Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 10 tiết 37- Ôn tập truyện ký Việt Nam

 I.Mục tiêu cần đạt:Giúp H củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam.

II.Các bước lên lớp:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra: (3p) Nói quá và tác dụng của nói quá? -Kiểm tra việc soạn bài của H (2 H)

3.Bài mới:

*Giới thiệu bài: Để củng cố những kiến thức về tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật của các văn bản thuộc truyện kí hiện đại , tiết hôm nay ta sẽ tiến hành ôn tập lại 4 văn bản đã học.

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3375 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 10 tiết 37- Ôn tập truyện ký Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/11/07 TUẦN 10 Tiết 37 ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM I.Mục tiêu cần đạt:Giúp H củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam. II.Các bước lên lớp: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: (3p) Nói quá và tác dụng của nói quá? -Kiểm tra việc soạn bài của H (2 H) 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Để củng cố những kiến thức về tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật của các văn bản thuộc truyện kí hiện đại , tiết hôm nay ta sẽ tiến hành ôn tập lại 4 văn bản đã học. Tiến trình tổ chức các hoạt động Ghi bảng *Hoạt động 1: Lập bảng thống kê các văn bản truyện kí Việt Nam đã học theo mẫu đã cho. Cụ thể: Tên văn bản, tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu, đặc sắc nghệ thuật ở 4 văn bản : Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc, Tôi đi học. -Gọi 3 H trình bày phần chuẩn bị của mình ở từng văn bản và từng mục cụ thể; -H đọc kĩ phần chú ý sgk /104 -G nhận xét phần trình bày của H qua việc lập bảng (Dùng bảng phụ) Hoạt động 2: Nêu lên những nét giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của 3 văn bản: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. -G nêu vài nét về dòng văn xuôi hiện thực nước ta trước cách mạng. -Văn học đổi mới ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá. Đặc biệt là từ năm 1930 văn học VN thực sự bước vào văn học hiện đại. Việc hiện đạị hoá văn học nói chung, truyện kí nói riêng đã diễn ra từ đầu thế kỉ XX đến những năm 1930-1945 có thể coi là hoàn thiện. -H kể tên các văn bản truyện kí VN hiện đại đã học ở lớp 6,7 đều ra đời vào thời kì 1900-1945:-Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn);Một thứ quà của lúa non; Cốm của Thạch Lam;Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài). *Hoạt động 3: Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3, 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào ? vì sao? à H chọn nhân vật hoặc đoạn văn theo cảm nhận của mình. 1.Lập bảng thống kê các văn bản truyện kí VN đã học (4 văn bản) à H tự làm. 2.Những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của 3 văn bản trong các bài 2, 3,4 a.Giống nhau: -Là văn tự sự, truyện kí hiện đại (được sáng tác vào thời kì 1930-1945) -Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả. -Miêu tả số phận cực khổ của nhiều người bị vùi dập. -Thể hiện t/thần nhân đạo. -Có lối viết chân thật ,gần đời sống , sinh động. b.Khác nhau: (Xem củng cố) 4.Củng cố: (3p) Nêu điểm giống và khác nhau ở 3 văn bản : Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. Điểm khác nhau: (Phần ghi bảng) Văn bản Thể loại Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật -Trong lòng mẹ. -Tức nước vỡ bờ. -Lão Hạc -Hồi kí. (trích) -Tiểu thuyết -Truyện ngắn. -Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của chú bé. -Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. -Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. -Văn hồi kí chân thực, trữ tình tha thiết. -Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực sinh động. -Nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên,linh hoạt,vừa chân thực vừa triết lí và trữ tình. 5.Dặn dò: (3p) Nắm vững nội dung ôn tập –mục 1 và 2;Soạn bài: Văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 ( trả lời câu hỏi: 1,2,3/107) Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 2/11/07 Tiết 38: : THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh -Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông , tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện -Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất. -Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. II.Các bước lên lớp: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra (3p)-Em hãy nêu điểm giống và khác nhau ở các văn bản thuộc truyện ký hiện đại (Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc )? 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Vấn đề môi trường là điều đang được xã hội quan tâm. Trong đó việc xử lí rác thải là vấn đề đang cần quán triệt. Đó chính là nội dung được tác giả gởi gắm ở văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” Tiến trình tổ chức các hoạt động: Ghi bảng: *Hoạt động 1: Hướng dẫn H đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. -G hướng dẫn: chú ý cách đọc và giọng điệu đọc phần sau của văn bản (“vì vậy chúng ta cần phải……ni lông”) -Đoạn từ “vì vậy chúng ta…nghiêm trọng đối với môi trường” : cần nhấn mạnh rành rọt từng điểm kiến nghị -Đoạn : “Mọi người hãy…ni lông” : cần thể hiện giọng điệu như một lời kêu gọi H. đọc các chú thích sgk /106 (đặc biệt hai chú thích 1 và 2) -G. bổ sung: -Pla-xtic (chất dẻo) còn gọi chung là nhựa, là những vật liệu tổng hợp gồm các phân tử lớn gọi là pô-li-me. Túi ni lông chủ yếu được sản xuất từ hạt PE (Pô-li-e-ti-len) , PP (pô-li-prô-pi-len) và nhựa tái chế. Các loại ni lông cũng như các loại nhựa có một đặc tính chung là không thể tự phân huỷ, chất dẻo không thể bị các côn trùng và các mầm sống khác phân huỷ. Nếu không bị thiêu huỷ (như đốt chẳng hạn) nó có thể tồn tại từ 20 đến 5000 năm. *Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản. B ố cục của văn bản, ý chính của từng phần? (3 phần.) -Phần 1 (Từ đầu …bao bì ni lông) : Trình bày nguyên nhân ra đời của bản thông điệp “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” -Phần 2 (Từ “Như chúng ta đã biết…môi trường”) : Phân tích tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, từ đó nêu ra một số giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông.(có thể chia phần này thành hai đoạn và hai đoạn đó được nối với quan hệ từ “vì vậy”. ) -Phần 3 (3 câu cuối) : Lời kêu gọi không sử dụng bao bì ni lông trong một ngày. Văn bản được viết theo phương thức nào ? ( thuyết minh.) H đọc : “Từ đầu …ni lông” à Nhắc lại nội dung chính của đoạn? -Thông tin về ngày trái đất năm 2000 là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ, phát đi ngày 22 tháng 4 năm 2000, nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày trái đất. H. đọc : “Như chúng ta đã biết…môi trường” Thảo luận: Hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đến với môi trường và sức khoẻ con người? -Là tính không phân huỷ của pla-xtic. Chính tính chất không phân huỷ đã tạo nên hàng loạt tác hại . Ví dụ : “lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật làm tắc các đường dẫn nước thải” và “sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh”, “làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải”… -Hãy tìm thêm ví dụ việc sử dụng bao bì ni lông khác và tác hại của nó? -Ni lông thường bị vứt bừa bãi nơi công cộng, những di tích, thắng cảnh, làm mất mỹ quan của cả khu vực. -Bản thân túi ni lông qua sử dụng là rác thải. Song loại rác thải này lại thường dùng để gói, đựng các loại rác thải khác. Rác đựng trong túi ni lông buộc kín sẽ khó phân huỷ và sinh ra các chất NH3, CH4 là những chất gây độc hại. -Rác thải ni lông thường được để chung vào một chỗ với các rác thải khác. Nó không tự phân huỷ được lại còn ngăn cản quá trình hấp thụ nhiệt và trao đổi độ ẩm trong các bãi chôn lấp rác. -Mỗi năm có hơn 400.000 tấn pô-li-e-ti-len được chôn lấp tại miền Bắc nước Mỹ, nếu không phải chôn loại rác thải này thì sẽ có thêm bao nhiêu đất đai để canh tác. Tại vườn thú quốc gia Cô-bê ở Aán Độ, 90 con hươu đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi . Hàng năm, trên thế giới có khoảng 100.000 chim, thú biển chết do nuốt phải túi ni lông Ngoài nguyên nhân cơ bản, còn có những nguyên nhân nào khác ? -Khi chế tạo ni lông, đặc biệt là ni lông màu, người ta còn đưa và những chất liệu phụ gia khác à gây bệnh. -Vứt rác bừa bãi xuống nguồn nước (cống, sông, ngòi…) hiện nay có 3 phương thức xử lý : +Chôn, lấp à ô nhiễm môi trường đất. +Đốt à nguy hiểm, gây bệnh. +Tái chế à dễ ô nhiễm. Em có suy nghĩ gì khi sử dụng bao bì ni lông và đây là một vấn đề như thế nào trong việc xử lý ?(Tác hại đến sức khoẻ con người;Môi trường bị ô nhiễmà Đây là vấn đề nan giải). Đứng trước một thực tế như vậy, chúng ta phải làm gì ? H đọc từ “Vì vậy …ni lông”- Theo em, những kiến nghị mà văn bản đề xuất triệt để chưa (Xử lí bao bì ni lông là vấn đề nan giải cho nên các biện pháp đề xuất chưa thật triệt để (đ/v các nước, không riêng gì Việt Nam))- -Phân tích tính chưa triệt để ở các biện pháp đề xuất trên?-Xử lí bao bì ni lông rất khó mà còn vì dùng bao bì ni lông có nhiều mặt thuận lợi: +Túi ni lông rất rẻ, nhẹ, tiện lợi. +Sản xuất bao bì ni lông so với sản xuất bao bì bằng giấy tiết kiệm được 40% năng lượng, tiết kiệm được bột giấy lấy từ gỗ… -Tuy nhiên, so sánh một cách toàn diện thì việc dùng bao bì ni lông là “Lợi bất cập hại” Những kiến nghị mà văn bản đề xuất về việc sử dụng bao bì ni lông chưa thật triệt để song phần nào đó nó có tính thuyết phục,vì sao?. -Trong khi loài người chưa loại bỏ được hoàn toàn bao bì ni lông, tức chưa có biện pháp thay thế, thì chỉ có thể đề ra những biện pháp hạn chế việc dùng bao bì ni lông. Và các biện pháp hạn chế mà văn bản đã đề xuất là rất hợp tình, hợp lí và có tính khả thi. H. đọc lại văn bản và nhận xét bố cục của văn bản và nêu tác dụng của từ “vì vậy” trong việc liên kết các phần của văn bản. -Bố cục chặt chẽ. +Phần thứ nhất: Chỉ mấy dòng ngắn gọn đã tóm tắt được lịch sử ra đời, tôn chỉ, quá trình hoạt động của một tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường cũng như lí do Việt Nam chọn chủ đề năm 2000 là “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” +Phần thứ hai:Đoạn 1 từ nguyên nhân cơ bản đến các hệ quả cụ thể. Đoạn 2 gắn với đoạn một một cách tự nhiên và hợp lí bằng quan hệ từ “Vì vậy” +Phần thứ ba: Dùng 3 từ hãy rất thích hợp cho 3 câu ứng với 3 ý đã nêu trong phần thứ nhất. Qua việc phân tích tìm hiểu văn bản, theo em vấn đề tác giả muốn đề cập ở đây là gì ? H đọc ghi nhớ sgk / 107. *Hoạt động 3: Luyện tập -Em suy nghĩ gì về ý nghĩa 3 câu cuối của văn bản? à Đây là lời kêu gọi mọi người về một ngày không dùng bao ni lông. I.Tìm hiểu văn bản: 1.Đọc: 2.Phân tích: a.Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông: -Gây ô nhiễm môi trường . -Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. à là vấn đề nan giải đối với nhân loại. b.Lời kêu gọi: “Một ngày không dùng bao bì ni lông” à thiết thực để bảo vệ trái đất. II.Ghi nhớ: Học ghi nhớ sgk/107 III.Luyện tập: HS đọc 3 câu cuối và nêu suy nghĩ bản thân. 4.Củng cố: Em phải làm gì sau khi học văn bản này? 5.Dặn dò: - Học ghi nhớ/ 107. Soạn bài “ Nói giảm nói tránh” - Đọc kĩ phần Vd sgk /107,108 àNói giảm nói tránh là gì và tác dụng của nó . Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn :3/11/07 Tiết 39 NÓI GIẢM - NÓI TRÁNH I.Mục tiêu bài học: Giúp H: -Hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học. -Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết. II.Các bước lên lớp: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: ( 3p) Nêu nội dung tác giả đề cập ở văn bản Thông tin trái đất năm 2000? 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Những khi cần tránh sự thô tục, thiếu lịch sự hoặc tránh gây cảm giác quá đau buồn ta dùng biện pháp nói giảm nói tránh. Vậy thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nó như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay. Tiến trình tổ chức các hoạt động Ghi bảng *Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm nói giảm nói tránh và tác dụng. -G. dùng bảng phụ ghi 3 Vd sgk / 107,108. a. -Vì vậy, tôi đã sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác … đột ngột .(Hồ Chí Minh, Di chúc) - Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. (Tố Hữu, Bác ơi) Lượng con ông Độ … chẳng còn. (Hồ Phương, thư nhà) -Những từ ngữ được gạch dưới trong các đoạn trích trên có nghĩa là gì ? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó? -Các phần gạch dưới đều đúng trong trường hợp nói đến cái chết. -Cách nói như thế là để giảm nhẹ, để tránh đi phần nào sự đau buồn. -Tìm những từ ngữ khác nói đến cái chết ? -Qui tiên, khuất núi, từ trần. -H. đọc câu văn “Phải bé lại … êm dịu vô cùng” -Vì sao trong câu văn, tác giả dùng từ ngữ “bầu sữa” mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa ? -Dùng từ ngữ “bầu sữa” trong câu này cốt để tránh thô tục. - H. đọc 2 Vd. a.Con dạo này lười lắm. b.Con dạo này không được chăm chỉ lắm. -So sánh hai cách nói trên, cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe ? -Cách nói b là cách nói tế nhị, có tính chất nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận. à ở các Vd trên tác giả dùng phép tu từ nói giảm nói tránh. à Vậy theo em, nói giảm nói tránh là gì ? Và tác dụng của nó ?àH. đọc ghi nhớ sgk /108 -H. tìm Vd có dùng phép tu từ nói giảm nói tránh ở các văn bản đã học và nêu tác dụng của nó? -Trong bài Lão Hạc, Nam Cao viết : Hôm sau, Lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: -Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! à Đi đời ở đây là bị giết nhưng nói bị giết gây cho người nghe một cảm giác ghê sợ. Nói đi đời vừa tránh gây cảm giác không hay đó đ/v người nghe vừa hàm ý xót xa, luyến tiếc và đượm chút mỉa mai : rất thương con chó nhưng vì cảnh ngộ trớ trêu mà đành bán nó đi. -G. cung cấp cho H các cách nói giảm nói tránh. -Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ ngữ Hán Việt. Chết à đi, về, qui tiên, từ trần. Chôn à an táng, mai táng. -Dùng cách nói phủ định của từ ngữ trái nghĩa +Bài thơ của anh dở lắm à Bài thơ của anh chưa được hay lắm. +Ác ý à thiếu thiện chí. -Nói vòng Anh còn kém lắm à Anh cần phải cố gắng hơn nữa. Lưu ý : Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm nói tránh vì như thế là bất lợi. *Hoạt động 2: Hướng dẫn H làm BT I.Bài học: *Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh Vd: sgk /107,108 à Học ghi nhớ sgk /108 II.Luyện tập: A.Ở lớp: Bài 1,2,4 /108,109 B.Ở nhà: 3/109 4.Củng cố – Luyện tập. Bài 1/109 Bài 2/109 Bài 4/109 H thảo luận tổ. -Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm nói tránh vì như thế là bất lợi. 5.Dặn dò: ( 3p) +Học bài: -Hiểu thế nào là nói giảm nói tránh và nêu tác dụng của nó. Cho Vd -Làm BT 3/109. +Soạn bài: Luyện nói : Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. ***** Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn :5/11/07 Tiết 40: LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I.Mục tiêu cần đạt: Giúp H: -Biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động. II.Các bước lên lớp: 1.Ổn định: 2.KT bài cũ: -Thế nào là nói giảm nói tránh. Cho Vd. 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Để trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, sinh động, gãy gọn một vấn đề đã học đó là Kể chuyện theo ngôi kể có kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành luyện nói qua sự chuẩn bị của các tổ. Tiến trình tổ chức các hoạt động: Phần ghi bảng: *Hoạt động 1: Ôn tập về ngôi kể _Các nhóm trình bày phần chuẩn bị ở nhà (phần này làm nhanh) H trả lời câu hỏi. _Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào ? Như thế nào là kể chuyện theo ngôi thứ ba ? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể ? G.-Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện . Kể theo ngôi này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình. Kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực , tính thuyết phục “như là có thật của câu chuyện” -Kể theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu mình đi gọi tên các nhận vật bằng tên gọi của chúng. Cách này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. _H cho Vd về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay trích đoạn văn tự sự đã học. -Ngôi thứ nhất : Văn bản “Tôi đi học” -Ngôi thứ ba : Cô bé bán diêm, ông lão đánh cá và con cá vàng. _Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ? Tuỳ vào mỗi câu chuyện cụ thể, ở những tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau (thay đổi ngôi kể) *Hoạt động 2: Luyện nói. _Nêu yêu cầu của phần luyện nói -Nội dung: Kể một câu chuyện có kết hợp miêu tả và biểu cảm. -Kỹ thuật nói: +Dùng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn chi tiết miêu tả với lời biểu cảm sát hợp với ngôi thứ nhất. +Nói rõ ràng, diễn tả tốt thái độ, tình cảm, ngữ điệu. +Cách trình bày như đang tranh luận. _Tiến hành nói _Gọi H đọc đoạn văn kể lại việc Chị Dậu đã đánh lại người nhà lý trưởng trong tác phẩm “Tắt đèn” / mục 2/110 _H. đọc mục II /110 _Các tổ lần lượt trình bày phần chuẩn bị của mình theo yêu cầu của đề bài _G cho H từng tổ nhận xét _G bổ sung “-Tôi tái xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay người nhà lý trưởng và van xin “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!” , “Tha này! tha này !” . Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi. Lúc ấy, hình như tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại: -Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi. Tôi nghiến hai hàm răng: -Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của tôi, nên hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, trong khi miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi…” *Hoạt động 3: Tổng kết bài học _G nêu những ưu điểm, hạn chế qua phần trình bày của H 1.Yêu cầu: _Kể theo ngôi thứ nhất, nội dung phải bám vào đoạn văn để kể lại nhưng tất cả đều dưới cái nhìn của nhân vật xưng tôi (chị Dậu) _Khi kể có thể kết hợp với các động tác, cử chỉ, nét mặt để miêu tả và thể hiện tình cảm _Nói ngắn gọn, rõ ràng mạch lạc 2.Tiến hành: Kể lại câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe (Trong khi kể chú ý các yếu tố miêu tả và biểu cảm) (Đoạn trích mục 2/110) 3.Nhận xét. 4.Rút kinh nghiệm. 4.Củng cố -G. tổng kết bài học 5.Dặn dò: +Học bài: Xem lại ngôi kể. +Soạn bài: Câu ghép Đọc kĩ các Vd ở từng mục và trả lời câu hỏi câu ghép là gì ? Có mấy cách nối các vế câu . Ngày soạn :6 /11/07 Tiết 41: Kiểm tra văn học A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Vận dụng kiến thức đã học vào bài làm. - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp. B. Tiến trình lên lớp: 1. Oån định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ. - Nhắc nhở và hướng dẫn một số yêu cầu trong giờ làm bài. 3. Tiếùn trình hoạt động: 1. Phát đề. 2. Học sinh làm bài 3. Thu bài. 4. Củng cố dặn dò : Chuẩn bị bài luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả, biểu cảm. Trường: Kiểm tra một tiết Tên: Lớp: I. Phần trắc nghiệm: 1. Hướng ngịi bút trữ tình viết về người cùng khổ, gần gũi. Đĩ là sáng tác của nhà văn: a. Thanh Tịnh b. Nguyên Hồng c. Nam Cao d. Ngơ Tất Tố 2. Ngịi bút giàu chất thơ đậm chất trữ tình man mác là đặc điểm sáng tác của nhà văn: a. Thanh Tịnh b. Nguyên Hồng c. O’Hen ri d. Ai-ma-tốp 3. Cái đoạn X đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo. X là: a. Lão Hạc b. Vợ chồng anh Dậu c. Ngơ Tất Tố d. Chị Dậu. 4. Chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một người phụ nữ nơng dân cĩ vẻ đẹp tâm hồn bởi: a. Chị đã cĩ thái độ phẩn nộ, qưyết liệt trước bọn cường hào. b. Chị đã liề mình chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng. c. Chị là người phụ nữ dịu hiền yêu thương chồng con. d. Chị vừa giàu tình yêu thương vừa cĩ sức sống tìm tàng mạnh mẽ. 5. Đoạn trích “Hai cây phong” là của nhà văn: a. T. Ai-ma-tơp b. O’Hen-ri c. H.C. An-dec-xen d. Xec-van-tex. 6. X được miêu tả hết sức sinh động qua cái nhìn bằng cả tâm hồn của người kể chuyện, người ấy cịn tự giới thiệu mình là họa sĩ. X là: a. Chiếc lá cuối cùng b. Hai cây phong c. Những chiếc cối xây giĩ d. Các que diê

File đính kèm:

  • doc8-10.DOC