với chị Hằng như thế nào?- Xưng em , gọi chị Hằng. ? Cách xưng hô ấy gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ tình cảm của nhà thơ? - Quan hệ giưac nhà thơ với chị Hằng tha thiết như tình ruột thịt * Tiếng gọi chị xưng em tha thiết như lời ruột thịt khiến lười tâm sự càng trở nên tha thiết chân thất, như lời thương cảm pha chút trào lộng,đượm vị chua chát sự đời mỉa mai nơi trần thế. ? Theo em Tản Đà buồn vì sao? - Buồn chán cảnh sống nơi trần thế ? Em hiểu “ chán nửa rồi” là gì? - ông đã sống nửa đời rồi mà toàn thấy buồn chán GV: ở đây không phải là nửa chán, nửa không * Nơi trần thế chính là xã hội Việt nam nơi Tản Đà đang sống. ? Em hiểu xã hội Việt nam khi ấy ra sao mà Tản Đà lại “ buồn”, “ chán”? - Xã hội Việt Nam khi ấy là xã hội nửa thự dân nửa phong kiến đầy rẫy những bất công và thối nát. Nhà thơ buồn, chán vì phải sống trong cái xã hội thối nát đen tối ấy. * Ông buồn vì bản thân thân là người tài hoa nhưng không đỗ đạt, vẫn nghèo. ? Qua tâm trạng ấy em hiểu thêm gì về Tản Đà? - Ông là người sống có lương tri, chán ghét cuộc sống đen tối nhố nhăng, khao khát cuộc sống tốt đẹp. ? Em cảm nhận được gì ở hai câu thơ đề? GV: Giảng ? Đọc hai câu thực? ?Từ hai câu thực em hiểu nhà thơ mơ ước điều gì? - Nhà thơ muốn xa lánh hắn nơi trần thế, lên sống trên cung quế vừa thanh cao vừa trong sángvà luôn được ở bên người đẹp là chị Hằng. ? Em có nhận xét gì về giọng điệu ở hai câu thực? - - Hai câu thơ co một câu hỏi, giọng điệu thật tự nhiệ như lời cửa miệng GV: Thừa biết dân gian thường nói trên cung trăng còn có “ Chú Cuội ngồi gốc cây đa” thế mà thi sĩ vẫn cứ hỏi “ Cung quế đã ngồi đó chửa” Lời ngỏ ý như đặt chị Hằng vào tình thế cô đơnvì chắnc rằng chú Cuội còn mải đi chơi để trâu ăn lúa thì chị Hằng lấy ai mà bầu bạn trò truyện. ? Từ đó gợi cho em nghĩ gì về tình cảnh của chị Hằng và nhà thơ? - Đây là hai tâm hồn cô đơn nơi trần thế và cung quế cần có nhau để cho đỡ buồn tủi. ? Nhà tthơ định lên cung trăng bằng cách nào? - Nhà thơ xin chị hằng vin cành đa xuống để nhấc ông lên chơi. ? Em có nhận xét gì về ý định này của nhà thơ? - Suy nghĩ ấy rất lãng mạn, cách nói hóm hỉnh - Việc ấy thật đơn giản vì chị hằng là tiên nữ, có phép tiên. ? Em có nhận xét gì về thanh bằng trắc ở hai cau thực - Chỉ có hai thanh trắc. ? Các thanh bằng ấy có ý nghĩa diễn tả điều gì? - góp phần diễn tả ý định của tản Đà sẽ thực hiện được nhẹ tênh. ? Với cách nói hóm hỉnh , cách sử dụng toàn thanh bằng ấy hai câu thực diễn tả điều gì? ? Đọc hai câu luận? ? ở hai câu luận, em thấy trong suy nghĩ của thi nhân nêu lên với chị Hằng ông sẽ được những gì? - Ông sẽ được bầu bạn với chị Hằng, cùng vui với gió với mây, không cong buồn tủi, cô đơnchán trường nữa. ? Đến đây sự sưng hô có gì thay đổi ? Cách sưng hô ấy có ý nghĩa gì? - Từ (chị- em) chuyển thành bầu bạn thân thiết tri kỉ- thể hiện tính chất phong tình mà rất đúng mực của thi sĩ. GV: Hoá ra thi sĩ chán nơi trần thế vì không có bầu , có bảnti kỉ- Điều này được nhắc nhiều trong thơ ông. ? Em cảm nhận được hai câu luận nhà thơ muốn dãi bày điều gì? ? Đọc diễn cảm hai câu kết? ? Hai câu kết nêu rõ nếu được sống với chị Hằng trên cung trăng thì nhà thơ sẽ làm gì? - Cứ mỗi năm đến rằn tháng tám nhà thơ và chị Hằng tựa vào nhau trông xuống thế gian mà cười. ? Tại sao lại chọn” rămg tháng tám”để nhìn xuống thế gian mà cười - Đây là thời điểm trăng sáng nhất trong năm , sẽ nhìn trần gian sẽ rõ hơn bao giờ hếtvà ở trần gian khi ấy cũng có nhiều trò vui tết trung thu. ? Nhà thơ cười ai? Cười cái gì? Cười tất cả thế gian GV: Thế gian ở đây là xã hội thực dân phong kiến- Chắc hẳn nhà thơ buồn chán trước cảnh nước mất nhà tan, xã hội có những kẻ đua tranh, bon chen tiến thânmà quên đi nỗi nục mất nước. - Buồn vì bản thân ông là người có tàihoa nhưng vẫn lận đận. Ông trung thực nên không thể hoà nhập với cuộc sống nhố nhăng. Ông muốn thoát khỏi cuộc sống ấy để đến cuộc sống thanh cao, trong sáng và nhìn đời bằng cái cười khinh bỉ, chua chát. ? hai câu cuối thể hiện tình cảm của nhà thơ với thời cuộc, với đất nước như thế nào? Hoạt động 6 4, Củng cố: ? Đọc diễn cảm bài thơ? ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? ? bài thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong cả bài? - Nhà thơ sưe dụng triệt để phép nhân hoá, - hoà mình với thiên nhiên , coi trăng như người bặngns bó( gọi chị –xưng em) bầu bạn rất thân mật- thể hiện rõ trí tưởng tượng phong phú bay bổng của một tâm hòn thi sĩ lãng mạn ? Lời thơ có gì độc đáo? ? bài thơ làm nổi bật nội dung gì? ? Đọc và nêu yêu cầu bài tập? Cái ngông được thể hiện rõ nhất qua hai câu thơ cuối: Ông tự cho mình là hơn hẳn cuộc sống tàm thườngnơi trần thế, ông cười một các ngạo ngễ , chê tất cả. GV: Đằng sau cái cười ngông ấy là cả một mớ trăn trởvề thời thế và cuộc dời. ? Nhận xét về phép đối trong hai câu3-4 và 5-6 của bài thơ? 5, Hướng dẫn về nhà: * Rút kinh nghiệm: I Vài nét về tác giả và văn bản (7’) 1, Tác giả: Tản Đà (1889-1939) - Quê ở Ba Vì - Hà Tây - Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãmg mạn, đậm đà bản sác dân tộc, có những tìm tòi sáng tạo mới. 2, Tác phẩm: “ Muốn làm thằng Cuội” trích ở “Khối tình con I” xuất bản năm 1917 II Đọc, tìm hiểu từ khó, bố cục(7’) Đọc Tìm hiểu từ khó * Bố cục III Tìm hiểu chi tiết văn bản (34’) 1, Hai câu đề - Giới thiệu cảnh ngắm trăng và tâm sự cùng trăng là buồn chán cuộc sống hiện tại. 2, Hai câu thực - Nhà thơ bộc bạch ước muốn thoát li nơi trần thế lên sống cung trăng với chị hằng. 3, Hai câu luận - Nhà thơ tha thiết muốn thoát khỏi cuộc sống nơi trần thế, ước được sống nơi cõi tiên trong sạch hơn 4, Hai câu kết - Nhà thơ khinh ghét xã hội đương thời. IV Tổng kết (5’) 1, nghệ thuật: 2, nội dung * ghi nhớ V: luyện tâp (5’) Cái ngông của tản đà được thể hiện trong bài thơ này như thế nào? Tiết 63 Ngày soạn: 8/12/2007 Ngày dạy Ôn tập tiếng việt I Mục tiêu giáo dục - Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức tiếng việt kì I - Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong khi nói và viết - Có ý thức củng cố ngang với văn và tập làm văn - Giáo dục ý thức sử dụng Tiếng Việt trong khi nói và viết văn II . Chuẩn bị Giáo viên :Nghiên cứu soạn bài Học sinh: Ôn lại kiến thức Tiếng Việt III. Tiến trình lên lớp Hoạt động 1 1.ổn định lớp (1phút ) 2.Kiểm tra bài cũ Xen trong giờ 3.Bài mới Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới (1’) Hoạt động 3 Gv?:Thế nào là một từ ngữ nghĩa hẹp ? Cho ví dụ ? Gv?: Tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối hay tuyệt đối vì sao ? Gv:Các từ ngữ thường nằm trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa do đó tính chất rộng hay hẹp của chúng chỉ là tương đối ?Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ ? Gv?:Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh? Cho ví dụ ? Gv?:Nêu tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh? Gv?:Lom khom gợi dáng vẻ của người tiều phu ntn? GV?:Thế nào là từ địa phương? Cho VD? GV?:Thế nào là biệt ngữ xã hội? cho VD? GV?:Nói quá là gì cho VD? Hoạt động 4 Gv?: Đọc và xác định yêu cầu bài tập ? a.Dựa vào kiến thức về văn học dân gian về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ , hãyđiền từ ngữ thích hợp vào những sơ đồ Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên .cho biết trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung . Hoạt động 5 GV:Khi giải nghĩa của những từ ngữ có nghĩa hẹp hơn với một từ ngữ khác ta phải xác định được từ ngữ có nghĩa rộng hơn (cấp độ khái quát cao hơn ) b.Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảmnói tránh Gv?:Thế nào là trợ từ ?Cho ví dụ ? GV?:Thế nào là thán từ ?Cho ví dụ? Gv:Thán từ thường đứng ở đầu câu có khi nó tách ra thành câu đặc biệt ?Thế nào làtình thái từ ?Cho ví dụ ? Gv? :Thế nào là câu ghép ? Hoạt động 6 ?Cho biết các quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ? Cho ví dụ ? Gv:Các vế của câu ghép nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc không dùng từ nối Gv?:Em đã học các dấu câu nào ở lớp8nêu công dụng của các dấu câu đó ?Cho ví dụ về các loại dấu câu ? Gv?:Viết hai câu ,trong đó có một câu dùng trợ từ và tình thái từ ,một câu có dùng trợ từ và thán từ . GV?:Xác định câu ghép trong đoạn trích trên .Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không ?Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không ? Gv?:Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích :"Chúng ta .......rất đẹp "? Hoạt động 7 (1’) 4, Củng cố: 5.Hướng dẫn về nhà Ôn tập lý thuyết Làm tiếp các bài tập còn lại .Rút kinh nghiệm I.Từ vựng (22’) 1.Lý thuyết a.Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ Một từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác Ví dụ Thực vật >cây ,cỏ, hoa >cây cam, cây táo Tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ b.Trường từ vựng Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có một nét chung về nghĩa Ví dụ Trường từ vựng vũ khí :Súng bom ,tên lửa - Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ nói về mối quan hệ bao hàm giữa các từ ngữ cùng loại. - Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có một nét chung về nghĩa nhưng khác nhau về từ loại c. Từ tượng hình, từ tượng thanh. - Từ tượng hình gợi tả hình ảnhdáng vẻ, hoạt động trạng thái của sự vật Ví dụ: Lom khom, lập cập. + Từ tượng thanh mô tả âm thanh của tự nhiên, con người. VD: Róc rách, rì rào - Tác dụng: Gợi được hình ảnh âm thanh sinh động có giá trị biểu cảm cao thường dùng trong văn miêu tả và biểu cảm. VD: Lom khom dưới núi tiều vài chú. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. d. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội - Từ địa phương: là từ ngữ sử dụng ở một địa phương hoặc một số địa phương nhất định. VD: Bắc bộ: ngô, bắp. Nam bộ: bắp, trái. -Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. VD: Ngỗng, ghi đông. d. Các biện pháp tu từ. - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tảđể nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm. VD: Đồn rằng bắc mẹ anh hiền Cắn cơm không vỡ, cắn đồng tiền tan. - Nói giảm nói tránh là phép tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự VD: Chi ấy không còn trẻ lắm, 2. Thực hành: a, Điền từ: Truyện dân gian Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn truyện cười Những từ có nghĩa hẹp + Truyền thuyết: Truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa có nhiều yếu tố thần kỳ. + Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời số phận của một kiểu nhân vật có nhiều yếu tố, chi tiết tưởng phong phú + Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn chuyện loài vật đồ vật để nói chuyện con người Từ ngữ chung trong phần giải thích nghĩa của những từ ngữ trên là truyện dân gian b.VD: Nói quá Có chồng ăn bữa nồi mười Ăn đói ăn khát mà nuôi lấy chồng +Nói giảm nói tránh :Bác đã đi rồi sao Bác ơi! II.Ngữ pháp (20’) 1.Lí thuyết a.Trợ từ :Là những từ dùng để nhấn mạnh hoăc biểu thị thái độ đánh giá sự vật sự việc được nói đến trong câu Ví dụ:Nó ăn những hai bát cơm b. Thán từ :Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc ,tình cảm, thái độ của người nói hoặc của người dùng để gọi đáp c.Tình thái từ là từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn .câu cầu khiến ,câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm Ví dụ Con nghe thấy rồi ạ ! d.Câu ghép là câu có hai cụm chủ vị trở lên và chúng không bao chứa nhau Quan hệ ý nghĩa giữ các vế trong câu ghép : quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện ,quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối ,quan hệ đồng thời ,quan hệ giải thích . d.Dấu câu Ví dụ :Bạn Bích( một cây toán của lớp) rất yêu thơ 2Thực hành a.Cuốn sách này mà chỉ 20000đồng thôi à? b.Câu ghép Pháp chạy, Nhật hàng ,vua Bảo Đại thoái vị Có thể tách câu ghép này thành ba câu đơn .Nhưng khi tách thì mối liên hệ ,sự liên tục của ba sự việc dường như không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành ba vế của câu ghép c.Câu thứ nhất và câu thứ ba là câu ghép Trong cả hai câu ghép ,các vế câu đều được nối với nhau bằng quan hệ từ Tiết 64 Ngày soạn :10/12/2007 Ngày dạy : Trả bài tập làm văn số 3 I .Mục tiêu cần đạt - Ôn lại kiến thức về kiểu bài văn thuyết minh - Rèn kỹ năng sửa lỗi và liên kết văn bản ,sửa lỗi chính tả - Đánh giá kết quả vận dụng lý thuyết vào thực hành văn bản - Giáo dục ý thức tự sửa sai cho học sinh II.Chuẩn bị Gv : Nghiên cứu soạn bài Hs : Đọc trước bài ở nhà III .Tiến trình lên lớp Hoạt động 1 A.ổn định lớp (1’) B. Kiểm tra : Xen trong giờ C. Bài mới Gv : Gọi học sinh đọc lại đề bài Gv ? : Đề bài trên thuộc thể loại nào ? Thể loại văn thuyết minh Gv ? : Muốn làm được bài văn thuyết minh em cần làm gì ? Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh Xác định phạm vi tri thức về đối tượng Sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp ngôn từ chính xác dễ hiểu . Gv ? : Bài văn thuyết minh gồm mấy phần Gv ? : Phần mở bài thuyết minh về chiếc nón lá em cần trình bày như thế nào ? Gv ? : Chiếc nón có hình dáng như thế nào Gv ? : Nón được làm bằng nguyên kiệu gì ? Cách làm nón ra sao Gv ? : Nón được sản xuất ở vùng nào ? Gv ? : Nón có tác dụng như thế nào ? Gv ? : Chiếc nón có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ Việt Nam ? Gv : Nhận xét ưu điểm : 100 % các em nắm được kiểu bài văn thuyết minh , đa số các em trình bày bài sạch đẹp . Nắm được nguồn gốc đặc điểm lợi ích của chiếc nón . Những bài làm tốt : - Bài làm còn lan man không xác định rõ thể loại văn thuyết minh và văn miêu tả - Viết cẩu thả - Không chỉ rõ đặc điểm lợi ích và nguồn gốc của chiếc nón lá - Những bài làm điểm thấp Gv : Chữa lỗi chính tả . Việt nam - Việt Nam lón lá - nón lá Gv : Chữ lỗi câu : Gv : Đọc một số bài tốt để học sinh tham khảo ? Đọc một số bài yếu để học sinh tham khảo và sửa sai . 4, Củng cố: 5 . Hướng dẫn về nhà - Ôn lại văn thuyết minh về sự vật - Chuẩn bị bài : ông đồ " * Rút kinh nghiệm I . Nhận xét chung * Thuyết minh về chiếc nón lá quê hương a ) Mở bài : Nêu định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam b ) Thân bài : Nguyên liệu làm nón lá: Lá cọ , tre lứa , Nón được sản xuất ở làng Chuông Nón được dùng để che nắng , che mưa . Nón làm quà tặng nhau , nghề làm nón giúp đời sống của người dân ổn định hơn c , Kết bài . Nón trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam 1 . ưu điểm : 2 . Tồn tại : 3 . Trả bài và sửa lỗi

File đính kèm:

  • docgaio an van 8 tuan 16.doc
Giáo án liên quan