I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
3. Thái độ :
Giáo dục về ý thức tránh xa và thuyết phục mọi người không dùng thuốc lá.
Tích hợp GD môi trường + GDKNS
II. Chuẩn bị:
1/ Thầy: Giáo án , SGK , SGV , một số tranh ảnh có liên quan .
2/ Trò: Sọan bài, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người và cộng đồng .
III. Các bước lên lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Nêu những nguyên nhân cơ bản khiến cho việc sử dụng bao bì ni lông gây nguy hại đến con người và môi trường?
(- Đặc tính không phân hủy của pla-xtic
+ Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật.
+ Làm tắc các đường dẫn nước thải.
+ Làm tắc nghẽn hệ thống cống rãnh khiến muỗi phát sinh lây truyền dịch bệnh.
+ Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải
->Tính không phân hủy của pla-xtic là nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe của con người. )
3. Dạy bài mới
Giới thiệu bài: (1’)‘Thuốc lá là hình ảnh khá quen thuộc trong cuộc sống và tác hại của nó cũng rất lớn lao. Hằng năm thế giới đã chọn ngày 31/5 là ngày phòng chống hút thuốc lá. Vậy tác hại của nó như thế nào?
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11407 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 12 Tiết 45 Ôn dịch thuốc lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 45: ÔN DỊCH THUỐC LÁ
Tiết 46: CÂU GHÉP (Tiếp)
Tiết 47: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
Tiết 48: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
Soạn ngày 28/10/2013
Tuần 12 ;Tiết 45: ÔN DỊCH THUỐC LÁ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
3. Thái độ :
Giáo dục về ý thức tránh xa và thuyết phục mọi người không dùng thuốc lá.
Tích hợp GD môi trường + GDKNS
II. Chuẩn bị:
1/ Thầy: Giáo án , SGK , SGV , một số tranh ảnh có liên quan .
2/ Trò: Sọan bài, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người và cộng đồng .
III. Các bước lên lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Nêu những nguyên nhân cơ bản khiến cho việc sử dụng bao bì ni lông gây nguy hại đến con người và môi trường?
(- Đặc tính không phân hủy của pla-xtic
+ Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật.
+ Làm tắc các đường dẫn nước thải.
+ Làm tắc nghẽn hệ thống cống rãnh khiến muỗi phát sinh lây truyền dịch bệnh.
+ Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải
->Tính không phân hủy của pla-xtic là nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe của con người. )
3. Dạy bài mới
Giới thiệu bài: (1’)‘Thuốc lá là hình ảnh khá quen thuộc trong cuộc sống và tác hại của nó cũng rất lớn lao. Hằng năm thế giới đã chọn ngày 31/5 là ngày phòng chống hút thuốc lá. Vậy tác hại của nó như thế nào?
HĐ của thầy
H Đ của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: HDHS Đọc, tìm hiểu chung (10’)
- GV: hướng dẫn đọc (giọng to rõ , đầy sức thuyết phục)
- GV: đọc mẫu một đoạn
- Gọi HS đọc – Nhận xét
- Nghe
- Đọc vb
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc
- Yêu cầu HS nêu thắc mắc về từ ngữ chưa hiểu.
- Gọi HS đọc chú thích từ
- Phát biểu, nhận xét
2.Tìm hiểu chung
- Từ khó
? Văn bản có thể được chia mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần?
- Phát biểu, nhận xét, sửa chữa.
-> Chốt
- Nêu và khẳng định vấn đề: tác hại của thuốc lá → phân tích tác hại nhiều mặt của khói thuốc lá → kiến nghị.
- Bố cục: 3 phần:
+ P1:Từ đầu→“nặng hơn cả AIDS”
Ý: Nêu vấn đề: Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người.
+ P2: Tiếp → “con đường phạm pháp”:
Ý: Tác hại của thuốc lá.
+ P3: Còn lại:
Ý: Kiến nghị:phải chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.
? Chỉ ra tính chặt chẽ của bố cục?
? Phương thức biểu đạt chính của vb?
- Nghị luận có sử dụng yếu tố thuyết minh.
- Phương thức biểu đạt:
Nghị luận + thuyết minh.
Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu bài: (15’)
? Ở nhan đề văn bản, tại sao t/giả lại dùng dấu phẩy? Nó có ý nghĩa gì?
GV: Nhan đề văn bản thể hiện rõ thái độ của t/giả đ/với vấn đề.
? Tác giả đã nêu lên vấn đề gì? Nhận xét của em về tầm quan trọng của vấn đề được nêu?
? Theo em, t/giả nêu vấn đề như vậy có đáng tin cậy không? Vì sao?
- Dấu phẩy được sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm : vừa căm ghét vừa ghê tởm, vì:
+ Nghiện thuốc lá là một thứ bệnh, rất dễ lây lan trên diện rộng (giống như ôn dịch).
+ “Ôn dịch” còn là từ được “dùng làm tiếng chửi rủa”
- Phát biểu, nhận xét.
- Có. Vì t/giả đã dựa vào kết quả của hơn 5 vạn công trình nghiên cứu của các nhà bác học sau mấy chục năm. Hơn nữa, đại dịch HIV – AIDS đang là vấn đề được quan tâm toàn cầu.
II .Tìm hiểu bài:
1. Nêu vấn đề:
- Ôn dịch :
+ Là bệnh lan truyền rộng.
+ Là tiếng chửi rủa .
-> Dấu phẩy được sử dụng theo lối tu từ , tạo một sự ngắt giọng để nhấn mạnh thái độ căm giận, ghê tởm bao hàm được cả ý : “Thuốc lá ! Mày là đồ ôn dịch .”
Xoáy sâu đặc điểm, tác dụng của phương pháp thuyết minh: (HSYK)
? Tại sao t/giả lại trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua? Em hiểu ntn về sự trích dẫn đó?
- Hàng vạn công trình nghiên cứu đã phát hiện trên 4000 chất hóa học trong khói thuốc lá có khả năng gây những bệnh hiểm nghèo.
- Khói thuốc lá tấn công sức khỏe loài người như giặc ngoại xâm đánh phá : rất đáng sợ, nó gặm nhấm sức khỏe mà người hút không thể nhận ra, mà sức công phá của nó rất nhanh, mạnh (nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng) → gây ấn tượng mạnh về vấn đề.
2. Tác hại của thuốc lá:
* Đối với sức khỏe con người:
- Thuốc lá tấn công loài người như “giặc gặm nhấm”
- Bpnt: so sánh → gây ấn tượng mạnh về tác hại của khói thuốc lá:
? Vì sao khói thuốc lá gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe mà người ta không nhận ra?
- Vì nó không làm người hút “lăn đùng ra chết” ngay, cũng “không say bê bết như người uống rượu.”
? Khói thuốc lá có hại ntn đối với sức khỏe nt nào?
GV: Cơ thể được cấu tạo bằng hàng tỉ tế bào, tất cả tế bào ấy đều cần ôxi. Nhờ không khí ta thở, oxi xuyên thấm vào phổi. Máu tiếp nhận oxi chuyển tới toàn bộ cơ thể.Ở người hút thuốc lá, bồ hóng và hắc ín của khói thuốc lá làm phổi và các ống dẫn của nó đọng cáu ghét → bệnh đường họng và ho. Nếu bị công kích, chúng sẽ phát triển nhanh và có thể gây ung thư.
+ oxít cacbon và ni-cô-tin trong khói thuốc đi khắp nơi trong cơ thể cùng với máu, chúng có thể làm máu đặc. Nếu máu quá đặc có thể làm sự vận chuyển máu bị tắc nghẽn hoàn toàn gây nhồi máu cơ tim.
- Trình bày (SGK/119).
- Tác hại:→ ho hen, viêm phế quản, sức khỏe giảm sút, ung thư, huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim .
? Vậy nó có tác hại ntn về mặt kinh tế và xã hội?
- Mất nhiều ngày công lao động → giảm năng suất sản xuất → tài chính → giảm chất lượng cuộc sống,…
+ Mất nhiều ngày công lao động và sức khỏe cộng đồng
? Tại sao ở đây t/giả lại lấy bệnh viêm phế quản – bệnh nhẹ nhất do khói thuốc gây ra làm dẫn chứng?
? Vì sao t/giả đặt giả định “Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !” trước khi nêu lên những tác hại về phưong diện xã hội của thuốc lá?
- Bệnh nhẹ còn gây tác hại nghiêm trọng như thế, bệnh nặng thì tác hại nghiêm trọng hơn rất nhiều.
- Đây là luận điệu chống chế thường gặp ở những người nghiện thuốc lá và bản thân họ cũng không biết họ vô tình hại người khác khi hút thuốc lá nơi công cộng. Để thu hút sự quan tâm của họ về vấn đề này nên t/giả đã mở đầu phần này như vậy.
Xoáy sâu đặc điểm, tác dụng của phương pháp thuyết minh: (HSYK)
? Vậy nó có tác hại ntn về phương diện xã hội?
- Phát biểu ý kiến (SGK/120).
- Chốt (→)
? Vì sao t/giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với nước ngoài trước khi đưa ra kiến nghị?
BS: Làm rõ tính đúng đắn đã thuyết minh ở phần trên, tạo đà thuận lợi(cơ sở vững chắc) để đưa ra lời nhận xét và kiến nghị.
- Để chúng ta phải suy nghĩ lại về các vấn đề sau:
+ Nước ta nghèo hơn các nước Âu – Mỹ rất nhiều nhưng hút thuốc lá tương đương với họ. Đây là điều không thể chấp nhận.
+ Các nước ấy có những biện pháp ngăn chặn, hạn chế tệ hút thuốc lá quyết liệt hơn ta.
* Đối với xã hội:
- Làm mọi người xung quanh bị nhiễm độc: → đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư, thai bị nhiễm độc, suy yếu.
- Nêu gương xấu cho con em.
- Có thể dẫn đến tệ nạn xã hội khác: nghiện ma túy, phạm pháp,…
? T/giả đưa ra nhận xét và kiến nghị gì?
? Theo em, chúng ta có thể ngăn chặn tệ nghiện thuốc lá này bằng cách nào và thực tế đã có những biện pháp nào ngăn chặn?
GV: Ở Phi-lip-pin, người ta cho in hình ảnh những người mắc những căn bệnh hiểm nghèo do khói thuốc gây ra trên bao bì thuốc lá.
- 2 câu cuối văn bản (SGK/120).
- Cấm hút nơi công sở, nơi công cộng.
- Cấm quảng cáo.
- Khuyến cáo về mặt sức khỏe (chưa cao).
- Đây là một vấn đề y học nhưng đã được t/giả trình bày một cách hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của người đọc bởi lập luận chặt chẽ, thuyết minh rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu cùng thái độ chân thành, nhiệt tình chỉ rõ vấn đề cho mọi người hiểu
3/ Kiến nghị:
- “Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.”
? Em có nhận xét gì về cách thể hiện vấn đề của tác giả?
? Qua đó em học tập được điều gì về tạo lập văn bản nghị luận?
? Em hiểu được những gì sau khi tìm hiểu văn bản?
- Gọi HS đọc Ghi nhớ
Tích hợp GD môi trường + GDKNS
? Suy nghĩ của em về trách nhiệm của một người học sinh trong việc chống hút thuốc lá ?
- Có thể kết hợp yếu tố thuyết minh để văn bản giàu sức thuyết phục hơn và cũng có thể kết hợp yếu tố biểu cảm để văn bản hấp dẫn hơn.
- Phát biểu.
- Hút thuốc lá rất có hại nên cần có quyết tâm phòng chống nạn hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
-HS đọc Ghi nhớ
-Tuyên truyền chống hút thuốc lá , khuyên người thân hạn chế rồi bỏ thuốc lá, bản thân k đua đòi, không tập hút thuốc lá , không coi việc hút thuốc lá là biểu hiện sành điệu , quý phái …
*Tổng kết: (5’)
- Hình thức:
+ Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học.
+Sử sụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục.
- Ý nghĩa văn bản:
Với những phân tích khoa học , tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá.
*Ghi nhớ (SGK/ 122)
Hoạt động 3: HDHS Luyện tập (5’)
Yêu cầu HS đọc thêm số 2.
? Ghi lại cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bản tin này?
HS đọc
HS tự trình bày
IV. Luyện tập:
Bài tập 2
4. Củng cố :(2’)
Thuốc lá lây lan và ảnh hưởng gì đến con người ?
Với tệ nạn hút thuốc lá của Việt Nam, ta phải làm gì để hạn chế và bỏ thuốc lá ?
* Giáo dục: Đã hiểu biết về tác hại của thuốc lá rồi thì các em phải biết tránh xa, không được thử dù chỉ một lần. Đồng thời phải biết nhắc nhở mọi người hạn chế hoặc không nên hút thuốc lá.
5.Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
- Xem lại bài học , nắm vững nội dung.
- Sưu tầm và thống kê tác hại hại của thuốc lá.
- Tìm hiểu những biện pháp cai nghiện thuốc lá.
- Soạn bài: Câu ghép (tiếp theo)
+ Đọc ví dụ
+ Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép.
IV. Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Soạn ngày 28/10/2013
Tuần 12 ;Tiết 46: CÂU GHÉP (Tiếp)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
- Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
2. Kĩ năng:
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn trong cách dùng câu ghép trong giao tiếp .
II. Chuẩn bị :
1/ Thầy : GA, SGK
2/ Trò : Học bài, chuẩn bị bài
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Thế nào là câu ghép?
? Nêu một ví dụ và phân tích cấu trúc ngữ pháp của nó?
(Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
- Vì trời/ mưa nên em / đến muộn.)
C1 V1 C2 V2
3. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)Các em đã nắm được thế nào là câu ghép, một câu ghép thì có nhiều vế cấu. Vậy các vế trong câu ghép có mối quan hệ với nhau như thế nào?
HĐ của thầy
H Đ của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: HDHS Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép: (15’)
(HSYK)
GVcho Hs tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong phần I mục 1.
- GV cho HS đọc bài tập và trả lời câu hỏi: chỉ ra kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
- GV yêu cầu HS nhận xét – Gv nhấn mạnh
Học sinh đọc ví dụ trong SGK
à Gồm 2 vế
+ Vế A: Có lẽ TV của c/ta đẹp. (kết quả)
+ Vế B: (Bởi vì) tâm hồn của người VN ta rất đẹp...
(nguyên nhân)
à Bằng quan hệ từ “bởi vì”
àQuan hệ nguyên nhân - kết quả
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép:
1.Ví dụ: (Sgk/123)
- Gồm 2 vế câu.
-Vế A: biểu thị ý nghĩa k/định.
- Vế B: Giải thích.
- Nối với nhau bằng quan hệ từ “ bởi vì”
=> Quan hệ nguyên nhân- kết quả.
- Yêu cầu HS đọc ví dụ ở SGK
- Yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo của từng ví dụ và chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
GV nhận xét – cho điểm.
Yêu cầu học sinh làm bài tập (sgk – I) để củng cố.
GV:Từ những ví dụ trên, em rút ra được điều gì trong mối quan hệ của từng vế?
VD2: Nếu trời mưa to thì khu phố này chắc chắn sẽ bị ngập nước.
à Quan hệ điều kiện ( giả thiết)
VD3 : Nó học giỏi còn tôi học kém.
à Quan hệ tương phản
VD4: Trời càng mưa to, đường càng ngập nước.
à Quan hệ tăng tiến
VD5: Mình đọc hay tôi đọc?
à Quan hệ lựa chọn
VD6: Nó không những học giỏi mà nó còn hát hay.
à Quan hệ bổ sung
VD7: Tôi ăn cơm xong, rồi tôi đi học.
à Quan hệ nối tiếp
VD8: Trong khi chị nấu cơm thì em rửa bát.
à Quan hệ đồng thời
VD9: Mọi người im lặng : chủ toạ bắt đầu phát biểu.
à Quan hệ giải thích
2. Lưu ý:
- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định.
- Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
-> Phải dựa vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp.
Hoạt động 2: HDHS Luyện tập.
? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy?
GV: Hướng dẫn câu a
? Câu a có mấy vế?
GV: chia công việc cho từng nhóm
Học sinh đọc bài tập 1
Câu a có 3 vế, vế 1,2 là quan hệ nguyên nhân- kết quả.
Vế 2,3 là quan hệ giải thích
Tổ 1: câu b
Tổ 2: câu c
Tổ 3: câu d
Tổ 4: câu e
II. Luyện tập: (18’)
Bài tập 1: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu và nêu ý nghĩa mỗi vế:
a. Vế 1,2 à quan hệ nguyên nhân- kết quả (vế 1 àkết quả; vế 2 à nguyên nhân)
b. Hai vế câu có quan hệ điều kiện- kết quả.
c. Các vế câu có quan hệ tăng tiến.
d. Hai vế câu có quan hệ tương phản
e. Câu 1: quan hệ nối tiếp
( rồi)
Câu 2: quan hệ nguyên nhân – kết quả(ngầm hiểu)
? Tìm câu ghép trong các đoạn trích?
? Xác định quan hệ ý nghĩa?
- HS đọc bài tập 2.
- HS thực hiện .sau đó trình bày.
- HS sửa bài.
Bài tập 2: Tìm câu ghép , xác định quan hệ ý nghĩa Đoạn 1: Câu 2,3,4,5
Đoạn 2: Câu 2,3
Đoạn 1: quan hệ điều kiện
Đoạn 2: quan hệ nguyên nhân
và tác dụng.
- Đoạn 1: Câu 2,3,4,5
-> quan hệ điều kiện
- Đoạn 2: Câu 2,3
-> quan hệ nguyên nhân
=>Không nên tách thành câu riêng vì ý nghĩa của các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
(HSKG)
Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành câu đơn không ? Vì sao?
? Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như thế có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật?
Học sinh đọc bài tập 3
à Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép thành một câu đơn thì không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận.
à Tác giả cố ý viết dài dòng để tái hiện cách kể lể “dài dòng” của lão Hạc.
Bài tập 3:
Đánh giá về giá trị câu ghép:
-Xét về lập luận mỗi vế câu là một việc LH nhờ ông giáo
->Không thể tách (mỗi câu ghép trình bày một sự việc mà Lão Hạc nhờ ông giáo. ) vì làm mất tính liền mạch
-Xét về giá trị biểu hiện ->Tác giả cố ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của LH
(HSKG)
GV: hướng dẫn bài tập 4 cho HS về nhà làm.
- HS đọc bài tập 4.
- HS thực hiện - sau đó trình bày.
- HS sửa bài.
- HS lên bảng làm bài tập
Bài tập 4:
a. Câu ghép 2: Nếu u chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được.
V1-V2-V3: quan hệ đồng thời.
V1-V2-V3 ->V4: quan hệ điều kiện - kết quả.
b. Tách vế trong câu ghép 1,3 thành câu đơn: Thôi, u van con. U lạy con. Con có thương thầy thương u. Con đi ngay bây giờ cho u.
Cách nói 1: câu ghép -> giọng năn nỉ, tha thiết, đau đớn.
Cách nói 2: câu đơn -> mất đi tình cảm đau đớn, giống như mệnh lệnh.
Tích hợp GDMT về câu ghép.
Dòng sông Tô Lịch // đang chậm chạp hồi sinh . (câu đơn)
CN VN
Rừng / bị phá // khiến ai ai / cũng đau lòng .
C V C V (phụ ngữ à ĐT : khiến)
C V
4. Củng cố: (4’)
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 dòng trong đó có chứa câu ghép.
5.Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
- Xem lại nội dung bài và học thuộc. Chú ý nắm vững quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
- Làm tiếp bài tập 4.
- Soạn bài : Phương pháp thuyết minh
+ Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh được nêu trong SGK.
+ Xem trước phần luyện tập.
IV. Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Soạn ngày 29/10/2013
Tuần 12 ;Tiết 47: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
- Kiến thức về văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh .
2. Kĩ năng :
- Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng .
- Rèn luyện kĩ năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật .
- Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống .
- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu .
- Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp như định nghĩa , so sánh , phân tích , liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc , đặc điểm, công dụng của đối tượng .
3. Thái độ : Có cách nhìn chính xác về phương pháp thuyết minh .
II. Chuẩn bị.
1/ Thầy : Giáo án , SGK , SGV , bảng phụ.
2/ Trò : Học Sinh : Vở bài tập ,vở bài soạn.
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’‘)
? Thế nào là văn bản thuyết minh? Văn bản thuyết minh có những đặc điểm chung nào?
(Văn bản thuyết minh là văn bản cung cấp tri thức khách quan về mọi lĩnh vực của đời sống.
-Tác dụng: giúp người đọc hiểu về các sự vật , hiện tượng trong đời sống.
- Phạm vi sử dụng: thông dụng phổ biến trong đời sống.
- Tính chất: khách quan , chân thực và hữu ích.
- Ngôn ngữ: trong sáng, rõ ràng.)
3. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
Văn thuyết minh rất thông dụng trong đời sống, muốn thuyết minh được thì người thuyết minh phải có một vốn tri thức tổng hợp, phong phú, sâu sắc. Vậy muốn có tri thức ta phải làm thế nào? Ta có những phương.
HĐ của thầy
H Đ của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1. HDHS Tìm hiểu chung. (20 phút)
? Các văn bản ấy sử dụng những tri thức nào?
? Làm thế nào để có những tri thức ấy?
? Vai trò của việc quan sát , học tập, tích lũy như thế nào?
? Bằng tưởng tượng, suy luận có làm văn thuyết minh được không ? Vì sao?
Học sinh đọc lại 3 văn bản
- Sinh học , văn hóa, lịch sử
- Phải quan sát, học tập, tích lũy kiến thức
- Rất quan trọng , cần thiết để thuyết minh.
- Không, vì nó không chính xác, không cụ thể, rõ ràng.
I/ Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh : (22’)
1/ Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh:
(HSKG)
? Ta thường gặp từ gì trong văn thuyết minh?
? Sau từ “là” người ta cung cấp một tri thức như thế nào?
? Nêu vai trò, đặc điểm của hai câu văn trong ví dụ?
? Thế nào là phương pháp nêu định nghĩa, giải thích?
Học sinh đọc ví dụ a
Thường có từ “là”
- Sau từ là thường cung cấp một tri thức tiêu biểu về đối tượng.
- Thường đứng đầu bài, đầu đoạn giữ vai trò giới thiệu.
HS trình bày 1 phút
2/ Các phương pháp thuyết minh:
*Ví dụ a
- Phương pháp nêu định nghĩa , giải thích: chỉ ra bản chất của đối tượng bằng lời văn rõ ràng, ngắn gọn, chính xác.
? Hai đoạn văn sử dụng phép tu từ nào?
? Trình bày về đối tượng nào?
? Tác dụng của việc sử dụng phương pháp liệt kê là gì?
Học sinh đọc ví dụ b
- Liệt kê
- Trình bày sự vật, sự việc một cách có trật tự
- Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện về nội dung thuyết minh.
*Ví dụ b
- Phương pháp liệt kê: lần lượt chỉ ra các đặc điểm tính chất của đối tượng thuyết minh theo một trình tự nhất định giúp người đọc hình dung ra đối tượng thuyết minh.
? Chỉ ra ví dụ trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó?
Học sinh đọc ví dụ c
- (ở Bỉ, từ năm 1987…đô la), tác dụng tăng sức thuyết phục.
*Ví dụ c:
- Phương pháp nêu ví dụ: nêu ví dụ cụ thể nhằm tăng sức thuyết phục.
? Đoạn văn cung cấp những số liệu nào? Tác dụng của các số liệu?
Học sinh đọc ví dụ:
- 20% thể tích, 3% thán khí…
Tác dụng : giúp người đọc tin tưởng.
* Ví dụ d:
- Phương pháp dùng số liệu: dẫn ra các con số cụ thể để thuyết minh, làm cho văn bản thêm tin cậy.
? Tác dụng của phương pháp so sánh?
Học sinh đọc ví dụ:
- Làm nổi bật đối tượng thuyết minh.
* Ví dụ e:
- Phương pháp so sánh: đối chiếu hai hoặc hơn hai sự vật để làm nổi bật tính chất của đối tượng thuyết minh.
? Văn bản “ Huế” trình bày những đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?
? Chúng ta nên sử dụng các phương pháp thuyết minh này như thế nào?
Học sinh đọc ví dụ: Thảo luận nhóm 4. ( 3 phút)
- Cử đại diện trình bày
- Cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp với đối tượng thuyết minh.
* Ví dụ g:
- Phương pháp phân loại, phân tích: chia đối tượng ra từng loại, từng mặt để thuyết minh làm cho đối tượng trở nên cụ thể, rõ ràng hơn.
Hoạt động 2: HDHS Luyện tập. (13’)
Xoáy sâu đặc điểm, tác dụng của phương pháp thuyết minh: (HSYK)
? Phạm vi tìm hiểu vấn đề trong văn bản “ Ôn dịch thuốc lá” là gì?
? Ngoài văn bản “ Ôn dịch thuốc lá” em còn biết văn bản nào có sử dụng yếu tố thuyết minh?
Học sinh đọc bài tập 1
à Kiến thức khoa học và xã hội
- Thông tin vế Ngày Trái Đất năm 2000
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Phạm vi tìm hiểu vấn đề
- Kiến thức khoa học: tác hại của thuốc lá.
- Kiến thức xã hội: sự lệch lạc của những người coi thuốc lá là xã giao , lịch sự.
? Văn bản “ Ôn dịch thuốc lá” sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
Học sinh đọc bài tập 2
- So sánh, đối chiếu, phân tích , nêu số liệu…
Bài tập 2: Chỉ ra phương pháp thuyết minh, nêu tác dụng:
-Phương pháp: so sánh, đối chiếu, phân tích, nêu số liệu, nêu ví dụ ...
- Tác dụng: Làm nổi bật tác hại của thuốc lá.
(HSKG)
? Văn bản “ Ngã ba Đồng Lộc đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
Học sinh đọc bài tập 3
Dùng số liệu, nêu sự kiện cụ thể.
Bài tập 3: Chỉ ra phương pháp thuyết minh
- Dùng số liệu, nêu sự kiện.
4. Củng cố: (2’)
Quan sát cây thước kẻ và thuyết minh đặc điểm của nó bằng hai phương pháp thuyết minh ( trở lên) đã học.
5.Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
- Xem lại bài và nắm vững các phương pháp thuyết minh.
- Xem thêm bài tập 4.
- Làm phần hướng dẫn tự học.
- Xem lại kiến thức Văn và Tập làm văn đã học chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra.
IV. Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Soạn ngày 30/10/2013
Tuần 12 ;Tiết 48: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN - TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
- Tổng hợp, củng cố kiến thức đã học về văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Nắm các ưu khuyết điểm đối với bài làm, sửa chữa các lỗi về liên kết, bố cục, diễn đạt...trong bài văn tự sự.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết bài tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm hoàn chỉnh.
3.Thái độ: Giáo dục hs tính cẩn thận trong khi làm bài.
II. Chuẩn bị.
1/ Thầy: Bài viết của HS đã nhận xét, ghi điểm.- Một số đoạn, bài văn mẫu.
2/ Trò: - Ôn tập văn thuyết minh.
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp :1 p
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Dạy bài mới :
HĐ của thầy
H Đ của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Trả bài TLV số 2: ( 20’)
- Yêu cầu HS nhắc lại đề bài viết số 2.
- Đề bài yêu cầu vấn đề gì?
Xác định yêu cầu của đề, nội dung, thể loại.
- Hướng dẫn HS lập dàn ý cơ bản
- Đọc đề bài
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
A:Bài TLV số 2:
I:
Đề 1: Đề 2: Đề: Hãy kể lại một buổi lao động mà em nhớ nhất. Qua đó em có cảm nghĩ gì khi góp phần bảo vệ môi trường
II.Yêu cầu của đề bài:
1. Kiểu bài: Viết đúng thể loại:tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
2. Nội dung:
Đề 1: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến cho thầy, cô. Rút ra được bài học cho bản thân
Đề 2: Ghi lại được kỉ niệm về buổi lao động để lại ấn tượng khó quên trong lòng em.
3. Dàn ý
Dàn ývà biểu điểm
Đề 1:
*Mở bài ( 2đ)
Giới thiệu chung.
- Thời gian xảy ra câu chuyện ( Năm học nào )
- Địa điểm (Tại lớp học: Giờ kiểm tra hay giờ học )
* Thân bài (6đ)
Diễn biến câu chuyện
- Trong giờ kiểm tra hay giờ học em mắc lỗi như thế nào? ( Không thuộc bài hay nói chuyện, làm bài kiểm tra không nghiêm túc…)
- Thầy cô nhắc nhở đã tỏ thái độ vô lễ….
- Sau đó em xấu hổ và ân hận, tự trách mình…
- Em sửa chữa khuyết điểm bằng cách là cố gắng học thật tốt... xứng đáng sự dạy dỗ của thầy, cô.
- Em đạt thành tích cao trong học tập ( Học sinh tiên tiến, cháu ngoan Bác Hồ...)
* Kết bài (2 đ)
- Cảm nghĩ của em về câu chuyện đó
- Bài học cho bản thân .
Đề 2:
* Mở bài: (1.5 đ)
Giới thiệu khái quát về buổi lao động để lại ấn tượng khó quên trong lòng em.
*Thân bài: (7 đ)
a. Diễn biến buổi lao động: (5 đ)
- Thời gian, địa điểm diễ
File đính kèm:
- ngu van 8 tuan 12.doc