Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần 12 Trường THCS Nguyễn Khuyến

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Sự gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của con người.

 - Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đdầu bằng một cau chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

2. Kỹ năng:

 - Tích hợp với phần Tập làm văn,vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh thuyết minh để đọc – hiểu nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.

 - Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

- GV : Soạn bài,ngiên cứu tài liệu ,nắm các thông tin, tư liệu về dân số

 - HS : Học bài - chuẩn bị bài theo câu hỏi đọc hiểu SGK.

 

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )

Nêu những tác hại của thuốc lá? Biện pháp phòng chống?

(

 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình.

Thời gian: 2 phút

Có 2 gia đình, thu nhập kinh tế như nhau. Một nhà có 2 con và một nhà có 4 con thì chất lượng bữa ăn và chi tiêu nói chung sẽ như thế nào?

 Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt: đấy là chuyện trong một gia đình đông con ,còn đối với một đất nước và cả thế giới thì sao? Thế mà dân số thế giới liên tục tăng nhanh.Và hậu quả đối với tương lai nhân loại sẽ vô cùng tồi tệ.

 Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm vân đề này qua một Bài toán dân số

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung

Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát nhất về tác phẩm.

Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.

Thời gian: 10 phút

 

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần 12 Trường THCS Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Tiết 45 Ngày soạn: 04/11/2012 Ngày dạy: 05/11/2012 BÀI TOÁN DÂN SỐ (Thái An) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Sự gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của con người. - Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đdầu bằng một cau chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn. 2. Kỹ năng: - Tích hợp với phần Tập làm văn,vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh thuyết minh để đọc – hiểu nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản. - Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: - GV : Soạn bài,ngiên cứu tài liệu ,nắm các thông tin, tư liệu về dân số - HS : Học bài - chuẩn bị bài theo câu hỏi đọc hiểu SGK. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) Nêu những tác hại của thuốc lá? Biện pháp phòng chống? ( 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút Có 2 gia đình, thu nhập kinh tế như nhau. Một nhà có 2 con và một nhà có 4 con thì chất lượng bữa ăn và chi tiêu nói chung sẽ như thế nào? Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt: đấy là chuyện trong một gia đình đông con ,còn đối với một đất nước và cả thế giới thì sao? Thế mà dân số thế giới liên tục tăng nhanh.Và hậu quả đối với tương lai nhân loại sẽ vô cùng tồi tệ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm vân đề này qua một Bài toán dân số Hoạt động 2: Tìm hiểu chung Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát nhất về tác phẩm. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành. Thời gian: 10 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung GV : HD đọc giọng : Rõ ràng, chú ý các câu cảm, từ phiên âm. GV đọc mẫu một đoạn -> gọi 2 HS đọc tiếp . GV kiểm tra một vài từ khó của HS. * Yêu cầu HS chú ý từ khó “Cấp số nhân” *Nhấn mạnh: Ađam, Eva là quan niệm theo Kinh thánh của Đạo thiên chúa ,đây là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được chúa tạo ra để hình thành và phát triển loài người. Văn bản nêu lên vấn đề gì? Vấn đề này đối với XH ngày nay như thế nào? Vấn đề dân số->hết sức cấp thiết đối với XH I. Tìm hiểu chung: 1. Đọc- Tìm hiểu chú thích: Sự phát triển dân số có mối liên quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống con người và toàn xã hội. Hạn chế sự gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển của loài người. Văn bản thuộc loại văn bản gì? Theo em văn bản này đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Vì sao em xác định như thế? phần thuyết minh sử dụng những phương pháp nào thuyết minh nào?(PP so sánh,PP dùng số liệu, phân tích ) Thuộc loại văn bản nhật dụng. 2. Kiểu văn bản: - Văn bản nhật dụng - PTBĐ: Nghị luận, thuyết minh kết hợp với tự sự. Có thể chia văn bản thành mấy phần? Nội dung của từng phần? GV nhấn mạnh :Đây là một văn bản có bố cục khá chặt chẽ. Chuyển ý vào mục II Bố cục 3 phần : P1 : Từ đầu -> “sáng mắt ra”: Nêu vấn đề: Bài toán dân số và KHH dường như đã đặt ra từ thời cổ đại. P2 : Tiếp theo -> “bàn cơ”: Làm sáng tỏ vấn đề: Tốc độ gia tăng DS thế giới là hết sức nhanh chóng. P3 : Còn laị: Kết thúc vấn đề:Lời kêu gọi loài người can hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. 3. Bố cuc : Bài toán dân số của tác giả Thái An là một văn bản có bố cục chặt chẽ. Hoạt động 3: Đọc- hiểu văn bản Mục tiêu: Giúp cho HS nắm được văn bản là một bài văn có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ,cụ thể; nắm đươc các PP thuyết minh được sử dụng trong bài, ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong văn bản. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; kĩ thuật động não. Thời gian: 25 phút. * Gọi học sinh đọc lại phần mở bài. Vấn đề gì được nêu ở phần mở bài? HS Trả lời II. Đọc-hiểu văn bản: 1.Nêu vấn đề: - Vấn đề dân số là một bài toán khó, dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại. Vì sao tác giả từ chỗ không tin đến chỗ “ sáng mắt ra”? Em hiểu thế nào là vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình? Vì bài toán cổ đại có sự ngẫu nhiên, trùng hợp với việc dân số tăng lên theo cấp số nhân. a. Từ bài toán cổ. - Bàn cờ 64 ô -> hạt thóc tăng theo cấp số nhân công bội là 2 -> là một con số khủng khiếp. Dân số có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội? Ảnh hưởng đến kinh tế, văn hoá, xã hội… Con người hiện nay có thái độ như thế nào đối với dân số? Thuyết trình: - Sự gia tăng dân số chính là nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn chậm phát triển của mỗi quốc gia vì: đất đai không tăng mà ngày thêm cằn cỗi, tài nguyên khoáng sản dần cạn kiệt của cải lương thực làm ra chỉ tăng theo cấp số cộng nên không đủ đáp ứng cho sự phát triển quá nhanh của dân số. - Loài người quan tâm đến vấn đề này. Dựa vào câu chuyện kinh thánh tác giả lập luận, thuyết minh như thế nào? Để làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình, tác giả đã lập luận và chứng minh trên những ý chính nào tương ứng với mỗi đoạn văn bản nào? -Từ bài toán cổ: “Đó… nhường nào.” -Từ kinh thánh: “ Bây giờ… 5%” - Từ thực tế: “ trong…cờ” b. Từ kinh thánh. - Từ hai con người nếu phát triển theo cấp số nhân công bội là hai -> năm 1995 dân số thế giới là 5,63 tỉ người, đạt đến ô thứ 34. Câu chuyện cổ về hạt thóc trên bàn cờ đã làm sáng tỏ hiện tượng tốc độ gia tăng vô cùng nhanh chóng của dân số thế giới. Hãy tóm tắt bài toán cổ? Em hiểu bản chất bài toán cổ ấy là gì? Với cách tính ấy thì kết quả số hạt thóc như thế nào? Nhà thông thái có một cô con gái đẹp đến tuổi lấy chồng. Ông kén rể bằng cách đưa bàn cờ tướng gồm 64 ô và yêu cầu đặt vào ô thứ nhất 1 hạt thóc, ô thứ 2 hai hạt thóc và các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi. Ai đủ số thóc đến ô 64 của bàn cờ thì sẽ là chồng của cô gái. Ban đầu ai cũng tưởng dễ nhưng rồi không chàng trai nào đủ số thóc để lấy được cô gái. Theo em, người viết dẫn câu chuyện xưa nhằm mục đích gì? So sánh mức độ gia tăng dân số của loài người. Theo dõi đoạn thứ 3 của phần 2, cho biết: + Dùng phép thống kê để thuyết minh DS tăng từ khả năng sinh sản của người phụ nữ, tác giả đã đạt được mục đích gì? - Cắt nghĩa được vấn đề gia tăng DS từ năng lực sinh sản tự nhiên của người phụ nữ. - Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của gia tăng DS… Gái một con trông mòn con mắt Gái hai con con mắt liếc ngang Ba con cổ ngẳng răng vàng Bốn con quần áo đi ngang khét mù Năm con tóc rối tổ cu Sáu con yếm trụt váy dù vặn ngang. 2. Thực trạng: - Mỗi phụ nữ có thể sinh nhiều con -> khó có thể thực hiện được việc giảm tốc độ tăng dân số. -> Tốc độ gia tăng dân số phát triển nhanh chóng. Phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong phần này? Tác dụng? Tư liệu, thống kê bằng số liệu cụ thể Những con số trong thực tế nói lên điều gì về sự gia tăng dân số? -> thuyết phục cao. Từ những cách lập luận trên cho thấy tác giả muốn nói vấn đề về dân số và kế hoạch hoá gia đình? Thực trạng tình hình dân số thế giới và Việt Nam (năm 1995); sự phát triển nhanh và mất cân đối (đặc biệt ở những nước chậm phát triển) sẽ ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc và nhân loại. Theo số liệu thống kê thì châu nào có tỉ lệ tăng dân số nhanh? Tình trạng kinh tế, văn hoá ở các nước này như thế nào? Theo thống kê thực tế tốc độ tăng dân số của trái đất và ở VN: - Trái đất: - Việt Nam: + 1987: 5tỉ người. + 1945: 25 triệu. + 1995: 5,63 tỉ. + 1965: 30 triệu. + 2003: 6,32 tỉ. + 1975: 40 triệu. + 2007: hơn 7 tỉ. + 1992: hơn 60 triệu. + 2000: hơn 70 Tr. + 2007: hơn 80 triệu. Chuyển ý sang mục 3 Kết thúc vấn đề thể hiện điều gì ở tác giả? Tác giả có thái độ gì được thể hiện qua câu “ đứng …loài người”? Quan điểm của tác giả bộc lộ ở đây như thế nào? HS trình bày 3. Giải pháp: Thái độ của tác giả: - Kêu gọi: cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số -> Nhận thức rõ vấn đề dân số và hiểm hoạ của nó Không có cách nào khác, phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số. Hoạt động 4: Tổng kết Mục tiêu: Hs nắm được nghệ thuật đã sử dụng trong văn bản đồng thời biết về ý nghĩa văn bản thông qua tác phẩm Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,… Thời gian: 5 phút Em có nhận xét gì về hình thức văn bản? HS trả lời III. Tổng kết : 1.Hình thức: - Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích. -Lập luận chặt chẽ. - Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục. Hãy nêu ý nghĩa văn bản? HS trả lời 2. Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: dân số và tương lai của dân tộc và nhân loại. Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 5 phút. Bài vừa học: Tự tìm hiểu và nghiên cứu tình hình dân số địa phương, từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề này. b. Bài sắp học: “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm” Tiết 46 Ngày soạn: 04/11/2012 Ngày dạy: 05/11/2012 DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 2. Kỹ năng: - Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. - Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: giáo án, bảng phụ HS: chuẩn bị bài. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) Câu 1: Xác định câu ghép trong những câu sau: Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối cũng ngủ. ( CG ) Hoa phương mơ, hoa phượng nhớ. ( CG ) Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Khi hai người lên gác thì Giôn–xi đang ngủ. ( CG ) Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi , chị đã thắng. ( CG ) Giỏ nhà ai, quai nhà nấy. ( CG ) Câu 2: Câu ghép sau có mấy vế câu? Chỉ ra mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép đó. [... ] Ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy. ( Ngựa thét ra lửa, ( 2 ) lửa đã thiêu cháy một làng,( 3 ) cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy. Vế 1 và 2: quan hệ nối tiếp Vế 2 và 3: quan hệ nguyên nhân - hệ quả ) 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút Hoạt động 2: Dấu ngoặc đơn Mục tiêu: Giúp cho HS nắm được công dụng của dấu ngoặc đơn và biết cách sử dụng dấu ngoặc đơn trong khi viết để người đọc hiểu rõ được vấn đề. Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thảo luận nhóm, thuyết trình. Thời gian: 10 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV treo bảng phụ có chứa các ví dụ (sgk). - Yêu cầu học sinh đọc ví dụ. Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì? Dùng để giải thích làm rõ “họ” ngụ ý là những ai(những người bản xứ), ngoài ra có tác dụng nhấn mạnh. Dùng để thuyết minh về một loại động vật có tên là ba khía. Bổ sung thêm về năm sinh năm mất của nhà thơ Lí Bạch. I/ Dấu ngoặc đơn. - Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn văn này có thay đổi không? Vì sao? Nếu bỏ chúng đi thì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi. Vì đây là phần thông tin thêm,bổ sung chứ không thuộc phần cơ bản. Từ bài tập trên, em hãy cho biết dấu ngoặc đơn được dùng để làm gì? Lấy ví dụ? Dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm) - VD: Nam( lớp trưởng lớp 8a) học rất giỏi. Làm BT củng cố: BT1 ( sgk) GV nhấn mạnh: Ngoài dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích thì còn có dấu gạch ngang khi được đặt ở giữa câu cũng để đánh dấu phần chú thích,giải thích trong câu… Tích hợp: Thành phần phụ chú ( lớp 9) * Lưu ý HS: Trong trường hợp dấu ngoặc đơn còn được dùng với dấu chấm hỏi,dấu chấm than để tỏ ý hoài nghi và mỉa mai. HS làm bài Bài 1: Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ: Tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan hủ bại hư. Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn Dấu ngoặc đơn dùng ở vị trí thứ nhất: đánh dấu phần bổ sung Dấu ngoặc đơn dùng ở vị trí thứ hai: Đánh dấu phần thuyết minh. Hoạt động 3:Dấu hai chấm Mục tiêu: : Giúp cho HS nắm được công dụng của dấu hai chấm và biết cách sử dụng dấu hai chấm trong khi viết để người đọc hiểu rõ được vấn đề. Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hoạt động nhóm. Kĩ thuật động não Thời gian: 10 phút GV treo bảng phụ có chứa các ví dụ (sgk). - Yêu cầu học sinh đọc ví dụ. Trong các trường hợp trên dấu hai chấm được dùng để làm gì? a. Đánh dấu lời đối thoại: Dế Mèn -> Dế Choắt, Dế Choắt -> Dế Mèn. b.Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhà văn Thép Mới ( dẫn lại người xưa). c.Đánh dấu phần giải thích : giải thích vì sao con đường thấy lạ, cảnh vật thay đổi, lòng tôi thay đổi. II. Dấu hai chấm: Từ ví dụ trên, em hiểu dấu hai chấm dùng để làm gì? - Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. - Đánh dấu lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). VD: Bác Hồ nói:” Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Lấy ví dụ minh hoạ? Tích hợp: Câu ghép. Làm BT củng cố: BT2 ( sgk).` HS làm bài Bài 2: Đánh dấu phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá. Báo trước lời đối thoại và phần thuyết minh nội dung Dế Choắt khuyên Dế Mèn. Báo trước phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào. Hoạt động 4: Luyện tập Mục tiêu: : HS biết giải thích được công dụng của dấu ngoặc đơn,dấu hai chấm trong các văn bản cụ thể; biết phát hiện và sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Phương pháp: Hoạt động nhóm. Thời gian: 15 phút III. Luyện tập : BT3 - Hs xác định yêu cầu của bài tập - Đứng tại chỗ thực hiện bài tập. - GV nhận xét và chốt ý. HS làm bài Bài 3: Có thể bỏ được dấu hai chấm vì ý nghĩa cơ bản của câu, đoạn văn không thay đổi nhưng ý không nhấn mạnh bằng. BT4 - Hs xác định yêu cầu của bài tập - Đứng tại chỗ thực hiện bài tập. - GV nhận xét và chốt ý. HS làm bài Bài 4: Trường hợp 1: -Thay đổi được. - Thay -> ý nghĩa câu không thay đổi , phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm theo, không thuộc ý nghĩa cơ bản. Trường hợp 2: Không thể thay đổi -> vì hai vế động khô và động nước không thể coi là phần chú thích. BT5 - Hs xác định yêu cầu của bài tập - Đứng tại chỗ thực hiện bài tập. - GV nhận xét và chốt ý. HS làm bài Bài 5: Sai, vì phần nằm trong dấu ngoặc đơn chỉ có chức năng giải thích cho 1 ý nào đó và bao giờ nó cũng được dùng thành cặp. Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu. Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 5 phút. Bài vừa học: Tìm câu ghép và phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế của những câu ghép trong một đoạn văn cụ thể. b. Bài sắp học: Bài viết số 2 ( Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm ) Tiết 47 Ngày soạn: 04/11/2012 Ngày dạy: 09/11/2012 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của văn bản thuyết minh . - Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh . - Yêu cầu của bài văn thuyết minh ( về nội dung , ngôn ngữ ,…) 2. Kỹ năng: - Nhận biết văn bản thuyết minh; phân biệt văn bản thuyết minh với các loại văn bản đã học trước đó . - Trình bày các tri thức có tính chất khách quan , khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn học khác . B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: - Giáo viên : Soạn bài + tìm hiểu các bài văn thuyết minh mẫu . - Học sinh : Trả lời các câu hỏi phần I tr.116,117 SGK. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) Ở lớp 6, 7 và đầu lớp 8, em đã học được các kiểu văn bản nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút Văn bản thuyết minh là loại văn bản được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Nó là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng lí do phát sinh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cho con người. Để hiểu rõ hơn về vai trò, đặc điểm của văn bản thuyết minh, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động 2: Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh Mục tiêu: Giúp HS nắm được đặc điểm ,vai trò,tác dụng của văn bản thuyết minh. Phương pháp: So sánh đối chiếu, thảo luận nhóm ,vấn đáp , phân tích ngữ liệu,.. . Thời gian: 20 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Tìm hiểu các văn bản: Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục?, Huế Mỗi văn bản trình bày, giải thích điều gì? HS đọc các văn bản. - “Cây dừa…”: Trình bày lợi ích của dừa và nhằm giới thiệu về dừa của Bình Định. -“Tại sao lá cây có màu xanh lục” : Giải thích về tác dụng của chất diệp lục là làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh. - “Huế”: Giới thiệu Huế như là một trung tâm VHNT lớn củaVN với những đặc điểm riêng của Huế. I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh: 1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người: a. VB : “ Cây dừa Bình Định” trình bày lợi ích của cây dừa. b. VB: “Tại sao lá cây có màu xanh lục : Giải thích về tác dụng của chất diệp lục đối với màu xanh lá cây. c. VB : “Huế: Giới thiệu Huế là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu? Kể thêm một vài văn bản cùng loại mà em biết. -Trong mỗi lĩnh vực khi cần hiểu biết về một sự vật, sự việc, hiện tượng … -Động Phong Nha, Cầu Long Biên …, Cây tre Việt Nam,… Các văn bản trên khác với các loại văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ở chỗ nào? - Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc. - Miêu tả: Tái hiện trạng thái sự vật, con người. Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. - Nghị luận: Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận. 2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh: Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng? - Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng. ® kiểu văn bản thuyết minh. * Thuyết minh: Làm cho người ta hiểu về sự vật, hiện tượng bằng những kiến thức. Thuyết minh bằng những phương pháp nào? Trình bày, giới thiệu, giải thích Ngôn ngữ trong văn bản có đặc điểm gì? - Trong sáng,chính xác, rõ ràng. HS tìm hiểu văn bản cung cấp kiến thức gì. HS tìm hiểu văn bản bàn về vấn đề gì và sử dụng những yếu tố nào. - Tự sự cần giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật. - Miêu tả cần giới thiệu cảnh, con người, thời gian, không gian. - Biểu cảm cần giới thiệu đối tượng gây cảm xúc. - Nghị luận giới thiệu luận điểm, luận cứ. -Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về lĩnh vực của đời sống. -Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được sự vật hiện tượng trong đời sống. - Phạm vi sử dụng: thông dụng, phổ biến trong đời sống. -Tính chất: khách quan, chân thật, hữu ích. - Ngôn ngữ: trong sáng, rõ ràng. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: : HS có thể kể tên các Vb thuyết minh đã học, chỉ ra các yếu tố thuyết minh trong các VB khác, ý nghĩa và tác dụng. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình Thời gian: 15 phút Hs đọc 2 văn bản: Khởi nghĩa Nông Văn Vân và Con giun đất. - Hai văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao? HS tìm hiểu văn bản cung cấp kiến thức gì. Luyện tập Bài tập 1 1-Bài 1 (117 ): - Văn bản a thuyết minh về cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân. -> cung cấp kiến thức lịch sử. - Văn bản b thuyết minh về con giun đất. -> cung cấp kiến thức sinh vật. - Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào? HS tìm hiểu văn bản bàn về vấn đề gì và sử dụng những yếu tố nào. Bài tập 2 - Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là văn bản nhật dụng, thuộc kiểu văn nghị luận, có sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông, làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao. - Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì? - Tự sự cần giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật. - Miêu tả cần giới thiệu cảnh, con người, thời gian, không gian. - Biểu cảm cần giới thiệu đối tượng gây cảm xúc. - Nghị luận giới thiệu luận điểm, luận cứ. Bài tập 3 Các văn bản khác cũng cần sử dụng yếu tố thuyết minh vì: - Tự sự: giới thiệu sự việc, nhân vật - Miêu tả: Giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian, không gian - Biểu cảm: Giới thiệu đối tượng gây ra cảm xúc -Nghị luận: Giới thiệu luận điểm, luận cứ Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 5 phút. Bài vừa học: Tìm đọc thêm các văn bản thuyết minh b. Bài sắp học: “Phương pháp thuyết minh” . Tìm hiểu các p.pháp t.minh . Tiết 48 Ngày soạn: 04/11/2012 Ngày dạy: 09/11/2012 PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Kiến thức về văn bản thuyết minh ( trong cụm các bài về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học ). - Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh 2. Kỹ năng: - Nhận biết và vận dụng phương pháp thuyết minh thông dụng. - Rèn kĩ năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật. - Tích luỹ và nâng cao tri thức đời sống. - Phối hợp sử dụng các PPTM để tạo lập một văn bản thuyết minh theo yêu cầu. - Lựa chọn được PPTM phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm , công dụng của đối tượng. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: giáo án. HS: chuẩn bị bài. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) Thế nào là văn bản thuyết minh? Phương thức thuyết minh chủ yếu? Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh? ( -Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về lĩnh vực của đời sống. -Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được sự vật hiện tượng trong đời sống. - Phạm vi sử dụng: thông dụng, phổ biến trong đời sống. -Tính chất: khách quan, chân thật, hữu ích. - Ngôn ngữ: trong sáng, rõ ràng. ) 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút Muốn người đọc hiểu được VBTM của mình thì người viết phải nắm được phương pháp thuyết minh. Vậy thuyết minh bao gồm những phương pháp gì? Bài hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu vấn đề này. Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh. Mục tiêu: HS hiểu được việc quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm tốt bài văn chứng minh; các phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích; liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích.. Phương pháp: Phương pháp: Phân tích, thực hành, gợi mở. Thời gian: 20 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Gọi học sinh đọc lại các văn bản thuyết minh ở tiết 47? Trong các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì? - Tri thức – sự vật (cây dừa) - Khoa học – lá cây, giun đất - Lịch sử : khởi nghĩa Nông Văn Vân - Văn hoá: Huế I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh: 1. Quan sát, học tập, tích luỹ để làm bài văn thuyết minh * Thuyết minh: cung cấp tri thức cho người đọc -> muốn viết yêu cầu: Làm thế nào để có các tri thức ấy? Quan sát, học tập , tích lũy. Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy? a, Quan sát: tìm hiểu đối tượng về màu sắc hình dáng, kích thước tính chất… b, Học tập: tìm hiểu đối tượng qua sách báo, tài liệu, từ điển. c, Tham quan: Tìm hiểu đối tượng bằng cách trực tiếp ghi nhớ d, Tích luỹ và sử dụng * Cần tích luỹ sử dụng những mảng tri thức liên quan tới đối tượng thuyết minh * Học tập và chọn lọc: - Học tập nghiên cứu ở trường, ở nhà - Quan sát đối tượng: ghi nhớ, chép - Phân tích chọn lọc, phân loại thông tin Bằng trí tưởng tượng, suy luận, có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không? không Vậy muốn có tri thức để làm bài văn thuyết minh thì ta phải làm những gì? - Phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh. - Nhất là phải bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng. 2. Phương pháp thuyết minh: Yêu cầu học sinh đọc VD 2a. Trong các câu trên, ta thường gặp từ gì? Sau từ là người ta thường cung cấp kiến thức về phương diện nào của đối tượng? Kiểu câu này giúp cho người đọc hiểu được điều gì trong văn bản thuyết minh? Nó thuộc kiểu câu gì? Vị trí của câu định nghĩa thường được sử dụng ở vị trí nào của bài văn thuyết minh? Tác dụng? Từ là -> biểu thị ý nghĩa của sự giải thích. Cung cấp về đặc điểm, công dụng, nguồn gốc, thân thế của đối tượng. Giúp người đọc hiểu đối tượng rõ ràng, cụ thể -> kiểu câu định nghĩa. Thường đứng đầu văn bản -> giới thiệu đối tượng. a. Phương pháp nêu định nghĩa: Chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh bằng lời văn rõ ràng, ngắn gọn, chính xác. Yêu cầu học sinh đọc VD

File đính kèm:

  • docTuần 12- PVR.doc