A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mãn được thể hiện trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc-hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cảm nhận đươc giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV : Giáo án – chân dung Phan Châu Trinh, tư liệu có liên quan.
- HS : Học bài - chuẩn bị bài
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Vào đầu những năm thế kỉ XX, cùng hoạt động cứu nước, cùng sáng tác văn chương, bên cạnh cụ Phan Bội Châu có một số chí sĩ yêu nước khác cũng rất đáng kính, trong đó, nổi bật là cụ Phan Châu Trinh. Chặng đường hoạt động của cụ Phan Châu Trinh ngắn hơn cụ Phan Bội Châu. Năm 1908, cụ đã bị giặc bắt, rồi bị đày ra Côn Đảo. Tại đây, Phan Châu Trinh đã sáng tác một số bài thơ nổi tiếng. Trong đó nhiều người biết đến nhất là bài “Đập đá ở Côn Lôn”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Giúp HS nắm được một vài hiểu biết về tác giả Phan Châu Trinh và tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
Thời gian: 10 phút
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần 14 Trường THCS Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 53
Ngày soạn: 18/11/2012
Ngày dạy: 19/11/2012
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Phan Châu Trinh ( 1872 – 1926 )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX.
Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
Cảm hứng hào hùng, lãng mãn được thể hiện trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
Đọc-hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Cảm nhận đươc giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV : Giáo án – chân dung Phan Châu Trinh, tư liệu có liên quan.
- HS : Học bài - chuẩn bị bài
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Vào đầu những năm thế kỉ XX, cùng hoạt động cứu nước, cùng sáng tác văn chương, bên cạnh cụ Phan Bội Châu có một số chí sĩ yêu nước khác cũng rất đáng kính, trong đó, nổi bật là cụ Phan Châu Trinh. Chặng đường hoạt động của cụ Phan Châu Trinh ngắn hơn cụ Phan Bội Châu. Năm 1908, cụ đã bị giặc bắt, rồi bị đày ra Côn Đảo. Tại đây, Phan Châu Trinh đã sáng tác một số bài thơ nổi tiếng. Trong đó nhiều người biết đến nhất là bài “Đập đá ở Côn Lôn”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Giúp HS nắm được một vài hiểu biết về tác giả Phan Châu Trinh và tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
Thời gian: 10 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Giới thiệu một vài nét chính về tác giả – tác phẩm?
GV bổ sung và mở rộng: Những năm đầu thế kỉ XX, ông là người đầu tiên đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ ở VN. Hoạt động cách mạng của ông rất sôi nổi ngay cả trong và ngoài nước ( Pháp, Nhật). Năm 1908, PCT bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung kì -> bị bắt đày ra Côn Đảo.
GV sử dụng chân dung Phan Châu Trinh
HS trả lời
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Phan Châu Trinh ( 1872 – 1926). Quê ở tỉnh Quảng Nam; tham gia hoạt động cứu nước rất sôi nổi những năm đầu thế kỉ XX. Văn chương của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và tinh thần dân chủ.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Dựa vào chú thích * trả lời.
2. Tác phẩm.
Tác phẩm ra đời vào năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và đày ra Côn Đảo.
GV đọc mẫu bài thơ
Thể thơ và PTBĐ của văn bản?
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú, gồm 4 phần, tương ứng với 4 cặp câu. Nhưng ý kiến cho rằng: ở bài thơ này xét về ý thì 4 câu đầu là một ý, 4 câu sau là một ý. Nêu ý kiến của em?
HS đọc
- 4 câu đầu: Hình ảnh người anh hùng trong việc đập đá.
- 4 câu cuối: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả
3. Đọc-Tìm hiểu chú thích- Bố cục:
Thể thơ:
Thất ngôn bát cú Đường luật.
Hoạt động 3: Đọc- hiểu văn bản
Mục tiêu: Giúp HS thấy được hình ảnh người anh hùng trong công việc lao động khổ sai cực nhọc và trong cảnh nguy nan.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; kĩ thuật động não.
Thời gian: 20 phút.
* Gọi học sinh đọc lại 4 câu đầu.
Ở câu phá đề, qua từ “làm trai”, em hiểu gì về quan niệm sống của tác giả?
GV:
“Chí làm trai dặm ngàn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao” ( Chinh phụ ngâm- Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm
-“Đã làm trai thì phải khác đời”.
( Phan Bội Châu )
“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nợ tang bồng vay giả, giả vay
Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.” ( Chí làm trai - Nguyễn CôngTrứ)
“Tang bồng hồ thỉ”: cung bằng gỗ dâu, tên bằng cỏ bồng. Xưa có tục lệ sinh con trai thì dùng cung gỗ dâu, tên cỏ bồng bắn lên trời, xuống đất và ra bốn phương tỏ ý mong đứa con trai ấy sau này sẽ có chí lớn , tung hoành khắp thiên hạ, ôm hoài bão giúp nước cứu đời.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Hình ảnh người anh hùng trong việc đập đá:
- Làm trai: làm người anh hùng, hiên ngang, chí khí.
Ngay ở câu thơ này, gợi lên trước mắt ta hình ảnh gì?
Thuyết giảng: Câu thơ đầu ngoài việc miêu tả bối cảnh không gian nó còn cho ta thấy được tư thế của con người giữa trời đất Côn Lôn.
HS: Thế đứng của con người giữa đất trời.
Qua hai từ “đứng giữa”, em cảm nhận là thế đứng như thế nào?
Những từ ngữ trong câu gợi cho em suy nghĩ gì về thế đứng của người tù cách mạng?
GVBình: Xuất hiện lên một con người với vẻ đẹp hùng tráng, hiên ngang trước đất trời bao la...
Chuyển ý:
HS trả lời
-> Thế đứng đàng hoàng giữa biển rộng non cao.
=> Tư thế hiên ngang, sừng sững, một vẻ đẹp hùng tráng.
Ba câu thơ tiếp theo tập trung miêu tả công việc gì?
HS: Công việc đập đá ( câu 2,3,4).
Đất Côn Lôn là một nơi như thế nào?
Ở nơi đó, những người tù thường làm những công việc gì?
HS: Đó là một hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, nơi lưu đày, tù ải khắc nghiệt,…
Công việc đập đá được miêu tả qua những từ ngữ nào?
HS trả lời
- “ Lẫy lừng, lở núi non, xách búa, ra tay, đánh tan, đập bể”
Tác giả đã sử dụng từ loại và nghệ thuật gì? Giọng thơ như thế nào?
HS trả lời
-> Động từ mạnh, nét bút khoa trương, giọng thơ hào hùng.
Qua giọng thơ, biện pháp nghệ thuật, làm nổi bật công việc đập đá, hình ảnh người tù hiện lên như thế nào?
Bình:Bút pháp khoa trương đã làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người đó là khí thế hiên ngang lừng lẫy như bước vào trận chiến đấu mãnh liệt với những hành động mạnh mẽ, quả quyết làm cho “lở núi non, đánh tan năm bảy đống, đập bể mấy trăm hòn.” Giữa trời đất bao la, gian nan, người tù vẫn giữ được thế hiên ngang. Hành động đập đá như là một hành động đập vào sự bất công, đen tối của xã hội.
HS trả lời
-> Sức mạnh phi thường, hành động quả quyết, biến công việc khổ sai thành một cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh.
Từ đấy, thể hiện ý chí, khí phách gì của nhà thơ?
HS trả lời
=> Khí phách hiên ngang, ý chí chiến đấu, tấm lòng yêu nước, coi thường thử thách, gian nan.
* Gọi học sinh đọc 4 câu thơ còn lại..
Ở hai câu thơ này tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Giọng điệu như thế nào?
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con!
2. Hình tượng người anh hùng trong cảnh nguy nan:
“ Tháng ngày….sỏi.
Mưa nắng….son”
Người tù đã bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ gì?
GV Bình: Gian khổ phải chịu đựng ko phải một sớm, một chiều mà dài dặc qua nhiều năm tháng với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ, ý chí sắt son của người chiến sĩ cách mạng.
GV:Chú ý hai câu đầu của đoạn và giải thích:
-Tháng ngày, mưa nắng?
-Thân sành sỏi, càng bền dạ sắt son?
-> Đối lập, giọng điệu như lời tự bạch.
.
Chú ý 2 câu kết.
Những kẻ vá trời là ai?
Vậy, đối với sự nghiệp cách mạng, tác giả đã có ý thức gì?
HS trả lời
=> Thử thách gian nan, sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chí sĩ cách mạng.
GV: Em hiểu qua câu thơ: gian nan….con, tác giả đã có thái độ gì ?
Bình: Sự thực thì bản án… Nhiều anh hùng yêu nước -> tình cảm đối với anh hùng DT.
HS: Hình ảnh Nữ Oa -> người chí sĩ cách mạng.
->Ý thức sâu sắc về sự nghiệp cứu nước-> công việc gian khổ nhưng vĩ đại
=> Coi thường tù ngục, gian truân.
- Khí phách hiên ngang, lẫm liệt.
- Niềm tin vào lí tưởng và ý chí chiến đấu sắt son.
- Hành động phi thường, tầm vóc lớn lao.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: Hs nắm được nọi dung và ý nghĩa văn bản
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình,…
Thời gian: 5 phút
Yêu cầu HS tổng kết phần nội dung và nghệ thuật của văn bản.
HS trả lời
III. Tổng kết :
1. Nghệ thuật:
-Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa.
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng.
- Sử dụng thủ pháp đối lập, nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng, cách mạng.
Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ
HS trả lời
2. Ý nghĩa văn bản:
Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí nghị lực và niềm tin lý tưởng của người chiến sĩ cách mạng.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
- Ôn lại đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Sưu tầm một số tranh ảnh và thơ văn về Côn Đảo hoặc nhà tù thực dfaan để hiểu rõ hơn văn bản
- Phát biểu cảm nhận riêng về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn, ý chí chiến đấu và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của những bật anh hùng khi sa cơ rơi vào vòng tù tội.
b. Bài sắp học: “Ôn luyện về dấu câu”
Tiết 54
Ngày soạn: 18/11/2012
Ngày dạy: 19/11/2012
ÔN LUYỆN DẤU CÂU
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lý tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại sử
dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt.
2. Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc-hiểu và tạo lập văn bản.
Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV : Giáo án – bảng phụ.
- HS : Học bài - chuẩn bị bài
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Hoạt động 2: Tổng kết về dấu câu
Mục tiêu: Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
Thời gian: 15 phút
I. Tổng kết về dấu câu:
GV : - Dùng bảng phụ có chứa các dữ liệu về tên của dấu câu.
- Phát các tầm thẻ có chứa công dụng của dấu câu yêu cầu hs thảo luận và gắn vào chỗ thích hợp.
- Yêu cầu học sinh gắn các ví dụ có sẵn ở tấm vào vị trí thích hợp và học sinh lấy ví dụ thêm.
LỚP
STT
DẤU CÂU
CÔNG DỤNG
VÍ DỤ
6
HK2
1
Dấu chấm
Kết thúc câu trần thuật.
Ngày mai, tôi đi Hà Nội.
2
Dấu chấm hỏi
Kết thúc câu nghi vấn.
Bạn đi học chưa?
3
Dấu chấm than
Kết thúc câu cảm thán, cầu khiến.
- Bông hoa đẹp quá !
- Giúp tôi một tay với nào!
4
Dấu phẩy
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu:
- Giữa các TPP của câu với TPC.
- Giữa từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
- Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
- Giữa các vế cuả một câu ghép.
- Ngày mai, tôi đi Hà Nội.
- Cá chép, cá trắm, cá mè là những loài cá sống ở nước ngọt.
- Bạn Lan, lớp trưởng, đang học bài.
- Mây tan, mưa tạnh.
7
HK2
5
Dấu chấm lửng
- Tỏ ý còn nhiều sự việc, hiện tượng chưa liệt kê hết.
- Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, hài hước, châm biếm.
- Trong vườn nhà em có nhiều loại hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa lan…
- Thưa cô… em xin lỗi cô.
- Nó bận lắm, bận lắm, nó bận…ngủ.
6
Dấu chấm phẩy.
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
- Dưới ánh trăng, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
7
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh
- Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
- Có người khẽ nói:
- Bẩm có khi đê vỡ!
- Tàu Hà Nội – Huế khởi hành lúc 7 giờ.
8
HK1
8
Dấu ngoặc đơn
Đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung )
Bạn Lan ( lớp trưởng lớp 7A) đang điều khiển chào cờ.
9
Dấu hai chấm
- Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
- Nhà Bác ở: vườn mây vách gió.
- Ông cha ta thường nói: “ Có chí thì nên”.
10
Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được trích dẫn.
- Ông cha ta thường nói: “ Có chí thì nên”.
- “So với Na-va “ranh tướng” Pháp…
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương”
( Tú Mỡ )
- “ Tắt đèn" là tác phẩm nổi tiếng của Ngô Tất Tố.
Hoạt động 3: Các lỗi thường gặp về dấu câu
Mục tiêu: Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
Thời gian: 10 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu:
Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở đó?
- Sau từ “xúc động” thiếu dấu chấm.
Thiếu dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
Dùng dấu chấm sau từ “này” đúng hay sai? Vì sao? Nên dùng dấu gì?
Sai. Vì câu chưa kết thúc. Dùng dấu phẩy.
Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
Câu này thiếu dấu gì?. Đặt dấu đó vào chỗ thích hợp?
Dấu phẩy.
Thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận của câu khi cần thiết
Đặt dấu chấm hỏi và dấu chấm ở cuối câu 1 và 2 đúng chưa? Vì sao? Nên dùng dấu gì?
Sai, câu 1 dùng dấu chấm, câu 2 dấu chấm hỏi.
Lẫn lộn công dụng của các dấu câu
Hoạt động 4: Luyện tập
Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức mới để điền dấu câu thích hợp và phát hiện lỗi về dấu câu.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
Thời gian: 10 phút
III. Luyện tập:
GV nêu yêu cầu bài tập 1
HS làm bài
Bài 1:
Lần lượt dùng các dấu câu sau vào chỗ dấu ngoặc đơn:
(,), (.), (.), (,), (:), (-), (!), (!), (!), (!), (,), (,), (.), (,), (.), (,), (,), (,), (.), (,), (:), (-), (?), (?), ?), (.)
GV nêu yêu cầu bài tập 2
HS làm bài
Bài 2:
… mới về ?… Mẹ dặn là anh… chiều nay.
… sản xuất,… có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”
Chú ý: Sau xưa và vậy có thể dùng dấu phẩy. Nếu không có cũng không bắt lỗi
… năm tháng, nhưng…
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
Lập bảng tổng kết kiến thức về các dấu câu đã học
b. Bài sắp học: Thuyết minh về một thể loại văn học
Tiết 55
Ngày soạn: 18/11/2012
Ngày dạy: 22/11/2012
THUYẾT MINH
VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn
thuyết minh về một thể loại văn học.
2. Kỹ năng:
- Quan sát đặc điểm hình thúc của một thể loại văn học.
- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
- Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV: giáo án – bảng phụ.
HS: Học bài - Chuẩn bị bài.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
- Qua tìm hiểu bài văn ta thấy để làm bài văn thuyết minh, em cần phải làm gì? Phương pháp thuyết minh phải như thế nào?
- Bố cục của bài văn thuyết minh?
( - Để làm bài văn thuyết minh cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định phạm vi tri thức về đối tượng, sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu.
- Bài văn thuyết minh gồm có 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
+ Thân bài: Trình bày chính xác, dễ hiểu những tri thức khách quan về đối tượng như cấu tạo, đặc điểm, lợi ích… bằng phương pháp thuyết minh phù hợp.
+ Kết bài: Vai trò, ý nghĩa của đối tượng được đề cập đến trong bài đối với đời sống )
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức
Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học, các phương pháp thuyết minh, các thể loại văn học đã học, lập dàn ý.
Phương pháp: Đàm thoại,thuyết trình,kĩ thuật “động não”.
Thời gian: 10 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Nêu các PP thuyết minh?
Nêu tên các văn bản đã học theo từng thể loại?
Nêu tên các thể loại
văn học đã học?
Nêu dàn ý bài văn thuyết minh trong trường học?
I.Củng cố kiến thức:
- Các phương pháp thuyết minh đã học.
- Tập hợp các văn bản đã học trong chương trình theo thể loại.
- Các thể loại văn học đã học.
- Dàn ý bài văn thuyết minh trong nhà trường: cần có đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: :Xác định đối tượng cần giới thiệu, quan sát, nhận xét về thể loại văn học, tìm ý và lập dàn ý.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
Thời gian: 15 phút
II. Luyện tập:
GV yêu cầu HS đọc đề văn
( sgk).
Đề bài: “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.”
Xác định yêu cầu của đề? Đối tượng thuyết minh ở đây là gì?
Yêu cầu thuyết minh.
Xác định đối tượng cần
giới thiệu trong một bài văn thuyết minh về thể loại văn học (thơ, truyện, tùy bút…)
GV treo bảng phụ – bài thơ: Đập đá ở Côn Lôn
2. Quan sát bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”
Bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy tiếng( chữ)? Số dòng , số chữ có bắt buộc không? Có thể thay đổi được không?
GV:Dựa vào cách hướng dẫn sgk, em hãy ghi kí hiệu bằng(B) - Trắc( T) cho bài thơ.
GV: Dựa vào kí hiệu B – T em hãy tìm quy luật của B-T
HS trả lời
Tìm ý:
Số dòng, số tiếng:
- Bài thơ: 8 dòng.
- Mỗi dòng: 7 tiếng.
Luật bằng trắc:
- Kí hiệu:
+ B: thanh ngang, thanh huuyền.
+ T: Thanh hỏi, ngã, sắc, nặng.
Đối ( Luật ): ở các tiếng 2,4,6 của các câu ( nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc )
Niêm ( dính nhau): ở các tiếng 2,4,6 của các cặp câu: 1-8; 2-3; 4-5; 6-7.( dòng trên B tương ứng dòng dưới B)
Phép đối thường được sử dụng ở những cặp câu nào của bài thơ? Hãy chỉ ra cách đối ở các cặp câu ấy?
Phép đối : chỉ xem xét các tiếng 2,4,6 ở cặp câu: 3 -4; 5-6.
Phép đối:
- Đối: thanh, ý, từ ở các cặp câu: 3 -4; 5 -6.
Ở thể thơ này cách gieo vần có đặc điểm gì?
* Gợi ý: các tiếng ở vị trí cuối của các câu: 1,2,4,6,8, có hiệp vần gì?
Nhấn mạnh: - Vần có thanh huyền hoặc thanh ngang -> vần bằng -> hiệp vần bằng.
- Vần có thanh hỏi, ngã, nặng, sắc
-> vần trắc
-> hiệp vần trắc.
Vần: Hiệp vần bằng ở các tiếng cuối câu 1,2,4,6,8.
GV:Bài thơ 7 tiếng được ngắt nhịp như thế nào?
GV chốt ý: Cách ngắt nhịp như vậy để tạo sự nhịp nhàng cho bài thơ.
HS trả lời
Nhịp: 4/3, 2/2/3.
GV: Dựa vào phần quan sát, tìm hiểu trên, hãy thảo luận và rút ra dàn bài của một đề văn thuyết minh về một thể loại văn học mà cụ thể là thể là thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật?
GV yêu cầu học sinh thuyết minh một đoạn về thể thơ này:
Mở bài
Thân bài
Kết bài.
HS: Tiến hành thảo luận và trình bày.
Lập dàn ý.
a. Mở bài:
Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.
b. Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể thơ:
- số câu, số chữ trong mỗi bài.
- quy luật bằng trắc của thể thơ.
- cách gieo vần của thể thơ.
- cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ.
c. kết bài:
Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
4. Lập dàn ý:
-Mở bài: Giới thiệu chung về thể loại văn học cần thuyết minh.
- Thân bài: Trình bày các đặc điểm của thể loại văn học đó.
- Kết bài: Vai trò, ý nghĩa của việc tìm hiểu thể loại.
Bài tập 1:
Thuyết minh truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
a) Mở bài: Định nghĩa truyện ngắn là gì?
b) Thân bài: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn:
- Tự sự:
+ Là yếu tố chính, quyết định cho sự tồn tại của một truyện ngắn.
+ Gồm: sự việc chính và nhân vật chính.
Ví dụ: sự việc chính: Lão Hạc giữ lại tài sản cho con trai bằng mọi giá
Nhân vật chính: Lão Hạc.
Ngoài ra còn có các sự việc, nhân vật phụ.
Ví dụ: Sự việc phụ: Con trai lão bỏ đi, lão Hạc đối thoại với cậu Vàng, bán con Vàng đối thoại với ông giáo, xin bả chó, tự tử…
Nhân vật phụ: Ông giáo, con trai lão Hạc, Binh Tư…
- Miêu tả, biểu cảm, đánh giá:
+ Là các yếu tố bổ trợ, giúp cho truyện ngắn sinh động, hấp dẫn.
+ Thường đan xen vào yếu tố tự sự.
- Bố cục, lời văn, chi tiết:
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
+ Lời văn trong sáng, giàu tình cảm.
+ Chi tiết bất ngờ, độc đáo
Kết bài: Vai trò, ý nghĩa của thể loại truyện ngắn trong nền VHVN.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
Lập dàn ý cho bài làm văn thuyết minh một thể loại văn học tự chọn.
Đọc thêm tài liệu tham khảo thuyết minh một thể loại văn học
Bài sắp học: Trả bài viết số 2
Tiết 56
Ngày soạn: 18/11/2012
Ngày dạy: 22/11/2012
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. Mục tiêu :
Kiến thức: Giúp h/s :
- Ôn lại kiến thức về kiểu văn bản tự sự kết hợp với tóm tắt tác phẩm tự sự .
- HS nhận thấy những ưu điểm đã làm được trong bài viết của mình và nêu hướng khắc phục những nhược điểm .
Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng về ngôn ngữ và kĩ năng xây dựng văn bản
B. Chuẩn bị:
C. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đông của học sinh
I. Ôn tập:
Trả lời một số câu hỏi để ôn lại một số nội dung đã học
II. Sửa bài:
Đề: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
Hướng dẫn tìm hiểu đề
Lập dàn ý
2/ Dàn ý:
Mở bài: (1,5 điểm)
Cảm nghĩ khi nhớ lại lỗi lầm đã mắc .
b. Thân bài : (6 điểm)
- Tính cách của em trước khi xảy ra lỗi lầm này(vốn là HS ngoan năng nổ, tích cực, được sự tin tưởng của thầy cô hoặc là HS từng có nhiều vi phạm) .
- Diễn biến của sự việc gây ra khuyết điểm:
Nguyên nhân gây ra lỗi lầm.
Thái độ, hành động của em.
Hậu quả của lỗi lầm ấy.
Hình ảnh thầy, cô giáo trong và sau khi em phạm lỗi.
Tình cảm và suy nghĩ của em khi sự việc xảy ra và sau đó(lo lắng, ân hận…)
c.Kết bài:
Suy nghĩ về ý thức rèn luyện bản thân của mỗi học sinh.
Hướng dẫn học sinh tìm , nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý.
- Thể loại : Tự sự .
- Nội dung : Kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học .
Phần mở bài cần nêu những nội dung gì ?
Phần thân bài cần kể lại những sự việc gì , kể lại ntn ?
Phần kết bài cần nêu những nội dung gì ?
Tìm hiểu đề bài
Tìm ý
Làm dàn ý
Nhận xét bổ sung
Nhận xét chung
Ưu điểm:
Hầu hết nắm được yêu cầu đề bài , đúng nội dung .
Bài viết tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm
Hạn chế:
+ Chưa xác định yêu cầu đề bài , sai nội dung .
+ Bài viết sơ sài , chỉ đơn thuần kể sự việc , không có miêu tả , biểu cảm , chưa xác định rõ ràng
bố cục bài văn .
Theo dõi nhận xét chung của giáo viên
Phát bài
5. Ghi điểm
- Nhận bài, đọc lại và sửa chữa
TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3
( Thuyết minh một thứ đồ dùng)
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức; nhận thấy được nguyên nhân của những ưu, nhược điểm trong bài viết Tập làm văn (các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn văn; bố cục và trình bày).
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh, kĩ năng tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho các bài viết sau.
- Có ý thức học hỏi và phấn đấu, thi đua lành mạnh trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Chấm bài, tổng hợp chất lượng bài viết; soạn giảng.
- HS: Xem lại phần lí thuyết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
Ổn định lớp: (Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu các yêu cầu của bài viết
Mục tiêu: HS biết tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề bài văn bản tự sự kết hợp yếu tố nghị luận
Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
Thời gian: 15
Hoạt động dạy-học
Nội dung cần đạt
* Thao tác 1: Tìm hiểu đề bài.
- HS nhắc lại đề bài; GV chép đề bài lên bảng và hướng dẫn tìm hiểu đề.
- GV:
? Hãy nhắc lại kết quả tìm hiểu đề của em (cấu tạo của đề)? Từ đó, em hiểu được như thế nào về yêu cầu của đề bài?
- HS nhắc lại kết quả tìm hiểu đề (…)
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách tìm hiểu đề của HS.
* Đề bài: Thuyết minh về một thứ đồ dùng, vật dụng trong gia đình.
- Thể loại: thuyết minh
- Nội dung: một thứ đồ dùng trong gia đình
-Hình thức: Bố cục chặt chẽ, mạch lạc và có sức thuyết phục.
* Thao tác 2: Tìm ý.
- GV: ? Em hãy nhắc lại cách tìm ý của mình?
Em đã tìm được những ý nào để xây dựng bài văn?
- HS nhắc lại cách tìm ý và những ý đã tìm được (…)
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách tìm ý của HS.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm
- Đặc điểm kiểu dáng;
- Đặc điểm cấu tạo: gồm mấy bộ phận?
- Đặc điểm, vai trò chức năng của từng bộ phận?
- Công dụng của đồ dùng trong s
File đính kèm:
- Tuần 14- PVR.doc