Giáo án ngữ văn 8 Tuần 21 tiết 81: tức cảnh Pắc-Bó

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

4. Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pắc-Bó ; qua đó, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê CM, vừa như một khách lâm tuyền ung dung sống hòa nhịp với t/nhiên.

5. Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ

II. Các bước lên lớp :

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Cách thuyết minh một phương pháp có gì cần chú ý ? Sửa bài tập.

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài : Sau nhiều năm hoạt động ở nước ngoài, tháng 2/1941, Hồ Chí Minh về nước, trực tiếp chỉ đạo CM VN. Người sống và làm việc tại hang núi Pắc-Bó. Tại đây, Người sáng tác nhiều bài thơ mà Tức cảnh Pắc-Bó là một tác phẩm tiêu biểu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 21 tiết 81: tức cảnh Pắc-Bó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:30/1/2008 TUẦN 21 Tiết 81: TỨC CẢNH PẮC-BÓ Nguyễn Áí Quốc I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pắc-Bó ; qua đó, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê CM, vừa như một khách lâm tuyền ung dung sống hòa nhịp với t/nhiên. Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Cách thuyết minh một phương pháp có gì cần chú ý ? Sửa bài tập. Bài mới: * Giới thiệu bài : Sau nhiều năm hoạt động ở nước ngoài, tháng 2/1941, Hồ Chí Minh về nước, trực tiếp chỉ đạo CM VN. Người sống và làm việc tại hang núi Pắc-Bó. Tại đây, Người sáng tác nhiều bài thơ mà Tức cảnh Pắc-Bó là một tác phẩm tiêu biểu. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu về hoàn cảnh và tâm trạng của Bác khi viết những bài thơ này. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. -Chú ý ngắt nhịp, giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái -Tìm hiểu chú thích, hiểu rõ hoàn cảnh sống và làm việc của Bác. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản : *Tìm hiểu chung về bài thơ : Thể thất ngôn tứ tuyệtàTuân thủ khá chặt chẽ quy tắc và theo sát mô hình cấu trúc chung & cũng thật mới mẻ, phóng khoáng. H1: Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài thơ (Dõng dạc, hào hùng ; nhẹ nhàng, vui tươi ; tha thiết, mềm mại. ) ? àBình dị, tự nhiên, giọng điệu thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnhàCảm giác vui thích, sảng khoái. H2: Bài thơ có thể tách thành 2 ý như thế nào ? àCâu 1-2-3: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pắc-Bó. Câu 4: Cảm nghĩ của Bác. *Phân tích chi tiết: H3: Đọc câu 1, cấu tạo có gì đặc biệt ? Có tác dụng gì ? àĐối vế câu: sáng ra bờ suối/tối vào hang ; đối th/gian ; đối k/gian và hoạt động àDiễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng của con người ; diễn tả quan hệ gắn bó hòa hợp giữa con người và th/nhiên. H4: Hãy giải thích hành động của Bác ở đây ? àCon người CM luôn làm chủ hoàn cảnh ; Nói nghèo mà hóa sang hay nói sang mà thực ra rất nghèo ; như 1 tiên ông, hiền triết vui với cuộc đời CM ; làm chủ thiên nhiên, đất nước của mình. H5: Lời thơ ở câu 2 có ý nghĩa gì ? àMùi vị thanh đạm của bậc ẩn sĩ chân chính(NBK, NTrãi, N. Khuyến) H6: Lời thơ cả 2 câu phản ánh trạng thái tâm hồn của người viết như thế nào ? àT/thần CM vẫn cao, vẫn sẵn sàng, thường trực tuy gian khổ… àCháo bẹ rau măng vẫn có sẵn(vật chất …nao núng tinh thần…) H7: Câu 3 đối ý và đối thanh như thế nào ? à H8: 3 câu đầu cho thấy người CM hiện lên ở đây như thế nào ? àYêu t/nhiên, yêu công việc CM ; luôn tìm thấy niềm vui hòa hợp giữa tâm hồn CM với thế giới tạo vật ; làm chủ cuộc sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào. H9: Câu thơ cuối cho thấy cuộc đời CM của Bác đã diễn ra như thế nào ở Pắc-Bó ? H10: Em hiểu chữ Sang ở đây nghĩa là gì ? àSang: Sang trọng, giàu có ; ở đây là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm CM lấy lý tưởng cứu nước làm lẽ sống, ko bị khó khăn, gian khổ thiếu thốn khuất phục ; cái sang trọng của nhà thơ luôn tìm thấy sự hòa hợp, tự tin, thư thái, trong sạch với t/nhiên, đất nước ; cái sang trọng, giàu có của người thấy mình hữu ích cho CM cả trong gian khổ thiếu thốn. H11: Trong thơ của Bác, cái sang của người CM thường được nói tới trong những bài thơ nào ? (Cảnh rừng VBắc, * Tổng kết bài thơ : H12: Điều đó cho thấy vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác ? àLạc quan ; tin tưởng sự nghiệp CM mà Người theo đuổi. H13: Bài thơ cho biết những ngày Bác sống & làm việc như thế nào ? àCảnh sinh hoạt và làm việc đơn sơ ; niềm vui CM, được sống hòa hợp với t/nhiên. àTâm hồn hòa hợp với t/nhiên, tinh thần CM kiên trì, lạc quan trong cuộc sống. H14: Thú lâm tuyền của Bác có gì khác với người xưa ? àNgười xưa tìm đến khi cảm thấy bất lực trước thực tế XH, muốn lánh đục, về trong, tự an ủi bằng lối sống an bần lạc đạo. Tuy thanh cao nhưng tiêu cực ; với Bác, thú lâm tuyền này vẫn giữ nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ. àTổng kết lại toàn bộ bằng ghi nhớ /SGK . I. Hoàn cảnh ra đời bài thơ : -Năm 1941, NAQ về nước để lãnh đạo CMVN, bài thơ được sáng tác khi Người sống và làm việc ở Pắc-Bó, Cao Bằng. -Thể thơ thất ngôn mới. II. Tìm hiểu bài thơ: 1. Hoàn cảnh sống và làm việc của Bác: -Câu 1: Sáng ra …tối vào. àGiọng điệu thoải mái tự nhiên. èNếp sống, sinh hoạt đều đặn, hòa hợp với điệu sống của t/nhiên. Câu 2: -Cháo bẹ . . rau măng… àCảnh ăn uống đạm bạc kham khổ. èNụ cười sảng khoái, ung dung và tinh thần lạc quan của người CM. Câu 3: -Bàn đá…dịch sử Đảng. àĐiều kiện làm việc gian khổ nhưng vẫn toát lên niềm vui thích thú vị. è Yêu t/nhiên, yêu công việc ; tìm thấy niềm vui hòa hợp giữa tâm hồn với thế giới tạo vật ; làm chủ cuộc sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào. 2. Cảm nghĩ của Bác: -Cuộc đời CM … sang àKết thúc bất ngờ . èTinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp CM. 3. Đặc sắc nghệ thuật: -Kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. -Ngôn ngữ hàm súc, giọng điệu phóng khoáng, tự nhiên. II. Tổng kết: -Học ghi nhớ/30 Củng cố (luyện tập): Đọc diễn cảm-tìm thêm những câu thơ thể hiện niềm lạc quan, sảng khoái của Bác Dặn dò: -Học thuộc –phân tích. -Soạn bài: Câu cầu khiến. ***** Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ .......................................................................................................................... Ngày soạn:30/1/2008 Tiết 82: CÂU CẦU KHIẾN I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: -Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác. -Nắm vững chứcnăng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Tức cảnh Pắc-Bo ? Phân tích giọng thơ và tâm trạng của Bác trong bài thơ ? Bài mới: * Giới thiệu bài: Bên cạnh câu nghi vấn, ta thường gặp kiểu câu ra lệnh, yêu cầuàBài hôm nay: Câu cầu khiến. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. -VD 1: Đọc các đoạn trích /30 và cho biết: H1: Trong những câu trên, câu nào là câu cầu khiến ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến ? àCó từ cầu khiến: đừng, đi, thôi. *Chức năng: Thôi đừng lo lắngàKhuyên bảo. Cứ về đi ; Đi thôi con àyêu cầu. -VD 2: Đọc to đoạn trích /31 và cho biết: H2: Cách đọc câu “Mở cửa”trong (b) và (a)có gì khác nhau ? Câu trong (b) và (a)dùng có khác nhau không ? àNgữ điệu khác nhau vì một câu dùng để trần thuật, một câu để đề nghị, ra lệnh. H3: Qua các VD vừa tìm hiểu, có thể thấy câu cầu khiến là câu có những đặc điểm nào về hình thức ? về chức năng ? àhệ thống hóa kiến thức àghi nhớ /31. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập: I. Đặc điểm hình thức và chức năng : 1. Ví dụ/30: -Thôi đừng lo lắngàKhuyên bảo. -Cứ về đi ; Đi thôi con àyêu cầu. èCâu cầu khiến. 2. Bài học: -Học ghi nhớ/31. II. Bài tập: Bài 1-5/33. Gợi ý bài tập: Bài 1: a: HãyàThiếu chủ ngữ(Lang Liêu) ; b: Đi àÔng giáo, ngôi 2 số ít ; c: ĐừngàChúng ta, ngôi 1 số nhiềuèCó thể thay đổi, thêm bớt chủ ngữ của các câu trên. Bài 2: Xác định câu cầu khiến: a. Thôi im cái …đi àvắng chủ ngữ. b. Các em …đừng àCó chủ ngữ, ngôi 2 số nhiều. c. Đưa tay …mau ! ; Cầm lấy …này ! àko có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến ; vắng chủ ngữ. Bài 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu cầu khiến. Câu a: vắng chủ ngữ, câu b có chủ ngữ, ngôi 2 số ít. Nhờ có chủ ngữ ý cầu khiến nhẹe hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói với người nghe. Bài 4: Trong lời DC yêu cầu DM, tác giả ko dùng câu cầu khiến(mà dùng câu nghi vấn)làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn, ít rõ ràng hơnàPhù hợp với tính cách của DC và vị thế của DC so với DM. Bài 5: So sánh ý nghĩa của 2 câu àKo thay thế cho nhau được vì có ý nghĩa rất khác nhau. Câu 1: Người mẹ khuyên con vững tin bước vào đời. Còn câu 2, người mẹ bảo con đi cùng mình. Câu 1: Chỉ có người con đi ; câu 2: người con đi và cả người mẹ cùng đi. Củng cố (luyện tập): đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ? Dặn dò: Chuẩn bị bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Làm các bài tập SGK (Câu cầu khiến) vào vở ***** Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ .......................................................................................................................... Ngày soạn:2/2/2008 Tiết 83: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH I.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Biết cách viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh II.Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm và chức năng câu cầu khiến ? Sửa Bài tập 3-4 Bài mới: * Giới thiệu bài : Ta đã học về TM một phương phápàthuyết minh một danh lam thắng cảnh sẽ làm như thế nào ? èBài học hôm nay. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: nghiên cứu bài mẫu: -Đọc bài giới thiệu SGK/33 và cho biết: H1: Bài viết cung cấp những tri thức về vấn đề gì ? Muốn viết được, ta cần phải như thế nào ? H2: Bài viết sắp xếp theo bố cục như thế nào ? Có gì thiếu sót trong bố cục ko ? Có thiếu phần mở bài ko ? H3: Về nội dung, bài viết còn thiếu những gì ? (Miêu tả vị trí, độ rộng hẹp của hồ, vị trí của Tháp Rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, thiếu miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh. . thỉnh thoảng rùa nổi lên…ànội dung còn khô khan) H4: Qua bài viết trên, rút ra được những gì về cách viết văn bản thuyết minh một danh lam thắng cảnh ? àghi nhớ SGK/34. Hoạt động 2: Luyện tập: Sắp xếp, bổ sung bài giới thiệu H1: Có thể sắp xếp, bổ sung bài giới thiệu trên bằng cách quan sát được ko ? àThử nêu những q/sát, n/xét mà em biết H2: Xây dựng bố cục. Việc giới thiệu một thắng cảnh thì phải chú ý tới những gì ? àVị trí địa lý của thắng cảnh nằm ở đâu, thắng cảnh có những bộ phậnnào ? Lần lượt giới thiệu, mô tả từng phần ; vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm con người. Yếu tố miêu tả trong văn thuyếtminh rất cần thiết, nhưng chỉ có tác dụng khơi gợi, ko được làm lu mờ trí thức chính xác về đối tượng. H3: Xây dựng bài giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm và đền NgoÏc Sơn. Gợi ý: -Nêu nhiệm vụ XD bố cục cho đề văn. àHọc sinh thực hiện bài tập. àGiáo viên sửa bài, kiểm tra I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: -Văn bản: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn/SGK 33. àThuyết minh về một DLTC. àChú ý: có kiến thức ; bố cục rõ ràng 3 phần ; lời văn chính xác biểu cảm. 2. Ghi nhớ: -Học SGK/34. II. Luyện tập: -Theo yêu cầu SGK/35. Củng cố (luyện tập): Đọc lại một ghi nhớ về thuyết minh một danh lam thắng cảnh Dặn dò: -Học bài, làm bài tập. -Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh. ***** Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ .......................................................................................................................... Ngày soạn:3/2/2008 Tiết 84: ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH I.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Giúp học sinh ôn lại kh/niệm về văn bản thuyết minh và náêm chắc cách làm bài văn thuyết minh. II.Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Sửa bài tập 3, 4 ; phương pháp thuyết minh một danh lam thắng cảnh ? Bài mới: * Giới thiệu bài : Trong các bài lý thuyết về văn TM, chúng ta đã đi vào một số vấn đề cụ thể cũng như nắm được một số kiến thức cơ bản về cách làm bài văn TM èBài hôm nay: ôn tập –hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức văn TM Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết và cách làm các kiểu bài thuyết minh với các đối tượng khác nhau. H1: VBTM có vai trò và tác dụng gì trong đời sống ? H2: VBTM có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ? H3: Muốn làm tốt bài văn TM, cần chuẩn bị những gì ? Bài văn TM phải nổi bật điều gì ? H4: Những phương pháp TM nào thường đựơc chú ý vận dụng ? àhọc sinh trả lời-giáo viên nhắc nhở, ôn tập lại (Xem các bài đã học ở các tiết 44, 47, 51, 54, 61, 76, 80, 83) Hoạt động 2: Ôn cách lập dàn ý đối với một số kiểu bài . -Xem các đề SGK/35. Gợi y ùvề nội dung các đề bài: Đề a: Đồ dùng có thể là cái túi xách, quả địa cầu(đồ dùng học tập), cái phích nước, … Đề b: Biển NhaTrang, Lầu Bảo Đại, Viện Hải Dương học, chùa Long Sơn, Tháp Bà Ponagar, … Đề c: Thể thơ lục bát, song thất lục bát, truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký, kịch… Đề d: Cách làm một thí nghiệm hóa học, cách mổ (ếch, cá, chim…) àHọc sinh dựa vào nội dung để làm bài tập trên. Hoạt động 3: Lập dàn ý và viết đoạn văn(Xem đề SGK/37) -Học sinh làm bài(Chọn 1), giáo viên nhắc nhở và kiểm tra vở tập Gợi ý một đề : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của quê hương. 1/Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh mà ta sẽ TM(Có thể nêu ấn tượng, cảm xúc chung về cảnh đó) 2/Thân bài: -Về Biển: Bờ biển dài bao nhiều, từ đâu đến đâu ? Có gì đặc biệt trong vẻ đẹp ? Màu nước ? Đặc điểm sinh học ? Có những loại cá hoặc hải sản quý hiếm nào ? Có giá trị gì ? Hiện nay đang được đầu tư, quan tâm ra sao ? Tương lai như thế nào ? -Về Tháp Bà Po-Na-Ga: Tháp được xây dựng từ khi nào ? Ai xây dựng ? Mục đích để làm gì ? Mô tả chung về hình dạng ? Nhắc tới một truyền thuyết về Tháp Bà ? Ngày nay được sử dụng như thế nào ? Giá trị ra sao ? Mang lại nét đẹp đặc trưng cho thành phố biển như thế nào ? 3/Kết bài: -cảm nghĩ của em khi sống với QH như vậy ? Cảnh ấy có ý nghĩa gì đối với bản thân ? Với con người, cuộc sống QH ? àLiên hệ I. Ôn tập lý thuyết: 1. Vai trò và tác dụng văn bản TM. 2. So sánh tính chất văn bản TM với văn bản tự sự, miêu tả. 3. Cách làm bài văn TM. 4. Những phương pháp thuyết minh. II. Luyện tập: 1. Lập dàn ý. 2. Tập viết đoạn văn. Củng cố (luyện tập): Kiểm tra vở tập-sửa một số bài. Dặn dò: -Học bài ; ôn tập chuẩn bị bài kiểm tra viết văn thuyết minh. -Soạn bài Ngắm trăng –Đi đường. - Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Soạn theo câu hỏi gợi ý SGK. *****

File đính kèm:

  • doc8-21.DOC