Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 16 tiết : 61 thuyết minh về một thể loại văn học

I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Rèn luyện năng lực quan sát , nhận thức , dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh .

- Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát , tìm hiểu , tra cứu .

II.Các bước lên lớp :

1.Ổn định :

2.Kiểm tra :

- Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn trích sau :

Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê : Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu .

 ( Thiếu dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp ) .

3.Bài mới :

* Giới thiệu bài : HS nhắc lại lý thuyết văn bản thuyết minh Các em đã làm bài viết thuyết minh về một thứ đồ dùng . Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài thuyết minh về một thể loại văn học .

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2656 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 16 tiết : 61 thuyết minh về một thể loại văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/12/07 TUẦN 16: Tiết : 61 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Rèn luyện năng lực quan sát , nhận thức , dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh . - Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát , tìm hiểu , tra cứu . II.Các bước lên lớp : 1.Ổn định : 2.Kiểm tra : - Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn trích sau : Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê : Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu . ( Thiếu dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp ) . 3.Bài mới : * Giới thiệu bài : HS nhắc lại lý thuyết văn bản thuyết minh à Các em đã làm bài viết thuyết minh về một thứ đồ dùng . Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài thuyết minh về một thể loại văn học . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GHI BẢNG * Hoạt động 1 : Đọc đề bài và tìm hiểu đề . - Đề bài : “ Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú” + Thể loại : Văn bản thuyết minh . + Đối tượng : Thuyết minh một thể loại văn học : Thể thơ TNBC . * Hoạt động 2 : HS nhận diện luật thơ . @ Quan sát : Bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” . - HS đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sgk /153 . Bài thơ có mấy dòng , mỗi dòng có mấy chữ ? Số dòng , số chữ ấy có bắt buộc không ? Có thể tùy ý thêm bớt được không ? + 8 dòng mỗi dòng 7 chữ . Tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng , ký hiệu là B,các tiếng có thanh hỏi , ngã , sắc , nặng gọi là tiếng trắc , ký hiệu là T. Hãy ghi ký hiệu B , T cho từng tiếng trong bài thơ đó . ( HS lên bảng viết ) . Nhân xét quan hệ B,T giữa các dòng với nhau , biết rằng nếu dòng trên tiếng B ứng với dòng dưới tiếng T thì gọi là “đối” nhau , nếu dòng trên tiếng B ứng với dòng dưới cũng tiếng B thì gọi là “niêm”với nhau ( dính nhau ) . Dựa vào kết quả quan sát , hãy nêu mối quan hệ B , T giữa các dòng . Vần ở làbộ phận của tiếng không kể dấu thanh và phụ âm đầu (nếu có ) . Những tiếng có bộ phận vần giống nhau là những tiếng hiệp vần với nhau . Vần có thanh huyền hoặc thanh ngang gọi là vần B , Vần có thanh hỏi , ngã , sắc , nặng gọi là vần T . Hãy cho biết bài thơ trên có những tiếng nào hiệp vần với nhau , nằm ở vị trí nào trong vần thơ và đó là vần B hay T . + Hiệp vần : Lôn / non / hòn / son / con ( Nằm ở chữ cuối của câu 1,2,4,6,8) đó là vần B . Thơ muốn nhịp nhàng thì phải ngắt nhịp , chỗ ngắt nhịp đọc hơi ngừng lại một chút trước khi đọc tiếp đến hết dòng . Chỗ ngắt nhịp cũng đánh dấu một chỗ ngừng có nghĩa . Hãy cho biết câu thơ 7 tiếng trong bài ngắt nhịp như thế nào ? * Hoạt động 3 : Phát biểu thuyết minh về thể thơ ( TNBC ) . - HS thảo luận : Dựa vào dàn bài trong sách giáo khoa trang 153 ( làm từng phần bằng cách trả lời các câu hỏi ). Mở bài : Thơ TNBC là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ ĐL được các thơ VN rất ưa chuộng . Các nhà thơ cổ điển VN ai cũng làm thể thơ này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm . Thân bài : Nêu các đặc điểm của thể thơ : + Dòng, chữ : 8 dòng mỗi dòng 7 chữ . + Gieo vần : Độc vận ( chỉ gieo 1 vần ) , chữ cuối câu 1,2 ,4,6,8 vần với nhau – Vần B . + Luật : căn cứ vào chữ thứ 2 câu đầu biết T hay B . @ Bắt buộc : Nhị , tứ , lục phân minh – tự do : Nhất , tam , ngũ bất luận ( theo hệ thống ngang ) . + Niêm : Câu 1 niêm câu 8 , câu 2 niêm câu 3 , câu 4 niêm câu 5 , câu 6 niêm câu 7 ( theo hệ thống hàng dọc ) . + Cách ngắt nhịp : @ Thơ Đường luật đẹp về sự tề chỉnh , âm thanh trầm bổng , đăng đối , nhịp nhàng …nhưng nhược điểm là gò bó vì có nhiều ràng buộc không được phóng khoáng như thơ tự do . c. Kết bài : Thất ngôn bát cú là một thể thơ quan trọng , nhiều bài thơ hay đều làm bằng thể thơ này . Ngày nay thể thơ này vẫn được ưa chuộng . à Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học ta phải làm gỉ ? + Học sinh đọc ghi nhớ 1 sgk/154 à Yêu cầu nêu các đặc điểm khi thuyết minh một thể loại văn học ? + Học sinh đọc ghi nhớ 2 sgk/154 . * Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập : - Dựa vào các tập truyện ngắn đã học , thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn . I/- Bài học : 1. Thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học : - Học ghi nhớ 1/sgk trang 154 . 2 . Yêu cầu khi nêu các đặc điểm : - Học ghi nhớ 2 /sgk trang 154 II/ Luyện tập : - Bài tập 1 sgk/154 . 4. Củng cố : - Yêu cầu khi thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học ? - HS đọc “ Truyện ngắn”/154 5. Hướng dẫn về nhà : - Học bài: Hoàn chỉnh bài thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn . - Soạn : Văn bản : Muốn làm Thằng Cuội ( Tản Đà ) + Tìm hiểu tác giả , tác phẩm . trả lời các câu hỏi sgk/ 56 ***** Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn:18/12/07 Tiết 62 : H D Đ T : MUỐN LÀM THẰNG CUỘI -Tản Đà- I.Mục tiêu cần đạt:Giúp H: -Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà:buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường,muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất “ngông”. -Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú (Đường luật) của Tản Đà:lời lẽ thật giản dị,trong sáng,rất gần với lối nói thông thường không cách điệu,xa vời;ý tứ hàm súc,khoáng đạt,cảm xúc bộc lộ thật tự nhiên,thoải mái;giọng thơ thanh thoát,nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh duyên dáng. II.Các bước lên lớp: 1.Ổn định: 2.Bài cũ: Emhãy cho biết kĩ năng làm một bài văn thuyết minh? 3.Bài mới: * Giới thiệu bài: - Tản Đà-một nhà thơ có tài, có nhân cách cao thượng và trong sáng.Tản Đàkhông muốn hoàø nhập xã hội thực dân phong kiến với muôn ngàn xấu xa nhơ bẩn.Ông tìm cách thoát li vào rượi ,vào thơ,vào cõi mộng,cõi tiên với lối sống phóng túng,khoáng đạt.Đặt biệt ông là một thi sĩ có tâm hồn sầu mộng,lãng mạn,đa tình;một cá tính “Ngông”. - Bài thơ “Muốn làm thằng cuội”đã phần nào thể hiện được nỗi lòng tâm sự và cá tính của nhà thơ. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHẦN GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu tác giả,tác phẩm -Hgiới thiệu vài nét về nhà tơ Tản Đà -G lưu ý thêm:Thơ Tản Đà là viên gạch nối giữa nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam;Bút danh Tản Đà:Lấy tên con sông Đà và núi Tản Viên à Tản Đà một nhà thơ yêu quê,gắn bó với quê;Cuộc đời gặp nhiều điều không may mắn: Thi cử không đổ đạt,người yêu đi lấy chồng,cha mẹ mất,em gái trở lại nghề hát đào,anh cả chết,Tản Đà phải tự mưu sinh. HOẠT ĐỘNG2:Hướng dẫn đọc và tìm hiểu nghĩa một số từ -Nhận xét bài thơ được viết theo thể thơ gì? Thất ngôn bát cú đường luật -Cùng viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật,em hảy cho biết bài thơ “Muốn làm thằng cuội” có gì khác so với hai bài “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”và “Đập đá ở Côn Lôn”? Lời thơ không gò bó khuôn mẫu mà bộc bạch tự nhiên gần với lời nói thông thường.Vì vậy thơ Tản Đà là viên gạch nối giữa Thơ cổ điển và hiện đại -G hướng dẫn cách đọc;G đọc mẫu gọi Hđọc lại -H lưu ý các chú thích 2,3,4 và5 HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn tìm hiểu văn bản -H đọc 2 câu đầu,nhận xét về giọng điệu.Qua 2 câu thơ em hiểu đuợc gì về tâm sự của Tản Đà? Giọng tự nhiên,điệu thơ man mác như một tiếng thở dài,như một lời than.Đây là tâm sự của Tản Đà với chị Hằng trong một đêm thu với nỗi lòng buồn chán trần thế da diết.Theo Xuân Diệu nói:Đó là “Tiếng của trái tim,tiếng của linh hồn”, “là cái gì quý báu nhất của một thi sĩ”. -Theo em vì sao Tản Đà có tâm sự buồn chán trần thế? Nỗi buồn đêm thu là cái thường tình của các nhà thi sĩ,còn nỗi chán đời vì:Buồn chán cõi đời thực tại:loạn lạc chiến tranh Xuân Diệu viết: “Có ai đã sống những ngày tháng u uất từ 25-35 chắc đều đã nhận thấy xã hội ta lúc đó sống trong một không khí tù hãm ,u uất,phàm ai có đầu óc đều muốn thoát li mà không thoát li cho nỗi”;Buồn vì cảnh gia đình;Buồn vì chí hướng không thực hiện được:“Hai mươi năm lẻ hoài cơm áo Mà đến bây giờ có thế thôi” -Chán ghét cuộc sống thực tại Tản Đà có ước muốn gì? àTản Đà cảm thấy bất hoà sâu sắc với xã hội và muốn thoát li thực tại trốn khoải trần thế,cầu xin chị Hằng cho lên cung trăng (chị Hằng ơi!) ® Lời cầu xin rất tha thiết.Chúng ta cảm nhận sự gần gũi thân mật giữa Tản Đà-chị Hằng Nga -Tản Đà lên cung trăng bằng cách nào ?Nhận xét cách thoát li của Tản Đà? à Tản Đà nhớ đến hình ảnh cây đa trong bài hát đồng dao : “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa” nên đã hỏi dò mà không cần chị Hằng trả lời: “Cung quế đã ai ngồi đó chửa” và tiếp một lời cầu xin: “Cành đa xin chị nhắc lên chơi” àCách nói thật hóm hỉnh. Đó là một cách thoát li bằng mộng tưởng đến một nơi thật lí tưởng,hoàn toàn xa lánh được “Cõi trần”. -Theo em vì sao Tản Đà chọn “Cung trăng”để thoát li.Qua đó em hiểu được gì về Tản Đà? àĐể được làm bạn với chị Hằng (ở nơi trần thế Tản Đà luôn cảm thấy cô đơn: “Chung quanh những đá cùng cây-Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm” Và khắc khoải đi tìm những tâm hồn tri kỉ;để đến được một thế giới trong sạch không có chiến tranh,loạn lạcàMột người có nhân cách thanh cao,một tâm hồn lãng mạn và một cá tính “Ngông”. -Vậy em hiểu ngông là gì?Và nêu rõ cái ngông của Tản Đà qua những câu vừa phân tích? àNgông:Là làm những việc trái với lẽ thường,trái với mọi người bình thường.Ngông trong văn chương thường biểu hiện bản lĩnh của con ngưốic cá tính mạnh mẽ,có mối bất hoà sâu sắc với xã hội,không chịu ép mình trong khuôn khổ lễ nghi,lề thói thông thường. àQua bài thơ bộc lộ rõ cái ngông của Tản Đà:Cách xưng hô thân mật có phần suồng sã với chị Hằng(gọi chị xưng em);Giấc mộng thoát lên cung trăng bằng cành đa để làm bạn với chị Hằng-Xem chị Hằng như người bạn để giải bày tâm sự,nỗi niềm sâu kín. -H đọc 2 câu cuối-Phân tích 2 câu cuối? àMạch cảm xúc lãng mạn và ngông được đẩy đến đỉnh điểm.Bằng một hình ảnh tưởng tượng đầy bất ngờ và ý vị của Tản Đà.Đêm trung thu trăng sáng đẹp,người người đều ngẩng đầu ngắm trăng nhưng nhà thơ thì lại ngồi trên cung trăng,tựa vai chị Hằng Nga để cùng ngắm thế gian và cười H thảo luận:Theo em cái cười Tản Đà kết thúc bài thơ có ý nghĩa gì? Nụ cười mỉm,tủm tỉm,nhẹ nhàng đôn hậu(khác với nụ cười gay gắt của Tế Xương,nụ cười nhếch mép của Ng.Khuyến); Nụ cười có 2 ý nghĩa: -Mỉa mai,khinh bỉ cõi trần gian giờ đây chỉ còn là “bé tí” -Sung sướng,thích thú vì đã đạt được khát vọng thoát li mãnh liệt,đã xa lánh được cõi trần bụi bặm và ở bên người đẹp -Theo em có những nét nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ? +Nguồn cảm xúc mãnh liệt,dồi dào,vừa phóng túng,bay bổng, lại vừa sâu lắng,thiết tha +Lời lẽ giản dị,trong sáng,giàu sức biểu cảm. +Sức tưởng tượng phong phú. +Thể thơ đường luật vẫn tuân thủ các quy tắc về vần,luật nhưng hoàn toàn không gò bó,công thức. -Qua bài thơ em hiểu gì về nhà thơ Tản Đà? -H đọc ghi nhớ SGK trang 157 -HOẠT ĐỘNG 4:Hướng dẫn luyện tập 1.Tìm hiểu tác giả, tác phẩm: xem SGKtrang 155 II.Tìm hiểu văn bản: 1.Đọc: 2.Phân tích: a.Tâm sự của nhà thơ:Lời tâm sự như một tiếng than đã bộc lộ nỗi buồn chán cõi đời tầm thường và khao khát thoát li thực tại. b.Cái “Ngông” của Tản Đà: -Giấc mộng thoát li thực tại rất kì thú táo bạo(lên cung trăng,làm thằng Cuội) và nụ cười kết thúc bài thơ rất bất ngờ.Cho thấy sức tưởng tượng dồi dào.ngòi bút lãng mạn vừa phóng túng vừa nhuần nhị có duyên. ®Cái “Ngông” tiêu biểu cho phong cách thơ hồn thơ của Tản Đà. III.Ghi nhớ: H học SGK trang 157 IV.Luyện tập: 1.Nhận xét về phép đối trong2 câu 3-4 và 5-6 của bài thơ. 2.So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài thơ này với bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. 4.Củng cố :Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ 5.Dặn dò: A.Bài cũ:Học thuộc lòng bài thơ Phân tích cái ngông của Tản Đà Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ B.Bài mới:Chuẩn bị bài: “Ôn tập và kiểm tra tiếng việt” ***** Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn:18/12/07 Tiết 63: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I.Mục tiêu bài học: giúp H : - Ôn tập củng cố những kiến thức và từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kỳ 1 II.Các bước lên lớp: 1.Ổn định : 2.Kiểm tra : - Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng cuội”của nhà thơ Tản Đà.Phân tích cái ngông của Tản Đà qua bài thơ ? - Nêu giá trị nội dung và nghêï thuật của bài thơ . 3.Bài mới : Giới thiệu bài : Chúng ta đã học một số kiến thức về từ vựng và ngữ pháp ø .Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiến hành ôn tập để hệ thống hoá các kiến thức về tiếng việt được học ở học kỳ 1. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG PHẦN GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG 1:Ôn tập về từ vựng Lý Thuyết : -Học sinh nhắt lại các kiến thức đã được học về từ vựng : . Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ . Trường từ vựng . Từ tượng hình,từ tượng thanh . Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội . Các biện pháp tu từ (Nói quá,Nói giảm,nói tránh ) -Học sinh trình bày theo nhóm về nội dung đã được chuẩn bị + Tổ 1:Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ + Tổ 2:Từ tượng hình,từ tượng thanh + Tổ 3:Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội +Tổ 4: Nói quá ,nói giảm,nói tránh *Thực hành : + Bài a: -Học sinh đọc bài a,G cho H lên bảng điền từ ngữ thích hợp vào ô trống Chuyện dân gian Truyền thuyết Truyện côû tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười -Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên.Cho biết trong những câu giải thích ấy có những từ ngữ nào chung. +Tuyền thuyết:Truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa,có nhiều yếu tố thần kì. +Truyện cổ tích:Truyện dân gian kể về cuộc đời,số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc,có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. +Truyện ngụ ngôn:Truyện dân gian mượn chuyện về loài vật,đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người +Truyện cười:Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán,đả kích. *Từ ngữ chung:Truyện dân gian(Từ ngữ có nghĩa rộng hơn) +Bài b:Tìm trong ca dao Việt Nâm hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh +Bài c:Viết 2 câu ,trong đó một câu có dùng tứ tượng hình,một câu có dùng từ tượng thanh. (Hai H lên bảng viết –H nhận xét –G ghi điểm) HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập phần ngữ pháp *Lí thuyết:H nhắc lại các kiến thức về ngữ pháp đã học: -Trợ từ là gì? -Thán từ là gì? -Chức năng của tình thái từ? -Đặc điểm của câu ghép. -Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. *Thực hành: -Câu a:H lên bảng viết một câu có dùng trợ từ và tình thái từ,một câu có dùng trợ từ và thán từ. -Câu b:H đọc đoạn trích.xác định câu ghép.Tách câu ghép thành câu đơn có được không?Có làm thay đổi ý cần diễn đạt không? -Câu c:Xác định câu ghép;Cho biết cách nối các vế câu trong đoạn trích I.Ôn tập về từ vựng: 1.Lí thuyết: -Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. -Trường từ vựng. -Từ tượng hình,từ tượng thanh. -Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. -Các biện pháp tu từ (Nói quá;Nói giảm, nói tránh) 2.Thực hành: Câu a: -Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống. -Giải thích: Câu b Ví dụ: Tiếng đồn cha mẹ em hiền Cắn cơm không vỡ,cắn tiền vỡ đôi. (Nói quá) Câu c: Ví dụ:Hà Nội bây giờ không còn tiếng chuông tàu điện leng leng. ( Leng keng:từ tượng thanh) II.Ôn tập về ngữ pháp: 1.Lí thuyết: -Trợ từ -Thán từ -Tình thái từ -Câu ghép 2.Thực hành: 4.Củng cố:Học sinh nhắc lại các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã được học ở HK1 5.Dặn dò: - Ôn tập toàn bộ các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã được ho - Xem lại những bài tập đã làm ® Chuẩn bị kiểm tra Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc8-16.DOC
Giáo án liên quan