Giáo án Ngữ văn 8 tuần 12

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

• Thu thập thông tin để đanh1 giá múc độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, phần văn bản tự sự.

• Học sinh vận dụng kiến thức chủ yếu ở mảng văn học để làm tốt bài làm.

• Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh.

• Rèn kĩ năng, ý thức làm bài kiểm tra.

II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

 Hình thức : Trắc nghiệm &Tự luận

III THIẾT LẬP MA TRẬN:

A. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học theo phân môn :

 

1. Trong lòng mẹ ( 2 tiết )

2. Tức nước vỡ bờ ( 2 tiết )

3. Lão Hạc ( 2tiết )

4. Chiếc lá cuối cùng ( 2 tiết ).

5. Hai cây phong ( 2 tiết ).

6. Đánh nhau với cối xay gió( 2tiết )

7. Cô bé bán diêm ( 2 tiết ).

8. Tôi đi học ( 2 tiết )

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần11/ Tiết 41 KIỂM TRA VĂN HỌC I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Thu thập thông tin để đanh1 giá múc độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, phần văn bản tự sự. Học sinh vận dụng kiến thức chủ yếu ở mảng văn học để làm tốt bài làm. Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh. Rèn kĩ năng, ý thức làm bài kiểm tra. II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức : Trắc nghiệm &Tự luận III THIẾT LẬP MA TRẬN: A. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học theo phân môn : Trong lòng mẹ ( 2 tiết ) Tức nước vỡ bờ ( 2 tiết ) Lão Hạc ( 2tiết ) Chiếc lá cuối cùng ( 2 tiết ). Hai cây phong ( 2 tiết ). Đánh nhau với cối xay gió( 2tiết ) Cô bé bán diêm ( 2 tiết ). Tôi đi học ( 2 tiết ) B. Xây dựng khung ma trận : 1. Ma trận phần trắc nghiệm : Mức độ Chủ đề/Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Trong lòng mẹ Số câu- Số điểm Tỉ lệ % 1câu – 0,25 đ – 0.8% 1câu – 0,25 đ – 0.8% 2 câu- 0,5 đ-16% Tôi đi học Số câu- Số điểm Tỉ lệ 1 câu – 0,25đ- 0.8% 1 câu – 0,25đ- 0.8% Tức nước vỡ bờ Số câu- Số điểm Tỉ lệ 1câu – 0,25 đ – 0.8% 1câu – 0,25 đ – 0.8% 2 câu- 0,5 đ-16% Cô bé bán diêm Số câu- Số điểm Tỉ lệ 1câu – 0,25 đ – 0.8% 1câu – 0,25 đ – 0.8% 2 câu- 0,5 đ-16% Đánh nhau với cối xay gió Số câu- Số điểm Tỉ lệ 1câu – 0,25 đ – 0.8% 1câu – 0,25 đ – 0.8% 2 câu- 0,5 đ-16% Lão Hạc Số câu- Số điểm Tỉ lệ 1câu – 0,25 đ – 0.8% 1câu – 0,25 đ – 0.8% 2 câu- 0,5 đ-16% Hai cây phong Số câu- Số điểm Tỉ lệ 1câu – 0,25 đ – 0.8% 1câu – 0,25 đ – 0.8% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 3 câu- 0,75 đ-24% 4 câu -0,75 đ – 32 % 4 câu -0,75 đ – 32 % 3 câu -0,75 đ – 24 % 12 câu – 3đ – 100 % 2. Ma trận phần tự luận : Mức độ Chủ đề/Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Hai cây phong Số câu- Số điểm Tỉ lệ % 1 câu – 2điểm – 28 % 1 câu – 2điểm – 28 % Chiếc lá cuối cùng Số câu- Số điểm Tỉ lệ 1 câu – 5 điểm -71 % 1 câu – 5 điểm -71 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 1 câu – 2điểm – 28 % 1 câu – 5 điểm -71 % 2 câu -7 đ – 100% I . Trắc nghiệm : Khoanh tròn chữ cái mà em cho là đúng nhất .( 3 điểm - 0,25 đ/1 câu ) Câu 1. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích ”Trong lòng mẹ” ? A- Đoạn trích diễn tả nỗi khổ đau của mẹ bé Hồng. B- Đoạn trích tố cáo các hủ tục phong kiến. C- Đoạn trích trình bày sự hờn tủi mà hạnh phúc của bé Hồng khi gặp mẹ. D- Đoạn trích trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. Câu 2. Từ ”rất kịch” trong câu ”Trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi...” có nghĩa là gì? A- Xấu xa B- Giả dối C- Độc ác D- Hiền từ 3. - Văn bản ”Tôi đi học ” của nhà văn nào? A- Ngô Tất Tố B- Thanh Tịnh C- Nguyên Hồng D- Nam Cao Câu 4.Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích ”Tức nước vỡ bờ”? A- Đoạn trích có giá trị châm biếm sâu sắc. B- Đoạn trích có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. C- Đây là đoạn trích có kịch tính cao. B- Đây là đoạn trích thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của tác giả. Câu 5. Ý nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” : A. Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ . B. Muốn ra oai với bọn người nhà lí trưởng. C. Tình thương chồng con vô bờ bến. D. Ý thức về sự cùng đường của mình. Câu 6 : Vì sao cô bé bán diêm chết? A. Vì gió lạnh. C. Vì em mơ thấy bà B. Vì em bị đau D. Vì đói, vì rét, cả sự ghẻ lạnh của mọi người. Câu 7 : Các mộng tưởng của em bé bán diêm mất đi khi nào? A. Khi các que diêm tắt . B. Khi em bé nghĩ đến việc cha mắng. C. Khi bà nội em hiện ra. D. Khi trời sắp sáng. Câu 8 : Đôn Ki-hô-tê là kiểu nhân vật nào sau đây trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Xécvantét ? A.Hiệp sĩ B. Nhại hiệp sĩ C.Dũng sĩ. D. Anh hùng . Câu 9 . Em đánh giá như thế nào về những ước mơ của Đôn Ki-hô-tê được thể hiện trong đoạn trích? A. Ngớ ngẩn và điên rồ B. Không phù hợp với thời đại C.Tầm thường và xấu xa. D. Chính đáng và tốt đẹp. Câu 10.Những tác phẩm nào viết về người nông dân trong xã hội cũ? A. Những ngày thơ ấu ; Lão Hạc C. Tôi đi học ; Những ngày thơ ấu B. Lão Hạc ; Tôi đi học D. Lão Hạc ; Tắt đèn. Câu 11: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa cái chết của Lão Hạc ? A . Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc giản dị nhưng cao quý vô ngần B Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa C. Gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến thực dân đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng. Câu 12. Trong đoạn trích "Hai cây phong" người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì? A. Nhà văn B. Nhạc sĩ C. Hoạ sĩ. D. Nhà báo. II. Tự luận : Khi trả lời phải viết thành đoạn văn hoàn chỉnh . Câu 1 : Qua văn bản “ Chiếc lá cuối cùng” của mình, nhà văn O-Hen-Ry có quan niệm thế nào về một tác phẩm nghệ thuật ? Câu 2 : Ai đã trồng hai cây phong trên đồi cao đầu làng Kucurêu ? Người trồng hai cây phong ấy đã gởi vào đó ước mơ gì ?( 2đ ) C.Đáp án: Đáp án trắc nghiệm : Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Đúng D B B A A D C B D D A C Đáp án tự luận : Câu 1: Học sinh trình bày thành đoạn văn với các trình tự có thể khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau : Giá trị của tác phẩm nghệ thuật: + Được sáng tạo từ tình yêu thương con người một cách cao thượng, trong sáng (Cụ vẽ giúp Giônxi khỏi bệnh ..) + Kích thích tình yêu sự sống của con người.( Giôn xi khỏe lại , yêu sự sống..) + Ra đời trong sự lao động hết mình, trong cả gian khó ( Cụ Bơ Men vẽ trong bão, trên cầu thang cao 6 mét, …) + Giá của nó rất đắt có khi phải trả bằng cả mạng sống của con người ( cụ Bơ-men qua đời sau đêm mưa bão…) Câu 2: Thầy Đuy –Sen đã đem 2 cây phong này về trồng ,để chắp cánh ước mơ cho những đứa trẻ nghèo, ham học vùng quê hẻo lánh Kucurêu. ♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥- ♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥- ♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥- Lớp : 8a7 ( 1.11.2011) : 8a 8 ( 3.11.2011) : Tuần11 Tiết 42 Tập làm văn: Luyện nói: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 1 - Mục tiêu: Giúp học sinh. 1 . Kiến thức: - Ngoâi keå vaù taùc duïng cuûavieäc thay ñoåi ngoâi keå trong vaên töï söï. Söï keát hôïp caùc yeáu toá mt vaø bc trong vaên ts. Nhöõng yeâu caàu trình baøy vaên noùi, keå chuyeän. 2 . Kỹ năng: a. Kỹ năng chuiyên môn : Kể được một câu chuyện theo nhiều câu chuyện khác nhau, biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với n/ kể. Lập dàn ý mọt v/ bản tự sự có sử dụng yếu tố m/ tả và b/ cảm. Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, b/ cảm, sinh động c/chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ. b. Kỹ năng chuiyên môn : Giao tiếp: trình bày ý tưởng ; trao đổi để xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm ; sự kết hợp, mục đích, ý nghĩa của việc kết hợp hai yếu tố đó trong văn tự sự . - Ra quyết định: sudụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả bài văn tự sự . . Thái độ :Giaùo duïc hoïc sinh caûm thuï baøi vaên cuûa mình, yeâu thích moân hoïc. *Thực hành nói tích cực: Trình bày miệng đoạn văn tự sự có sử dụng ngôi kề vào các yếu tố biểu cãm và miêu tả theo các yêu cầu cụ thể *Thảo luận, trao đổi để xác định yếu tố ngôi kể, miêu tả trong văn tự sự . III.Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực : *Thực hành nói tích cực: Trình bày miệng đoạn văn tự sự có sử dụng ngôi kề vào các yếu tố biểu cãm và miêu tả theo các yêu cầu cụ thể *Thảo luận, trao đổi để xác định yếu tố ngôi kể, miêu tả trong văn tự sự . IV Chuẩn bị của Giáo Viên : bảng phụ . III- Các bước lên lớp: Hoạt đông 1 : khởi động ( 4’) a) Kiểm tra bài cũ: 3p Có mấy loại ngôi kể? đó là những loại nào? b/ Dạy nội dung bài mới : Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 1p: Hoạt động giáo viên và học sinh Phần lưu bảng Hoạt Động 2 : Tìm hiểu bài ( 10’) Dự kiến phương pháp : Vấn đáp . Thế nào là kể chuyện theo ngôi thứ nhất ? Tác dụng của vệc kể chuyện theo ngôi này là gì ? Cho ví dụ ? Thế nào là kể chuyện theo ngôi thứ 3 ? Tác dụng ? Cho ví dụ ? Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ? (Làm tăng tính sinh động, phong phú ) Hoạt Động 2( 20’) : Chuẩn bị luyện nói L KNS) Học sinh đọc đoạn văn SGK/ 110. GVH: Tìm sự việc, nhân vật chính, ngôi kể trong đoạn văn ? GVH: Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn trên ? GVH: Muốn kể lại đọan trích trên theo ngôi thứ nhất thì phải thay đổi những gì ? GVH: Đóng vai Chị Dậu và kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất . Hoạt động 3( 8’): Luyện tập.( KNS) Dự kiến phương pháp : Thuyết trình . HS trình bày bài viết đã chuẩn bị ở nhà . GV nhận xét - sửa chữa . I. Tìm hiểu bài: 1 / Chuẩn bị ở nhà : a. Ôn tập về ngôi kể . 1) Kể theo ngôi thứ nhất: Người kể xưng ‘‘tôi’’ trong câu chuyện . Ví dụ : Tôi đi học ( Thanh Tịnh ) 2 ) Kể theo ngôi thứ ba : Người kể giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Ví dụ:Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố ) Thay đổi ngôi kể. b .Chuẩn bị luyện nói : * Đề : Kể lại theo lời chị Dậu theo ngôi thứ nhất đoạn văn SGK/ 110 - Sự việc :Cuộc đối đầu giữa chị Dậu và cai lệ. - Nhân vật :Chị Dậu, cai lệ và người nhà Lí Trưởng. - Ngôi kể : Ngôi thứ 3 - chuyển ngôi thứ nhất - Yếu tố miêu tả : Chị Dậu xám mặt … ngã chỏng quèo. - Yếu tố biểu cảm : Cháu van ông … chồng tôi đau ốm … mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem . II / Luyện nói trên lớp . Đề : Kể lại theo lời chị Dậu theo ngôi thứ nhất đoạn văn SGK/ 110 . Ví dụ : Tôi xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay người nhà lí trưởng và van xin : ‘‘Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc , Ông tha cho !”. “Tha này ! Tha này !”.Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi . Lúc ấy , hình như tức quá không thể chịu được .tôi liều mạng cự lại : - Chồng tôi đau ốm , ông không được phép hành hạ ! Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi . Tôi nghiến hai hàm răng : Mày trói ngay chồng bà đi , bà cho mày xem ! Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa .Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của tôi, nên hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất ,trong khi miêng vẫn nham nhảm trói thét vợ chồng tôi … Hoạt động 4 ( 5’):Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 1p Học bài. - Ôn lại kiến thức về ngôi kể. Kể chuyện nghe kể chuyện và nhận xét trong các nhóm tự học. Chuẩn bị “Câu ghép”. : Đặc điểm của câu ghép Tự đặt ví dụ thêm Cách nối các vế câu RÚT KINH NGHIỆM : ……………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………..…………………………………..……………………………………… ♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥ Ngày dạy: 8ª7 ( 1/11/2011) : 8ª8 ( 3/11/2011) Tuần11/ Tiết 43 Tiếng Việt: CÂU GHÉP 1- Mục tiêu: Giúp học sinh. 1. Kiến thức : - Đặc điểm của câu ghép - Cách nối các vế câu ghép. 2. Kỹ năng : a. Kỹ năng chuyên môn : - Phân biệt câu ghép với câu đơn, và câu mở rộng thành phần. - Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp - Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu. b.Kỹ năng sống cần đạt : - Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu ghép theo mục đích giao tiếp cụ thể . - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu ghép . 3.Thái độ : Có thái độ đúng đắn khi sử dụng câu ghép cho phù hợp với hòan cảnh giao tiếp . III.Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực : (tích hợp KNS) *Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu ghép. *Động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu ghép. *Thực hành có hướng dẫn: tạo lập câu ghép theo tình huống giao tiếp. *Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích về những đặc điểm, cách tạo lập câu ghép theo tình huống cụ thể III - Các bước lên lớp: Hoạt động 1 ( 7’): Khởi động : a) Kiểm tra bài cũ: 5p - Thế nào là nói giảm nói tránh? Cho ví dụ? - Tác dụng của nói giảm nói tránh? b) Giới thiệu bài mới : Giới thiệu bài: (2p)Ở lớp 6, 7 các em đã học các loại câu gì?--> bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT Họat động 1( 10’) : Đặc điểm của câu ghép : Dự kiến phương pháp : Vấn đáp . Học sinh quan sát bảng phụ . GVH: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu in đậm trên ? GVH: Trong vd a có mấy cụm C-V ? Đâu là cụm C-V chính ? HS: 2 cụm C-V còn lại nằm trong VN --> ta gọi đó là câu có cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn hay câu có cụm C-V bao chứa nhau. GVH :Vd b có mấy cụm C-V ?Câu có 1 cụm C-V ta gọi đó là câu gì ? GVH :Vd c có mấy cụm C-V ? GVH: Các cụm C-V này có bao chứa nhau k ? GVH: Cô gọi câu trong vd c là câu ghép ? Vậy em hãy cho biết câu ghép có đặc điểm gì ? GVH:Tổng hợp kết quả phân tích đưa vào sơ đồ /sgk/ 112. Họat động 2 ( 10’): Cách nối các vế câu : HS tiếp tục quan sát đoạn văn mục 1 /SGK/111. GVH:Tìm thêm các câu ghép trong đoạn văn trên.? GVH:Trong mỗi câu ghép , các vế câu được nối với nhau bằng cách nào ? GVH: Hãy tìm thêm các ví dụ về cách nối các vế trong câu ghép . GVH : Qua phân tích em hãy cho biết có mấy cách nối các vế trong câu ghép ?( KNS) Hoạt động 3( 15’) : Luyện tập. HS đọc yêu cầu BT1/ sgk /113. HS lên bảng trình bày . GV nhận xét - sửa chữa . HS đọc yêu cầu BT2/ sgk /113. HS lên bảng trình bày . GV nhận xét - sửa chữa . I/ Tìm hiểu bài: 1/ Đặc điểm của câu ghép : a .Ví dụ / sgk /111. a.Tôi//quên...cảm giác/nảynở...cành hoa tươi/mỉm cười … CN VN CN VN CN VN b… mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi //dẫn đi trên con đường … CN VN c. Cảnh vật chung quanh tôi // đều thay đổi , vì CN VN chính lòng tôi // đang có sự thay đổilớn: … tôi // đi học . CN VN CN VN b. Ghi nhớ 1 : sgk /112 . 2/ Cách nối các vế câu : a. Ví dụ : mục 1 /sgk /111. - “ Hằng năm … tựu trường ” " Không có từ nối . - “ Những ý tưởng … nhớ hết ”" Từ nối : vì. - “ Con đường … thấy lạ ”" Từ nối : nhưng. - “ Cảnh vật … đi học ”" Từ nối : vì b. Ghi nhớ 2 / sgk /112 . B. Luyện Tập . BT 1/ sgk /113. a. - U van Dần , U lạy Dần ! - Dần hãy để cho chị đi với u ,đừng giữ chị nữa . - Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! – Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không ? - Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u , trói nốt cả Dần nữa đấy.(từ nối : nếu) b. - Cô tôi chưa dứt câu ,cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng . - Câu thứ 2 : Từ nối : giá . c. Câu thứ 2. d. Câu thứ 3.( nối bằng QHT bởi vì) . BT 2/ sgk /113 Vì mưa to nên đường trơn . Nếu Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ. Tuy nhà ở khá xa nhưng Bắc vẫn đi học đúng giờ. Không những Vân học giỏi mà còn rất khéo tay. Bài 3: a/ Trời mưa to nên tôi không đi lao động. Tôi không đi lao động vì trời mưa to. b/ Gia đình khó khăn nhưng tôi vẫn tiếp tục đi học Tôi vẫn tiếp tục đi học tuy gia đình khó khăn Hoạt động 4 : Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà : 2p Học bài, làm bài tập , 4, 5. - Ôn lại kiến thức đã học và học phần ghi nhớ . Tổ 1,3 tìm các ngữ liệu có câu ghép, tổ 2,4 đọc và tìm hiểu câu ghép trên ngữ liệu của bạn. Chuẩn bị “Tìm hiểu chung về văn thuyết minh” Đọc và trả lở kĩ tổ 1 cấu các tổ còn lại phần 2 ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Lớp : 8a7 ( 1.11.2011) : 8a 8 ( 3.11.2011) : Tuần11 Tiết 44 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH. I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : - Đặc điểm của văn bản thuyết minh . - Ý nghĩa , phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh . - Yêu cầu của bài văn thuyết minh ( về nội dung , ngôn ngữ ) 2.Kĩ năng : a. Kĩ năng chuyên môn : - Nhận biết văn bản thuyết minh , phân biệt văn bản thuyết minh - Trình bày các tri thức có tính chất khách quan , khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn học khác . b.. Kĩ năng sống cần đạt : - Giao tiếp: trình bày ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách tạo lập bài văn thuyết minh - Suy nghĩ sáng tạo: thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho việc tạo lập bài văn thuyết minh 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn khi tìm hiểu về văn bản thuyết minh . III.Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực : (tích hợp KNS) *Phân tích tình huống để phân biệt sự khác biệt của văn thuyết minh với các loại văn bản đã học . *Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm, cách tạo lập bài văn thuyết minh cụ thể. III) Tiến trình lên lớp : 1.Hoạt động 1: Khởi động ( 3’) . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc sọan bài của HS . 2. Bài mới : Hoạt động giáo viên và học sinh Phần lưu bảng Hoạt Động 2 : Tìm hiểu bàiL 10’) Học sinh đọc ví dụ /sgk /114. GVH: Vb Cây dừa Bình Định nói về vấn đề gì ? GVH: Để nêu lên lợi ích của cây dừa, người viết đã dùng phương thức gì ? GVH: Vb thứ 2 nêu lên vấn đề gì ? Để làm rõ nguyên nhân đó , tg đã sử dụng phương thức gì ? GVH: Ở Vb 3 , tg cung cấp cho chúng ta những kiến thức gì về xứ Huế ? (Đặc điểm) GVH: Để nêu lên đặc điểm của xứ Huế, tg đã dùng phương thức gì ? GVH: Em hiểu ntn là văn bản thuyết minh ? GVH: Em thường gặp các lọai văn bản đó ở đâu ? HS: Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi , ngành nghề nào cũng có .Như mua một cái ti vi, máy bơm ,máy cày …, đều phải kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu tính năng,cấu tạo ,cách sử dụng , cách bảo quản .Mua một hộp bánh, trên đó cũng có ghi xuất xứ, thành phần các chất làm nên bánh, ngày sản xuất , hạn sử dụng ,trọng lượng tịnh .. GVH: Hãy kể thêm một vài văn bản cùng lọai mà em biết ? Hoạt động 3: Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh ( 10’) : Thảo luận nhóm . CH1 : Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự hoặc miêu tả, biểu cảm, nghị luận không ? Vì sao ?Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào ?( KNS) HS: - Văn bản tự sự trình bày sự việc , diễn biến , nhân vật . - Văn bản miêu tả trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật , con người . - Văn bản nghị luận trình bày ý kiến ,luận điểm . * Các văn bản trên k có các đặc điểm đó ,đây là kiểu vb khác. CH2 :Vậy các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng ? HS: Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật , hiện tượng .Từ đặc điểm này , ta có thể rút ra kết luận về nhiệm vụ của văn bản thuyết minh : Cung cấp tri thức khách quan về sự vật , giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn và đầy đủ. Không có yếu tố hư cấu , tưởng tượng và tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan , các ý kiến yêu – ghét … CH3 : Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào? CH4: Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì? HS: chính xác , rõ ràng, cô đọng , chặt chẽ. Không chú trọng sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi như trong văn miêu tả và biểu cảm .VBTM thuộc lĩnh vực nào , liên quan tới nghề nào thì phải sử dụng những thuật ngữ , những khái niệm có tính chất chuyên ngành đó . GVH: Rút ra những kiến thức trọng tâm của bài học ? HS đọc ghi nhớ / sgk/117. Hoạt động 3 : Luyện tập.( 18’) HS đọc yêu cầu BT1/ sgk/ 117. HS trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày. GV nhân xét - sữa chữa . HS đọc yêu cầu BT2/ sgk/ 118. HS lên bảng trình bày. GV nhân xét - sữa chữa . HS đọc yêu cầu BT3/ sgk/ 118. HS lên bảng trình bày. GV nhân xét - sữa chữa I .Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh : 1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người. * Ví dụ : sgk /114. a) Trình bày lợi ích của cây dừa gắn bó với người dân Bình Định. b) Giải thích tác dụng của chất diệp lục. c) Giới thiệu Huế - một trung tâm văn hóa , nghệ thuật lớn của Việt Nam . 2) Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng. - Trình bày một cách khách quan. 3. Ghi nhớ : sgk /117. III . Luyện tập. BT1/sgk/117: Xác định văn bản thuyết minh a) Cung cấp kiến thức về lịch sử. b) Cung cấp kiến thức về khoa học sinh vật. BT2/sgk/118: Văn bản:Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 là văn nhật dụng ,thuộc kiểu nghị luận , nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông, làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao . BT3/sgk/118: Các văn bản khác cũng cần sử dụng yếu tố thuyết minh , vì : -Tự sự : giới thiệu sự việc, nhân vật… -Miêu tả : giới thiệu cảnh vật,con người , thời gian, không gian … -Biểu cảm : giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật. -Nghị luận : giới thiệu luân điểm, luân cứ… Hoạt đông 4 : Hướng dẫn tự học(2’) - Học phàn ghi nhớ.Tìm thên các văn bản thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Học bài, làm bt 3 (SGK/118). - Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh. - Chuẩn bị tiết sau: soạn văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” : - Biết cách đọc – hiểu , nắm bắt các vấn đề xã hội trong một văn bản nhật dụng . - Có thái độ quyết tâm phòng chống thuốc lá . - Nhấn mạnh hiểm họa to lớn của dịch này . RÚT KINH NGHIỆM : ………………………………………………………………………………….………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥- ♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥- ♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-♥-

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 12 TICH HOP DU.doc
Giáo án liên quan