Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 15 tiết 57: vào nhà ngục quảng đông cảm tác ( phan bội châu )

I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đầu TK XX , người mang chí lớn cứu nước cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung , khí phách hiên ngang , bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc .

- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả .

II.Các buớc lên lớp :

1.Ổn định :

2.Kiểm tra : KT việc chuẩn bị bài mới .

3.Bài mới :

* Giới thiệu bài : Trong hai muơi năm đầu TKXX Phan Bội Châu là nhà yêu nước , nhà CM lớn nhất của nhân dân Việt Nam . Phan Bội Châu đã dùng ngòi bút với tất cả tâm huyết , nhiệt tình yêu nước cháy bỏng , động viên cổ vũ CM , tự nói rõ về bản thân mình để đồng bào cả nước cảm thông hướng về CM cứu nước . Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài tiêu biểu .

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5220 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 15 tiết 57: vào nhà ngục quảng đông cảm tác ( phan bội châu ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:7/12/07 TUẦN 15 Tiết 57: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC ( Phan Bội Châu ) I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Cảm nhận được vẻ đẹp của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đầu TK XX , người mang chí lớn cứu nước cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung , khí phách hiên ngang , bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc . - Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả . II.Các buớc lên lớp : 1.Ổn định : 2.Kiểm tra : KT việc chuẩn bị bài mới . 3.Bài mới : * Giới thiệu bài : Trong hai muơi năm đầu TKXX Phan Bội Châu là nhà yêu nước , nhà CM lớn nhất của nhân dân Việt Nam . Phan Bội Châu đã dùng ngòi bút với tất cả tâm huyết , nhiệt tình yêu nước cháy bỏng , động viên cổ vũ CM , tự nói rõ về bản thân mình để đồng bào cả nước cảm thông hướng về CM cứu nước . Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài tiêu biểu . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GHI BẢNG * Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm . - HS đọc phần chú thích * - trang 146/sgk . - Giới thiệu vài nét về tác giả ? Tác phẩm ? * Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích . - GV hướng dẫn cách đọc : Chú ý đọc diễn cảm phù hợp với khẩu khí ngang tàng , giọng điệu hào hùng của bài thơ . Riêng cặp câu 3 - 4 cần chuyển sang giọng thống thiết – Đọc kỹ các chú thích 1,2 và 6 . - GV gọi 2 học sinh đọc – Nhận xét. * Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc hiểu văn bản . - Bài thơ này thuộc thể thơ gì ? + Thất ngôn bát cú ( Đường luật ) . - GV nhắc lại bố cục trong thơ ĐL à Phân tích theo bố cục . - Hình ảnh nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục được miêu tả như thế nào trong cặp câu 1-2 ? Em hãy phân tích . GV gợi ý:Em hiểu thế nào là hào kiệt,phong lưu?Tại sao lại “vẫn” ?Em hiểu gì về cách nói chạy mỏi chân thì hãy ở tù ? à Điệp từ “Vẫn” : Chẳng có gì thay đổi tuy ở tù ;một quan niệm ( mà xem ra có gì hài hước ) ở tù không là chấm hết chỉ là nghỉ chân à Biểu hiện một phong thái thật đường hoàng,tự tin,thật ung dung,thanh thản vừa ngang tàng bất khuất vừa lại hào hoa tài tử. Họ rơi vào vòng tù ngục mà cứ như người chủ động nghỉ chân ở một nơi nào đó trên chặng đường bôn tẩu dài dặc . - Em có nhận xét gì về cách vào đề và giọng điệu của tác giả ? à Cách vào đề khéo léo : Nói về một biến cố hiểm nghèo có quan hệ đến sự sống chết của mình mà vẫn có giọng điệu đùa vui .Đây cũng là giọng điệu quen thuộc trong lối thơ khẩu khí khá phổ biến ở văn thơ truyền thống . Đó là một cách nói chí của người xưa . HS thảo luận : Theo em xuất phát từ đâu mà cụ PBC có phong thái như thế ? - Em thấy giọng điệu cặp câu 3-4 có gì thay đổi so với 2 câu thơ trên ? + Giọng điệu trầm thống , diễn tả một nỗi đau cố nén , khác giọng cười cợt , đùa vui ở 2 câu trên . - Vì sao có sự thay đổi giọng điệu như vậy ? + PBC tự nói về cuộc đời bôn ba chiến đấu của mình , một cuộc đời sóng gió và đầy bất trắc . Năm 1905 xuất dương tìm đường cứu nước . 10 năm lưu lạc,khi Nhật, khi Trung Quốc , khi Thái Lan, không một mái ấm gia đình , cực khổ về vật chất , đắng cay về tinh thần . Thêm vào đó còn sự săn đuổi của kẻ thù và lại đội trên đầu một bản án tử hình . - Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào ? + Cảm nhận đầy đủ hơn tầm vóc lớn lao phi thường của người tù yêu nước . Đó cũng là nỗi đau lớn lao trong tâm hồn bậc anh hùng . - Em hiểu thế nào về cặp câu 5-6 ? + Đây là khẩu khí của bậc anh hùng , cho dù có ở tình trạng bi kịch ở mức độ nào thì chí khí vẫn không dời đổi , vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước cứu đời ( câu 5) , vẫn có thể ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù ( cười tan cuộc oán thù) . - Nghệ thuật của cặp câu 5-6 ? à Lối nói khoa trương . - Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh của người anh hùng này ? + Lối nói khoa trương thường dùng nhiều ở bút pháp lãng mạn , đặc biệt là lãng mạn kiểu anh hùng ca , khiến con người dường như không còn là con người thật , con người nhỏ bé , bình thường trong vũ trụ nữa , mà từ tầm vóc đến năng lực tự nhiên và khẩu khí đều trở nên lớn lao đến mức thần thánh . + Lối nói khoa trương thường tạo nên những hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng mạnh , kích thích cao độ người đọc , tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật lớn . @ Câu thơ là kết tinh cao độ cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả . - HS thảo luận : Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ . Emcảm nhận được điều gì từ 2 câu thơ ấy ? + Khẳng định tư thế hiên ngang của con người cao hơn cái chết ; thể hiện ý chí thép gang mà kẻ thù không thể nào bẻ gãy . Con người ấy còn sống là còn chiến đấu , còn tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình . + Cách lặp lại từ “còn” ở giữa câu thơ buộc người đọc phải ngắt nhịp một cách mạnh mẽ , làm cho lời nói trở dõng dạc , dứt khóat , tăng ý khẳng định cho câu thơ . - Qua phân tích bài thơ em cho biết cảm hứng bao trùm toàn bài thơ là gì ? + Đó là cảm hứng mãnh liệt , hào hùng , vượt hẳn lên trên thực tại của cuộc sống tù ngục . - GV cho HS so sánh giọng điệu của bài thơ vừa học với giọng điệu trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” ( Lớp 7 ) . + Vào nhà ngục… : Giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ phù hợp với cảm hứng đó . Bạn đến chơi nhà : Giọng thơ hóm hĩnh . Giá trị nội dung , nghệ thuật của bài thơ ? à HS đọc ghi nhớ trang 148/ sgk . * Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập . - GV ôn lại phương diện số câu , chữ về luật bằng trắc và cung cấp thên kiến thức về luật đối trong thơ TNBC . + Các cặp câu 3-4 ( câu thực ) và câu 5-6 ( câu luận ) bắt buộc phải đối ý đối lời với nhau . - Qua tìm hiểu về luật đối trong thơ TNBC em hãy chỉ rõ luật đối và tác dụng của luật đối trong bài thơ em vừa học . + Cặp câu 3-4 : 1 / 3 / 1 /2 + Cặp câu 5-6 : 2 / 2 / 1/ 2 . à Những câu đối nhau góp phần tạo âm hưởng nhịp điệu câu thơ , đồng thời cách chọn những cặp từ đối : bốn biển – năm châu ; bủa tay – mở miệng ; bồ kinh tế – cuộc oán thù làm cho tầm vóc của nhân vật trữ tình trở nên lớn lao , kỳ vĩ mạnh mẽ một cách phi thường , phù hợp với giọng điệu lãng mạn hào hùng mang tính sử thi của bài thơ . I/- Giới thiệu tác giả tác phẩm : Học chú thích */146 II/- Tìm hiểu văn bản: 1. Đọc : 2. Phân tích : a. Hai câu đề : Giọng đùa vui , điệp từ “Vẫn” à phong thái ,ung dung , thanh thản vừa ngang tàng bất khuất lại vừa hào hoa tài tử của người chí sĩ yêu nước PBC b. Hai câu thực : - Giọng điệu trầm thống , diễn tả một nỗi đau cố nén à Tầm vóc lớn lao phi thường của người tù ỵêu nước . Đó cũng là nỗi đau lớn lao trong tâm hồn bậc anh hùng . c. Hai câu luận : - Lối nói khoa trương , à Khát vọng cứu nước cứu đời thoát khỏi vòng nô lệ của PBC . d. Hai câu kết : - Điệp từ còn , ngắt nhịp mạnh mẽ , dứt khoát à Khẳng định tư thế hiên ngang , ý chí chiến đấu bất khuất và niềm tin vào sự nghiệp CM của PBC . III/- Ghi nhớ : - HS học thuộc phần ghi nhớ sgk/148 . IV/- Luyện tập : - Nhận diện thể thơ của bài thơ vừa học về phương diện số câu , số chữ , cách gieo vần . - Đọc diễn cảm bài thơ . 4.Củng cố : - Đọc diễn cảm bài thơ . - Bài thơ giúp em hiểu gì về nhà chí sĩ yêu nước PBC ? 5.Dặn dò: - Học : Học thuộc lòng bài thơ . Nắm vững phần chú thích * , phần phân tích và ghi nhớ sgk. - Soạn : Văn bản “ Đập đá ở Côn Lôn” PCT . Tìm hiểu phần tàc giả , tác phẩm . Trả lời các câu hỏi sgk / 150 . Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn:7/12/07 Tiết 58 : ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN – Phan Chu Trinh – I.Mục tiêu cần đạt: -Như tiết 57. II.Các bước lên lớp: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - Đọc thuộc bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phân tích từng cặp câu và cho biết giá trị đặc sắc về nội dung,nghệ thuật của bài thơ. 3.Bài mới: * Giới thiệu: Từ hoàn cảnh ra đời bài thơ:Tác giả bị bắt đày ra Côn Đảo,đầu năm 1908. à Hoàn cảnh một người tù khổ sai với công việc cực nhọc à Bài thơ thể hiện hình ảnh và tâm trạng của người tù trong thời gian bị bắt giam chốn địa ngục trần gian. Tiến trình tổ chức các hoạt động Ghi bảng Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả –tác phẩm và tìm hiểu chú thích: -Học sinh đọc chú giải về P.C.TrinhàGVgiải thích thêm về Côn Đảo và tác giả,về hoàn cảnh ra đời bài thơ. -Cho học sinh đọc diễn cảm,chú ý thể hiện khẩu khí ngang tàng và giọng điệu hào hùng & lối nói ngụ ý khi đọc các chú thích 4,5,và 6 Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc-hiểu VB: H1:Đọc những câu thơ miêu tả công việc đập đá của người tù.Em hình dung công việc đó là công việc như thế nào?Hãy phân tích.(Chú ý không gian,điều kiện làm việc và tính chất công việc). -Câu đầu miêu tả bối cảnh không gian,và tạo dựng tư thế của con người giữa đất trời Côn Đảo. -Công việc nặng nhọc,vất vả. H2:Bốn câu thơ không chỉ đơn thuần là miêu tả công việc của người tù khổ sai mà còn mang lớp nghĩa thứ hai,hãy phân tích? -Lớp nghĩa thứ nhất :miêu tả về công việc của một người tù. -Lớp nghĩa thứ hai:Chú ý:“Làm trai”àquan niệm nhân sinh truyền thống(đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời –P.B.Châu );là lòng kiêu hãnh,là ý chí tự khẳng định mình,là khát vọng hành động mãnh liệt,con người đứng đàng hoàng giữa đất trời Côn Đảo với tư thế đội trời đạp đất hiên ngang,sừng sữngà Vẻ đẹp hùng tráng. -Ba câu tiếp (H/ả khoa trương,khí thế hiên ngang,hành động quả quyết,mạnh mẽ,sức mạnh ghê gớm,thần kỳ qua những từ ngữ cụ thể…)vừa miêu tả chân thực công việc đập đá nặng nhọc vừa khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường. H3:Qua 4 câu thơ đầu,giọng thơ đã thể hiện đặc điểm gì nổi bật và h/ả người tù CM để lại cho em ấn tượng gì? -Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng,ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách gian nan. -H/ả rất ấn tượng,trong tư thế ngạo nghễ vươn lên ngang tầm vũ trụ,biến công việc lao động cưỡng bách thành cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kỳ như một dũng sĩ thần thoại. H4:Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp điều gì?Hãy phân tích.Cách thức biểu hiện cảm xúc của t/g có gì đặc biệt? -4 câu đầu là sự miêu tả kết hợp với biểu cảm thì 4 câu sau bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của mình;khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh,luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son.Vẻ đẹp tinh thần kết hợp với tầm vóc lẫm liệt,oai phong trên đã tạo nên một hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh. -Cách thức biểu hiện cảm xúc:Để làm nổi bật chí lớn,to gan của người anh hùng,tác giả đã tạo thế tương quan đối lập.Ở cặp 5-6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan(tháng ngày-mưa nắng:chỉ những gian khổ phải chịu đựng không phải một sớm một chiều mà dài dặc qua nhiều năm tháng)với sức chịu đựng bền bỉ,dẻo dai(Thân sành sỏi)và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ CM (càng bền dạ sắt son).Ở cặp câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỷ XX,một công việc mà không ai cũng tin sức người có thể làm được(Hình ảnh bà Nữ Oa đội đá vá trời so với những thử thách phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu,được xem như “việc con con”(Bản án và hoàn cảnh PCT chịu đựng so với chí lớn chẳng có gì đáng kể) Hoạt động 3:Tổng kết: Nêu những giá trị nổi bật về nghệ thuật và nội dung của bài thơ? -Giáo viên tổng kết. -Đọc ghi nhớ/150. Hoạt động 4:Hướng dẫn luyện tập: -Học thuộc cả bài thơ và nêu cảm nhận: + Khẩu khí những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ,lỡ bướcvào vòng tù ngục.Họ không nói chí bằng những lời lẽ khoa trương,sáo rỗng. + Vẻ đẹp hào hùng,lãng mạn biểu hiện trước hết ở khí phách ngang tàng lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian lao có thể đe doạ đến tính mạng.Vẻ đẹp ấy còn biểu hiện ở ý chí chiến đấu và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp của mình. I.Tác giả –Tác phẩm : -Học SGK/ II.Đọc – tìm hiểu văn bản: 1.Bốn câu đầu:Công việc đập đá. -Làm trai… … lừng lẫy… … đánh tan… … đập bể… àGiọng điệu hùng tráng,sôi nổi + động từ mạnh. àCông việc đập đá vất vả nặng nhọc. àTầm vóc khổng lồ của người anh hùng với tư thế ngạo nghễ vươn lên,biến công việc lao động khổ sai thành cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh. 2.Bốn câu tiếp:Cảm nghĩ từ việc đập đá. -Tháng ngày … Mưa nắng …sắt son Những kẻ vá trời… Gian nan …con con àKhẩu khí ngang tàng + tương quan đối lập àÝ chí bất khuất trước gian nguy,không chịu khuất phục hoàn cảnh. àKhẳng định lý tưởng yêu nước lớn lao mới là điều quan trọng nhất. III.Tổng kết: Học ghi nhớ SGK/150 IV.Luyện tập: 4.Củng cố: Đọc diễn cảm bài thơ.Thử so sánh những điểm cơ bản về giọng thơ,ngôn ngữ và cách thể hiện cảm xúc,tư tưởng của PBC và PCT. 5.Dặn dò: -Học bài. -Làm bài tập. -Chuẩn bị bài: Ôn luyện về dấu câu. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 8/12/07 Tiết 59 : ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU. I.Mục tiêu cần đạt :Giúp học sinh: -Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống. -Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng,tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu. II.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định : 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: * Giới thiệu bài: Tiến trình tổ chức các hoạt động Ghi bảng Hoạt động 1:Tổng kết về dấu câu: H1:Em hãy nhắc lại những dấu câu đã học từ lớp 6,7; lập thành bảng tổng kết: Hoạt động 2:Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu. 1.Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. H :Đọc VD trong SGK,VD trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào?Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó? àThiếu dấu ngắt câu sau xúc động;dùng dấu chấm để kết thúc câu;viết hoa chữ t ở đầu câu. 2.Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. H:Xem VD trong SGK,dùng dấu chấm sau từ này là đúng hay sai?Vì sao?Ở chỗ này nên dùng dấu gì? àSai vì câu chưa kết thúc.Nên dùng dấu phẩy. 3.Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết. H:Xem VD trong SGK,câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức?Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp. àThiếu dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết. 4.Lẫn lộn công dụng của các dấu câu. H:Xem VD trong SGK,đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn này đã đúng chưa?Vì sao?Ở các vị trí đó nên dùng dấu gì? àSai,vì không phải là câu nghi vấn,là câu trần thuật nên dùng dấu chấm;câu 2 là câu nghi vấn nên dùng dấu chấm hỏi. *Qua các VD trên,tổng kết lại những lỗi cần tránh về dấu câu như ghi nhớ. àĐọc ghi nhớ trang 151 Hoạt động 3 :Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: a/ … mới về?....Mẹ dặn là anh …chiều nay. b/… sản xuất,…có câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” Sau “Xưa” và “Vậy “ có thể dùng dấu phẩy.Nếu không có thì cũng không bắt lỗi. c/…năm tháng,nhưng… I.Tổng kết về dấu câu: II.Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu: 1.Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. 2.Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. 3.Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết. 4.Lẫn lộn công dụng của các dấu câu. *Ghi nhớ: Học SGK/151 III.Luyện tập: Bài 1/152. Bài 2/152 4.Củng cố: -Hãy nêu lại những dấu câu đã học ở từ lớp 6. -Sửa bài tập. 5.Dặn dò: -Làm bài tập,học ghi nhớ. -Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học. Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc8-15.DOC