A . Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng , giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
- Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn giáo án; chuẩn bị máy; chân dung tác giả; tranh.
- Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài, bảng phụ.
C. Tiến trình lên lớp:
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ của con hổ về những kỉ niệm nơi núi rừng đại ngàn. Điều gì khiến em tâm đắc nhất trong đoạn thơ?
* Giáo viên giới thiệu bài mới: Quê hương là nguồn đề tài mang lại nhiều cảm hứng và thành công cho thơ Tế Hanh. Ngay từ bài thơ đầu tay ông đã sáng tác về quê hương và đã có những bài thơ được coi là hồn vía nhất về quê hương. Ông được mệnh danh là nhà thơ của quê hương.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 20 Tiết 77 Quê hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 – Tiết 77
Văn bản : Quê hương
(Tế Hanh )
A . Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng , giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
- Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn giáo án; chuẩn bị máy; chân dung tác giả; tranh.
- Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài, bảng phụ.
C. Tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ của con hổ về những kỉ niệm nơi núi rừng đại ngàn. Điều gì khiến em tâm đắc nhất trong đoạn thơ?
* Giáo viên giới thiệu bài mới: Quê hương là nguồn đề tài mang lại nhiều cảm hứng và thành công cho thơ Tế Hanh. Ngay từ bài thơ đầu tay ông đã sáng tác về quê hương và đã có những bài thơ được coi là hồn vía nhất về quê hương. Ông được mệnh danh là nhà thơ của quê hương.
HĐ Dạy
HĐ Học
Ghi bảng
? Từ phần chú thích sách giáo khoa em hãy khái quát những hiểu biết về nhà thơ
Tế Hanh.
- Giáo viên giới thiệu chân dung tác giả.
- Khái quát và bổ sung một số nét về tác giả.
? Em hiểu gì về xuất sứ bài thơ?
- Giới thiệu một số tập thơ tiêu biểu của Tế Hanh.
- Hướng dẫn đọc:Nhẹ nhàng, thiết tha.
? Bài thơ làm theo thể thơ gì?
? Dựa vào bài thơ hãy nêu đặc điểm của thơ 8 tiếng.
? Bài thơ chia làm mấy phần. Nêu nội dung chính của từng phần.
? Nếu khái quát 4phần thành 2 nội dung chính em khái quát như thế nào.
? Bài thơ có sự kết hợpcủa các phương thức biểu đạt nào?
? Qua 2 câu đầu, tác giả giới thiệu với chúng ta điều gì về quê hương mình.
? Em có nhận xét gì về lời giới thiệu của nhà thơ.
? Hình ảnh quê hương được tác giả tập trung miêu tả qua những cảnh nào.
? Dân chài ra khơi đánh cá trong 1 khung cảnh không gian, thời gian như thế nào.
? Nét nghệ thuật nào được
thể hiện trong câu thơ.Tác dụng?
? Em hình dung đoàn thuyền ra khơi vào một ngày như thế nào.
? Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi được miêu tả qua những hình ảnh nào?
? Hình ảnh đoàn thuyền ra
khơi được miêu tả qua những hình ảnh nào?
? Khi miêu tả đoàn thuyền tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào. Phân tích hiệu quả của từng biện pháp nghệ thuật.
? Bằng 1 loạt những nghệ thuật đặc sắc giúp em hình dung khí thế ra khơi của đoàn thuyền ntn
gv nâng cao:
? Khi miêu tả về quê hương tác giả miêu tả bằng giọng thơ ntn?
? Trong 4 câc đầu có hình ảnh từ ngữ nào đáng chú ý.
? Gợi lên cuộc sống nơi đây ntn?
gv nâng cao:
? Có gì độc đáo trong cách miêu tả người dân chài và con thuyền khi trở về:
? Qua những câu thơ đặc sắc em hiểu gì về tâm hồn nhà thơ.
? Trong xa cách, nhà thơ "luôn tưởng nhớ” những gì nơi quê nhà.
? Em cảm nhận như thế nào về “ các mùi nồng mặn” trong câu thơ.
? Nỗi nhớ quê hương của tác giả là một nỗi nhớ ntn?
? Từ bài thơ cho em hiểu gì về quê hương và tình yêu quê hương của nhà thơ .
? Em học tập được điều gì từ cách miêu tả và biểu hiện tình cản của nhà thơ.
- Gv chia 4 nhóm.
? Hãy kể tên những bài thơ viết về quê hương mà em biết ( Tên bài, tác giả, năm sáng tác)
- gv k/quát bài.
D. Củng cố, hướng dẫn.
- gv HD h/s bài về nhà
Q/sát phần chú thích *.
Học sinh tự nêu.
Đọc văn bản.
- Không hạn định số câu,
số khổ
- Mỗi câu có 8 tiếng.
- Thường gieo vần
chân,vần liền
- Ngắt nhịp tự do, linh hoạt.
- 2 câu đầu:Giới thiệu chung về quê hương.
- 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá.
- 8 câu tiếp: Cảnh dân làng đón đoàn thuyền đánh cá trở về.
- 4 câu cuối: Nỗi nhớ quê
hương của tác giả.
Đọc hai câu đầu.
- Vị trí địa lí: …
- Nghề nghiệp: …
=> Giọng thơ tâm tình, lời thơ giản dị =>Tình cảm thân mật, tự hào, yêu thương.
Theo dõi 14 câu tiếp.
Đoàn thuyền ra khơi
- 2 cảnh
Đoàn thuyền về bến
Đọc đoạn 1
khi trời … hồng
- 1 loạt tính từ + cách ngắt nhịp 3/ 2/ 3-> một bức tranh vừa có nhạc vừa có mùi sắc.
- Dân chài: trai tráng khoẻ mạnh.
- Thuyền: Như con tuấn mã
- Mái chèo: phăng mạnh mẽ
- Cánh buồm: Giương to như mảnh hồn làng.
- So sánh:
+ Con thuyền: Ngựa trẻ, đẹp, phi nhanh.
+ Cánh buồm- hồn làng
một hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ.
-1 loạt những động từ mạnh:
- Nghệ thuật nhân hoá:
-> Tất cả gợi tả quyết tâm, khí thế lên đường của đoàn thuyền.
- Phấn chấn, tin yêu, đầy niềm tự hào.
Đọc đoạn 3.
- ồn ào, tấp nập…
- Dân chài: Da ngàm sám nắng-> khoẻ mạnh, được tô luyện... (tả thực)
- Thân hình” nồng thở” -> nhịp sống lđ hăng say, dũng cảm ( làng mạc)
- Con thuyền: Được nhân hoá như những sinh thể sống động…
- Nhạy cảm, tinh tế, tài hoa, gắn bó sâu nặng với quê hương.
Đọc 4 câu cuối.
- Nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền, mùi nồng mặn.
- Đó là mùi của nước biển, cá biển, gió biển, nắng biển -> mùi vị riêng của biển, của qh làng chài.
HS tự khái quát
HS khái quát.
- Thảo luận nhóm
- Viết bảng phụ
- Đọc ghi nhớ
- Học thuộc lòng bài thơ
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn 2
- Chuẩn bị bài: Khi con tu hú.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1. Tác giả
- Tên thật là Trần Tế Hanh, sinh năm 1921, quê ở Quảng Ngãi
- Q/hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong thơ ông.
- Thơ ông vừa nồng nàn tha thiết vừa ân tình, thuỷ chung
2. Tác phẩm
- Bài thơ quê hương sáng tác 1939, in trong tập "Hoa niên" - 1945
II. Đọc, tìm hiểu về VB
1. Thể thơ
- 8 tiếng
2. Bố cục
a. h/ảnh quê hương trong tâm tưởng nhà thơ
b. Nỗi nhớ quê hương của t/giả
3. Phương thức biểu đạt
- Miêu tả + biểu cảm
III. Tìm hiểu nội dung VB
a, Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá.
- Vào một đẹp trời, trong sáng, yên bình.
- Đoàn thuyền ra khơi với khí thế quyết tâm, hùng dũng, tràn đầy sức sống.
b, Cảnh dân làng đón đoàn thuyền đánh cá trở về.
- đầy ắp niềm vui, niềm hạnh phúc và sự sống.
2, Nỗi nhớ quê hương của tác giả.
- Cụ thể, chân thành, tha thiết .
IV. Tổng kết.
1, Nội dung
- Bài thơ là một bức tranh tươi sáng, khoẻ khắn, đầy sự sống của vùng quê làng chài => Thể hiện tình yêu quê hương trong sáng, thuỷ chung của tác giả.
2, Nghệ thuật.
- Cảm xúc chân thành, tha thiết.
- Tạo dựng những h/ả so sánh độc đáo, mới lạ, khoẻ khoắn.
- Kết hợp bút pháp tả thực + lãng mạn.
V. Luyện tập
File đính kèm:
- Que Huong(1).doc