Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 29 Tiết 113 Ca Huế trên sông hương

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Qua bài học, giúp học sinh:

 - Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố dô Huế, một vùng dan ca với những con người rất đỗi tài hoa

 - Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng: bài bút kí giới thiệu một sinh hoạt văn hoá ơt một vùng đất nước.

 B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7

 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

 C. Tiến trình hoạt động:

 Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 Bước 2: Kiểm tra bài cũ

 - Nêu cảm nhận của em về hai nhân vật Varen và Phan Bội Châu?

 - Tại sao tác giả lại đặt cho tác phẩm của mình là Những trò lố?

 Bước 3: Bài mới

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 29 Tiết 113 Ca Huế trên sông hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Thứ ba ngày 03 tháng 4 năm 2007 Ngữ văn: Bài 28. Tiết 113 Văn bản: Ca Huế trên sông Hương Hà ánh Minh A. Mục tiêu cần đạt: - Qua bài học, giúp học sinh: - Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố dô Huế, một vùng dan ca với những con người rất đỗi tài hoa - Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng: bài bút kí giới thiệu một sinh hoạt văn hoá ơt một vùng đất nước. B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Nêu cảm nhận của em về hai nhân vật Varen và Phan Bội Châu? - Tại sao tác giả lại đặt cho tác phẩm của mình là Những trò lố? Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt ? Phần chú thích * cho em biết gì về khái niệm ca Huế? Chứ thích sgk - T102 GV đọc, gọi HS đọc, GV nhận xét, xem chú thích. GV nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng ? Văn bản này chia làm mấy nội dung? ? Trong văn bản này tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào? ( trong rất nhiều sự nổi tiếng của Huế )? ? Tại sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế? ? Qua phần một của văn bản tác giả cho thấy dân ca Huế mang đặc điểm hình thức, nội dung nào? ? Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ thể hiện qua phần này? ? Qua đó tác giả đã chứng minh được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế? ? Bên cạnh cái nôi của dân ca Huế, em còn biết những dân ca nổi tiếng nào của nước ta? Theo dõi phần 2 ? Tác giả nhận xét gì về sự hình thành của dân ca Huế? ? Lời giới thiệu đó cho em biết diều gì về tính chất nổi bật của dân ca Huế? ? Tìm những chi tiết miêu tả nét đặc sắc trong cách biểu diễn ca Huế về: Dàn nhạc, nhạc công? Ca công, biểu diễn ? ? Cách dùng từ, đặt câu thể hiện trong đoạn này có gì đáng chú ý? Tác dụng? ? Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh ở nét nào của ca Huế? ? Tìm những từ ngữ, chi tiết miêu tả cách thưởng thức ca Huế? ? Em có nhận xét gì về cách thưởng thức ca Huế? ? Ca Huế đạt tới vẻ đẹp hoàn thiện trong cách thưởng thức nào? ? Lời cuối văn bản: không gian... sâu thẳm tác giả muốn bạn đọc cảm nhận điều gì về sự huyền diệu của ca Huế trên sông Hương? HS thảo luận HS đọc ghi nhớ: sgk - T104 ? Sau khi học xong văn bản này, em được hiểu thêm những kiến thức gì về Huế? ? Tác giả viết về Huế với sự hiểu biết sâu sắc và tình cảm nồng hậu. Điều đó gợi tình cảm nào trong em? I. Giới thiệu chung: - Đọc chú thích * sgk - T102 II. Đọc - Hiểu văn bản: 1. Đọc - tìm hiểu chú thích: 2. Bố cục: 2 phần - Phần 1: từ đầu đến lý hoài nam : Giới thiệu về Huế cái nôi của dân ca - Phần 2: Còn lại : Những đặc sắc của ca Huế 3. Phân tích: a. Giới thiệu Huế - cái nôi của dân ca - Tác giả chú ý đến dân ca Huế + Dân ca mang đậm bản sắc tâm hồn tài hoa ở mỗi vùng đất + Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta - Dân ca Huế rất nhiều điệu hò trong lao động sản xuất. Hò trên sông lúc cấy cày, chăn tằm, trồng cây, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiện... - Nhiều điệu lý: lý con sáo, lý hoài nam, lý hài xuân... - Thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết cuả tâm hồn Huế. Biện pháp liệt kê kết hợp với lời giải thích, bình luận. Dân ca Huế phong phú về làn điệu, sâu sắc, thấm thía về nội dung tình cảm mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế VD: Dân ca quan họ Bắc Ninh Dân ca Đồng Bằng Bắc Bộ Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên 2. Những đặc sắc của ca Huế: ... ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và cung đình... thể hiện hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm... Dân ca Huế là sự kết hợp hai ca nhạc dân gian và cung đình, đặc sắc nhất là nhạc cung đình tao nhã + Dàn nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, căp sanh... + . các ca công: rất trẻ + nam: áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp... + nữ: áo dài, khăn đóng duyên dáng + nhạc công: dùng những ngón đàn trau truốt: nhấn, mổ, vỗ, vả, bấm tay, chớp búng, phi, rãi... ...tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt... Dùng phép liệt kê, dẫn chứng để làm rõ sự phong phú của cách diễn ca Huế Tác giả muốn nhấn mạnh nét đẹp thanh lịch, tinh tế, tính dân tộc cao trong biểu diễn. - Cách thưởng thức ca Huế: ... Trăng lên gió mơn man dìu dịu, dòng sông trăng gợi sáng. Con thuyền bồng bềnh ... Đêm... nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộn lòng Cách thưởng thức ca Huế vừa dân dã vừa sang trọng, giữa thiên nhiên và lòng người thanh sạch - Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian... chỉ còn cảm nhận tình người - Ca Huế làm giàu tâm hồn con ngưòi, hướng đến vẻ đẹp tình người xứ Huế. Ca Huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó III. Ghi nhớ: sgk - T104 IV. Luyện tập: - Huế không chỉ nổi tiếng về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà Huế còn nổi tiếng về âm nhạc dân gian và cung đình... - Tình cảm: + Yêu quý Huế + Tự hào về vẻ đẹp của đất nước dân tộc ta + Mong được đến Huế và được thưởng thức ca Huế trên sông Hương Bước 4: Củng cố - Ca Huế có những nét đặc sắc nào? - Tại sao nói nghe ca Huế là một thú ta nhã? Bước 5: Hướng dẫn: - Nắm vững nội dung. Tìm hiểu dân ca quê mình Thứ năm ngày 05 tháng 4 năm 2007 Ngữ văn. Bài 28. Tiết 114 Tiếng Việt: Liệt kê A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, giúp học sinh: - Hiểu được thế nào là phép liệt kê: tác dụng của phép liệt kê - Phân biệt được các kiểu liệt kê, liệt kê theo từng cặp, liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến - Biết vận dụng phép liệt kê khi nói, viết B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Đọc bài. Làm bài tập trước khi đến lớp C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là dùng cụm C- V mở rộng câu? có những kiểu nào? - Đọc đoạn văn về nhà dùng cụm C - V để mở rộng câu? Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt Gv treo bảng phụ có ghi ví dụ Gọi học sinh đọc ví dụ ? Nhận xét về cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong ví dụ trên? ? Việc tác giả ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự trên có tác dụng gì? ? Gọi cách trình bày như trên đây là sử dụng phép liệt kê. Em hiểu như thế nào là phép liệt kê? HS đọc ghi nhớ sgk - T105 HS đọc ví dụ sgk GV ghi bảng các từ ngữ liệt kê ? Nhận xét về cấu tạo của phép liệt kê trong 2 câu a1 và a2 ? ? Đổi vị trí của liệt kê trong 2 câu b1b2 ? Từ ví dụ trên hãy cho biết có mấy kiểu liệt kê? HS đọc ghi nhớ ? Chỉ ra phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ? Xác định phép liệt kê trong hai đoạn trích? I. Thế nào là phép liệt kê: 1. Ví dụ: sgk - 104 2. Nhận xét: - Về cấu tạo có mô hình cú pháp tương tự nhau - Về ý nghĩa: chúng đều nói về các đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn - Tác dụng: làm nổi bật sự xa hoa của viên quan phủ, đối lập với tình cảnh khốn khổ của dân phu. Từ đó thấy được thói hưởng lạc ích kỷ vô trách nhiệm của tên quan phủ 3. Ghi nhớ: shk - T105 II. Các kiểu liệt kê: 1. Ví dụ: a1 ... tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải a2 ... tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải b1... tre, nứa, trúc, mai, vầu b2 ... hình thành và trưởng thành... gia đình, họ hàng, làng xóm 2. Nhận xét: - Về cấu tạo: Câu a1: liệt kê theo trình tự sự việc Câu a2 : liệt kê theo từng cặp ( thường có quan hệ đi đôi trong nhận thức ) - Về ý nghĩa: Câu b1 có thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê mà lôgic ý nghĩa của câu không ảnh hưởng Câu b2 không thể thay đổi thứ tự được vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa 3. Ghi nhớ: sgk - T105 III. Luyện tập: Bài tâp 1:sgk - 106 - Phép liệt kê được sử dụng trong văn bản: + Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại bà Trưng bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... + Kết cấu câu: Từ ....đến Bài tập 2: sgk - 106 a. Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm... - Những cu li xe... - Những quả dưa hấu... - Những xâu lạp xường... - Cái rốn một chú khách. - Một viên quan ... b. Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung... Bước 4: Củng cố - Thế nào là phép liệt kê? - Các kiểu kiệt kê? Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài. Nắm vững nội dung - Làm bài tập 3 ___________________________________________________________ Thứ năm ngày 05 háng 4 năm 2007 Ngữ văn. Bài 28. Tiết 115 Làm văn: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, giúp học sinh: - Có được hiểu biết chung về văn bản hành chính: Mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống - Tích hợp với các phân môn văn và Tiếng Việt B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Đọc trước bài. Sưu tầm một số văn bản hành chính C.Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Giải thích là gì? Văn nghị luận giải thích là gì? - Cách làm bài văn giải thích? Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt HS đọc các văn bản ( ví dụ ) trong sgk - T107, 108 ? Khi nào người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo? ? Có điều gì cần lưu ý khi sử dụng các văn bản này? ? Mỗi văn bản đó nhằm mục đích gì? ? Ba văn bản đó có gì giống và khác nhau? ? Các văn bản này có gì khác với văn bản truyện, thơ mà em đã học? ? Em còn biết loại văn bản nào tương tự ba văn bản trên? đó là các văn bản hành chính ? Vậy, từ ba văn bản trên chỉ ra cách trình bày ( chung ) của một văn bản hành chính? HS đọc ghi nhớ ? Xác định các loại văn bản phù hợp với từng tình huống cụ thể? I. Thế nào là văn bản hành chính: 1. Đọc các văn bản 2. Nhận xét: - Trường hợp dùng: + Khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó ( quan trọng ) xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết người ta dùng văn bản thông báo. + Khi truyền đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân ( tập thể ) đến cơ quan cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng văn bản đề nghị... + Khi cần thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng báo cáo - Mục đích: + Thông báo, nhằm phổ biến một nội dung + Đề nghị: đề xuất một nguyện vọng, ý kiến + Báo cáo: nhằm tổng kết nêu những gì đã làm đề cập trên được biết - So sánh: + Giống nhau: hình thức trình bày theo một số mục đích nhất định + Khác nhau: khác nhau về mục đích và nội dung cụ thể trong từng văn bản Văn bản trong ví dụ - Viết theo mẫu ( tính cước ) - Ai cũng viết được ( phổ cập ) - Từ ngữ giản dị, dễ hiểu, chỉ hiểu một nghĩa Văn bản nghệ thuật - Có sự sáng tạo của cá thể ( cá nhân ) - chỉ có các nhà văn thơ ( đặc thù ) - Từ ngữ gợi liên tưởng tưởng tượng, cảm xúc ( biểu cảm, đa nghĩa ) - Ngoài ra còn có: Đơn từ biểu cảm, hợp đồng, giấy biên nhận, giấy khai sinh, quyết định - Cách trình bày: Quốc hiệu Tiêu ngữ Địa điểm làm văn bản, ngày tháng làm văn bản. Họ tên, chức vụ người nhận ( cơ quan ) nhận văn bản - Họ tên, chức vụ người gửi Nội dung thông báo... Kí tên 3. Ghi nhớ: sgk II. Luyện tập: 1. Có một sự kiện quan trọng xảy ra, cần phảI cho mọi người biết: thông báo 2. Thầy hiệu trưởng hoặc thầy cô chủ nhiệm cần biết tình hình lớp: Báo cáo 3. Có một sự việc xúc động em muốn ghi lại: biểu cảm 4. Hôm qua đi học về, gặp mưa em bị ốm không đến lớp được: đơn từ 5. Có một địa danh nổi tiếng:...cả lớp muốn thầy cô tổ chức tham quan: đề nghị 6. Bị ốm không đi tham quan được bạn em rất muốn biết về buổi tham quan ấy: tự sự, miêu tả Bước 4: Củng cố - Khi nào sử dụng các loại văn bản hành chính? - Cách trìnhbày văn bản hành chính? Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài. Nắm vững nội dung - Xem bài: Văn bản nghị luận ____________________________________________________________ Thứ hai ngày 09 tháng 4 năm 2007 Ngữ văn. Bài 28. Tiết 116 Làm văn: Trả bài viết tập làm văn số 6 ( Bài văn lập luận giải thích) A. Mục tiêu cần đạt: - Qua bài văn đã chấm, qua giờ trả bài, học sinh nhận thức rõ và sâu sắc hơn kiểu bài lập luận giải thích về các mặt: tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn và liên kết đoạn thành bài văn hoàn chỉnh. - Biết được những nhược điểm. lỗi cơ bản để rút kinh nghiệm cho các bài văn khác B. Chuẩn bị: C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ: - Khi làmbài văn lập luận giải thích cần chú ý gì? - Yếu tố quan trọng nhất khi làm văn giải thích là gì? Bước 3: Bài mới I. Đề bài và yêu cầu, biểu điểm - GV nêu yêu cầu và biểu điểm theo nội dung đã soạn ở tiết 108 II. Nhận xét chung: 1. Những ưu điểm: - Hầu hết học sinh hiểu đề, nắm được phương pháp làm bài văn giải thích. tương đối cặn kẽ, lập luận rõ ràng, thuyết phục người đọc người nghe. - Một số bài trình bày sạch đẹp, giải thích tương đối cặn kẽ, lập luận rõ ràng, thuyết phục người đọc người nghe. - Học sinh đã chú ý sử dụng lí lẽ trong giải thích 7A: Kiều Anh, Hường, Nhi 7C: Ngoan, Trang, Huyền, P. Trang, Thảo, Yến, Dương - Chữ viết sạch đẹp, chủ yếu ở 7C: Trang, Ngoan, Linh, Dương 2. Những nhược điểm - Một số học sinh chưa nắm chắc phương pháp làm bài văn giải thích, chủ yếu ở lớp 7A. - Giải thích còn chung chung, chưa chú ý giải thích từng từ, từng vế - Một số bài trình bày cẩu thả: 7A: Hiệp, Hưng, Khải, Tùng, Thuấn 7C: Việt Anh, Tường, Tới, Thám - Một số học sinh chữ viết quá xấu và không rút kinh nghiệm so với bài trước: 7A: Hiếu, V. Anh, K. Tùng - Trình bày bài bẩn, một bài chưa kẻ ô cho điểm và lời phê - Một vài bài làm còn dài dòng, lan man thiếu tập trung 3. Sửa một số lỗi cụ thể Tên học sinh Lớp Nội dung sai Lỗi sai Sửa lại Lan Anh 7C nàn chính tả làn V. Anh 7C đc ng 0 viết tắt được người không Thám 7C ngu dốt lặp nhiều lần lặp từ bỏ hai từ sau Tường 7C mục giản chính tả bục giảng Tới 7C người thầy là bậc tối cao cần thiết của ngành giáo dục diễn đạt người thầy có một vị trí vô cùng quan trọng Thành 7C không thầy mày đó làm được gì ra hồn diễn đạt không thầy thì khó khăn trong nhiều bài học từ cuộc sống Hiếu 7A thầy giáo có cáI tài dạy học sinh diễn đạt người thầy có khả năng truyền đạt kiến thức đến cho học sinh Nhung 7A Con vô phép thầy con vào nhà diễn đạt, dùng từ bỏ từ này trong câu văn Long 7A em học học mãi mà vẫn dốt dùng từ việc học đối với em rất kho khăn K. Tùng 7A ngày xưa chỉ có thầy là được trọng dụng dùng từ và diễn đạt người thầy luôn được kính trọng trong mọi thời đại Dương 7A em rất chán học vì không có thầy giỏi Diễn đạt thầy đã dìu dắt em nên người Khải 7A chúng em không thích bị thầy quát nhưng cũng đành chịu vì thầy có kiến thức Dùng từ và diễn đạt thầy rất nghiêm khắc nên chúng em đứa nào cũng kính phục thầy 4. Trả bài - thống kê điểm Lớp Điểm < 5 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10 % trên TB 7A 7C Bước 4: Củng cố - Giáo viên đọc một bài tốt, một bài kém 7A: Bài tốt: Kiều Anh; bài kém: Hiếu 7C: Bài tốt: Trang ; Bài kém: Thành Bước 5: Hướng dẫn - Ôn luyện văn giảI thích, chứng minh - Soạn bài: Quan âm Thị Kính ______________________________________________________________________________ Kí duyệt của tổ chuyên môn Kí duyệt của ban giám hiệu ______________________________________________________________________________ Tuần 30 Thứ ngày tháng năm 2007 Ngữ văn. Bài 29. Tiết 117 Văn bản: Quan Âm Thị Kính ( Trích chèo cổ ) A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, giúp học sinh - Bước đầu nắm được một số đăc điểm cơ bản của sân khấu chèo sân đình truyền thống, tóm tắt được vở chèo Quan âm thị kính và trích đoạn Nỗi oan hại chồng, nội dung, ý nghĩa và đặc điểm nghệ thuật của trích đoạn này - Rèn kĩ năng đọc kịch bản chèo - Giáo dục thái độ trân trọng với văn hoá cổ dân tộc B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Vì sao nói thưởng thức ca Huế trên sông Hương là thú vui tao nhã? - Kể tên những làn điệu dân ca hoặc những làn điệu chèo mà em từng nghe, từng biết? Em thích nhất làn điệu nào? Vì sao? Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt HS đọc chú thích sgk - T118 ? Nêu hiểu biết của em về khái niệm chèo? ( chèo nảy sinh và phổ biến ở Bắc Bộ ) ? Tích chèo thường có nguồn gốc từ đâu? ? Nội dung tích chèo? ? Đặc điểm của nhân vật chèo? - Gv giới thiệu thêm để học sinh nắm được ? Văn bản được chia mấy phần? ? Phần nào là nội dung chính? ? Dựa vào phần tóm tắt vở chèo Quan âm thị kính trong sgk em hãy cho biết: - Vở chèo có những nhân vật nào? - Về nội dung, vở chèo mang đặc điểm nào của các tích chèo cổ? ? Nhân vật của vở chèo này mang tính chất chung nào của các nhân vật chèo cổ? ? Khi xem vở chèo này trên sân khấu em thấy 2 nhân vật này đi đứng, trang phục như thế nào theo quy ước của chèo cổ? ? Hai nhân vật này xung đột với nhau theo mâu thuẫn nào? ? Từ đó em hiểu gì về giá trị của vở chèo Quan âm thị kính? ? Bức tượng Quan âm Thị Kính ở chùa Tây Phương chụp in trong sgk cho em hiểu điều gì? Cho HS đọc phân vai đoạn trích I Giới thiệu chung: - Khái niệm: chèolà loại kịch, hát múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu, trước kia thường diễn ở sân đình nên còn gọi là chèo sân đình - Tích chèo thường khai thác từ truyện cổ tích, truyện nôm - Nội dung: + Giới thiệu mẫu mực về đạo đức và tài năng + Cảm thông với số phận người lao động, người phụ nữ, đề cao họ + Châm biếm đả kích những cáI xấu xa, bất công trong xã hội phong kiến. - Nhân vật chèo: có một số nhân vật truyền thống + Thư sinh: nho nhã. điềm đạm + Nữ chính: đức hạnh, nết na + Nữ lệch: lăng lô, bạo dạn + Mụ ác: tàn nhẫn, đọc địa + Hề chèo: nhân vật mang đến tiếng cười thông minh, sâu sắc II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc - tìm hiểu cấu trúc - Văn bản gồm 2 phần: a. Tóm tắt nội dung vở chèo Quan âm thị kính b. Trích đoạn: Nỗi oan hại chồng 2. Giá trị của vở chèo Quan âm thị kính - Các nhân vật:Thị Kính,Thiện sĩ, Sùng bà, Sùng ông, Mãng ông - Tích truyện xoay quanh trục bĩ cực - thái lai. Nhân vật thị Kính đi từ nỗi oan trái đến được giải oan thành phật - Thị Kính: vai nữ chính - Sùng bà: vai mụ ác - Thị Kính: mặc áo hồng lồng xa đen, tư thế ngay thẳng, để quạt che kín đáo - Sùng bà: mắt đảo nhiều, dán cao ở thái dương, dáng đi ưỡn ẹo - Về hình thức: Sùng Bà và Thị Kính xung đột với nhau theo quan hệ mẹ chồng - nàng dâu - Về bản chất: là xung đột giữa kẻ thống trị và người bị trị trong xã hội phong kiến - Quan Âm Thị Kính là vở chèo mang tích phật II. Đọc đoạn trích: Bước 4: Củng cố - Nêu hiểu biết của em về đề tài, nội dung nhân vật chèo? Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài, nắm vững nội dung cần thiết về nghệ thuật chèo - Nắm vững nội dung vở chèo: Quan Âm Thị Kính - Soạn đoạn trích: Nỗi oan hại chồng ___________________________________________________________ Thứ ngày tháng năm 2007 Ngữ văn. Bài 29. Tiết 118 Văn bản: Quan Âm Thị Kính ( Trích chèo cổ ) A. Mục tiêu cần đạt: Qua giờ học, giúp học sinh - Nắm chắc nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật ( mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động, nhân vật... ) của đoạn trích này - Rèn kĩ năng đọc kịch bản kiểu phân vai B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính? - Tóm tắt nội dung đoạn trích: Nỗi oan hại chồng? Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt ? Tìm chi tiết thể hiện tình cảm của Thị Kính với chồng? ? Nhận xét? ? Vì sao Thị Kính lại cắt râu chồng? ? Cử chỉ đó cho thấy Thị Kính là người như thees nào? ? Vậy Thị Kính là người phụ nữ có những đức tính gì? ? Sự việc cắt râu chồng của Thị Kính bị Sùng Bà khép vào tội gì? ? Sùng Bà buộc tội Thị Kính bằng những lời nói như thế nào? ? Em có nhận xét gì về cách luận tội của Sùng Bà như thế nào? ? Cùng với lời lẽ, Sùng Bà còn có cử chỉ nào đối với Thị Kính? ? Qua lời lẽ cử chỉ của Sùng Bà, em hiểu Sùng Bà là người như thế nào? ? Nhân vật này gợi cảm xúc gì cho người đọc, người nghe? ( HS thảo luận ) ? Khi bị kết tội, Thị Kính có lưòi nói, cử chỉ như thế nào? ? Em nhận xét gì về những lời nói, cử chỉ ấy? ? Những lời nói của chỉ đó được nhà chồng đáp lại như thế nào? ? Em hãy hình dung thân phận nhân vật Thị Kính lúc này? ? Qua đó đức tính nào của Thị Kính được bộc lộ? ? Nhân vật này đã đem đến cho người đọc cảm xúc gì? ? Sau khi bị oan, Thị Kính đã có lời nói, cử chỉ nào? ? Điều đó phản ánh nỗi đau nào của Thị Kính? ? ý định của Thị Kính: Phải sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính chứng tỏ thêm điều gì? ? Thị Kính nghĩ tới cách nào để giải oan? ? Con đường giải oan của Thị Kính có ý nghĩa gì? ? Theo em, có cách nào tốt hơn để giải thoát cho những người như Thị Kính? HS thảo luận HS đọc ghi nhớ sgk ? Qua đoạn trích em hiểu gì về số phận người phụ nữ đức hạnh trong xã hội cũ? ? Em có tình cảm gì với nhân vật Thị Kính? II. Tìm hiểu đoạn trích: 1. Trước khi mắc oan: - Thị Kính ngồi quạt cho chồng, dọn kỉ cho chồng nghỉ... Thị Kính yêu thương chồng bằng tình cảm đằm thắm - Thị Kính cắt râu chồng vì muốn làm đẹp cho chồng, cho mình Dạ thương chồng lòng thiếp sao an Thị Kính tỉ mỉ, chân thật trong tình yêu Thị Kính là người yêu thương chồng trong sáng, chân thật, mong muốn có hạnh phúc lứa đôi tốt đẹp b. Trong khi bị mắc oan: * Thái độ của Sùng bà: - Tội giết chồng: cái con mặt sứa gan lim này! mày định giết con bà à? ... Tuồng bay mèo mả gà đồng .....trót say hoa đắm nguyệt. .... Trứng rồng lại nở ra rồng... dòng liu điu... gọi Mãng tộc phó về cho rảnh... Sùng Bà tự nghĩ ra tội để gán cho Thị Kính bằng những lời lẽ lăng nhục hung hách - Hành động của Sùng Bà: Dúi Thị Kính ngã xuống... Sùng Bà là người độc địa, tàn nhẫn, bất nhân - Ghê sợ về sự tàn nhẫn của Sùng Bà - Thương, thông cảm cho Thị Kính * Thái độ của Thị Kính: ... Lạy cha, lạy mẹ con xin trình cha mẹ Mẹ ơi oan cho con lắm... ... Vật vã khóc ....Chạy theo van xin Lời nói: hiền lành, cử chỉ yếu đuối , nhẫn nhục... - Chồng: im lặng - Mẹ chồng: cự tuyệt ( thôi câm đi ) - Bố chồng: a dua với mẹ chồng... Thị Kính đơn độc trong sự vô tình. Nàng đau khổ và bất lực - Nhẫn nhục. Trong oan ức vẫn hiền lành, giữ phép tắc Xót thương, cảm phục Thị Kính. Căm ghét sự bất nhân, bất nghĩa của gia đình Sùng Bà c. Sau khi bị oan: - Cử chỉ: nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu... Cầm áo khâu dở, bóp chặt trong tay... - Lời nói: Thương ôi! Bấy lâu... cho đến nỗi thê tình run rủi... Nỗi đau nuối tiếc, xót xa xho hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ - Thị Kính không đành cam chịu oan sai muốn tự mình tìm cách giải oan, Thị Kính đã có sự quyết liệt trong tính cách - Đi tu để cầu phật tổ chứng minh cho sự trong sạch của mình Phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong xã hội cũ - Lên án thực trạng xã hội vô nhân đạo đối với người lương thiện - Loại bỏ những kẻ như Sùng Bà. Loại bỏ quan hệ mẹ chồng - nàng dâu kiểu phong kiến - Loại bỏ xã hội phong kién thối nát III. Ghi nhớ: sgk - T1221 IV. Luyện tập: - Người phụ nữ bị áp bức, ruồng bỏ bị đè nén... - Thương cmả, cảm phục niềm tin ở đức hạnh con người... Bước 4: Củng cố - Nêu những hiểu biết của em về nghệ thuật chèo? Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài. Nắm vững nội dung - Ôn tập phần văn bản Thứ năm ngày 12 tháng năm 2007 Ngữ văn. Bài 29. Tiết 119 Tiếng Việt: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy A. Mục tiêu cần đạt Qua bài học, giúp học sinh: - Nắm được công dụng của các dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. - Biết dùng các loại dấu này trong khi viết và trong giao tiếp. B. Chuẩn bị: - GV: sgk + sgv Ngữ văn 7 - HS: Đọc trước bài và làm bài tập tiết trước. C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ: - Liệt kê là gì? Các liểu liệt kê? Cho ví dụ? - Làm bài tập 2? ( sgk - 106) Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt GV sử dụng bảng phụ ghi các ví dụ Gọi học sinh đọc các ví dụ a,b,c. ? Trong các ví dụ trên đây dấu chấm lửng dùng để làm gì? ? Vậy, dấu chấm lửng có những tác dụng gì? ? GV sử dụng bảng phụ ghi ví dụ ? Trong các ví dụ a,b dấu chấm phảy dùng để làm gì? ? Thử thay dấu phảy vào vị trí của các dấu chấm phảy và nêu nhận xét? ? Vậy dấu chấm phảy có tác dụng gì? ? Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong các câu của bài tập 1? ? Chỉ ra công dụng của dấu chấm phảy trong bài tập 2? ? Viết một đoạn văn ngắn có dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phảy? Nêu mục đích của việc sử dụng các loại dấu này trong đoạn văn? I. Dấu chấm lửng: 1. Ví dụ: sgk - 106 2. Nhận xét: - Ví dụ a: Dấu c

File đính kèm:

  • docvan 7- tuan 29 - 30.doc