Giáo án Ngữ văn 8 Trường THCS Tây Tiến

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên.

-Thấy được ngòi bút văn xuôi day chất thơ.

2. Kỹ năng.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức biểu cảm phát biểu và phân tích tâm trạng nhân vật tôi người lkể chuyện.

II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tập sách của học sinh.

3. Giới thiệu bài mới:

Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong tâm trí. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là kỉ niệm, là ấn tượng của ngày đầu tiên đến lớp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhà văn Thanh Tịnh trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò để gặp lại “Những kỉ niệm mơn man” với tác phẩm “Tôi đi học”.

 

doc117 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Trường THCS Tây Tiến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 Ngày sọan 13/8 Tiết 1+2: văn bản TÔI ĐI HỌC I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên. -Thấy được ngòi bút văn xuôi day chất thơ. 2. Kỹ năng. - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức biểu cảm phát biểu và phân tích tâm trạng nhân vật tôi người lkể chuyện. II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tập sách của học sinh. Giới thiệu bài mới: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong tâm trí. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là kỉ niệm, là ấn tượng của ngày đầu tiên đến lớp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhà văn Thanh Tịnh trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò để gặp lại “Những kỉ niệm mơn man” với tác phẩm “Tôi đi học”. Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng - Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích. - Gọi HS đọc phần chú thích SGK trang 8 - Gọi HS nhắc lại vài nét về tác giả, tác phẩm. - GV chốt lại. ? “Tôi đi học” thuộc kiểu văn bản nào? ( tự sự) ? Chuyện kể theo ngôi thứ mấy? Dặc điểm của cách kể này? à Ngôi 1, là vị trí cho phép người kể trực tiếp kể những gì mình biết, mình thấy, mình chịu trách nhiệm à lời kể thân mật gần gũi mang màu sắc cảm xúc cá nhân, làm nổi bật tâm trạng. - Hướng dẫn cách đọc: đọc với giọng tâm tình, hồi tưởng. -GV đọc mẫu – gọi HS đọc lại. -Giải nghĩa: Oânf đốc, lớp ba, lớp 5,lạm nhận. - Tìm bố cục của truyện? - Bố cục: 3 đoạn a. Đoạn 1: “Hằng năm…trên ngọn núi”. Tâm trạng, cảm giác nhân vật “tôi” trên con đường cùng mẹ đến trường. b. Đoạn 2: “Trước sân trường… nghỉ cả ngày nữa ”: tâm trạng, cảm giác của “Tôi” khi đến trường. c. Đoạn còn lại: “Tôi” đón nhận giờ học đầu tiên. - Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản ? Kỷ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật tôi gắn với không gian, thời gian nào? - Thời gian: Buổi sáng cuối thu. - Không gian: Trên con đường dài và hẹp. ? Vì sao không gian, thời gian ấy trở thành kỷ niệm trong tâm trí của tác giả? ? Em hãy giải thích vì sao nhân vật tôi lại có cảm giác thấy lạ trong ngày đầu tiên đến trường? ? Chi tiết tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi nô đùa như thằng Sơn nữa có ý nghĩa gì? - Báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức bản thân, cho thấy cậu có ý thức về sự nghiêm túc học hành. ? Trên con đường làng tới trường nhân vật tôi đã bộc lộ đức tính gì của mình? - Yêu bạn bè và mái trường quê hương ? Nhận xét nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đọan văn. ? Cảnh sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật? - Rất đông người - Người nào cũng đẹp ? Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì - Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khia trường thường gặp ở nước ta. - Thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta? ? Khi tả những học trò nhỏ tuổi tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh gì? ? Hình ảnh ông đốc được tôi nhớ lại như thế nào? ?Qua các chi tiết ấy chúng ta thấy tình cảm của học trò đối với ông đốc như thế nào? ? Vì sao khi sắp hằng vào lớp, nhân vật tôi lại cảm thấy trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này? ? Những cảm giác mà nhân vật tôi nhận được khi bước vào lớp là gì? ? Hảy lí giải những cảm giác của nhân vật tôi? ? Những cả giác đó cho thấy tình cảm nào của nhân vật tôi đối với lớp học của mình? ? Nghệ thuật đặc sắc của truyện mà tác giả sử dụng là gì? *Hoạtđộng 3: -Học sinh làm trong lớp( ý lớn) sửa miệng. -Về nhà viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. I Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 1)Tác giả: -Thanh Tịnh (1911-1988) -Tên thật: Trần Văn Ninh -Quê quán : Thành phố Huế. Thành công ở truyện ngắn và thơ -Tác phẩm : Hận chiến trường, Quê mẹ, ngậm ngải tìm trầm. 2)Xuất xứ: -Trích “Quê mẹ” xuất bản năm 1941. II. Đọc – Hiểu văn baán. Đọc. Tìm hiểu chú thích Bố cục. III. Phân tích 1) Tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong ngày đầu tiên đi học. * Trên đường đi học: - Con đường này… tự nhiên thấy lạ…trong lòng có sự thay đổi lớn… - Cảm thấy trang trọng và đứng đắn. - Muốn thử sức mình… àTâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ. * Trong sân trường: - Trường trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm. - Lo sợ, bỡ ngỡ… như con chim con. -“Nghe gọi đến tên … giật mình và lúng túng”. - Chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này. * Trong lớp học: - Gì…cũng thấy lạ và hay hay. - Người bạn chưa quen nhưng không cảm thấy xa lạ. - Chăm chỉ nhìn thầy. à Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng mà vừa tự tin. 2) Nghệ thuật đặc sắc của truyện: - Bố cục thep dòng hồi tưởng, trình tự thời gian của buổi tựu trường. - Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm. -Giàu chất thơ, chất trữ tình. III .Tổng kết: SGK trang 9 4.Củng cố: 5.Dặn dò: Học thuộc bài, tác giả tác phẩm, ghi nhớ. Viết đoạn văn hoàn chỉnh ( luyện tập)- Soạn bài mới : “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”. ================ơơơ================= Tiết 3: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA TỪ NGỮ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức Hiểu được cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 2.Kỹ năng. Rèn luyện kỹ năng cho học sinh sử dụng từ trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng và nghĩa hẹp. II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu bài mới: Ở lớp 7, các em đã tìm hiểu về mối quan hệ nghĩa của từ: quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. Hôm nay, chúng ta ssẽ đi vào một mối quan hệ khác về nghĩa của từ: mối quan hệ bao hàm qua bài “Cáp độ khái quát về nghĩa của từ”. Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng * Hoạt động 1: Gv Cho sơ đồ Nhìn vào sơ đồ ta thấy nghĩa của từ vật nuôi khái quát hơn từ nào? ? Theo đó từ gia cầm khái quát hơn từ nào? HS trả lời giáo viên chốt. - Sự khái quát mức độ từ nhỏ đến lớn như vậy giữa các từ ngữ gọi là cấp độ khái quát nghĩa của từ. * Hoạt động 2: Cho học sinh quan sát sơ đồ trên bảng và gợi dần học sinh trả lời câu hỏi. ? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao? ( Rộng hơn, vì nói đến “động vật” là bao gồm cả “Thú”, “Chim”, “Cá”…) ? Nghĩa của từ “Thú” rộng hay hơn hẹp hơn nghĩa của các từ “Voi, hươu”? Vì sao? ( Rộng hơn, vì nói đến “Thú” là bao gồm cả “Voi, hươu”) ?Nghĩa của từ “Chim”rộng hay hơn hẹp hơn nghĩa của các từ “Tu hú, sáo”? Vì sao? (Rộng hơn, vì nói đến “Chim” là bao gồm cả “Tu hú, sáo”. ? Nghĩa của từ “Cá” rộng hay hơn hẹp hơn nghĩa của các từ “Cá rô, cá thu”? Vì sao? (Rộng hơn, vì nói đến “Cá” là bao gồm cả “Cá rô, cá thu”. ?Như vậy, Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào? ( “Thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của những tư ø “voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu” đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ “động vật”.) -GV vẽ sơ đồ lên bảng. * Hoạt động 3: Gợi dẫn để học sinh tổng kết 3 điều trong phần ghi nhớ. ? Khi nào thì một từ ngữ được coi là nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác? ? Có phải bao giờ một từ ngữ chỉ có nghĩa rộng ( hoặc nghĩa hẹp) hay không? * Hoạt động 4: Luyện tập I.Bài học: 1.Thế nào là cấp độ khái quát . 2.Từ có nghĩa rộng, từ có nghĩa hẹp. * Mối quan hệ về nghĩa giữa những từ trên được biểu thị bẳng sơ đồ sau: Vät nuoi Gia suc Gia cam thu Chim Chim sao Tu hu Vet Vật nuôi Gia súc Gia cầm Cá Chim Chim sáo Tu hú Vẹt - Một từ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác. - Một từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác. - Mộ từ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ khác. Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập 1) Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau: 2) Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ngữ ở mỗi nhóm sau: Từ ngữ nghĩa rộng là chất đốt. Từ ngữ nghĩa rộng lànghệ thuật. Từ ngữ nghĩa rộng là thức ăn. Từ ngữ nghĩa rộng là nhìn. Từ ngữ nghĩa rộng là đánh. Bài 3,4,5 về nhà làm. Củng cố: Khi nào một từ được coi là nghiã rộng ( hay nghiã hẹp) so với từ ngữ ngữ khác? Cho Vd? Dặn dò: Học bài-soạn bài Trường từ vựng. Xem trước “Tính thống nhất trong văn bản” =================ơơơ=================== Tiết 4: TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả hai phương diện hình thức và nội dung. 2.Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức vào việc xây doing các văn bản nói, viết đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu bài mới: Một văn bản khác hẳn với những câu hỗn độn do nó có tính mạch lạc và tính liên kết. Chính những điều này làm cho văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. Thế nào là chủ đề và tính thốnh nhất về chủ đề của văn bản được biểu hiện qua những bình diện nào? Bài học hôm nay sẽ làm rõ những điều ấy. Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng * Hoạt động 1: Học sinh nắm được khái niệm chủ đề văn bản. _ Học sinh đọc thầm lại văn bản “Tôi đi học” ( Thanh Tịnh) và cho biết: ? Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? ? Những hồi tưởng ấy gợi lên những cảm giác như thế nào trong lòng tác giả? ( Những hồi tưởng về kỷ niệm ngày đầu tiên đi học tạo ấn tượng sâu đậm , không thể nào quên.) ? Như vậy, vấn đề trọng tâm được tác giả đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản là gì? ( Tâm trạng, cảm giác của một cậu bé lần đầu tiên đi học) ð Nội dung trả lời các câu trên chính là chủ đề của văn bản “Tôi đi học”. ? Em hiểu thế nào là chủ đề của văn bản? ( Vấn đề trọng tâm, vấn đề chính được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ của văn bản ) * Hoạt động 2: Học sinh khái quát được những điều kiện để đảm bảo tính tống nhất của chủ đề văn bản. ? Căn cứ vào đâu em biết văn bản “Tôi đi học”nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? ? Hãy tìm những chi tiết miêu tả “cảm giác trong sáng” của nhân vật “tôi” ở buổi đầu đến trường. Những từ ngữ nào chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cả cuộc đời? ( chú ý những từ ngữ nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của “tôi” trên con đường cùng mẹ đến trường, khi cùng các vào lớp với những cảm nhận khác biệt về một sự vật, sự việc trước và trong buổi đến trường.) ð Tất cả những chi tiết đều tập trung biểu hiện chủ đề của văn bản ( đó là những “cảm giác trong sáng ” của “tôi” ngày đầu tiên đến trường). Đó chính là tính thống nhất của chủ đề văn bản. ?Từ việc phân tích trên, hãy cho biết thế nào là tính thống nhất của chủ đề văn bản? Tính thống nhất này được thể hiện ở những phương diện nào? Làm thế nào để viết được những văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề ? ( Muốn viết được một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, trước hết cần xác định vấn đề trọng tâm , sau đó sắp xếp ý theo trình tự hợp lý, lựa chọn từ ngữ, đặc câu sao cho tất cả tập trung biểu hiện vấn đề đó.) -Học sinh đọc ghi nhớ. I Chủ đề của văn bản -Những kỷ niệm sâu sắc trong lòng tác giả: Kỷ niệm ngày đầu tiên đi học. -Trên con đường cùng mẹ đến trường, tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ vừa lúng túng vừa muốn khẳng định mình. -Tâm trạng ngỡ ngàng, lo sợ khi đứng trước ngôi trường, nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp. -Đón nhận giờ học đầu tiên trong cảm giác gần gũi, thân thuộc với mọi vật, bạn bè cùng thái độ nghiêm túc, tự tin. ð Chủ đề của văn bản: Những kỷ niệm hồn nhiên, trong sáng của tác giả về buổi đầu tiên khai trường. II Tính thống nhất về chủ đề của văn bản 1.Những căn cứ để xác định chủ đề văn bản “Tôi đi học”. -Nhan đề. -Các từ ngữ: “Những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”, “lần đầu tiên đến trường”, “hai quyển vở mới” -Các câu: + “Hằng năm…. buổi tựu trường” + “Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy”. + “Hai quyển vở mới…bắt đầu thấy nặng”. + “Tôi bặm tay …chúi xuống đất”. 2.Những chi tiết miêu tả “ cảm giác trong sáng ” của nhân vật “tôi”. a. Trên đường đi học: - Con đường: quen đi lại lắm lần à hôm nay thấy lạ… - Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa à thấy mình trang trọng đúng đắn. b. Trên sân trường: -Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo, sạch sẽ hơn các nhà trong làngà oai nghiêm nên lo sợ vẫn vơ. -…bỡ ngỡ, nép bên người thân, nức nở khóc… c. Trong lớp học: -Có những hôm đi chơi suốt cả ngày… vẫn không thấy xa nhà, xa mẹ à chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này. III.Tổng kết: SGK trang 12 Củng cố: Tính thống nhất của chủ đề văn bản được thể hiện ở những phương diện nào? Dặn dò: làm bài tập –Soạn bài Trong lòng mẹ. Tuần 2 ngày soan 20/8 BÀI 2: Tiết 5,6: Văn bản TRONG LÒNG MẸ Nguyên Hồng I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú với me.ï Hiểu được nét đặc sắc của văn hồi ký qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân tình, giàu sức truyền cảm. 2.Kỹ năng:Rèn kỹ năng phân tích nhân vật củng cố và hiểu biết thêm về thể loại tự truyện hồi ký có thể so sánh với bài tôi đi học. II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1. Ổn định: Tổ trưởng báo cáo học tập. 2.Kiểm tra bài cũ : Đọc phần ghi nhớ bài 1. Trả lời phần luyện tập bài 1 3.Giới thiệu bài : Trong tâm hồn mỗi chúng ta, tình mẫu tử luôn là nhu câu chinh đáng, trong sáng và thiêng liêng nhất. Một lần nữa, chúng ta sẽ được sống lại tình cảm ấy khi đọc hồi kí của nhà văn Nguyên Hồng, ở đó trong tâm hồn của một em bé cô đơn luôn bị hắt hủi vẫn luôn tha thiết và ấm áp tình yêu quý dành cho người mẹ đau khổ của mình. *Họat động 1. ? Chú thích (*) trong sách giáo khoa cho em hiểi gì về: - Nhà văn Nguyên Hồng? - Tác phẩm những ngày thơ ấu? GV. Hồi kí là thể văn ghi lại những chuyện có thật đã xảy ra trong cuộc đời con người, thường đó là tác giả. * Họat động 2. Hãy đọc văn bản trong long mẹ theo các yêu cầu. Mỗi học sinh đọc một đọan. ? Bốc cục của văn bản gồm mấy đọan. ? Trong hồi kí này tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? *Họat động 3. Đọc đọan văn thứ nhất. ? Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt? - Mồ côi cha, mẹ đi tha hương cầu thực. Anh em sống nhờ nhà người cô không được yêu thương còn bị hắt hủi. ? Từ đó bè Hồng có thân phận như thế nào? ? Nhân vật người cô hiện lên qua những lời nói điển hình nào với cháu? ? Vì sao bé Hồng cảm nhận trong những lời nói đó là những ý ngghĩa cay độc, những sắp tâm tanh bẩn? ? Em cảm nhận lời nói nào của người cô là cay độc nhất? Vì Sao? HS bộc lộ. ? Có thể hiểu gì về bé hồng từ trạng thái tâm hồn đó? ? Cảm xúc của em khi đọc những tâm sự của bé Hồng ? ? Khi kể cuộc đối thọai giữa người cô với bé hồng, tác giả sử dụng biện pháp đối lập. Hã chỉ ra sự đối lập này? Lệnh: Hãy tái hiện phần văn bản kể về tình yêu quý mẹ của bé hồng bằng giọng độc diễn cảm của em. ? Người mẹ hiện lên qua các chi tiết nào ? ? Cách gọi mẹ tôi trong tất cả các chi tiết ấy có ý nghĩa gì? ? Ở đây nhân vật người mẹ được kể qua cái nhìn và cảm xuc tràn ngập yêu thương của người con. ? Theo em điều đó có tác dụng gì? ? Từ đó, bé Hồng đã có một người mẹ như thế nào? Lệnh: Hình ảnh những người mẹ như thể đã từng được ngợi ca trong nhiều tác phẩm nghệ thuật. Thử hát một bài hát về tình mẫu tử mà em thích nhất. Học sinh hát: 1-2 em ? Trong văn bản này, tình yêu thương mẹ của bé Hồng được trực tiếp bộc lộ. Đâu là những biểu hiện cụ thể của tình yêu thương đó. HS trả lời ? Tiếng mẹ luôn vang lên trong mọi hành động và cảm nghĩ của người con? ? Điều đó có ý nghĩa gì? ? Với em, biểu hiện của bé Hồng thấm thía nhất tình mẫu tử? Học sinh bộc lộ ? Nhận xét về phương thức biểu đạt của những đọan văn trên ? ? Em đọc trong lòng mẹ một con người như thế nào (qua hình ảnh chú bé Hồng) I.Giới thiệu : - Tác giả : SGK - Thể loại :hồi ký - Xuất xứ : Chương IV của “Những ngày thơ ấu” II. Đọc – Hiểu văn bản: 1. Đọc 2. Tìm hiểu chú thích. 3. Bố cục : 2 phần - Đoạn 1 :“Tôi đã … hỏi đến chứ ?” Cuộc đối thoại với người cô - Đoạn 2 : phần còn lại . Niềm vui gặp lại mẹ - Phương thức tự sự và biểu cảm III. Phân tích: 1. Bé Hồng bị hắt hủi: - Cô độc tủi cực luôn khao khát tình yêu thương. - Cô độc bị hắt hủi. - Căm hờn cái xâu, cái ác. - Bền bỉ yêu thương , quý trọng mẹ - Đặt hai tính cách trái ngược nhau: Người cô >< bé Hồng. àLạnh lùng, nham hiểm, khô héo tình máu mủ . 2. Bé Hồng yêu quý mẹ. - Khảng định đó là người mẹ riêng của bé Hồng. - Tình mẹ con gắn bó. - Hình ảnh người mẹ vì thế hiện lên cụ thể sinh động, gần gũi, hòan hảo. - Tình yêu thương quý trọng mẹ của người con được bộc lộ. - Đẹp đẽ cao quý. - Vô cùng yêu con. * Khi gặp lại mẹ : Thoáng thấy …bối rối…òa khóc…nức nở …lăn vào lòng mẹ, áp mặt… - So sánh mẹ như dòng nước mát trong suốt, con như khách bộ hành giữa sa mạc. Những trường nghĩa sát hợp, trữ tình . àSung sướng, hạnh phúc tột độ. Tình mẫu tử thiêng liêng . III.Tổng kết : NT: Thể hồi ký chân thực, lời văn giàu cảm xúc trữ tình. ND : Bài ca chân thành & cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, lòng mẹ dịu êm và tình con cháy bỏng. 4. Củng cố : Tóm tắt giá trị nội dung & nghệ thuật của đoạn trích 5. Dặn dò : Chuẩn bị bài 2 =================ơơơ================ Tiết 7 TRƯỜNG TỪ VỰNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản . Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, hoán dụ, nhân hóa… giúp ích cho việc học văn và làm văn. II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1. Ổn định: Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị. 2. Kiểm tra bài cũ : - Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì ? Cho một ví dụ. 3. Bài mới : GV giới thiệu Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng GV trình bày giáo cụ( Đoạn văn trích “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.) H. Các tư ø in đậm có nét chung gì về nghĩa? (Chỉ bộ phận của cơ thể con người ) GV : Trường từ vựng _ ngữ nghĩa, trường nghĩa, trường từ vựng cùng chỉ chung một khái niệm. Cơ sở hình thành trường từ vựng là đặc điểm chung về nghĩa. Không có đặc điểm chung về nghĩa, không có trường . H. Trường từ vựng là gì ? Học sinh hình thành ghi nhớ, giáo viên bổ sung, gọi học sinh nhắc lại, giáo viên ghi bảng . HS đọc VDa (lưu ý) H. Qua trường từ vựng “mắt” em rút ra điểm lưu ý gì ? GV ghi bảng H. Lập danh sách từ loại những trường từ vựng về “mắt” Danh từ : Con ngươi, lông mày … Động từ : nhìn trông … Tính từ : lờ đờ, toét … GV kết luận, ghi bảng . HS đọc VDc (lưu ý) H. Vì sao chỉ có một từ “ngọt” mà có cả trường mùi vị, trường âm thanh, trường thời tiết(từ “ngọt” là từ nhiều nghĩa) GV kết luận _ ghi bảng HS đọc VDd (lưu ý). H. Tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường vựng nào sang trường từ vựng nào?(người -> thú vật) H. Chuyển như thế để làm gì ?(nhân hóa : tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt). HS nhắc lại 4 điều lưu ý GV cho học sinh làm bài tập 1,2,3,5 ở lớp, bài tập 4,6,7 làm ở nhà . Đọc BT1, tìm yêu cầu (HS làm miệng) Học sinh thảo luận BT5 ( gợi ý: SGV trang 21) GV chép lại, ghi bảng I.Bài học 1.Thế nào là trường từ vựng ? VD:mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng : chỉ bộ phận cơ thể con người . Ghi nhớ : Sách Ngữ văn tập I trang 21. 2. Lưu ý : - Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn . -Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại. - Do hiện tượng nhiều nghĩa một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau . - Trong văn, thơ, chuyện, trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ . II. Luyện tập : BT1: Tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng: Cậu, mợ, con, em : người ruột thịt . BT2: Đặt tên trường từ vựng : Dụng cụ đánh bắt thủy sản Dụng cụ để đựng Hoạt động của chân Trạng thái tâm lý Tính cách Dụng cụ để viết BT3: Xác định trường từ vựng Trường từ vựng “thái độ” BT4,5,6,7: Về nhà 4.Củng cố : - Trường từ vựng là gì ? Cho ví dụ . 5.Dặn dò : Học bài. Làm bài tập nhà. Xem trước “ Bố cục của văn bản”. ==================ơơơ=================== Tiết 8 BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp học sinh nắm được bố cục văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong thân bài. Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc. II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1.Ổn định : Tổ trưởng báo cáo. 2. Bài cũ : Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó? 3. Bài mới : Vào bài: Ở lớp 7, các em đã học bố cục và mạch lạc trong văn bản. Các em nắm được văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, Kết luận và chức năng nhiệm vụ của chúng. Bài học hôm nay nhằm ôn lại kiến thức đã học đồng thời đi sâu hơn tìm hiểu cách sắp xếp tổ chức nội dung phần Thân bài- Phần chính của văn bản. Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng * Đọc văn bản “Người thầy đạo đức “ trang … Hỏi : Chủ đề văn bản là gì ? ( Người thầy đạo đức trọng ..) Hỏi : Văn bản có mấy phần ? (3) Nêu nhiệm vụ của phần mở bài? (Giới thiệu chủ đề: Thầy đạo cao đức trọng: Thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi) Hỏi : Phần thân bài có mấy đoạn? (2) Nêu nhiệm vụ của từng đoạn? (Thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi) Hỏi : Nhiệm vụ của 2 đoạn này có phù hợp chủ đề không? Phân tích ? Giáo viên cho học sinh phân tích -> chốt lại (Thầy giáo giỏi -> nhiều học trò -> học trò làm quan) Hỏi : Cu

File đính kèm:

  • docgiao an word.doc
Giáo án liên quan