Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 12 - Trường THCS Lê Hồng Phong

A. Mục tiêu cần đạt

- Biết cách đọc- hiểu, nắm bắt các vấn đề về xó hội nhật dụng .

- Có thái độ quyết cta6m phũng chống hỳt thuốc lỏ .

- Thấy được sức thuyết phục bởi sự kết hợp chặt chẽ phương thức lập luận và phương thức thuyết minh trong văn bản .

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Mối nguy hại ghê gớm của việc hút thuốc lá đến sức khỏe và đạo đức của con người.

- Tác dụng của việc kết hợp phương thức lập luận, thuyết minh trong văn bản.

 2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xó hội bức thiết.

- Tích hợp với tập làm văn (viết bài văn thuyết minh về một vấn đề xó hội.)

 3. Thái độ: Hiểu tác hại của thuốc lá, từ đó không hút thuốc và tuyên truyền để mọi người không hút hoặc bỏ thuốc lá.

C. Phương pháp

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 12 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn: 02/11/2013 Tiết: 45 Ngày dạy : 04/11/2013 ÔN DỊCH, THUỐC LÁ (Nguyễn Khắc Viện) A. Mục tiêu cần đạt - Biết cách đọc- hiểu, nắm bắt các vấn đề về xã hội nhật dụng . - Có thái độ quyết cta6m phòng chống hút thuốc lá . - Thấy được sức thuyết phục bởi sự kết hợp chặt chẽ phương thức lập luận và phương thức thuyết minh trong văn bản . B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Mối nguy hại ghê gớm của việc hút thuốc lá đến sức khỏe và đạo đức của con người. - Tác dụng của việc kết hợp phương thức lập luận, thuyết minh trong văn bản. 2. Kĩ năng - Đọc- hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. - Tích hợp với tập làm văn (viết bài văn thuyết minh về một vấn đề xã hội.) 3. Thái độ: Hiểu tác hại của thuốc lá, từ đó không hút thuốc và tuyên truyền để mọi người không hút hoặc bỏ thuốc lá. C. Phương pháp Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,... D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A3....................................., 8A5..................................................) 2. Bài cũ: Hãy nêu những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và biện pháp khắc phục? 3. Bài mới: Hiện nay đi đến đâu chúng ta cũng thấy khẩu hiệu cấm hút thuốc lá. Điều này chứng tỏ thái độ nghiêm khắc của xã hội với việc hút thuốc lá. Vậy lí do nào mà mọi người bị cấm và được kêu gọi không nên hút thuốc lá. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV & HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung - Gv giới thiệu một vài nét về tác giả và xuất xứ của văn bản . “Ôn dịch thuốc lá” thuộc kiểu loại văn bản nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản Yêu cầu giọng đọc: Đọc chậm ở những câu in nghiêng, biểu cảm ở những câu cảm. Lưu ý các em đọc kĩ các chú thích 1, 6. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản Dựa vào nội dung văn bản, chỉ ra bố cục và nêu nội dung của từng phần? Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì? Tác giả so sánh ôn dịch thuốc lá với các đại dịch nào? So sánh như thế có tác dụng gì? Tại sao nhan đề lại có dấu phẩy trước hai từ “thuốc lá”? Tìm hiểu tác dụng của dấu phẩy? -> Nhấn mạnh ý, tỏ thái độ phê phán, nguyền rủa. * Gọi một em đọc phần 2 Phần này thuyết minh về tác hại của thuốc lá trên những phương diện nào? - Tác hại trên ba phương diện: sức khoẻ, kinh tế, đạo đức của cá nhân và cộng đồng. Khói thuốc lá đã đem lại những nguy hiểm gì cho cơ thể người hút? Nhận xét cách trình bày của tác giả qua vấn đề này? (chứng cứ khoa học, phân tích số liệu cụ thể nên thuyết phục người đọc) Cho biết những ảnh hưởng xấu của thuốc lá đối với kinh tế và đạo đức con người? Tác giả có ý so sánh nào để thuyết phục người nghe? Nhận xét cách lập luận của tác giả? Những thông tin này có hoàn toàn mới lạ với em không? Vì sao? HS thảo luận trả lời. * GV yêu cầu HS đọc phần cuối vb Em hiểu thế nào là “chiến dịch” và “chiến dịch chống thuốc lá”? Thảo luận: Ngoài các ý sách đưa ra, em có thể bổ sung những ý nào cho kiến nghị chống ôn dịch, thuốc lá? Trước mắt, là HS nam, em phải làm gì? Học sinh nữ cần phải làm gì để góp phần vào việc phòng chống thuốc lá? * Tổng kết: Hãy khái quát lại hình thức cũng như nội dung của văn bản? Hs trả lời, Gv chốt ý. Từ nội dung, em hãy nêu ý nghĩa của văn bản? Vài Hs nêu, Gv nhận xét, chốt ý ghi bảng. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe. I. Gíới thiệu chung 1. Tác giả: Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) - Là 1 trí thức Tây học, đỗ bác sĩ tại Pháp, ông là nhà khoa học, nhà hoạt động văn hóa - chính trị nổi tiếng và là người có nhiều cống hiến cho ngành y học nước nhà. - Năm 2000 ông được truy tặng giải thưởng nhà nước cho quyển “Việt Nam - một thiên lịch sử” 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: (Sgk) - Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc và giải nghĩa những từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục - Từ đầu… “AIDS”: Thuốc lá trở thành ôn dịch. - Tiếp đó… “con đường phạm pháp”: Tác hại của thuốc lá với cá nhân và cộng đồng. - Phần còn lại: Lời kêu gọi cả thế giới đứng lên chống lại ôn dịch, thuốc lá. 2.2. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh, nghị luận 2.3. Phân tích: a. Thuốc lá trở thành ôn dịch - Ôn dịch thuốc lá còn nặng hơn caû AIDS. -> Thông báo ngắn gọn, chính xác nạn dịch thuốc lá. à Hiểm hoạ to lớn của thuốc lá: Đe doạ sức khoẻ, tính mạng con người. b. Tác hại của thuốc lá với cá nhân, cộng đồng - Sức khỏe: Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc: Chất hắc ín, chất ô-xít các-bon, chất ni-cô-tin… Đầu độc người xung quanh. -> Huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người. Nguyên nhân gây ra nhiều bệnh chết người. - Kinh tế, đạo đức: + Nghiện thuốc -> trộm cắp, nghiện ma tuý. + Mười lăm ngàn để mua… -> nạn đua đòi... -> So sánh, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. à Huỷ hoại lối sống, nhân cách, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. c. Kiến nghị chống ôn dịch, thuốc lá - Tập trung, khẩn trương, huy động nhiều lực lượng. - Hoạt động thống nhất, rộng khắp. - Người hút cần kiên trì, bền bỉ, tích cực cai, bỏ dần thói quen hút. - Xuất hiện mọi nơi khẩu hiệu “No Smoking ”. (Không hút thuốc) - Tham khảo tài liệu chống hút thuốc ở các nước phát triển. 3. Tổng kết: a. Hình thức b. Nội dung * Ý nghĩa văn bản: Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá. III. Hướng dẫn tự học - Học bài. Tuyên truyền rộng tác hại của thuốc lá. - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan. - Soạn bài: Câu ghép (tt) E. Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………………………………... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần: 12 Ngày soạn: 02/11/2013 Tiết: 46 Ngày dạy: 04/11/2013 CÂU GHÉP (tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt Nắm được quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép. - Cách thể hiện ý nghĩa giữa các vế của câu ghép. 2. Kĩ năng - Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. - Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 3. Thái độ: Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt, từ đó tích cực giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt C. Phương pháp Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,... D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A3....................................., 8A5..................................................) 2. Bài cũ: Em hãy trình bày khái niệm, cách nối các vế câu trong câu ghép? Đặt câu làm ví dụ. 3. Bài mới : Tiết trước chúng ta đã biết về mặt ngữ pháp và đảm bảo cả về ngữ nghĩa. Để đảm bảo tính logic kể trên, người viết thường sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết các vế trong câu ghép. Hoạt động của GV & HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu - Gv gọi Hs đọc đoạn văn trong SGK. Xác định các vế của câu ghép? Mỗi vế câu thể hiện ý nghĩa gì? Cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép ở ví dụ? Dựa vào các vế đã học ở lớp dưới, nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu? Lấy ví dụ minh hoạ. + Các vế có quan hệ mục đích: -> Để ba mẹ vui lòng, em phải… + Các vế có quan hệ điều kiện, kết quả: -> Nếu anh tin tôi thì tôi sẽ giúp anh. + Các vế có quan hệ tương phản: -> Trách nhiệm của mỗi HS là phải thực hiện nội quy trường, lớp nhưng vẫn có một số em chưa làm tốt. Qua ví dụ, hãy cho biết các kiểu quan hệ thường gặp giữa các vế trong câu ghép! - Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ. Hai Hs đọc lại ghi nhớ. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Giáo viên nêu yêu cầu từng bài, gợi dẫn để học sinh thực hiện có chất lượng. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 1. Phân tích ví dụ: Đoạn văn của Phạm Văn Đồng - Vế a: Có lẽ Tiếng Việt của chúng ta đẹp. -> Biểu thị ý nghĩa khẳng định: kết quả. - Vế b: (Bởi vì) tâm hồn người Việt Nam… đẹp. -> Biểu thị ý giải thích: nguyên nhân à Quan hệ ý nghĩa: nguyên nhân - kết quả. 2. Ghi nhớ: (Sgk/123) II. Luyện tập Bài 1: Quan hệ từ và ý nghĩa trong mối quan hệ ấy. a. 3 vế câu: - Vế 1 và vế 2: Nguyên nhân - kết quả (vì) - Vế 2 và vế 3: Giải thích (vế 3 giải thích cho vế 2) b.Quan hệ điều kiện - kết quả. c. Quan hệ tăng tiến. d. Quan hệ tương phản e. Có hai câu ghép: - Câu 1: Quan hệ từ “rồi” nối 2 vế chỉ quan hệ thời gian nối tiếp. - Câu 2: Quan hệ nguyên nhân - kết quả. Bài 2: * Đoạn văn của Vũ Tú Nam: - Câu 2, 3, 4, 5 là câu ghép. - Quan hệ điều kiện - giả thiết. * Đoạn văn của Thi Sảnh: - Câu 2, 3 là câu ghép. - Quan hệ nguyên nhân, kết quả. -> Không nên tách các vế câu thành câu đơn vì chúng có ý nghĩa khá chặt chẽ và tinh tế. Bài 3: - Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế thành một câu đơn thì không đảm bảo tính mạch lạc của lập luận. - Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết câu dài để tái hiện đầy đủ thông tin, sự kiện. Bài 4: - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ 2 là quan hệ điều kiện - kết quả. Để thể hiện rõ mối quan hệ này, không nên tách mỗi vế thành một câu đơn. - Nếu tách, người đọc có cảm tưởng nhân vật nói nhát gừng vì quá đau đớn, nghẹn ngào. Vieát như tác giả, người đọc dễ hình dung sự kể lể, van nài thiết tha của chị Dậu. III. Hướng dẫn tự học - Tìm câu ghép và phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép trong một đoạn văn cụ thể. - Học lý thuyết, xem lại các bài tập. - Dựa vào các mối quan hệ của câu ghép đã học, hãy đặt mỗi loại một câu. - Chuẩn bị bài: Phương pháp thuyết minh. E. Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………………………………….. Tuần: 12 Ngày soạn: 02/11/2013 Tiết: 47 Ngày dạy: 06/11/2013 PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH A. Mục tiêu cần đạt Nâng cao hiểu biết và vận dụng phương pháp thuyết minh trong việc tạo lập văn bản. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Kiến thức về văn bản thuyết minh ( trong cụm các bài văn bản thuyết minh đã học và sẽ học). - Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh. 2. Kĩ năng - Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng. - Rèn kĩ năng quan sát nắm bắt được bản chất của sự vật. - Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống. - Phối hợp sử dụng văn bản thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu. - Lựa chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh. C. Phương pháp Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,... D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A3....................................., 8A5..................................................) 2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút (Có đề, đáp án, biểu điểm kèm theo) 3. Bài mới: Chức năng cơ bản của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức. Và để cung cấp tri thức, người làm văn thuyết minh thường sử dụng một số phương pháp cơ bản như: nêu ví dụ, giải thích, giới thiệu, nêu số liệu... Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể phương pháp, bố cục của văn bản thuyết minh. Hoạt động của GV & HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung * Hướng dẫn phương pháp quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh GV yêu cầu HS lướt nhanh các văn bản trong tiết học trước. Chỉ ra các tri thức mà văn bản đã đề cập. Làm thế nào đã có được tri thức? Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ ở đây như thế nào? Có tri thức thì có tác dụng gì? Theo em, bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyêt minh được hay không? Hs trả lời, gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ. Hs đọc. * Hướng dẫn tìm hiểu pp thuyết minh Gọi Hs đọc các câu văn/Sgk. Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy cung cấp tri thức ntn? Nêu vai trò và đặc điểm của câu định nghĩa, giải thích trong văn thuyết minh. GV gọi HS đọc các đoạn văn bản SGK Cho biết phương pháp liệt kê, nêu ví dụ là làm bằng cách nào? Tác dụng của phương pháp này? Khi trình bày các con số cần có yêu cầu gì? (phải có cơ sở thực tế, đáng tin cậy.) Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của các tri thức không? GV nêu yêu cầu HS đọc câu văn Nêu tác dụng của phương pháp so sánh? - HS có thể lấy thêm ví dụ so sánh trong bài: Ôn dịch, thuốc lá. Phương pháp phân tích, phân loại là như thế nào? Tác dụng của nó. Thảo luận: Trong một văn bản thuyết minh có thể kết hợp tất cả các phương pháp trên được không? Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Gv hướng dẫn Hs giải quyết các yêu cầu của từng bài tập. - Gv nhận xét, sửa sai (nếu có). Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - Gv hướng dẫn - Hs chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu chung 1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh 1.1. Phân tích ví dụ * Các tri thức: - Sự vật: cây dừa - Khoa học: lá cây. - Văn hoá: Huế * Muốn có tri thức: - Quan sát, nhận ra sự vật có đặc trưng gì. - Đọc sách, học tập, tra cứu. - Tham quan. -> Nội dung thuyết minh hay, sinh động. 1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/128) 2. Phương pháp thuyết minh 2.1. Phân tích ví dụ a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích - Quy sự vật được định nghĩa, giải thích vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, bản chất công dụng riêng bằng lừoi văn ngắn gọn, rõ ràng chính xác. b. Phương pháp liệt kê, - Kể ra hàng loại những con số, những ví dụ, bằng chứng hoặc kể lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó. c. Phương pháp nêu ví dụ - Trong văn thuyết minh, ví dụ được xem như là bằng chứng. Ví dụ phải cụ thể, chính xác, khách quan và có sức thuyết phục. c. Phương pháp dùng số liệu - Các số liệu cần chính xác để các tri thức có độ tin cậy cao -> Người đọc tin vào nội dung thuyết minh. d. Phương pháp so sánh - So sánh hai hoặc hơn hai sự vật để làm rõ các đặc điểm, tính chất của nội dung cần thuyết minh. -> Làm nổi bật bản chất của vấn đề cần được thuyết minh. e. Phương pháp phân loại, phân tích - Đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể thì nên phân loại để xem xét (phân tích). Đối tượng có nhiều mặt thì phân ra từng mặt để trình bày. -> Hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện. 2.2 Ghi nhớ 2: (Sgk/128) II. Luyện tập Bài 1: - Kiến thức khoa học: Tác hại của khói thuốc lá ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng. - Kiến thức về xã hội: Tâm lý lệch lạc của một số người coi việc hút thuốc lá là lịch sự. Bài 2: - Dùng phương pháp so sánh: So sánh với AIDS, với giặc ngoại xâm. - Phương pháp phân tích: Tác hại của ni-cô-tin, của khí các-bon. - Phương pháp nêu số liệu: số tiền mua một bao, số tiền phạt ở Bỉ… III. Hướng dẫn tự học - Sưu tầm, đọc thêm các văn bản thuyết minh hay để học tập. Học ghi nhớ. Tập thuyết minh một đồ vật mà em thích. - Chuẩn bị bài: Bài oán dân số, Dấu ngoặc đơn… E. Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………………………………….. Tuần: 12 Ngày soạn: 02/11/2013 Tiết: 48 Ngày dạy: 06/11/2013 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN. BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 A. Mức độ cần đạt - Qua phần trả bài, GV giúp HS nhận thức được kết quả cụ thể hai bài kiểm tra của mình. GV phân tích những ưu, khuyết điểm về kiến thức cũng như kĩ năng làm bài. GV chỉ ra những bài đã có kết hợp tốt giữa các yếu tố: tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Rèn cho HS kĩ năng chọn phương án trả lời đúng trong các câu hỏi trắc nghiệm. Các em biết cách chỉ ra lỗi sai về chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, liên kết các đoạn văn. - Các em biết nhận ra và sửa chữa những thiếu sót trong bài của mình để rút kinh nghiệm, làm tốt các bài sau. B. Chuẩn bị - GV: chấm bài, ghi điểm, nhận xét ưu, khuyết điểm; tổng kết điểm; chọn ra các bài điểm cao, thấp. - HS: có ý thức tích hợp các phân môn. C. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A3....................................., 8A5..................................................) 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: Tiết học này sẽ giúp các em thấy được những ưu khuyết trong bài kiểm tra của mình nhằm mục đích phát huy, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài sau đạt kết quả cao hơn và không bị vướng những lỗi đã gặp trong các bài viết sau. * Trả bài kiểm tra Văn Hoạt động 1: Phân tích đề: Gv hướng dẫn hs phân tích đề ở cả phần trắc nghiệm và tự luận để học sinh nắm rõ nội dung và yêu cầu của đề. Hoạt động 2: Công bố đáp án A. Phần trắc nghiệm: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 D A A C B C B. Phần tự luân: ( Xem giáo án tiết 41) Gv treo bảng phụ đáp án cho hs quan sát, đối chiếu với bài làm của mình. Hoạt động 3: Nhận xét ưu khuyết điểm: Ưu điểm:. Một số em hiểu đề, chuẩn bị bài chu đáo nên làm tốt bài kiểm tra ở cả hai phần trắc nghiệm và tự luận nên đạt điểm cao. Đó là các bạn Thư 8.5 điểm, Vân 8.0 điểm... Nhược điểm: Nhiều bạn chưa biết chọn ngôi để kể chuyện theo yêu cầu của đề. Nhiều bạn kể sai nội dung cũng như chưa biết làm bài theo yêu cầu của đề. Yêu cầu chuyển ngôi kể mà không chuyển lại bắt đầu bằng việc kể theo câu chuyện y như sgk. Bài viết không đảm bảo yêu cầu về dấu chấm, phẩy, một số bạn chữ quá xấu, sai chính tả quá nhiều, viết tắt, tên riêng không viết hoa, diễn đạt lủng củng, dùng từ không chính xác… Những lỗi này các em phải khắc phục trong bài viết sau. Gv chỉ rõ các lỗi ở mỗi bài. Đọc cho Hs nghe và sửa ngay sau đó lên bảng. Hs lắng nghe. Tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Hoạt động 4: Thống kê chất lượng bài làm (Xem cuối giá án) * Trả bài Tập làm văn số 2 HĐ1: Nhắc lại đề: Yêu cầu hs đọc Gv chép lại đề lên bảng. HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý: HĐ3: Hướng dẫn xây dựng dàn ý: Gv treo bảng phụ ghi dàn bài cho Hs xem. Hs chép dàn ý vào vở. Thảo luận (2p): Từ dàn ý, các em hãy thảo luận với nhau xem bài làm của mình đã đạt được những yêu cầu nào, chưa đạt được yêu cầu nào? HĐ4: Nhận xét ưu – khuyết điểm: Ưu điểm: Với đề văn khá gần gũi với chúng ta và chúng ta đã trải qua trong cuộc đời mình nên hầu hết các em xác định được yêu cầu của đề, biết miêu tả theo trình tự. Một số em viết văn giàu cảm xúc và có tính sáng tạo, cho nên kết quả bài viết khá tốt như Hà, Thư, Hạnh... Nhược điểm: Một số bạn quá lệ thuộc vào văn bản “Món quà sinh nhật” nên dường như có sự sao chép văn bản. Một số bạn lệ thuộc tài liệu tham khảo. Hơn nữa vẫn là những khuyết điểm mang tính truyền thống, đó là các em đã không có ý thức sửa chữa lỗi chính tả khi viết bài, chữ viết cẩu thả, đầu dòng không thụt vào một hàng, viết văn chưa gãy gọn, thuyết phục. Trình bày ý còn lộn xộn, diễn đạt lủng củng, lặp từ, lặp ý nhiều… HĐ5: Hướng dẫn sữa lỗi sai cụ thể: Gv hướng dẫn hs sửa một số lỗi sai cụ thể trong bài làm của các em (xem cuối giáo án). HĐ6: Phát bài, đối chiếu dàn ý tiếp tục sửa bài: Gv phát bài cho Hs. Hs xem lời nhận xét của giáo viên. Phát hiện lỗi sai của mình và có thể tự sửa lỗi. HĐ7: Đọc bài mẫu: Gv đọc bài mẫu hoặc một số đoạn mẫu hay trong bài làm của hs hoặc bài văn mẫu. HĐ8: Ghi điểm, thống kê chất lượng: (Xem cuối giáo án) Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học * Trả bài kiểm tra Văn 1. Phân tích đề 2. Công bố đáp án 3. Nhận xét ưu - khuyết điểm 4. Thống kê chất lượng bài làm * Trả bài Tập làm văn số 2 1. Đề ra: Kể lại một kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất. 2. Tìm hiểu đề, tìm ý: 3. Dàn ý: (xem bảng phụ) 4. Nhận xét ưu, khuyết điểm: 5. Hướng dẫn sữa lỗi sai cụ thể: 6. Phát bài, đối chiếu dàn ý tiếp tục sửa bài: 7. Đọc bài mẫu: 8. Ghi điểm, thống kê chất lượng III. Hướng dẫn tự học - Nắm vững yêu cầu, các bước làm văn bản tự sự. - Về nhà viết lại bài. - Soạn bài tiết sau: văn bản Bài toán dân số * Hướng dẫn sữa lỗi sai cụ thể Phần văn bản sai Nguyên nhân sai Sửa lại - Em có rất nhiều kỷ niệm nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là kỷ niệm về thăm quê - Sau khi các bạn đã đến đầy đủ, sau đố tôi bắt đàu tổ chức buổi sinh nhật và sau đó là tôi và các bạn ăn bánh và rraats vui -xinh nhật, làm song, kỷ liệm đang nhớ, em dang đi chên đường, chủn bị, bé síu, quen thuột, em quyên, trắc trắn, mẹ em trở em đi, song rồi, xâu xắc, con đường còng queo... - Ngày đó tôi gây ấn tượng với mái trường đó nó đã gắn bó với tôi suốt 3 năm học mầm non và bây giờ tôi đã đi xa mà tôi vẫn ấn tượng mãi đến bây giờ không quên được. - Lặp từ - Lặp từ, diễn đạt vụng về lủng củng - Lồi chính tả dùng từ không chính xác, sai chính tả - Diễn đạt vụng về, thiếu tính liên kết, lặp từ, không phân biệt được từ đồng nghĩa - Trong những kỷ niệm thời thơ ấu em có những ký ức không thể nào quên đặc biệt là ngày về thăm quê. - Sau khi các bạn đến đông đủ tôi bắt đầu tổ chức buổi sinh nhật, bầu không khí diễn ra thật vui vẻ, tiết mục cắt bánh ga tô cùng với nguwoif bạn thân ấn tượng nhất... - sinh nhật, làm xong, em đang đi trên đường, chuẩn bị, quen thuộc, em quên, chắc chắn, mẹ em chở em đi, xong rồi, sâu sắc, con đường quanh co... - Tôi đã có những kỷ niệm sâu sắc, gắn bó với mái trường mẫu giáo nên không nỡ rời xa. Giờ đây sau bao năm xa cách trở về tôi lại cảm thấy gần gũi thân thương biết mấy. E. Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………………………... * Thống kê chất lượng bài kiểm tra Văn Lớp giỏi khá TB yếu kém 8A3 5 11 12 2 2 8A5 4 3 9 3 * Thống kê chất lượng bài viết số 2 Lớp giỏi khá TB yếu kém 8A3 0 7 15 8 1 8A5 0 6 7 6 2

File đính kèm:

  • docGA 8 tuan 12.doc
Giáo án liên quan