1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
_ HS biết hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn học đã học từ đầu năm lớp 8.
_ HS hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, các hình tượng nhân vật trong các tác phẩm văn học đã học từ đầu năm lớp 8.
1.2. Kỹ năng:
_ HS thực hiện được các kỹ năng khái quát, tổng hợp, phân tích, viết đoạn văn.
_ HS thực hiện thành thạo: Đọc, phân tích câu hỏi và trả lời đúng yêu cầu.
1.3. Thái độ:
_ Thói quen: nghiêm túc, tư duy, sáng tạo trong kiểm tra.
_ Tính cách: giáo dục HS tính cẩn thận, trung thực trong kiểm tra, thi cử.
2. Ma trận đề:
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3639 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 11 Tiết 41 Kiểm tra văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:11 Tiết: 41
Ngày dạy: ……
KIỂM TRA VĂN
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
_ HS biết hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn học đã học từ đầu năm lớp 8.
_ HS hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, các hình tượng nhân vật trong các tác phẩm văn học đã học từ đầu năm lớp 8.
1.2. Kỹ năng:
_ HS thực hiện được các kỹ năng khái quát, tổng hợp, phân tích, viết đoạn văn.
_ HS thực hiện thành thạo: Đọc, phân tích câu hỏi và trả lời đúng yêu cầu.
1.3. Thái độ:
_ Thói quen: nghiêm túc, tư duy, sáng tạo trong kiểm tra.
_ Tính cách: giáo dục HS tính cẩn thận, trung thực trong kiểm tra, thi cử.
2. Ma trận đề:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề 1:
- Truyện ký Việt Nam giai đoạn 30 - 45
Nhớ tên tác giả, thể loại, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. (Lão Hạc)
Tóm tắt được đoạn trích. (Tức nước vỡ bờ)
Hiểu giá trị nghệ thuật trong đoạn trích. (Trong lòng mẹ)
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân về người nông dân trước CMT8
Số câu
Số điểm (tỉ lệ %)
Số câu: 2
Số điểm 3.0
30 %
Số câu: 1
Số điểm 1.0
10 %
Số câu: 1
Số điểm: 2.0
20 %
Số câu: 4
Số điểm: 7
70%
Chủ đề 2:
- Văn học nước ngoài.
Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. (Hai cây phong)
Rút ra bài học bản thân sau khi học tác phẩm. (Chiếc lá cuối cùng)
Xác định giá trị bản thân. (8A1)
Số câu
Số điểm (tỉ lệ %)
Số câu: 1
Số điểm 2.0
20%
Số câu: 1
Số điểm 2.0
20%
Số câu: 2
Số điểm 3
30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ%
Số câu: 3
Số điểm 5.0
50%
Số câu: 2
Số điểm 3.0
30%
Số câu: 1
Số điểm: 2.0
20 %
Số câu: 6
Số điểm 10
100%
3. Đề kiểm tra:
1. Nêu tên tác giả, thể loại và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Lão Hạc”? (1 đ)
2. Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” khoảng 7 – 10 dòng, bằng lời văn của mình? (2 đ)
3. Trình bày nội dung, nghệ thuật của đoạn trích “ Hai cây phong”? (2đ)
4. Tiếng gọi thảng thốt, bối rối: “Mợ ơi!” của bé Hồng và cái giả thiết mà tác giả đặt ra: Nếu người quay mặt lại ấy là người khác chứ không phải mẹ mình thì cảm giác tủi thẹn của bé Hồng đã được làm rõ bằng một so sánh kì lạ và đầy sực thuyết phục: “Khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành sắp ngã gục giữa sa mạc”. Ý kiến của em về tâm trạng của bé Hồng và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp so sánh ấy? (1đ)
5. Sau khi học xong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”, em rút ra bài học gì cho bản thân? (2đ)
5. (8A1) Sau khi học xong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1đ). Nếu em rơi vào hoàn cảnh bệnh tật như Giôn-xi trong truyện thì em sẽ như thế nào? (1đ)
6. Qua các đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”, em hãy viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của mình về cuộc đời và phẩm chất của người lao động nghèo khổ Việt Nam trước cách mạng tháng 8? (2 đ)
4. Đáp án:
Câu
Nội dung
Điểm
1
Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
- Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân, đăng báo lần đầu năm 1943.
0.5 đ
0.5 đ
2
- HS tóm tắt ngắn gọn, bám sát nội dung đoạn trích.
(Buổi sáng hôm ấy, khi chị Dậu đang chăm sóc anh Dậu vừa mới tỉnh dậy thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập kéo vào thúc sưu. Mặc những lời van xin thiết tha của chị Dậu chúng cứ nhất định xông tới định bắt trói anh Dậu. Tức quá không chịu được chị Dậu liều mạng cự lại, đánh hai tên tai sai độc ác.)
2 đ
3
ND: - Là bài ca về tình yêu quê hương, bài ca về người thầy chân chính.
- Hình ảnh hai cây phong là biểu tượng của quê hương, kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, lòng biết ơn thầy Đuy-sen – người đã gieo vào lòng những đứa trẻ niềm tin, niềm khát khao cuộc sống tốt đẹp.
NT: - Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Lựa chọn ngôi kể hợp lý, tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ, truyền sự rung cảm đến người đọc.
- Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú.
1 đ
1 đ
4
- Tiếng gọi “Mợ ơi! Mợ ơi!” cuống quýt, mừng tủi, xót xa, đau đớn, hy vọng....
- Khát khao gặp mẹ cháy bổng, hy vọng được gặp mẹ.
- So sánh - giả định : bộc lộ tâm trạng: hy vọng tột cùng – thất vọng cũng tột cùng.
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
5
- HS tự trả lời theo suy nghĩ bản thân.
(Lòng yêu thương giữa con người với con người, sự hy sinh cao cả, niềm tin vào cuộc sống …)
- HS tự trả lời theo suy nghĩ bản thân. (8A1)
(Tự tin, lạc quan sống, vượt qua bệnh tật…)
1 đ
1 đ
6
- HS tự viết đoạn văn
(Cuộc đời nghèo khổ, bế tắc, gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn ánh lên vẻ đẹp tâm hồn cao thượng, giàu tình yêu thương, đức hy sinh…)
2 đ
5. Kết quả và rút kinh nghiệm:
5.1. Thống kê chất lượng:
Lớp
TSHS
Giỏi
TL
Khá
TL
TB
TL
Yếu
TL
Kém
TL
TrTB
TL
8A1
8A2
8A3
Cộng
5.2.Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra:
Ưu điểm:
Khuyết điểm:
Giải pháp khắc phục:
_________________________________________________________________________
Tuần: 11 LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
Tiết: 42
Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.
* Hoạt động 2:
_ HS biết sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
_ HS hiểu được những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
* Hoạt động 2:
_ HS thực hiện được: Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
_ HS thực hiện thành thạo: Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
1. 3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Thói quen: tìm hiểu và chuẩn bị bài ở nhà.
* Hoạt động 2:
_ Tính cách: HS nói năng dễ hiểu, tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể.
2. Nội dung học tập:
_ Trình bày một câu chuyện có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Xem lại kiến thức về ngôi kể và lời kể (Ngữ Văn 6)
3.2 Học sinh: Ôn tập về ngôi kể (Ngữ Văn 6, tập I)
_ Tập kể đoạn trích SGK/110 theo ngôi thứ I.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra VBT của HS
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (5’)
* Giáo viên: Ở chương trình lớp 6 các em đã được học về ngôi kể và lời kể. Vậy em nào có thể cho biết ngôi kể là gì?
_ Là vị trí giao tiếp mà người sử dụng để kể chuyện.
* Trong kể chuyện người kể thường sử dụng ngôi kể nào? (Ngôi I, III)
* Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào?Tác dụng?
_ Người kể xưng tôi, trực tiếp kể những điều mình chứng kiến, mình trãi qua, nói được suy nghĩ, tình cảm bản thân.
* Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Tác dụng?
_ Người kể giấu mình đi, kể câu chuyện diễn ra một cách khách quan.
* Em hãy kể tên các văn bản kể theo ngôi thứ nhất và thứ ba?
_ Kể theo ngôi thứ 1: Lão Hạc, Tôi đi học.
_ Kể theo ngôi thứ 3: Tắt đèn, Cô bé bán diêm.
* Tại sao người ta lại thay đổi ngôi kể ?
_ Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật.
_ Thay đổi thái độ miêu tả và biểu cảm.
* Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
_ Tạo nên cách kể sinh động, có cảm xúc.
HĐ2: (35’)
Giáo viên gọi học sinh đọc phần 2/110.
* Đoạn trích này được kể theo ngôi kể thứ mấy?
_ Ngôi thứ 3
* Em hãy kể lại đoạn văn trên theo ngôi thứ nhất (lời chị Dậu). (Thảo luận 7’)
_ Chú ý từ xưng hô, lời dẫn thoại…)
_ HS kể trong tổ,
_ GV gọi đại diện lên trình bày.
GV cùng HS nhận xét
* GV chốt lại vấn đề
I. Củng cố kiến thức:
Ngôi I: Người kể xưng tôi, trực tiếp kể những điều mình chứng kiến, mình trãi qua, nói được suy nghĩ, tình cảm bản thân
Ngôi III: Người kể giấu mình đi, kể câu chuyện diễn ra một cách khách quan.
II. Luyện nói trên lớp:
4.4. Tổng kết:
Câu hỏi 1: Cách kể theo ngôi thứ nhất và thứ ba có gì khác nhau?
Trả lời: Ngôi 1: dễ dàng bộc lộ cảm xúc.
Ngôi 3: kể chuyện tự do, linh hoạt
4. 5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học tiết này:
Ôn lại kiến thức về ngôi kể.
Tập kể lại các câu chuyện đã học theo ngôi kể khác trong lúc học nhóm.
2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn thuyết minh.
Đặc điểm văn thuyết minh. Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK, VBT.
5. Phụ lục:
CÂU GHÉP
Tuần: 11 Tiết: 43 Bài: 11 Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS hiểu đặc điểm của câu ghép.
* Hoạt động 2:
_ HS biết cách nối các vế câu ghép.
* Hoạt động 3:
_ HS biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ HS thực hiện được: Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
* Hoạt động 2:
_ Nối được các vế câu ghép theo yêu cầu.
* Hoạt động 3:
_ HS thực hiện thành thạo: Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Nhận diện câu ghép đúng trong văn bản.
* Hoạt động 2:
_ Chọn cách nối các vế trong câu ghép phù hợp.
* Hoạt động 3:
_ Thói quen: sử dụng câu ghép đúng trong khi tạo lập văn bản.
2. Nội dung học tập:
_ Đặc điểm của câu ghép.
_ Cách nối các vế câu:
_ Luyện tập
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Bảng phụ vẽ mô hình các kiểu cấu tạo câu ghép.
Ví dụ về câu ghép.
3.2 Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, tự đặt ví dụ về câu ghép.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Nói giảm nói tránh là gì? Cho ví dụ?(8 đ)
Trả lời: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh hô tục, thiếu lịch sự.
Vd: Bác Dương thôi đã thôi rồi.
Câu hỏi 2: Hôm nay chúng ta học bài gì? Gồm những nội dung gì? (2 điểm)
_ GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
(Vào bài) 1’
ÔÛ Tieåu hoïc, caùc em ñaõ ñöôïc bieát theá naøo laø caâu gheùp. Hoâm nay, ta seõ ñi vaøo tìm hieåu ñaëc ñieåm cuûa kieåu caâu naøy vaø caùch nối caùc veá caâu gheùp.
HĐ1: (9’)
Giáo viên gọi học sinh đọc mục I (Bảng phụ)
* Tìm các cụm C-V trong các câu in đậm?
1._ Tôi /quên thế nào được..
C V
Những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở …tôi…
C V
Mấy cành hoa tươi/ mỉm cười…
C V
2._ Mẹ tôi / âu yếm …….
C V
3._ Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi
C V
Lòng tôi / đang có sự… tôi/ đi học.
C V C V
* Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C-V?
_ Câu có hai cụm C-V bao chứa nhau:
+ Câu (1): có một cụm C-V làm nòng cốt (Tôi/ quên…) hai cụm C-V còn lại làm phụ ngữ cho động từ quên và nảy nở.
+ Câu (3): có ba cụm C-V không bao chứa nhau => Ba vế của câu ghép.
* GV cho HS trình bày kết quả vào bảng mẫu (SGK/112)
* Thế nào là câu ghép?
HĐ1: (10’)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại mục I
* Tìm thêm các câu ghép trong đoạn văn trên?
1. Hằng năm cứ vào cuối thu … buổi tựu trường.
2. Những ý tưởng ấy .. không nhớ hết.
* Trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
_ Câu 1,2: Nối bằng quan hệ từ : và.
_ Câu 3: Dấu hai chấm.
* Tìm thêm một số ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép?
_ Hắn /vốn không ưa Lão Hạc bởi vì lão/ lương thiện quá. (Nối bằng quan hệ từ)
- Mẹ tôi/ cầm nón vẫy tôi vài giây sau, tôi/ đuổi kịp.
( Nối bằng dấu phẩy).
* Qua những ví dụ vừa phân tích em hãy cho biết có mấy cách nối các vế câu ghép?
_ Có hai cách nối các vế câu:
- Dùng từ nối.
- Không dùng từ nối.
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
HĐ3: (15’)
Bài tập 1:
a. Câu (3), (4), (5), (6), (7): dấu phẩy
b. Câu (1), (2): dấu phẩy.
c. Câu (2): dấu hai chấm.
d. Câu (3): quan hệ từ: Bởi vì.
Bài tập 2:
a. Vì trời mưa to nên đuờng rất trơn.
b. Nếu Nga chăm học thì nó thi đậu.
c. Tuy nhà khá xa nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ.
d. Không những Thảo học giỏi mà còn rất khéo tay.
Bài tập 3:
* Bỏ bớt một quan hệ từ:
a. Trời mưa to nên đuờng rất trơn.
b. Nga chăm học thì nó thi đậu.
c. Nhà khá xa nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ.
d. Thảo học giỏi còn rất khéo tay.
* Đảo lại trật tự các vế:
a. Đuờng trơn vì trời mưa to.
b. Nga sẽ thi đậu nếu nó chăm học.
* GV hướng dẫn bài tập 4,5/114 HS về nhà làm.
I. Đặc điểm của câu ghép:
_ Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu.
Ghi nhớ1 (SGK/112)
II. Cách nối các vế câu:
_ Có hai cách nối các vế câu:
+ Dùng từ nối.
+ Không dùng từ nối.
Ghi nhớ2 (SGK/112)
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Tìm câu ghép và cách nối.
Bài tập 2:
Đặt câu ghép với quan hệ từ đã cho.
Bài tập 3:
Chuyển câu ghép vừa đặt thành câu ghép mới.
4.4. Tổng kết:
Câu hỏi 1: Thế nào là câu ghép?
Trả lời: _ Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu.
Câu hỏi 2: Có mấy cách nối các vế câu ghép?
Trả lời: _ Có hai cách nối các vế câu:
+ Dùng từ nối.
+ Không dùng từ nối.
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học tiết này:
Học ghi nhớ.
Hoàn thành các bài tập, làm bài tập 4,5/114
Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép trong một đoạn văn tự chọn.
2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Câu ghép (tt)
Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
Đọc và làm các bài tập vào VBT.
5. Phụ lục:
Tuần: 11 Tiết: 44 Bài: 11
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS hiểu đặc điểm của văn bản thuyết minh.
_ HS biết ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
* Hoạt động 2:
_ HS hiểu yêu cầu của bài văn thuyết minh (về nội dung, ngôn ngữ…)
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ HS thực hiện thành thạo: Nhận biết văn bản thuyết minh, phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn bản đã học trước đó.
* Hoạt động 2:
_ HS thực hiện được: Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ Văn và các môn học khác.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Thói quen: Quan sát, tìm hiểu mọi vật, hiện tượng xung quanh.
* Hoạt động 2:
_ Tính cách: Có ý thức tìm hiểu những tri thức khoa học, xã hội bồi dưỡng hiểu biết của bản thân.
2. Nội dung học tập:
_ Đặc điểm, vai trò của văn bản thuyết minh.
_ Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm của văn bản thuyết minh.
Một số văn bản thuyết minh mẫu.
3.2 Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK/115,116
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Thế nào là kể theo ngôi thứ nhất? Tác dụng? (5 đ)
Trả lời: _ Người kể xưng tôi, trực tiếp kể những điều mình chứng kiến, mình trãi qua, nói được suy nghĩ, tình cảm bản thân.
Câu hỏi 2: Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Tác dụng? (5 đ)
Trả lời: _ Người kể giấu mình đi, kể câu chuyện diễn ra một cách khách quan.
4.3. Tiến trình bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
(Vào bài: Ngoaøi vaên töï söï vaø mieâu taû caùc em ñaõ ñöôïc hoïc. Hoâm nay, caùc em seõ ñöôïc tìm hieåu theâm 1 kieåu vaên baûn môùi, ñoù laø thuyeát minh. Vaäy thuyeát minh laø gì?)
HĐ1: (22’)
Giáo viên gọi học sinh đọc các văn bản I.1
* Mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?
a. Lợi ích cây dừa (Bình Định).
b. Giải thích tác dụng của chất diệp lục.
c. Giới thiệu Huế.
* Trong thực tế khi nào ta dùng văn bản các loại văn bản đó?
_ Khi cần có sự hiểu biết khách quan về đối tượng.
* Kể tên một số văn bản cùng loại mà em biết?
_ Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
Giáo viên gọi học sinh đọc câu hỏi I.2
(Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép.)
Vòng 1: Thảo luận 3’
*N1: Các văn bản trên có phải là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận không? Tại sao? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
_ Không phải vì:
+ Văn bản tự sự có sự việc và nhân vật.
+ Văn bản miêu tả có cảnh sắc và con người cảm xúc.
+ Văn bản nghị luận có luận điểm.
* N2: Đặc điểm chung của các văn bản trên là gì?
_ Trình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng.
_ Trình bày một cách khách quan: cung cấp tri thức một cách khách quan về đối tượng để người đọc hiểu đúng đắn và đầy đủ về đối tượng đó.
* N3: Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
_ Trình bày, giới thiệu, giải thích
* N4: Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì?
_ Chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn
Vòng 2: Hình thành nhóm mới, (thảo luận 4’)
* Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh?
_ Đại diện HS trình bày, GV cùng sửa chữa, bổ sung
Giáo viên: Mục đích của văn bản thuyết minh là giúp người đọc nhận thức về đối tuợng như nó vốn có trong thực tế, chứ không phải giúp cho người đọc có cảm hứng thưởng thức mọi hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu tưởng tượng.
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
HĐ2: (15’)
Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1
Bài tập 1: Đây là các văn bản thuyết minh.
a. Cung cấp kiến thức về lịch sử.
b. Cung cấp kiến thức về sinh học.
Bài tập 2:
_ Văn bản nhật dung thuộc kiểu văn bản nghị luận.
_ Có sử dụng thuyết minh khi nói về tác hại của bao ni lông làm cho văn bản tăng tính thuyết phục.
I. Tìm hiểu chung:
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người:
_ Khi cần có sự hiểu biết khách quan về đối tượng (Sự vật, hiện tượng...) thì ta dùng văn bản thuyết minh.
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:
* Đặc điểm chung:
+ Trình bày đặc điểm, tính chất, nguyên nhân … của đối tượng.
+ Trình bày một cách khách quan, xác thực, hữu ích.
+ Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn
* Ghi nhớ: ( SGK/117)
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
4.4. Tổng kết:
Câu hỏi 1: Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh?
Trả lời: _ Trình bày đặc điểm, tính chất, nguyên nhân … của đối tượng.
_ Trình bày một cách khách quan, xác thực, hữu ích.
_ Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học tiết này:
Học bài, học ghi nhớ / 117
Hoàn thành các bài tập, làm bài tập 3/118
2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Phương pháp thuyết minh
Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK, VBT.
5. Phụ lục:
- Phiếu học tập ghi các câu hỏi thảo luận.
File đính kèm:
- NV8 Tuan 11.doc