Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần 5 Trường THCS Nguyễn Khuyến

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An- đéc- xen.

- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.

 - Lòng thương cảm của tác giả đối với những em bé bất hạnh

2. Kỹ năng:

- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.

 - Phân tích được một số hình ảnh tương phản ( đối lập, đặt gần nhau, làm nỗi bật lẫn nhau)

 - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

 

 

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

- GV : Chân dung nhà văn,một số tư liệu có liên quan đến bài học.

 - HS : Học bài cũ - đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )

 - Tóm tắt truyện ngắn '' Lão Hạc '' .

 - Lão Hạc chết vì :

 A. Quá thương con . C. Quá đau khổ và bế tắc .

 B. Quá tự trọng . D. Quá ân hận vì đã đánh lừa một con chó mà lão vô cùng yêu qúy .

 Em chọn nguyên nhân nào trong số những nguyên nhân trên ? Hãy giải thích vì sao ?

 

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình.

Thời gian: 2 phút

- Trên thế giới có không những nhà văn chuyên viết truyện cổ tích dành cho trẻ em . Những truyện cổ tích do nhà văn Đan Mạch - An-đéc-xen sáng tạo thì thật tuyệt vời . Không những trẻ em khắp nơi vô cung yêu thích , say mê đón đọc mà người lớn đủ mọi lứa tuổi cũng đọc mãi không chán : '' Cô bé bán diêm '' là truyện như thế .

Hoặc: - Trong cuộc sống quanh ta, có biết bao nhiêu hoàn cảnh thương tâm đã và đang xảy ra . Từ một đất nước Đan Mạch xa xôi, trong trang truyện dành cho thiếu nhi thế giới có câu chuyện kể về một cô bé mồ côi đã chết cóng trong đêm giao thừa lạnh giá. Vì sao lại đến nông nỗi ấy? Câu chuyện liệu có thật và có thể xảy ra không? Nhà văn muốn nói gì qua câu chuyện thương tâm này. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu.

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần 5 Trường THCS Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 05 Tiết 17 Ngày soạn: 16/09/2012 Ngày dạy: .../09/2012 CÔ BÉ BÁN DIÊM ( Trích) An-đéc-xen ( 1805 – 1875 ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An- đéc- xen. - Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm. - Lòng thương cảm của tác giả đối với những em bé bất hạnh 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm. - Phân tích được một số hình ảnh tương phản ( đối lập, đặt gần nhau, làm nỗi bật lẫn nhau) - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: - GV : Chân dung nhà văn,một số tư liệu có liên quan đến bài học. - HS : Học bài cũ - đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) - Tóm tắt truyện ngắn '' Lão Hạc '' . - Lão Hạc chết vì : A. Quá thương con . C. Quá đau khổ và bế tắc . B. Quá tự trọng . D. Quá ân hận vì đã đánh lừa một con chó mà lão vô cùng yêu qúy . Em chọn nguyên nhân nào trong số những nguyên nhân trên ? Hãy giải thích vì sao ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút Trên thế giới có không những nhà văn chuyên viết truyện cổ tích dành cho trẻ em . Những truyện cổ tích do nhà văn Đan Mạch - An-đéc-xen sáng tạo thì thật tuyệt vời . Không những trẻ em khắp nơi vô cung yêu thích , say mê đón đọc mà người lớn đủ mọi lứa tuổi cũng đọc mãi không chán : '' Cô bé bán diêm '' là truyện như thế . Hoặc: - Trong cuộc sống quanh ta, có biết bao nhiêu hoàn cảnh thương tâm đã và đang xảy ra . Từ một đất nước Đan Mạch xa xôi, trong trang truyện dành cho thiếu nhi thế giới có câu chuyện kể về một cô bé mồ côi đã chết cóng trong đêm giao thừa lạnh giá. Vì sao lại đến nông nỗi ấy? Câu chuyện liệu có thật và có thể xảy ra không? Nhà văn muốn nói gì qua câu chuyện thương tâm này. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung: Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm. Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thuyết trình, đọc diễn cảm Thời gian: 10 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn An – đéc – xen ? Hãy kể một số truyện của An-dec-xen mà em biết? GV: Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố là thợ giầy, ông rất ham học nhưng không có điều kiện, ông phải tự kiếm sống,lưu laic khắp nơi. Cuộc sống lam lũ đã giúp ông thấu hiểu và thông cảm với những cảnh đời nghèo khổ. HS trả lời Nàng tiên cá, Nàng công chúa hạt đạt đậu, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Bầy chim thiên nga…-> nổi tiếng. I/ Tìm hiểu chung Tác giả: An-đéc-xen( 1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch, “người kể truyện cổ tích” nổi tiếng thế giới, truyện của ông đem đến cho độc giả cảm nhận về niềm tin và lòng yêu thương đối với con người. Em hãy nêu xuất xứ tác phẩm? GV: Văn bản là một truyện kể nhưng đã thoát ra khỏi hình thức truyện cổ tích có hậu để trở thành một truyện ngắn mang tính bi kịch. HS trả lời 2.Tác phẩm: Cô bé bán diêm là một trong những truyện nổi tiếng nhất của An-đec-xen. Hướng dẫn h/s đọc , chú thích , bố cục và tóm tắt . GV nêu yêu cầu đọc : giọng chậm , cảm thông . GV đọc mẫu . Gọi HS đọc và nhận xét 3. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích: GV: Truyện của ông nhẹ nhàng , tươi mát , toát lên lòng thương yêu con người nhất là những người nghèo khổ và niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian . Em hãy tóm tắt truyện? HS tóm tắt Vào một đêm giao thừa, ngoài đường phố lạnh giá xuất hiện một cô bé ngồi nép trong một góc tường, rét buốt nhưng không dám về nhà vì sợ bố đánh bởi em chưa bán được bao diêm nào. Em quyết định quẹt một que diêm để sưởi. Lần quẹt thứ nhất, em thấy ánh lửa lò sưởi. Lần quẹt thứ hai thấy bàn ăn có ngỗng quay. Lần quẹt thứ ba thấy cây thông Nô-en. Lần quẹt thứ tư thấy bà hiện về. Quẹt hết những que diêm còn lại, hai bà cháu bay về chầu Thượng đế. Buổi sáng mồng một đầu năm, người ta thấy thi thể em bé giữa những bao diêm. Không ai biết những điều kì diệu em bé đã trông thấy. Đoạn trích có thể chia làm mấy phần , nội dung của từng phần ? Chia làm 3 phần : - P1: Từ đầu .... cứng đờ ra : H/cảnh của cô bé bán diêm . - P2: Tiếp theo ... về chầu Thượng đế : Những lần quẹt diêm và mộng tưởng . - P3 : Còn lại : Cái chết của cô bé bán diêm . Truyện Cô bé bán diêm độc đáo ở hình thức kể chuyện xen kẽ các yếu tố hiện thực và huyền ảo. Theo em: -Khi nào xuất hiện các yếu tố hiện thực? - Khi nào xuất hiện các yếu tố huyền ảo? -Khi kể, tả và biểu cảm về cuộc sống thật hằng ngày của cô bé bán diêm. -Khi kể, tả và biểu cảm về những mộng tưởng của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Em nhận thấy sự xuất hiện của các phương thức biểu đạt nào trong văn bản? Có cả tự sự, miêu tả và biểu cảm. Kết hợp đan xen. Hoạt động 3: Đọc- hiểu văn bản Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình;kĩ thuật động não, đọc sáng tạo tái hiện hình tượng. Thời gian:20 phút. Dựa vào phần đầu văn bản, đoạn văn giới thiệu cho chúng ta điều gì? HS trình bày II. Đọc-hiểu văn bản: Số phận của cô bé bán diêm: Tác giả giới thiệu hoàn cảnh của em bé như thế nào? - Mẹ mất, bà nội hiền hậu qua đời, bố khó tính. - Sống chui rúc trong một xó tối tăm. - Đi bán diêm để kiếm sống. -> Nghèo đói, đáng thương, bất hạnh. Qua chi tiết ấy, em hiểu gì về hoàn cảnh và cuộc sống của cô bé? HS trình bày + Gia cảnh đáng thương: người thân yêu của em là bà và mẹ đã mất từ lâu, nỗi khốn khổ khiến cho người bố trở nên thô bạo, em phải đi bán diêm tự kiếm sống. Cô bé đi bán diêm trong thời gian nào? Thời điểm này có gì đặc biệt? - Thời gian: đêm giao thừa. Đêm giao thừa là thời điểm quan trọng kết thúc năm cũ mở đầu năm mới , mọi người đều sum họp đầm ấm ; con đường tràn đầy niềm vui , hạnh phúc . Khung cảnh đêm giao thừa diễn ra như thế nào? Em bé bán diêm được giới thiệu trong bối cảnh như thế nào? (thời gian, không gian) Không gian và thời gian ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nỗi khổ cực của em bé? - Trong đêm giao thừa giá rét, em bé bụng đói vẫn lang thang trên đường >< trong phố sực nức mùi ngỗng quay. - Thời tiết giá lạnh, không gian đen tối mênh mông >< tấm thân cô đơn lủi thủi của em bé. Cảnh đường tối om >< hiện tại đau khổ. - Việc bán diêm >< sự hờ hững của người qua lại. Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Có tác dụng gì? Tác giả tạo ra những hình ảnh tương phản đối lập làm nổi bật tình cảnh đáng thương bi thảm của em bé. Tác giả sử dụng các h/ả tương phản làm nổi bật tình cảnh tội nghiệp của em bé . Em đã rét đã khổ có lẽ càng rét và khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn . Em đã đói , có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức . Qua những tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về hình ảnh cô bé đêm giao thừa? GV: Ngoài những hình ảnh đối lập trên thì còn có những hình ảnh đối lập khác: cái xó tăm tối >< ngôi nhà xinh xắn… => sự tương phản là nổi bật hình ảnh tình cảnh tội nghiệp( rét, đói, khổ) của cô bé. Không chỉ khổ về vật chất mà còn thiếu thốn cả về tinh thần. HS trình bày + Em phải chịu cảnh đói rét, không nhà, không người thương yêu ngay cả trong đêm giao thừa. GV: Những em bé mồ côi, bất hạnh. Em bé bán vé số, bán báo, bán giày. Chuyển ý: Trong nỗi cô đơn, đói khát giữa trời khuya giá lạnh em bé đã làm gì? Em tìm hơi ấm và nguồn sáng qua những que diêm nhỏ bé. 2.Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh: Tác giả mô tả em bé quẹt diêm mấy lần? Tại sao tác giả lại dành dụng công lớn để mô tả việc em bé quẹt diêm? Tác giả mô tả 5 lần em bé quẹt diêm. Em bé đón giao thừa một cách tội nghiệp trong nỗi khát khao hạnh phúc mà chỉ có mỗi việc là quẹt diêm để sống bằng mộng tưởng. Tình xót thương em bé nghèo khổ, ý nghĩa sâu xa của câu chuyện kết tinh trong đoạn văn xúc động này. => thực tế đau khổ và mộng tưởng tươi đẹp luôn đan xen vào nhau mỗi khi 1 que diêm Điều gì đã xảy ra trong những lần em bé quẹt diêm? Và điều gì diễn ra mỗi khi tắt lửa diêm? - Quẹt lần 1: Lò sưởi ấm áp toả ra hơi nóng dịu dàng. - Quẹt lần 2: Bàn ăn thịnh soạn. - Quẹt lần 3: Cây thông Noel lớn và trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến. - Quẹt lần 4: Bà đang mỉm cười với em. - Quẹt lần 5: Hai bà cháu vụt bay lên cao mãi. Tác giả xây dựng 2 hình tượng có tính chất đối lập trên có dụng ý gì? Lúc em trở về với thực tại trở nên phũ phàng hơn đau thương hơn và cô đơn hơn Em hiểu gì về tác giả? Thấu hiểu nỗi nghèo khổ cô đơn, đói khát tình thương ánh sáng, niềm vui và hạnh phúc, tố cáo xã hội thiếu tình thương Những mộng tưởng của em bé diễn ra có hợp lí không? Vì sao? Hợp lí, ảo ảnh hiện ra theo trật tự lôgic chặt chẽ vì trời rét, lò sưởi, bụng đói … bàn ăn, em đang sống trong đêm giao thừa … cây Nôel, vì có bà lúc bà còn sống … mơ đến bà nội. Ý nghĩa của những lần mộng tưởng? *Trong các mộng tưởng ấy điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng? Ước mơ, với người nghèo… Thuần túy chỉ là mộng tưởng : nhìn thấy bà, muốn níu bà lại. Vì sao em bé lại quẹt tiếp các que diêm còn lại? => muốn níu kéo bà em ở lại. => ý nghĩa: tình yêu thương của tác giả đối với con trẻ. Em nhận xét gì về những mong ước của cô bé bán diêm qua ánh lửa diêm? + Đồng cảm với khao khát hạnh phúc của em bé (qua những mộng tưởng của em bé về chiếc lò sưởi ấm áp, bữa ăn ngon, cảnh đầm ấm với người bà đã khuất...) Kết thúc câu chuyện là cảnh rất đỗi thương tâm. Tác giả đã tả cảnh thương tâm ấy như thế nào? Em bé chết trong đêm giao thừa giá rét. - Cái chết không bị luỵ mà được miêu tả rất đẹp. Qua đó em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với em bé? Tác giả là người như thế nào? Tình yêu thương, nỗi xót xa đau đớn, niềm thông cảm sâu sắc với em bé bất hạnh. Mọi người có thái độ như thế nào khi nhìn thấy thi thể cô bé trước những bao diêm? Trước những cảnh đời bất hạnh, cái chết của em bé đã tố cáo, lên án sự thờ ơ, vô nhân đạo của người đời trước cái chết của một em bé đáng thương. + Cách kết thúc truyện thể hiện nỗi day dứt, nỗi xót xa của nhà văn đối với em bé bất hạnh. Em có suy nghĩ gì khi tác giả đưa ra lời bình phẩm của người đời trước cái chết của em bé “Chắc nó muốn sưởi ấm”? Một xã hội băng giá, thiếu tình thương, cảm tình của nhà văn vẫn không cứu vãn được nỗi đau thương trước phần kết câu chuyện. Đó vẫn là một cảnh thương tâm. Từ hình ảnh em bé trong truyện em có suy nghĩ gì về những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đáng thương ở nước ta? HS tự bộc lộ. Hoạt động 4: Tổng kết Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Phương pháp: So sánh, đối chiếu- Tổng kết, khái quát. Thời gian: 5 phút Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm. HS trình bày III-Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập. -Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lý em bé trong cảnh ngộ bất hạnh. -Sáng tạo trong cách kể chuyện. Nêu ý nghĩa văn bản. HS trình bày Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 5 phút. Bài vừa học: - Đọc diễn cảm đoạn trích - Ghi lại cảm nhận của em về một chi tiết nghệ thuật tương phản trong đoạn trích. b. Bài sắp học: Soạn bài: Chuẩn bị bài: “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội” Tiết 18 Ngày soạn: 16/09/2012 Ngày dạy: .../09/2012 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Khái niệm từ địa phương, biệt ngữ xã hội. - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống gia tiếp. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: baûng phuï, tìm ví duï minh hoaï cho baøi hoïc. HS: Ñoïc vaø chuaån bò baøi theo caâu hoûi SGK. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) Thế nào là từ tượng hình? Từ tượng thanh? Tác dụng? Lấy ví dụ? Tìm 5 từ tượng hình tả hoạt động của người? Tìm 5 từ tượng thanh mô phỏng tiếng sóng biển 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút Hoạt động 2: Tìm hiểu từ ngữ địa phương Mục tiêu:: Giúp cho HS nắm được khái niệm thế nào là từ địa phương Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, qui nạp. Thời gian: 10 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Gọi học sinh đọc ví dụ ở mục I? Trong ba từ: bắp, bẹ và ngô, từ nào là từ dùng phổ biến hơn? Vì sao? Trong 3 từ trên, từ nào được gọi là từ địa phương? Tại sao? Học sinh đọc ví dụ. - Ngô. Vì nó là từ nằm trong vốn từ vựng toàn dân, có tính chuẩn mực văn hóa. - Bắp, bẹ. vì nó được dùng trong phạm vi hẹp. I. Từ ngữ địa phương: Vậy từ địa phương là gì? Ví dụ? Từ ngữ địa phương: từ ngữ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Bài tập nhanh: Các từ “mè đen, trái thơm” có nghĩa là gì? Nó là từ địa phương vùng nào? - Vừng đen, quả dứa: Nam Bộ. Hoạt động3 : Tìm hiểu biệt ngữ xã hội Mục tiêu:: Giúp cho HS nắm được khái niệm thế nào là biệt ngữ xã hội. Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, qui nạp. Thời gian: 10 phút Yêu cầu học sinh đọc ví dụ ở mục II? Tại sao tác giả dùng 2 từ mẹ và mợ để chỉ cùng một đối tượng? - Mẹ: miêu tả suy nghĩ của nhân vật. - Mợ: xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. - II. Biệt ngữ xã hội: Trong nước ta, trước CMT8 tầng lớp xã hội nào gọi mẹ bằng mợ, cha bằng cậu? Tầng lớp trung lưu. Các từ: “ngỗng, trúng tủ” có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng từ ngữ này? - Ngỗng: điểm 2 - Trúng tủ: đúng cái phần đã học thuộc lòng. - Học sinh, sinh viên. Những từ đó gọi là biệt ngữ xã hội. Vậy biệt ngữ xã hội là gì? Cho ví dụ? Biệt ngữ xã hội: từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Cho học sinh làm bài tập nhanh. Hoạt động4 : Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội Mục tiêu:: Giúp cho HS nắm được tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản. Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, qui nạp. Thời gian: 10 phút Gọi học sinh đọc 2 ví dụ ở mục III? Em có dễ dàng hiểu nghĩa của các từ in đậm đó không?Vì sao? Không. III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội: Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp: Vậy khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì? Cho biết, cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? - Đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh đạt hiệu quả giao tiếp. +Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội thường được sử dụng trong khẩu ngữ, trong giao tiếp thường nhật với người cùng địa phương hoặc cùng tầng lớp xã hội với mình; Trong các tác phẩm thơ, văn, tác giả có thể sử dụng lớp từ này, có tác dụng gì? - Tô đậm sắc thái địa phương, tính cách nhân vật. +Trong thơ văn, tác giá có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để thể hiện nét riêng về ngôn ngữ, tính cách của nhân vật; Có nên sử dụng lớp từ này tùy tiện không? Tại sao? Không, vì dễ gây sự tối nghĩa, khó hiểu. +Cần tránh lạm dụng hai lớp từ này. Hoạt động 5: Luyện tập Mục tiêu: Tìm từ ngữ toàn dân, xá định tình huống giao tiếp... Phương pháp: Thảo luận nhóm,vấn đáp. Thời gian:5 phút. Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân Dề Về. Dui Vui. Té Ngã… II/ Luyện tập. Bài 1: Tìm một số từ địa phương: GV nêu yêu cầu HS tự làm bài Bài 2: Học gạo: học thuộc lòng một cách máy móc. Học tủ : đoán mò một số bài nào đó để học thuộc lòng, không ngó ngàng gì tới bài khác. Gậy : điểm 1 GV nêu yêu cầu HS tự làm bài Bài 3: Bài 3: Trường hợp a, có thể trường hợp d. GV nêu yêu cầu HS tự làm bài Bài 4: Răng: sao; Chi: sao, gì; Bây chừ: bây giờ; Rứa: thế, vậy Hoạt động 6: Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 5 phút. Bài vừa học: -Sưu tầm một số câu ca dao, hò vè, thơ, văn có sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Đọc và sửa các lỗi do làm dụng từ địa phương trong một số bài tập làm văn của bản thân và bạn b. Bài sắp học: Tóm tắt văn bản tự sự Tiết 19 Ngày soạn: 16/09/2012 Ngày dạy: .../09/2012 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự 2. Kỹ năng: - Đọc- hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của VBTS - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết. - Tóm tắt VBTS phù hợp với yêu cầu sử dụng. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: giáo án, nghiên cứu tài liệu HS: Học bài và chuẩn bị bài như đã dặn. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) Nêu tác dụng của việc chuyển đoạn trong văn bản (phép liên kết). Trình bày các phép liên kết. (Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản: thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng với nhau. Có thể sử dụng các phượng tiện từ ngữ ( quan hệ từ, chỉ từ, đại từ, từ ngữ thể hiện quan hệ so sánh, đối lập, khái quát,... ) và câu nối để liên kết các đoạn văn ) 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút Hoạt động 2: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Mục tiêu: Giúp cho HS biết được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, gợi mở, học theo góc. Thời gian: 13 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục 1. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trả lời câu 2.I.SGK - Học sinh thảo luận chọn đáp án đúng. I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Kết luận (b) là đúng : ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành, chính xác những nội dung chính của văn bản... (đó cũng là mục đích của tóm tắt văn bản tự sự). - Các kết luận a, c, d không đúng với mục đích tóm tắt (a : ghi lại đầy đủ chi tiết..., c : kể lại một cách sáng tạo..., d : phân tích nội dung, ý nghĩa...) Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn, trung thành với nội dung chính của tác phẩm đó ( bao gồm các sự việc tiêu biểu, nhân vật và các chi tiết quan trọng ) nhằm phục vụ cho học tập và trao đổi mở rộng hiểu biết về văn học. Hoạt động 3: Cách tóm tắt văn bản tự sự? Mục tiêu: Giúp cho HS biết được cách tóm tắt văn bản tự sự? Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, gợi mở. Thời gian: 20 phút Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn văn Nội dung văn bản trên nói về tác phẩm nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không? - Đọc đoạn văn suy nghĩ trả lời các câu hỏi. - Tác phẩm Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, dựa vào các chi tiết, hình ảnh nhân vật trong truyện được nêu trong bản tóm tắt. Văn bản ấy đã nêu được các nhân vật và sự việc chính của truyện. II.Cách tóm tắt tác phẩm tự sự: 1. Những yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt: Đoạn văn trên có gì khác so với tác phẩm ấy? ( Gợi ý: Về độ dài, lời văn, số lượng nhân vật, sự việc…) - Đoạn văn có độ dài ngắn hơn rất nhiều so với tác phẩm - Số lượng nhân vật, sự việc ít hơn vì lựa chọn nhân vật chính, sự việc quan trọng. - Đoạn văn tóm tắt tác phẩm không phải trích nguyên văn từ tác phẩm Sơn Tinh – Thuỷ Tinh mà là lời của người viết tóm tắt. Từ việc tìm hiểu trên hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt? HS trả lời Văn bản tóm tắt trung thành phản ánh nội dung của văn bản được tóm tắt. Có sáng tạo cần thiết và phải diễn đạt bằng lời văn của mình. Yêu cầu: phản ánh trung thành nội dung văn bản được tóm tắt. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục 2. Gọi dẫn học sinh trao đổi thảo luận: Muốn viết được một văn bản tóm tắt theo em cần phải làm những việc gì? Theo trình tự như thế nào? - Bước 1: Đọc kỹ toàn bộ văn bản cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó. - Bước 2: Lựa chọn sự việc và nhân vật chính. - Bước 3: Sắp xếp cốt truyện tóm tắt theo một trình tự hợp lý. - Bước 4: Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình. Các bước tóm tắt văn bản: Các bước tóm tắt văn bản tự sự: Đọc và hiểu đúng chủ đề văn bản; Xác định nội dung chính cần tóm tắt; Sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lí; Viết văn bản tóm tắt. Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 5 phút. Bài vừa học: - Ôn lại các kiến thức về tóm tắt văn bản tự tự - Tìm đọc phần tóm tắt một số tác phẩm tự sự đã học trong từ điển văn học. b. Bài sắp học: Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. Tiết 20 Ngày soạn: 16/09/2012 Ngày dạy: .../09/2012 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự 2. Kỹ năng: - Đọc- hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của VBTS - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết. - Tóm tắt VBTS phù hợp với yêu cầu sử dụng. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: giáo án, nghiên cứu tài liệu HS: Học bài và chuẩn bị bài như đã dặn. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút Hoạt động 2: Luyện tập Mục tiêu :Làm các bài tập ở lớp và tự học ở nhà nhằm luyện kĩ năng đọc- hiểu và trình bày nội dung TPTS một cách ngắn gọn. Phương pháp: Thảo luận, trình bày Thời gian: 33 phút Hướng dẫn học sinh luyện tập. - Gọi học sinh đọc bản liệt kê, chia nhóm Bản liệt kê đã nêu những sự việc tiêu biểu và các nhân vật chính của truyện Lão Hạc chưa? Nếu phải bổ sung thì em thêm những gì? 1. Các nhóm trao đổi thảo luận. Bản liệt kê đã nêu được các sự việc, nhân vật, một số chi tiết tương đối đầy đủ nhưng còn lộn xộn, thiếu mạch lạc và từ ngữ liên kết. Bài tập 1: Hãy sắp xếp các sự vệc trên theo một thứ tự hợp lý. 2. b,a,d,c,g,e,i,h,k. Viết tóm tắt truyện Lão Hạc bằng một văn bản ngắn gọn nhưng phản ánh được một cách trung thành nội dung của tác phẩm này? Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại con chó.Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, Lão Hạc phải bán con chó mặc dù lão rất buồn và đau xót.Tất cả tiền lão dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả một con chó làm thịt để rủ Binh Tư uống rượu.Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.Lão Hạc bỗng nhiên chết, cái chết thật dữ dội.Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có ông giáo và Binh Tư là hiểu. Hướng dẫn học sinh làm các bài tập. Hãy tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng. Bài tập 2: -> Gợi ý: Gia đình chị Dậu thiếu một suất sưu, anh Dậu bị đánh đập ở đình làng một cách tàn bạo gần như chết -> được trả về nhà. - Cai lệ và người nhà Lý Trưởng xông vào nhà chị đánh và bắt anh Dậu ra đình với thái độ hống hách độc ác dã man. Ban đầu chị Dậu nhẫn nhục chịu đựng để cố khơi gợi một chút tình người ở bọn chúng. - Nhưng cái ác ngày càng lấn tới, chị đã vùng dậy quật bọn tay sai để bảo vệ chồng với lòng yêu thương chồng tha thiết. - Tóm tắt : Vì thiếu suất sưu của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai đánh, trói, lôi ra đình cùm kẹp, vừa được tha về. Một bà lão hàng xóm ái ngại hoàn cảnh nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo cho. Anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì cai lệ và gã đầy tớ Lý trưởng lại xộc vào định trói anh mang đi. Van xin thiết không được, chị Dậu đã liều màng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tay sai vô lại. HS giải quyết bài tập 3. Bài tập 3: Có ý kiến cho rằng: Văn bản “Tôi đi học “ và “Trong lòng mẹ” rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không? Giải thích? Giải thích: Là tác phẩm tự sự nhưng giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ tình) Các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật vì thế nên khó tóm tắt. Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học Mụ

File đính kèm:

  • docTuần 05.doc
Giáo án liên quan