Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 13 Tiết 49 Bài 13 Bài toán dân số

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

 1.1. Kiến thức:

* Hoạt động 1:

 _ HS biết đọc hiểu một văn bản nhật dụng.

* Hoạt động 2:

 _ HS nhận biết sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

 _ HS hiểu sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.

 1. 2. Kỹ năng:

* Hoạt động 1:

 _ HS thực hiện thành thạo: Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài “Phương pháp thuyết minh” để đọc – hiểu văn bản.

* Hoạt động 2:

 _ HS thực hiện được: Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.

 _ HS thực hiện thành thạo: nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.

 1.3. Thái độ:

* Hoạt động 1:

 _ Thói quen: đọc và tìm bố cục văn bản ở nhà.

* Hoạt động 2:

 _ Tính cách: Giáo dục HS nhận ra tác hại của việc gia tăng dân số.

 _ Ra quyết định: Động viên mọi người cùng thực hiện hạn chế gia tăng dân số, nâng cao chất lựơng cuộc sống.

2. Nội dung học tập:

 _ Đọc – hiểu văn bản.

 _ Làm rõ vấn đề dân số đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

3. Chuẩn bị:

 3.1 Giáo viên: Tìm hiểu văn bản.

 Bảng phụ vẽ tóm tắt bài toán cổ.

 Sưu tầm các số liệu tăng dân số ở địa phương

 3.2 Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi trong SGK, VBT.

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 8A1: 8A2: 8A3:

 (Phân công giúp học sinh vắng nếu có)

 4.2. Kiểm tra miệng:

Câu hỏi 1: Em hãy vẽ sơ đồ nêu tác hại của thuốc lá?(10đ)

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 13 Tiết 49 Bài 13 Bài toán dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Tiết: 49 Bài: 13 Ngày dạy: …… BÀI TOÁN DÂN SỐ I. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS biết đọc hiểu một văn bản nhật dụng. * Hoạt động 2: _ HS nhận biết sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn. _ HS hiểu sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người. 1. 2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ HS thực hiện thành thạo: Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài “Phương pháp thuyết minh” để đọc – hiểu văn bản. * Hoạt động 2: _ HS thực hiện được: Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh. _ HS thực hiện thành thạo: nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1: _ Thói quen: đọc và tìm bố cục văn bản ở nhà. * Hoạt động 2: _ Tính cách: Giáo dục HS nhận ra tác hại của việc gia tăng dân số. _ Ra quyết định: Động viên mọi người cùng thực hiện hạn chế gia tăng dân số, nâng cao chất lựơng cuộc sống. 2. Nội dung học tập: _ Đọc – hiểu văn bản. _ Làm rõ vấn đề dân số đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Tìm hiểu văn bản. Bảng phụ vẽ tóm tắt bài toán cổ. Sưu tầm các số liệu tăng dân số ở địa phương 3.2 Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi trong SGK, VBT. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Em hãy vẽ sơ đồ nêu tác hại của thuốc lá?(10đ) Tác hại của thuốc lá Trả lời: Bản thân Cộng đồng Đạo đức Sức khoẻ Vợ, con, bạn bè, đồng nghiệp,… Giảm tuổi thọ Gây bệnh nguy hiểm Chết Phạm pháp Nêu gương xấu Gây nhiều bệnh tật nguy hiểm Chiến dịch chống thuốc lá Câu hỏi 2: Em sẽ làm gì nếu người thân của em nghiện thuốc lá?(8đ) Trả lời: HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân. GV cùng HS nhận xét, bổ sung. Câu 3: Hôm nay chúng ta học bài gì? Nội dung chính nói về vấn đề gì?(2 đ) Trả lời: Văn bản: Bài toán dân số - Vấn đề: sự gia tăng dân số và tác hại của nó. 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Vào bài (1’) * Em hãy đọc những câu tục ngữ và thành ngữ mà các em biết về vấn đề sinh đẻ, về dân số và phát biểu suy nghĩ của em về ý kiến đó? _ HS trả lời, GV nhận xét và vào bài mới. VD: Trời sinh voi, trời sinh cỏ Đông con là nhà có phúc. HĐ1: (10’) Giáo viên: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Giáo viên đọc trước một đoạn sau đó gọi học sinh đọc. Giáo viên: Hướng dẫn học sinh đọc chú thích và giải thích các từ khó. * Bố cục văn bản? _ Đ1: “Từ đầu…… sáng mắt ra”: Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. _ Đ2: “Tiếp theo…… ô thứ 31 của bàn cờ”: Làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. _ Đ3: Còn lại: Thái độ của tác giả về dân số và kế hoạch hoá gia đình. HĐ2: (25’) Giáo viên: gọi học sinh đọc đoạn đầu. * Bài toán dân số theo tác giả thực chất là vấn đề gì? _ Bài toán dân số thực chất là vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình => Sinh đẻ có kế hoạch. * Mở đầu văn bản tác giả đã sáng mắt ra về điều gì? _ Vấn đề dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. * Điều đó có đáng tin cậy không? Vì sao? _ Đáng tin vì thực tế đã chứng minh, nó được chứng minh từ bài toán cổ. Giáo viên: Yêu cầu học sinh kể tóm tắt câu chuyện của nhà thông thái. * Em hiểu bản chất bài toán đặt hạt thóc như thế nào? _ Bài toán hạt thóc tăng theo cấp số nhân. (GV cho HS nhìn bảng vẽ tóm tắt bài toán => Kết quả) * Người viết dẫn chứng câu chuyện xa xưa nhằm mụch đích gì? _ So sánh sự tăng dân số của loài người. * Để làm sáng tỏ vấn đề này, tác giả dẫn chứng bằng những ý nào? _ Câu chuyện trong kinh thánh. _ Được nhìn nhận từ thực tế. * Các tư liệu thuyết minh ở đây có ý nghĩa gì? _ Gây lòng tin, thuyết phục người đọc. * Có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ tăng dân số và sự phát triển xã hội? _ Gia tăng dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ, lạc hậu.... tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế, văn hoá. * Theo thông báo của Hội nghị Cairô các nước có tỉ lệ sinh con cao thuộc châu lục nào? _ Châu Phi và châu Á, trong đó có Việt Nam. Giáo viên: gọi học sinh đọc đoạn kết. * Em hãy nhận xét cách kết bài của tác giả? _ Dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người. * Tại sao tác giả lại kết luận như vậy? _ Dân số gia tăng => Nhu cầu cuộc sống gia tăng =>Vấn nạn môi trường => Đất không đáp ứng nhu cầu cuộc sống. (GV liên hệ GD môi trường) * (GDKNS) Em làm gì góp phần vào việc hạn chế sự gia tăng dân số? _ HS trả lời theo suy nghĩ bản thân, GV liên hệ giáo dục HS. * Em có nhận xét gì về nghệ thuật thuyết minh của tác giả? _ Kết hợp so sánh, dùng số liệu, phân tích. _ Lập luận chặt chẽ. _ Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục. Giáo viên: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. GV hướng dẫn HS làm phần luyện tập ở nhà. (HS 8A1, GV cho các em làm câu 2 tại lớp) I. Đọc – tìm hiểu chú thích: II. Phân tích: 1. Sáng mắt ra về bài toán dân số: _ Bài toán dân số thực chất là vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình => Sinh đẻ có kế hoạch. 2. Chứng minh và giải thích vấn đề xung quanh bài toán cổ: _ Bài toán hạt thóc tăng theo cấp số nhân. => So sánh sự tăng dân số của loài người. _ Gia tăng dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ, lạc hậu.... Tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế, văn hoá. 3. Con đường tồn tại và phát triển của nhân loại: _ Dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người. * Ghi nhớ: SGK/132 4.4. Tổng kết: Câu hỏi 1: Theo em con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số? Trả lời: HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân. _ Thực hiện bình đẳng giới. _ Nâng cao trình độ nhận thức của chị em phụ nữ. _ Tuyên truyền tác động vào ý thức con người. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Đọc lại văn bản, học nội dung phân tích, ghi nhớ. Làm luyện tập. Tìm hiểu, nghiên cứu tình hình dân số ở địa phương, từ đó đề ra giải pháp cho vấn đề này. 2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần Văn (Dân thường) Tìm mượn sách Văn thơ Tây Ninh, đọc trước văn bản, trả lời câu hỏi trong sách. 5. Phụ lục: Tuần: 13 Tiết: 50 Bài: 13 Ngày dạy: …… DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn, * Hoạt động 2: _ HS hiểu công dụng của dấu hai chấm. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ HS thực hiện được: Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. _ HS thực hiện thành thạo: Sử dụng dấu ngoặc đơn. * Hoạt động 2: _ HS thực hiện được: Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. _ HS thực hiện thành thạo: Sử dụng dấu hai chấm. * Hoạt động 3: _ Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1: _ Thói quen: sử dụng dấu ngoặc đơn khi tạo lập văn bản. * Hoạt động 2: _ Thói quen: sử dụng dấu hai chấm khi tạo lập văn bản. * Hoạt động 3: _ Thói quen: sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm đúng khi tạo lập văn bản. 2. Nội dung học tập: _ Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. _ Luyện tập. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ, bài tập. 3.2 Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, tìm ví dụ minh hoạ. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Nêu những quan hệ ý nghĩa thường gặp trong câu ghép? Đặt một câu ghép theo quan hệ tương phản? (8đ) Trả lời: Các vế trong câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những quan hệ thường gặp là: Quan hệ nguyên nhân, điều kịên, tương phản, tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ nối tiếp, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích. HS đặt, GV cùng HS nhận xét. (VD: Nhà nó nghèo nhưng nó học giỏi) Câu hỏi 2: Hôm nay chúng ta học bài gì? Gồm những nội dung gì? (2 điểm) _ GV cùng HS nhận xét, sửa chữa. 4.3 Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (10’)GV thuyết trình vào bài Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ I. SGK/134 * Trong các đoạn trích dấu ngoặc đơn có tác dụng gì? a. Đánh dấu phần giải thích. b. Đánh dấu phần thuyết minh. c. Đánh dấu phần bổ sung thêm. * Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa của đoạn trích có thay đổi không? Vì sao? _ Nếu bỏ thì nội dung đoạn trích không thay đổi. Vì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ. * Qua những ví dụ vừa phân tích em hãy cho biết dấu ngoặc đơn dùng để làm gì? Cho ví dụ? _ Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). _ HS cho ví dụ, GV cùng nhận xét. Giáo viên: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. HĐ2: (10’) Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ mục II * Tác dụng của dấu hai chấm ở các ví dụ a, b, c? a. Báo trước một lời thoại. b. Báo trước một lời dẫn. c. Giải thích một nội dung. * Các trường hợp nào sau dấu hai chấm phải viết hoa hay không phải viết hoa? _ Viết hoa khi báo trước một lời thoại hoặc một lời dẫn. _ Có thể không viết hoa khi báo trước một nội dung giải thích. * Qua những ví dụ trên em hãy cho biết dấu hai chấm dùng để làm gì? Cho ví dụ? _ HS cho ví dụ, GV cùng nhận xét. Giáo viên: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. HĐ3: (15’) Bài tập 1. a. Đánh dấu phần giải thích. b. Đánh dấu phần tuyết minh. c. Đánh dấu phần bổ sung. Bài tập 2. a. Báo trước phần giải thích. b. Báo trước lời thoại. c. Báo trước phần thuyết minh. Bài tập 3: Có thể bỏ được vì ý nghĩa cơ bản của câu, đoạn văn không thay đổi. Nhưng phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh. Bài tập 4: (8A1) a. Cách viết thứ nhất thay được vì nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm theo không phải là nghĩa cơ bản như khi đặt sau dấu hai chấm b. Cách viết thứ hai không thể bỏ được vì “động khô và động nước” lúc này không thể là phần chú thích. Giáo viên: Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 5,6. I. Dấu ngoặc đơn: _ Đánh dấu phần giải thích. _ Đánh dấu phần thuyết minh. _ Đánh dấu phần bổ sung thêm. Ghi nhớ (SGK/134) II. Dấu hai chấm: _ Báo trước một lời thoại. _ Báo trước một lời dẫn. _ Giải thích một nội dung. Ghi nhớ (SGK/135) III. Luyện tập: Bài tập1: Bài tập2: Bài tập 3: Bài tập 4: 4.4. Tổng kết: Câu hỏi 1: Tóm tắt kiến thức bằng một sơ đồ tư duy? Trả lời: 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Học ghi nhớ, làm bài tập 5,6/137 Tìm, ghi lại đoạn trích có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong các văn bản đã học và nêu công dụng. 2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Dấu ngoặc kép Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi trong SGK. 5. Phụ lục: Tuần: 13 Tiết: 51 Bài: 13 Ngày dạy: …… ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS biết đề văn thuyết minh. _ HS hiểu yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh. * Hoạt động 2: _ HS biết cách quan sát, tích luỹ tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh. 1. 2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh. _ Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng… của đối tượng cần thuyết minh. * Hoạt động 2: _ Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1: _ Có ý thức quan sát, tích luỹ tri thức về đối tượng để làm bài văn thuyết minh. * Hoạt động 2: _ Có thói quen quan sát, tìm ý, lập dàn ý, trước khi tạo lập một văn bản thuyết minh 2. Nội dung học tập: _ Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. _ Luyện tập. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Chiếc xe đạp. Chiếc nón lá Việt Nam 3.1 Học sinh: Đọc các đề và trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc văn bản, xác định bố cục bài văn. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Em hãy vẽ sơ đồ các phương pháp thuyết minh?(9 đ) Trả lời: Các phương pháp thuyết minh P/P phân loại, phân tích. P/P so sánh P/P dùng số liệu (con số) P/P nêu ví dụ P/P liệt kê P/P nêu định nghĩa, giải thích Câu hỏi 2: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, kiểm tra VBT (1 đ) 4.3.Tiến trình bài học: (GV giới thiệu bài) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (20’) Giáo viên thuyết minh giới thiệu bài. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các đề SGK/137,138 * Xác định nội dung phạm vi các đề bài trên? a. Thuyết minh về con người. b, c, d, e, g: Thuyết minh về đồ vật. h. Thuyết minh về di tích, thắng cảnh. i. Con vật. k. Thực vật. l. Món ăn. m. Lễ tết. n. Đồ chơi. * Cho biết yêu cầu nội dung của mỗi đề bài? a. Họ, tên, môi trường sống, năng khiếu, quá trình học tập, rèn luyện, thành tích…của vận động viên. b. Tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, những nét đăc sắc về nội dung, nghệ thuật, những đóng góp tích cực của tập truyện. c. Nguồn gốc, chất liệu, cấu tạo, hình dáng, vai trò, tác dụng của chiếc nón lá. d. Nguồn gốc chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, vai trò, tác dụng, giá trị thẩm mỹ của chiếc áo dài. e. Cấu tạo, chất liệu, nguyên lý vận hành, tác dụng của chiếc xe đạp… * Tìm hiểu đề văn thuyết minh ta phải làm gì? _ Xác định đối tượng, phạm vi kiến thức thuyết minh. * Giáo viên gọi học sinh đọc phần 2. * Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì? _ Đối tượng của văn bản thuyết minh là chiếc xe đạp. * Chỉ ra phần mở bài, thân bài, kết bài cho bài văn trên? + Mở bài: Từ đầu ........ sức người. + Thân bài: tiếp theo ........... thể thao. + Kết bài: còn lại. * Tác giả đã trình bày chiếc xe như thế nào?(GV có thể cho HS xem chiếc xe đạp) _ Phân tích phần thân bài: có 2 ý chính. + Các bộ phận chính. + Các bộ phận phụ. * Chúng được giới thiệu theo thứ tự nào? Có hợp lý không? _ Chính => phụ . Hợp lý. * Tác giả sử dụng phương pháp thuyết minh gì trong đề bài? _ Phân tích, giải thích, liệt kê. Giáo viên khái quát gọi học sinh đọc ghi nhớ. HĐ2: (15’) Bài tập 1: GV gọi HS đọc dàn bài tham khảo, (GV cho HS quan sát chiếc nón lá). GV hướng dẫn cách làm. Thảo luận (5’) _ Đại diện nhóm trình bày, GV cùng nhận xét. _ Chốt lại dàn bài mẫu cho đề bài. I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh: 1. Đề văn thuyết minh: _ Xác định đối tượng, phạm vi kiến thức thuyết minh. 2.Cách làm bài văn thuyết minh: Bố cục gồm 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh. + Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích của đối tượng. + Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng. Ghi nhớ (SGK/140) II. Luyện tập: Bài tập 1: 4.4. Tổng kết: Câu hỏi 1: Để làm bài văn thuyết minh chúng ta cần phải làm gì? Trả lời: _ Xác định đối tượng, phạm vi kiến thức về đối tượng thuyết minh, sử dụng phương pháp thích hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu. Câu hỏi 2: Bố cục bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Trả lời: Bố cục gồm 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh. + Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích của đối tượng. + Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Học ghi nhớ, hoàn thành bài tập. Sưu tầm, tìm hiểu những tri thức khách quan về các đối tượng gần gũi với đời sống (cây cối, đồ dùng…) 2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng. Quan sát, tìm hiểu tri thức về phích nước (bình thuỷ) Lập dàn ý, tập nói khi học nhóm. 5. Phụ lục:  VĂN THƠ TÂY NINH DÂN THƯỜNG (Vân An) Tuần: 13 Tiết: 52 Bài:14 Ngày dạy: …… 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS biết đôi nét về nhà văn, nhà thơ địa phương (Vân An) * Hoạt động 1: _ HS cảm nhận được lòng yêu nước của người dân thường trong kháng chiến. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Đọc – hiểu thơ văn viết về địa phương. * Hoạt động 2: _ Phân tích một tác phẩm văn học Tây Ninh. _ Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu, thơ văn viết về địa phương. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1: _ Giáo dục học sinh niềm yêu thích tìm đọc văn học Tây Ninh. * Hoạt động 2: _ Giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào về truyền thống quê hương. 2. Nội dung học tập: _ Tác giả Vân An và văn bản “Dân thường” _ Hình ảnh nhân vật anh Tư 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Liên hệ mượn sách Văn thơ Tây Ninh cho HS tham khảo. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. 3.2 Học sinh: Đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, chú thích, trả lời câu hỏi trong SGK. 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Theo em con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số?(5đ) Trả lời: HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân. _ Thực hiện bình đẳng giới. _ Nâng cao trình độ nhận thức của chị em phụ nữ. _ Tuyên truyền tác động vào ý thức con người. Câu hỏi 2: Tại sao tác giả lại kết luận vấn đề dân số quyết định sự “tồn tại hay không tồn tại” của loài người?(5 đ) Trả lời: _ Gia tăng dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ, lạc hậu.... Tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế, văn hoá. _ Dân số gia tăng => Nhu cầu cuộc sống gia tăng =>Vấn nạn môi trường => Đất không đáp ứng nhu cầu cuộc sống. 4.3 Tiến trình bài học: (GV giới thiệu bài) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (15’) GV giới thiệu về quê hương Tây Ninh, một số câu ca dao, bài thơ, một số nhà văn, nhà thơ Tây Ninh. * GV gọi HS đọc chú thích *. * Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? _ Vân An (1925 – 2006) tên thật Trần Vân An, bút danh Vân Anh, quê ở Gia Lộc, Trảng Bàng. _ Văn bản trích trong tập “Màn kịch khóc cười” * GV hướng dẫn cách đọc: Giọng tâm tình, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở các từ miêu tả. * GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp. * GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó: VC, phó thường dân, nghi trang, cán bộ thoát ly. HĐ2: (20’) * Em hãy nêu đại ý của bài văn trên? _ Lòng yêu nước bất diệt của người “dân thường” * Nhân vật chính trong bài là ai? _ Anh Tư * Tác giả miêu tả ngoại hình của anh Tư ntn? _ Dáng thấp, nhỏ, nét mặt, cử chỉ lúng túng. * Tính cách của anh ra sao? _ Là người hiền lành, vẻ ngoài cục mịch, ông dân. * Diễn biến tâm lý của anh Tư từ lúc nhìn thấy anh thương binh đến lúc bị đánh ngất được miêu tả ntn? * Khi thấy anh thương binh, anh đã làm gì? Tìm những chi tiết ấy? _ Nhanh chóng, tìm cách cứu. (HS tìm) * Khi thấy bọn Mỹ thái độ của anh ntn? _ Anh run sợ, có phần đến tội nghiệp. * Khi bị bọn lính Mỹ đánh thái độ anh ra sao? _ Không run rẫy, ánh mắt có gì khang khác. * Miêu tả tâm lí như vậy có phù hợp không ? _Rất phù hợp * Sự run sợ của anh lúc đầu và thái độ chống trả quyết liệt về sau của anh có mâu thuẩn không ? Vì sao anh lại có sức mạnh đó ? _Không, đó là sức mạnh của lòng yêu nước quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. * Tính cách và hành động của anh Tư tiêu biểu cho những ai? (Liên hệ GDHS) _Cho những người dân có lòng yêu nuớc căm thù bọn giặc xâm lược. Khi đứng trước kẻ thù họ vẫn dũng cảm chống lại cho dù sức vóc nhỏ bé. *(8A1) Em hãy đọc diễn cảm từ “ Đêm ấy … Phú quốc” * Trong đoạn ấy chi tiết nào làm em xúc động ? Vì sao ? _Học sinh tự chọn và giải thích. I. Đọc – tìm hiểu chú thích: II. Phân tích: 1. Đại ý: _ Lòng yêu nước bất diệt của người “dân thường” 2. Nhân vật anh Tư: _ Dáng thấp nhỏ, nét mặt cử chỉ lúng túng. _ Diễn biến tâm lý: + Khi thấy anh thương binh: Nhanh chóng tìm cách cứu. + Khi đối diện với bọn Mĩ anh run sợ, có phần đến tội nghiệp. + Khi bị bọn lính Mỹ đánh: Không run rẩy, ánh mắt có gì khang khác. => Anh Tư là tiêu biểu cho hàng vạn dân thường, có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. 4.4 Tổng kết: Câu hỏi 1: Nêu đại ý của truyện “Dân thường”? Trả lời: Lòng yêu nước bất diệt của người dân thường. Câu hỏi 2: Em có suy nghĩ gì sau khi học văn bản này? Trả lời: HS tự nêu suy nghĩ, GV nhận xét, liên hệ giáo dục học sinh. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Đọc – tóm tắt lại văn bản. Học nội dung bài 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Tìm hiểu thêm về tác giả. Trả lời câu hỏi trong SGK. 5. Phụ lục:

File đính kèm:

  • docNV8 Tuan 13.doc
Giáo án liên quan