Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 14 Tiết 53 Bài 14 Dấu ngoặc kép

1. Mục tiêu: Giúp học sinh

 1.1. Kiến thức:

* Hoạt động 1:

 _ HS hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.

* Hoạt động :

 _ Biết vận dụng kiến thức về dấu ngoặc kép giải bài tập.

 1.2. Kỹ năng:

* Hoạt động 1:

 _ Nhận biết công dụng của dấu ngoặc kép.

* Hoạt động 2:

 _ Sử dụng dấu ngoặc kép

 _ Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.

 _ Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.

 1.3. Thái độ:

* Hoạt động 1-2:

 _ Có ý thức sử dụng dấu ngoặc kép trong tạo lập văn bản đạt hiệu quả.

2. Nội dung học tập:

 _ Công dụng của dấu ngoặc kép.

 _Luyện tập

3. Chuẩn bị:

 3.1 Giáo viên: Tìm ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép

 Bảng phụ ghi bài tập 2/143

 3.2 Học sinh: Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK, tìm ví dụ minh hoạ.

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 8A1: 8A2: 8A3:

 (Phân công giúp học sinh vắng nếu có)

 4.2 Kiểm tra miệng:

Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm? (10 điểm)

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7617 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 14 Tiết 53 Bài 14 Dấu ngoặc kép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 Tiết: 53 Bài: 14 Ngày dạy: …… DẤU NGOẶC KÉP 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS hiểu công dụng của dấu ngoặc kép. * Hoạt động : _ Biết vận dụng kiến thức về dấu ngoặc kép giải bài tập. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Nhận biết công dụng của dấu ngoặc kép. * Hoạt động 2: _ Sử dụng dấu ngoặc kép _ Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác. _ Sửa lỗi về dấu ngoặc kép. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1-2: _ Có ý thức sử dụng dấu ngoặc kép trong tạo lập văn bản đạt hiệu quả. 2. Nội dung học tập: _ Công dụng của dấu ngoặc kép. _Luyện tập 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Tìm ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép Bảng phụ ghi bài tập 2/143 3.2 Học sinh: Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK, tìm ví dụ minh hoạ. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2 Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm? (10 điểm) Câu hỏi 2: Cho ví dụ câu có sử dụng dấu ngoặc đơn và nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ? (4đ) Cho ví dụ câu có sử dụng dấu hai chấm dùng để báo trước lời dẫn trực tiếp? (4đ) Trả lời: _ HS tự cho ví dụ, GV cùng nhận xét. Câu hỏi 3: Lời dẫn trực tiếp sau dấu hai chấm được đánh dấu bằng dấu gì?(2 đ) Trả lời: _ Dấu ngoặc kép (GV dẫn vào bài) 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (15’) * Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ ở mục I * Em hãy cho biết dấu ngoặc kép ở các ví dụ a, b, c, d dùng để làm gì? a. Trích lời nói của thánh Găng-đi => lời dẫn trực tiếp. b. Nhấn mạnh. c. Mỉa mai, châm biếm. d. Đánh dấu tên tác phẩm. * Qua những ví dụ vừa phân tích ở trên em hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép? _ Dấu ngoặc kép dùng để: + Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. + Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. + Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,....được dẫn. * Cho ví dụ? _ HS tự tìm ví dụ, GV cùng nhận xét. * Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ. HĐ2: (20’) Bài tập 1: a. Câu nói giả định được dẫn trực tiếp (lời dẫn trực tiếp). b. Hàm ý mỉa mai. c. Lời dẫn trực tiếp. d. Mỉa mai, châm biếm. e. Dẫn trực tiếp từ hai câu thơ. Bài tập 2: GV treo bảng phụ, gọi HS điền vào a. ..., cười bảo: ... “cá tươi”, ........... “tươi” đi. => Báo trườc lời thoại và dẫn trực tiếp. b. .... chú Tiến Lê : “Cháu...... với cháu.” => Báo trước lời dẫn trực tiếp. c. ......bảo hắn: “Đây là.... một sào...” => Báo trước lời dẫn trực tiếp. Bài tập3 : a. Lời dẫn trực tiếp nên phải dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu. b. Lời dẫn gián tiếp nên không cần dùng dấu câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 4 và 5/144. I. Công dụng: _ Dấu ngoặc kép dùng để: + Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. + Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. + Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,....được dẫn. Ghi nhớ (SGK/142) II. Luyện tập: Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép. Bài tập 2: Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp Bài tập 3: Vì sao dùng dấu câu khác nhau 4.4. Tổng kết: Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép? Trả lời: 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Học ghi nhớ, hoàn thành các bài tập. Làm BT 4,5/144 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Ôn luyện về dấu câu. Ôn tập dấu câu và công dụng của các dấu câu đã học. Chuẩn bị giấy Ao vẽ sơ đồ công dụng của các dấu câu đã học. Trả lời các câu hỏi mục II. Xem trước bài tập. 5. Phụ lục: LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG Tuần:14 Tiết: 54 Bài: 14 Ngày dạy: …… 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS biết cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng… của những vật dụng gần gũi với bản thân. * Hoạt động 2: _ HS biết cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Tạo lập văn bản thuyết minh. * Hoạt động 2: _ Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động thuyết minh một thứ đồ dùng trước tập thể lớp. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1: _ Có thói quen quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng … trong đời sống. * Hoạt động 2: _ Giáo dục HS sự tự tin, mạnh dạn trình bày vấn đề trước tập thể lớp. 2. Nội dung học tập: _ Tìm hiểu đề. _ Trình bày bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng trước lớp. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Cái phích nước (bình thuỷ), dàn bài mẫu. 3.2 Học sinh: Quan sát, tìm hiểu tri thức về phích nước (bình thuỷ) Lập dàn ý, tập nói khi học nhóm. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Để làm bài văn thuyết minh chúng ta cần phải làm gì?(4đ) Trả lời: _ Xác định đối tượng, phạm vi kiến thức về đối tượng thuyết minh, sử dụng phương pháp thích hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu. Câu hỏi 2: Bố cục bài văn thuyết minh gồm mấy phần?(6đ) Trả lời: Bố cục gồm 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh. + Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích của đối tượng. + Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng. 4.3 Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (15’) *Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài. * Đề bài thuộc kiểu bài gì? _ Thuyết minh. * Đề bài có yêu cầu gì? _ Giúp người nghe có những hiểu biết tương đối đầy đủ về cái phích nước (bình thuỷ). * Giáo viên cho học sinh quan sát phích nước (bình thuỷ) và tìm hiểu. * Em hãy xác định cái phích nước do bộ phận nào tạo thành? _ Cấu tạo: + Chất liệu vỏ. + Màu sắc. + Ruột. * Cộng dụng của nó dùng để làm gì? _ Giữ nhiệt. * Lập dàn ý cho đề bài trên?(Thảo luận 7’) _ HS thảo luận, lập dàn bài, thống nhất ý kiến. _ Trình bày kết quả, GV sửa chữa, treo dàn ý mẫu. HĐ2: (22’) * GV nêu yêu cầu của bài luyện nói: Nói rõ ràng, đầy đủ, chính xác. Diễn đạt tự nhiên, trôi chảy, diễn cảm. * GV gọi đại diện từng tổ lên trình bày, chú ý đến các HS yếu hoặc rụt rè. _ GV cùng HS nhận xét cách trình bày của HS và rút kinh nghiệm. + Nhận xét về kiểu bài, cách trình bày. + Đánh giá hiệu quả của cách trình bày: ưu, nhược điểm. + Rút kinh nghiệm chuẩn bị cho bài viết. I. Tìm hiểu đề: * Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ). * Dàn bài mẫu: a. Mở bài: _ Giới thiệu cái phích nước (bình thuỷ). b. Thân bài: _ Cấu tạo: + Chất liệu vỏ: sắt, nhựa. + Màu sắc: xanh, đỏ, vàng,… + Bộ phận ruột: hai lớp thuỷ tinh, có lớp chân không ở giữa, phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc. _ Công dụng: giữ nhiệt, giữ nước nóng dùng sinh hoạt. c. Kết bài: _ Suy nghĩ về vai trò của cái phích nước (bình thuỷ) trong gia đình. II. Luyện nói trên lớp: 4.4. Tổng kết: Câu hỏi 1: Để thuyết minh cái phích nước (bình thuỷ), ta sử dụng phương pháp gì? Trả lời: Phương pháp định nghĩa, liệt kê, phân loại, so sánh… 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Xem lại kiến thức về văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, cách làm bài văn thuyết minh. Tập trình bày một vấn đề trước tập thể. 2. Đối với bài học tiết này: Chuẩn bị: Viết bài văn số 3 (Văn thuyết minh) Quan sát, tích luỹ tri thức về các đồ vật xung quanh. Lập dàn bài cho các đề văn (SGK/145) 5. Phụ lục: ________________________________________________________________________ Tuần: 14 Tiết: 55-56 Bài: 14 Ngày dạy: …… VIẾT BÀI VĂN SỐ 3 (VĂN THUYẾT MINH) 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: _ HS biết vận dụng kiến thức về văn bản thuyết minh, cách làm bài văn thuyết minh, phương pháp thuyết minh để làm bài văn thuyết minh theo đúng yêu cầu. 1.2. Kỹ năng: _ Rèn luyện kỹ năng viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh, lựa chọn phương pháp phù hợp, ngôn ngữ chính xác. 1.3. Thái độ: _ Có ý thức quan sát, thu thập tri thức, làm bài văn thuyết minh đúng yêu cầu. 2. Đề kiểm tra: Em hãy thuyết minh về một dụng cụ học tập mà em thích. 3. Đáp án: Nội dung Điểm a. Mở bài: - Giới thiệu chung về một dụng cụ học tập em định thuyết minh. (2 điểm) b. Thân bài: Thuyết minh về: - Hình dáng, màu sắc? - Nguyên liệu, cấu tạo? - Công dụng của nó trong học tập, trong cuộc sống? - Sự gắn bó giữa em và đồ dùng đó. (6 điểm) c. Kết bài: - Suy nghĩ của bản thân về dụng cụ học tập đó, thái độ của học sinh đối với dụng cụ học tập. (2 điểm) IV. Kết quả: Lớp TSHS GIỎI TL KHÁ TL TB TL YẾU TL KÉM TL >TB TL 8A1 8A2 8A3 Cộng Ưu điểm: Khuyết điểm: Giải pháp khắc phục:

File đính kèm:

  • docNV8 Tuan 14.doc