1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết đọc hiểu một văn bản nhật dụng.
* Hoạt động 2:
_ HS hiểu mối nguy hại ghê gớm, toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội.
_ HS biết tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ HS thực hiện thành thạo: Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
* Hoạt động 2:
_ HS thực hiện được: Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Thói quen: đọc và tìm bố cục văn bản ở nhà.
* Hoạt động 2:
_ Thói quen: Không bao giờ hút thuốc lá.
_ Tính cách: Giáo dục học sinh thái độ kiên quyết phòng chống tệ nạn thuốc lá, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
2. Nội dung học tập:
_ Tác giả, tác phẩm.
_ Tác hại của thuốc lá. Kiến nghị chống thuốc lá.
_ Tính thuyết phục trong cách thuyết minh.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
Thiết kế bài giảng điện tử.
3.2 Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, trả lời câu hỏi trong VBT
Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế không dùng bao bì ni lông?(9 đ)
Trả lời: _ Ô nhiễm môi trường.
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2244 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 12 Tiết 45 Bài 12 ÔN DỊCH, THUỐC LÁ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
(Nguyễn Khắc Viện)
Tuần: 12 Tiết: 45 Bài: 12 Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết đọc hiểu một văn bản nhật dụng.
* Hoạt động 2:
_ HS hiểu mối nguy hại ghê gớm, toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội.
_ HS biết tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ HS thực hiện thành thạo: Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
* Hoạt động 2:
_ HS thực hiện được: Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Thói quen: đọc và tìm bố cục văn bản ở nhà.
* Hoạt động 2:
_ Thói quen: Không bao giờ hút thuốc lá.
_ Tính cách: Giáo dục học sinh thái độ kiên quyết phòng chống tệ nạn thuốc lá, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
2. Nội dung học tập:
_ Tác giả, tác phẩm.
_ Tác hại của thuốc lá. Kiến nghị chống thuốc lá.
_ Tính thuyết phục trong cách thuyết minh.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
Thiết kế bài giảng điện tử.
3.2 Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, trả lời câu hỏi trong VBT
Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế không dùng bao bì ni lông?(9 đ)
Trả lời: _ Ô nhiễm môi trường.
_ Các tác hại khác: Cản trở sự phân hủy của đất. Xói mòn đất. Tắt cống. Phát sinh muỗi lây bệnh. Sinh vật chết. Ngộ độc.
Câu hỏi 2: Hôm nay em học văn bản gì? Thể loại? Tác giả? (1đ)
Trả lời: Ôn dịch, thuốc lá - Văn bản nhật dụng, Nguyễn Khắc Viện
HS trả lời, GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Vào bài: 1’
* Em biết gì về thuốc lá?
_ HS trả lời về tác hại của việc hút thuốc lá, các qui định về việc cấm hút thuốc lá…
* GV nhận xét, giới thiệu đôi nét về tác giả, dẫn vào bài mới.
HĐ1: (10’)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
- Yêu cầu đọc rõ ràng, mạch lạc chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác, nhấn giọng những kết luận của mỗi phần.
* Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản, cùng nhận xét.
* Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích các từ khó.
* Thể loại?
_ Văn bản nhật dụng: thuyết minh về một vấn đề khoa học, xã hội.
* Ta có thể chia văn bản thành mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn?
_ Bố cục: 3 đoạn:
Đoạn 1: “Từ đầu ... AIDS”: => dẫn vào vấn đề.
Đoạn 2: “Tiếp theo ........ phạm pháp”
=> Tác hại của thuốc lá đối với cá nhân và đối với cộng đồng.
Đoạn 3: Còn lại. => Kêu gọi cả thế giới đứng lên chống lại ôn dịch thuốc lá.
* Em hiểu ntn về nhan đề của văn bản?
_ Ôn dịch: chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm, lay lan rộng làm chết người hàng loạt.
_Ôn dịch thuốc lá có hai nghĩa:
+ Chỉ dịch thuốc lá.
+ Tỏ thái độ nguyền rủa, tẩy chay dịch bệnh này.
* Trong nhan đề “Ôn dịch, thuốc lá”, dấu phẩy được đặt giữa hai từ với ý nghĩa gì?
_ Để ngắt giọng, được dùng theo lối tu từ nhằm nhấn mạnh sắc thái biểu cảm: vừa căm tức, vừa ghê tởm.
HĐ3: (24’)
* Tác giả so sánh ôn dịch thuốc lá với những đại dịch nào? Tác dụng của việc so sánh đó?
_ So sánh ôn dịch thuốc lá còn nặng hơn cả AIDS => Ôn dịch thuốc lá rất nguy hiểm.
* Em có nhận xét gì về lời văn thuyết minh thông tin này?
_ Sử dụng từ ngữ của ngành y tế, thông tin ngắn gọn, tính chính xác cao => Nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của dịch này.
* Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào?
* Việc tác giả so sánh tác hại của thuốc lá bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo như trên nhằm dụng ý gì?
_ Chống thuốc lá như chống giặc ngoại xâm.
_ Thuốc lá gây hại cho cơ thể, sức khoẻ cho con người từ từ.
* Khói thuốc đã đem lại những nguy hiểm gì cho cơ thể con người? Nhận xét cách trình bày của tác giả về vấn đề này?
_ Hút một điếu thuốc cắt ngắn một đoạn đời.
_ Gây ra nhiều bệnh tật (GV cho HS quan sát tranh các bệnh do thuốc lá gây ra.)
* “Có người bảo: Tôi hút tôi bị bệnh mặc tôi!” được đưa ra như một dẫn chứng, một tiếng nói khá phổ biến của những con nghiện là đúng hay sai? Vì sao?
_ Lời nói thiếu trách nhiệm, vì khói thuốc lá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người xung quanh, nghiện thuốc lá dễ dàng dẫn đến ma tuý, nghiện ngập, trộm cắp và tội phạm.
* Ngoài có hại với sức khoẻ, thuốc lá còn có tác hại gì?
_ Huỷ hoại lối sống, nhân cách con người.
* Những thông tin này có mới lạ với em không? Vì sao?
_ HS tự trả lời (không, vì được nghe nhiều từ thông tin đại chúng.)
* GDMT: Theo em thuốc lá có ảnh hưởng gì tới môi trường sống không?Kể ra?
_ HS tự trả lời, GV liên hệ giáo dục môi trường)
* Em hiểu ntn về chiến dịch và chiến dịch chống thuốc lá?(8A1)
_ Chiến dịch: là toàn bộ nói chung các việc làm tập trung và khẩn trương huy động nhiều lực lượng trong một thời gian, nhằm một mục đích nhất định.
_ Chiến dịch chống thuốc lá: là hoạt động thống nhất, rộng khắp nhằm chống lại một cách có hiệu quả ôn dịch thuốc lá.
* Cách thuyết minh của tác giả ở đây là gì?
_ Dùng các ví dụ, số liệu, tống kê, so sánh.
* Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu-Mỹ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?
_ Thuyết phục bạn đọc tin ở tính khách quan của chiến dịch chống thuốc lá.
* Biện pháp chống ôn dịch thuốc lá ở các nước phát triển?
_ Cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng.
_ Phạt nặng những người vi phạm
_ Đưa ra các khẩu hiệu, tài liệu chống thuốc lá.
_ Cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng
* Tác giả đã bày tỏ thái độ ntn trong phần này?
_ Cổ vũ chiến dịch chống thuốc lá.
_ Tin ở sự chiến thắng của chiến dịch này.
* Theo em cần làm gì để chống lại ôn dịch, thuốc lá?
_ HS tự phát biểu, GV nhận xét, liên hệ giáo dục HS
Giáo viên: Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* GDKN: Em sẽ làm gì nếu người thân em nghiện thuốc lá?
_ HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
_ GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích:
II. Phân tích:
1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá:
_ So sánh ôn dịch thuốc lá còn nặng hơn cả AIDS => Ôn dịch thuốc lá rất nguy hiểm.
2. Tác hại của thuốc lá:
_ Gây ra nhiều bệnh tật hiểm nghèo.
_ Huỷ hoại lối sống, nhân cách con người.
3. Kiến nghị chống thuốc lá:
_ Chiến dịch chống thuốc lá
_ Cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng.
_ Phạt nặng những người vi phạm
_ Đưa ra các khẩu hiệu, tài liệu chống thuốc lá.
_ Cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng
Ghi nhớ: (SGK/122)
4.4 Tổng kết:
Câu hỏi 1: Em hãy vẽ sơ đồ nêu tác hại của thuốc lá?
Tác hại của thuốc lá
Trả lời:
Bản thân
Cộng đồng
Đạo đức
Sức khoẻ
Vợ, con, bạn bè, đồng nghiệp,…
Giảm tuổi thọ
Gây bệnh nguy hiểm
Chết
Phạm pháp
Nêu gương xấu
Gây nhiều bệnh tật nguy hiểm
Chiến dịch chống thuốc lá
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học tiết này:
Học nội dung bài, ghi nhớ. Làm phần luyện tập/ 122.
Nhận xét phương pháp thuyết minh của văn bản này với “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”.
Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người và cộng đồng.
Đọc phần đọc thêm, làm bài tập 1,2/122
2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Bài toán dân số.
Đọc văn bản, tìm hiểu các chú thích.
Trả lời câu hỏi trong SGK, VBT
Sưu tầm thông tin số liệu về kế hoạch hoá gia đình.
5. Phụ lục:
Thông tin về tác giả:
- Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sinh năm 1913 mất năm 1997, ông là người có đóng góp lớn đối với ngành tâm lý, với nền văn hóa và giáo dục Việt Nam. Tuy bị bệnh phổi nặng nhưng với nghị lực phi thường, ông đã đẩy lùi giờ hẹn với thần chết tới gần 50 năm.
- Trong thời gian học và làm việc ở Pháp, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện mắc bệnh lao, bị phẫu thuật cắt phổi 7 lần, mất 8 xương sườn, dung tích thở chỉ còn hơn 1 lít (ở người bình thường là 4,5 lít). Bác sĩ điều trị cho biết ông chỉ có thể sống thêm khoảng một vài năm. Không muốn chấp nhận kết cục đó, ông đã tìm đọc khí công, Yoga và tìm thấy con đường sống của mình: tập thở bụng để tận dụng tối đa công năng của phần phổi còn lại. - Con người gầy gò luôn tiết kiệm từng hơi thở này đã liên tục vượt qua bản thân và những trở ngại của cuộc sống để thực hành một tâm nguyện: làm sao cho mọi người, nhất là trẻ thơ, được khỏe khoắn về tâm thần, nhờ đó mà có cuộc sống hạnh phúc.
Tác hại của thuốc lá:
Trong khói thuốc lá có hơn 4.000 chất đã được định dạng, trong đó có 40 chất gây ung thư, có oxit carbon monoxide làm thiếu oxy và có nicotin gây nghiện.
Cũng như Heroine, cocaine và rượu, nicotine làm người là cứ phải tìm thuốc để hút. Hút thuốc lá là dạng nghiện phổ biến nhất hiện nay trên thế giới.
Khi nói đến các bệnh gây ra do thuốc lá bà con ta thường chỉ nghĩ đến các bệnh có liên quan trực tiếp đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản mãn hay ung thư phổi. Nhưng trên thực tế, những chất độc từ khói thuốc lá đã thâm nhập khắp nơi trong cơ thể, gây ra bệnh lý gần như ở tất cả cơ quan trong cơ thể người.
CÂU GHÉP (tt)
Tuần: 12 Tiết: 46 Bài: 12 Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết và hiểu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
* Hoạt động 2:
_ HS hiểu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép vận dụng giải bài tập.
1. 2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
* Hoạt động 2:
_ Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
_ Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Thói quen soạn bài ở nhà.
* Hoạt động 1:
_ Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng câu ghép đúng trong khi tạo lập văn bản.
2. Nội dung học tập:
_ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
_ Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Các ví dụ về câu ghép.
3.2 Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK/123
Làm bài tập vào VBT.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ(5 đ)
Trả lời: _ Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu.
- HS cho ví dụ, GV cùng HS nhận xét.
Câu hỏi 2: Có mấy cách nối các vế của câu ghép?(5 đ)
Trả lời: _ Có hai cách nối các vế câu:
+ Dùng từ nối.
+ Không dùng từ nối.
Câu 3: Hôm nay chúng ta học bài gì? Nội dung chính nói về vấn đề gì?(2 đ)
Trả lời: Câu ghép (tt), nội dung: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
4.3. Tiến trình bài học: (Từ câu trả lời của HS, GV giới thiệu bài mới)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (20’)
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ mục I.1
* Xác định và gọi tên các quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ?
_ Vế A: Có lẽ tiếng Việt chúng ta đẹp.
_ Vế B: (bởi vì) tâm hồn của người Việt Nam rất đẹp...
_ Vế A: Chỉ kết quả.Vế B: Chỉ nguyên nhân.
* Mỗi vế biểu ý gì?
_ Vế A: Ý nghĩa khẳng định.
_ Vế B: Ý nghĩa giải thích.
* Tìm thêm một số câu ghép trong đó các vế câu có quan hệ ý nghĩa khác?
_ Ví dụ: a. Quan hệ mục đích:
Các em cố gắng học để cha mẹ và thầy cô được vui lòng.
b. Quan hệ điều kiện - kết quả.
Nếu có ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo.
c. Quan hệ tương phản:
Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng nhung ngay cả cái bát múc cám lợn cũng trở nên ngộ nghĩnh.
* Giáo viên: qua những ví dụ vừa phân tích em hãy cho biết các quan hệ trong câu ghép đó là những quan hệ gì?
_ Các vế trong câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những quan hệ thường gặp là: Quan hệ nguyên nhân, điều kịên, tương phản, tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ nối tiếp, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
* Mỗi quan hệ được đánh dấu bằng gì?
_ Quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng.
* Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ta dựa vào đâu?
_ Văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* GV gọi HS cho ví dụ câu ghép và phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
HĐ2: (15’)
Bài tập 1:
a. Vế 1-2: Nguyên nhân - kết quả.
Vế 2-3: Giải thích.
b. Qua hệ: Điều kiện - kết quả.
c. Quan hệ: Tăng tiến.
d. Quan hệ: Tương phản.
Bài tập 2:
a. (1) Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm.
(2) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng...
(3) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
(4) Trời ầm ầm…..giận dữ…
Giáo viên: yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập 3-4.
Bài tập bổ sung: (8A1)
Viết đoạn văn ngắn về học tập, có câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân, tương phản.
- HS viết theo cặp (3’)
- GV gọi HS trình bày, GV cùng sửa chữa.
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép:
Ghi nhớ (SGK/123)
II Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2
Bài tập bổ sung:
4.4. Tổng kết:
Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lý thuyết về Câu ghép qua hai tiết đã học?
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học tiết này:
Học ghi nhớ
Làm các bài tập còn lại.
2. Đối với bài học tiết tiếp theo:
Chuẩn bị: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, VBT
5. Phụ lục:
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
Tuần: 12 Tiết: 47 Bài: 12 Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết những kiến thức về văn bản thuyết minh.
_ HS hiểu được đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.
* Hoạt động 2:
_ HS biết vận dụng kiến thức về các phương pháp thuyết minh để giải bài tập.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật. Tích luỹ và nâng cao tri thức đời sống.
_ HS thực hiện được: Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
* Hoạt động 2:
_ HS thực hiện thành thạo: Lựa chọn và phối hợp các phương pháp thuyết minh phù hợp: định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê … để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng thuyết minh.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Thói quen: Tìm hiểu, suy nghĩ, lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp khi tạo lập văn bản thuyết minh.
* Hoạt động 2:
_ Tính cách: Hứng thú với giờ Tập làm văn thuyết minh.
2. Nội dung học tập:
_ Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.
_ Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Tìm hiểu về các phương pháp thuyết minh.
3.2 Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK phần bài học.
Làm bài tập vào VBT.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh?(9 đ)
Trả lời: _ Trình bày đặc điểm, tính chất, nguyên nhân … của đối tượng.
_ Trình bày một cách khách quan, xác thực, hữu ích.
_ Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn
Câu hỏi 2: Hôm nay chúng ta học bài gì? Gồm những nội dung gì? (1 điểm)
_ Phương pháp thuyết minh
_ GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
4.3 Tiến trình bài học: (GV giới thiệu bài)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (20’)
Giáo viên: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục I.1 SGK và trả lời các câu hỏi.
* Các loại tri thức được sử dụng trong văn bản thuyết minh ở sách giáo khoa?
_ Các tri thức về sự vật (cây dừa), khoa học (lá cây, con giun đất), lịch sử (khởi nghĩa), văn hoá (Huế)....
* Công việc để chuẩn bị viết một văn bản thuyết minh?
_ Quan sát.
_ Học tập.
_ Tham quan.
* Cách tích luỹ tri thức để viết văn bản thuyết minh?
_ Tích luỹ và sử dụng.
_ Học tập và chọn lọc.
Giáo viên: Tri thức của nhân loại vốn rất rộng nhưng cả hiểu biết về một đối tượng nào đó cũng không phải là hẹp. Vì vậy cần phải xác định được thông tin chính và thông tin phụ.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục I.2 SGK và trao đổi thảo luận từng phương pháp.
Giáo viên: đưa ra mô hình.
A Là B
- Đối tượng cần - Từ thường được - Tri thức thuyết minh dùng trong phương về đối
pháp định nghĩa tượng
* Sau từ là, giúp chúng ta hiểu về điều gì? Nó được gọi là câu gì?
_ Hiểu rõ đối tượng. Câu định nghĩa.
* Trong VDb, phương pháp liệt kê có tác dụng gì?
_ Hiểu đầy đủ về đối tượng.
* Các ví dụ trong VDc, có tác dụng gì trong việc trình bày cách xử phạt?
_ Người đọc dễ liên hệ thực tế, thuyết phục.
* Ở VDd, cung cấp cho ta những số liệu nào? Tác dụng?
_ Tăng độ tin cậy.
* Nêu tác dụng của phương pháp so sánh ở VDe?
_ Hình dung sự vật một cách cụ thể.
* Trong văn bản Huế, tác giả trình bày những đặc điểm nào của Huế? Đó là phương pháp gì? Tác dụng?
_ Người đọc hiểu được từng khía cạnh của vấn đề => Hiểu toàn diện.
* Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
HĐ2: (15’)
Bài tập 1.
a. Kiến thức về khoa học.
b. Kiến thức về xã hội.
Bài tập 2.
a. Phương pháp so sánh.
b. Phương pháp phân tích.
c. Phương pháp nêu số liệu.
Bài tập 3. (8A1)
a. Kiến thức:
- Về lịch sử.
- Về quân sự.
- Về cuộc sống của nữ TNXP thời chống Mỹ
b. Phương pháp: dùng số liệu và sự kiện.
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh:
1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh:
2. Phương pháp thuyết minh:
_ Phương pháp định nghĩa, giải thích.
_ Phương pháp liệt kê.
_ Phương pháp nêu ví dụ.
_ Phương pháp dùng số liệu.
_Phương pháp so sánh.
_Phương pháp phân loại phân tích.
Ghi nhớ:SGK/128
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Phạm vi tìm hiểu vấn đề “Ôn dịch, thuốc lá”
Bài tập 2: Phương pháp thuyết minh “Ôn dịch, thuốc lá”.
Bài tập 3:
4.4. Tổng kết:
Câu hỏi 1: Em có thể sử dụng những phương pháp nào để thuyết minh?
Trả lời: _ Phương pháp định nghĩa, giải thích.
_ Phương pháp liệt kê.
_ Phương pháp nêu ví dụ.
_ Phương pháp dùng số liệu.
_ Phương pháp so sánh.
_ Phương pháp phân loại phân tích.
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học tiết này:
Học ghi nhớ, hoàn thành bài tập
Làm BT4/129
Sưu tầm, đọc thêm các văn bản thuyết minh sử dụng phong phú các phương pháp thuyết minh để học tập.
Tìm, đọc kỹ một số đoạn văn thuyết minh hay.
2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra Văn và bài viết số 2
Xem lại các kiến thức về Văn bản.
Xem lại cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
5. Phụ lục:
Tuần: 12 Tiết: 48 Bài: 11 Ngày dạy: ……
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS hiểu được yêu cầu của đề bài.
* Hoạt động 2:
_ HS biết đánh giá ưu khuyết điểm bài làm của bản thân.
* Hoạt động 3:
_ HS biết lập dàn bài và sửa lỗi sai.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ HS đọc và xác định được yêu cầu của đề.
* Hoạt động 2:
_ HS thực hiện được sử dụng từ ngữ đúng trong diễn đạt và kỹ năng xây dựng văn bản.
* Hoạt động 3:
_ HS thực hiện thành thạo: lập dàn bài, phát hiện và sửa lỗi sai.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Cẩn thận trong thi cử, kiểm tra.
* Hoạt động 2:
_ Thói quen: lắng nghe và sửa chữa sai sót.
* Hoạt động 3:
_ Giáo dục HS ý thức sửa chữa các lỗi sai khi mắc phải.
2. Nội dung học tập:
_ Tìm hiểu đề.
_ Phát hiện và sửa lỗi bài làm.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Chấm bài kiểm tra, điểm, các lỗi cần sửa.
3.2 Học sinh: Nhớ lại đề bài và lập dàn ý cho đề Tập làm văn đã làm.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra VBT của HS
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (5’)
* GV nhắc lại đề kiểm tra Văn: 100% tự luận
* Đề Tập làm văn: Em hãy kể về một việc em đã làm khiến cha mẹ rất vui lòng.
* Đề yêu cầu điều gì?
_ Kể một câu chuyện về việc tốt bản thân em làm khiến cha mẹ vui lòng.
HĐ2: (10’)
* GV nhận xét ưu - khuyết điểm:
1. Ưu điểm:
a. Văn: Các em có học bài, nhớ tên tác giả, thể loại, của tác phẩm. biết tóm tắt văn bản, trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
b. Tập làm văn: HS nắm được yêu cầu và thể loại của đề bài. Các em biết chọn việc làm tiêu biểu làm cho cha mẹ vui lòng. Có em biết bộc lộ cảm xúc chân thật, bài làm có kết hợp miêu tả và biểu cảm sinh động.
2. Khuyết điểm:
a. Văn: Một số em không thuộc bài, chưa tóm tắt được văn bản, chưa nắm được nội dung tác phẩm,bài học bản thân chưa sâu sắc, chưa nêu được suy nghĩ về người nông dân trước CMT8
b. Tập làm văn: Vài em tưởng tượng quá mức, câu chuyện không thực tế, chưa nêu lên được cảm tưởng của mình khi làm việc tốt
_ Một số em kể dài dòng nhưng chưa kết hợp miêu tả, biểu cảm, đơn thuần liệt kê sự việc.
* Hình thức: Viết chữ còn cẩu thả, sai lỗi chính tả.
_ Diễn đạt chưa trọn ý, dùng từ chưa đúng nghĩa.
* GV phát bài và công bố điểm.
Văn:
Lớp
Trên Trung bình
Dưới Trung bình
8A1
8A2
8A3
Tập làm văn:
Lớp
Trên Trung bình
Dưới Trung bình
8A1
8A2
8A3
HĐ3: (25’)
* GV gọi 2 HS lên bảng lập dàn bài
- GV cùng HS nhận xét dựa vào dàn bài ở tiết 35,36.
* GV gọi HS trả lời câu hỏi phần Văn,
- GV nhận xét dựa vào đáp án tiết 41
- GV gọi HS lên bảng ghi lại các lỗi (chính tả, diễn đạt) và sửa lại.
* Hướng khắc phục:
_ Tìm đọc nhiều bài tham khảo, rút ra bài học cho bản thân.
_ Học cách viết văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
_ Thường xuyên kiểm tra các em học sinh có kết quả thấp.
_ Phụ đạo HS yếu bộ môn trong tiết dạy.
I. Đề - tìm hiểu đề:
II. Nhận xét ưu - khuyết điểm:
* Phát bài và công bố điểm:
III. Lập dàn bài và sửa lỗi:
- GV đọc bài văn hay và rút kinh nghiệm cho cả lớp.
8A1: … …
8A2: … …
8A3: … …
4.4. Tổng kết:
GV nhắc lại các lỗi học sinh cần tránh ở bài kiểm tra sau.
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học tiết này:
Xem lại bài làm, sửa lỗi.
Tìm đọc nhiều bài tham khảo, rút ra bài học cho bản thân.
Ôn tập nội dung, nghệ thuật các tác phẩm đã học.
2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
Tìm hiểu yêu cầu của đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, VBT.
5. Phụ lục:
File đính kèm:
- NV8 Tuan 12.doc